Hồ sơ những vụ án nhiễm độc kinh hoàng ở Nhật bản

Vietsciences- Hồng lê Thọ         22/09/2007

Những bài cùng tác giả

Nhật bản là một nước được đánh giá cao về việc quản lý chất lượng trong sản xuất công nghiệp,  những chương trình Q.C  (Quality Control) của các tập đoàn công nghiệp của nước nầy luôn được xem là khuôn mẫu,  tấm gương sáng cho các nước đang phát triển. Nhờ vậy hàng hoá “made in Japan” có uy tín rất lớn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình phát triển với những thành tựu vô cùng rực rỡ từ thập kỷ 1950 đến nay,  nhân dân-người tiêu dùng Nhật bản cũng đã phải trả những bài học đắt giá: sông ngòi, đất đai, không khí và con người luôn phải đối chọi với nạn ô nhiễm ngày càng gay gắt. Bệnh Itai-Itai,  Minamata,  Hen suyễn…do nhiễm độc cadmium,  thủy ngân,  chì,  hoá chất… (xem bảng 1) đã gây đau đớn,  tật nguyền và cái chết không đáng có cho biết bao con người.

Với chuyên đề về ô nhiễm độc tố trong thực phẩm,  chúng tôi đã chọn một số vụ án xảy ra trong quá khứ,  có sự kiện đã trải qua gần nửa thế kỷ trước nhưng hậu quả của nó vấn còn kéo dài cho đến ngày nay…với hi vọng nước ta sẽ tránh được vết xe đổ trên con đường công nghiệp hoá,  hiện đại hoá,  trong đó vấn đề quản lý việc nhập khẩu, sản xuất và sử dụng hoá chất độc hại gây ô nhiễm trong môi trường cũng như trên con người thông qua thực phẩm chế biến là những vấn đề thời sự nóng bỏng. Theo nguồn tin  mới nhất của WHO,  hằng năm nước ta có khoảng 8 triệu người bị ngộ độc thực phẩm trong đó  chỉ có 0,1%  (8, 000 người) được phát hiện và chữa trị có phải là một thực tế đáng báo động ?

Để thay cho lời kết,  chúng tôi đề cập đến Văn hoá “tự xử” (Jiketsu) của người Nhật bản,  một triết lý sống độc đáo thể hiện trách nhiệm và  đạo đức  (mỹ học) của cá nhân trước cộng đồng xã hội trong đó tinh thần của “thần đạo” (Shinto) vẫn còn đậm nét… mà bạn đọc có thể chứng kiến trong đời sống chính trị,  xã hội của người Nhật ngày nay.

 

Ô nhiễm môi trường ở chân núi Phú Sĩ.

 

Bài 1. Sự cố và man trá

Hồ sơ nhiễm  tụ cầu khuẩn trong sữa SNOW BRAND tháng 8 năm 1955 và tháng 6 năm 2000

 

       Nhiễm khuẩn lần thứ nhất

Là một tập đoàn chế biến Sữa,  Thịt và thực phẩm nổi tiếng,  có uy tín tại tỉnh Hokkaido,  đứng hàng đầu ở Nhật bản được thành lập năm 1925 nhưng Snow đã gây ra sự kiện ngộ độc tập thể vào sáng ngày 1.3.1955 khi hơn 1, 936 em học sinh của 5 trường tiểu học ở Tokyo bị đau bụng và tiêu chảy do nhiễm Tụ cầu khuẩn vàng  (Staphylococcus Aureus) có trong lô sữa gầy  (ít chất béo) do nhà máy Yagumo của hãng nầy sản xuất được cung cấp trong bữa cơm trưa thay thế sữa nhập khẩu.

Ngày 2.3.1955 Cty Snow đã họp báo phủ nhận nhưng sang ngày hôm sau,  Sở Y tế Thành phố Tokyo công bố kết quả kiểm nghiệm chính thức xác nhận sữa nầy  nhiếm độc tố tụ cầu khuẩn vàng là nguyên nhân gây chóng mặt,  đau bụng,  buồn nôn…buộc lòng Snow phải chịu trách nhiệm,  lập tức cho thu hồi toàn bộ sản phẩm đồng thời đăng tải “Lời cáo lỗi” khách hàng trên các báo . Qua điều tra tại hiện trường,  được biết nguyên nhân phát sinh tụ cầu khuẩn trong sữa nguyên liệu vì sự cố cúp điện xảy ra trong nhiều giờ,  lượng sữa  ngưng tụ ở bồn gia nhiệt quá lâu đồng thời nhân viên nhà máy còn tận dụng sữa cũ của những ngày hôm trước để “tái chế” vì vậy lượng sữa nhiễm trùng tăng biến đột ngột.

Việc công ty sữa Snow có hành động đối phó tức thời khi phát hiện sai sót bằng cách cho thu hồi triệt để  sản phẩm nhiễm độc,  bày tỏ thái độ thành khẩn với khách hàng như cử cán bộ đến từng nhà người gặp nạn để thăm hỏi,  chăm sóc thuốc thang…đã được dư luận đánh giá cao,  không những giảm thiểu được thiệt hại cho người tiêu dùng,  mà về lâu dài đã giúp sản phẩm của Snow vực lại được sự tin cậy,  tạo cơ hội cho sữa của  công ty Snow phát triển không ngừng,  trở thành một trong ba tập đoàn chế biến sữa mạnh nhất tại Nhật bản trong những thập niên kế tiếp.

Sau đó,  với kinh nghiệm nầy Snow đã thực hiện việc giáo dục triệt để các nhân viên mới vào chương trình quản lý chất lượng nghiêm nhặt chưa từng có  nhưng tiếc thay 45 năm sau,  khi qui mô sản xuất mở rộng và phát triển lớn mạnh Snow lại để xảy ra sự cố nhiễm độc tương tự nhưng qui mô lớn hơn gấp bội,  đưa đến tình trạng suy thoái bi đát nhất trong lịch sử 75 năm  của tập đoàn Snow.

Nhiễm độc lần thứ hai vào 45 năm sau

 Vụ sữa Snow nhiễm độc lần thứ hai xảy ra vào ngày 26 .6.2000 ở vùng Kansai làm 14, 780 người bị ngộ độc. Đây là sự kiện nhiễm độc lớn nhất trong lịch sữ,  vượt cả qui mô nhiễm độc arsenic (thạch tín) trong sữa Morinaga xảy ra vào tháng 8.1955.Theo điều tra thì sữa nguyên liệu sản xuất tại Nhà máy Taiki  (Hokkaido) đã bị nhiễm tụ cầu khuẩn vàng từ độc tố ruột nguy hiểm nhất  (Enterotoxin A),  được đưa  về nhà máy chế biến các sản phẩm từ sữa ở Osaka và gây ngộ độc cho người dân trong vùng khi được tung ra thị trường. Lý do được giải thích là vì sự cố cúp điện như sự cố năm 1955, trong thời gian nầy tụ cầu khuẩn đã phát sinh trong bồn chứa sữa đậm đặc và khâu phân ly (tách) sữa và kem đồng thời đoàn kiểm tra phát hiện lối quản lý vệ sinh,  qui trình sản xuất vô cùng bê bối , và phát hiện việc tận dụng loại sữa không tiêu thụ hết được nhà máy nầy thu hồi  “tái chế” trở lại .

Rõ ràng đây không phải là sai sót như lần đầu tiên mà bộc lộ cung cách làm ăn chạy theo lợi nhuận triệt để của một tập đoàn công nghiệp tư bản. Từ khi phát hiện sự việc đến khi ban giám đốc công ty nầy ra lệnh thu hồi sản phẩm phải chờ đợi mất 4 ngày vì những lời nói dối loanh quanh,  cố tình phủ nhận, bưng bít thông tin của lãnh đạo,   mãi đến ngày thứ năm Chủ tịch Ishikawa Takuro mới chính thức thừa nhận ,  họp báo để “xin lỗi” khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong lúc số người bị hại mỗi lúc một tăng tăng vọt,  lan khắp 15 tỉnh thành ở Nhật bản. Tình hình nầy đã gây bức xúc trong dư luận,  lãnh đạo Snow đã bị giới truyền thông phản ứng dữ dội trước sự lan tỏa của sữa nhiễm độc và thái độ lừng khừng vô trách nhiệm của tập đoàn nầy.

 Đến ngày 2.7,  tức một tuần lễ sau khi phát hiện sự cố,  Snow tuyên bố đóng cửa nhà máy Osaka vô thời hạn,  chủ tịch tập đoàn Snow ông Ishikawa Takuro  họp báo vào ngày 9.7.2000 nói rằng ông “sẽ từ chức để nhận trách nhiệm”sau khi giải quyết hậu quả của sự cố để xoa dịu sự căm phẫn và phê phán gay gắt của công luận .Tuy nhiên ngày 10.7.2000,  tức  một ngày  sau buổi họp báo người ta lại phát hiện nhà máy Osaka vẫn tiếp tục sử dụng sữa bị nhiễm khuẩn thu hồi “tái chế” để đưa ra thị trường. Điều nầy đã lộ rõ “bản chất” của tập đoàn Snow,  những phát biểu xin lỗi hay cải thiện…trước đó là giả dối,  gây phản ứng dữ dội không những từ phía khách hàng mà Bộ Y tế Nhật bản đã lập tức ra lệnh thu hồi chứng nhận HACCP  (Hệ thống kiểm soát điểm hiểm nguy và vệ sinh an toàn thực phẩm) của nhà máy Osaka,  đồng thời buộc 21 nhà máy trên cả nước của Snow phải ngừng sản xuất để kiểm tra vệ sinh,  qui trình bảo vệ an toàn chất lượng sản phẩm trong đó  nghiêm xét việc sử dụng sữa quá hạn để sản xuất trong suốt thời gian qua.

Trước sức ép lớn của xã hội cũng như sụp đổ uy tín nghiêm trọng nầy,  ban lãnh đạo tập đoàn Snow gồm 8 người đã phải từ chức đồng loạt vào ngày 28.7.2000,  tức 32 ngày sau khi xảy ra sự việc.

Lãnh đạo Snow xin lỗi Chính phủ và nhân dân Nhật Bản.

Snow là một tập đoàn sản xuất sữa chiếm 45 % thị phần cả nước với doanh thu 10 tỷ đô la/năm,  là nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm sữa lớn nhất tại Nhật bản nhưng với cung cách quản lý cẩu thả và lối làm ăn gian dối liên tục xảy ra như trên đã đẩy công ty nầy đến bờ vực thẳm của phá sản.Tất cả các siêu thị,  trường học và gia đình từ chối sản phẩm của Snow,  trong đó thế mạnh của Snow là siêu thị,  82.3% sản phẩm Snow trên thị trường được tiêu thụ qua mạng lưới nầy hoàn toàn bị loại trừ ,  các nhà kinh doanh bán lẻ thẳng tay “tẩy chay” không kinh doanh sản phẩm Snow vì sợ bị vạ lây và 10% sữa phân phối trong các trường mẫu giáo,  tiểu học cũng không còn chỗ đứng.

Đánh tráo thịt bò “ngoại” thành thịt bò “nội”—một hành động man trá

 Những sự việc tiêu cực đối với Snow đã không ngừng tại đây khi nội bộ tố cáo thịt bò mang nhãn hiệu “Snow” của công ty Thực phẩm Snow  (Snow Food company,  một công ty con trong tập đoàn,  Cty mẹ là Snow Brand Milk chiếm giữ 65 % cổ phần) ghi xuất xứ “Nhật bản” nhưng thực chất là thịt bò nhập khẩu từ Australia và Mỹ.

Vào tháng 9 năm 2001 Nhật bản phát hiện bò điên bị chết cùng lúc với nạn dịch nầy bùng nổ ở Anh quốc vì vậy chính phủ Nhật bản đã ra lệnh các nhà cung cấp thịt bò xuất xứ trong nước khẩn cấp thu hồi thịt trên thị trường để nộp cho chính phủ nhằm ngừa bệnh “bò điên” lây lan và có chính sách bù lỗ cho các nhà cung cấp khi thực hiện chủ trương nầy.Tháng 10/2001 lợi dụng sự chênh lệch về giá thịt trong nước thu mua cao gấp 3 lần giá thịt bò nhập khẩu,  Công ty Thực phẩm Snow đã cho nhà máy chế biến thịt ở Osaka dùng thịt của Australia vào bao bì ghi xuất xứ trong nước để hưởng sự bù lỗ của chính phủ,  sau đó còn dùng thịt bò nhập từ Mỹ dán nhãn “xuất xứ trong nước” đưa ra tiêu thụ khi thị trường đang khan hiếm thịt nội địa. Đây là một hành động gian lận thương mại không tiền khoáng hậu, vừa lừa dối chính phủ để nhận tài trợ “bù lỗ” vì nạn dịch “Bò điên” đồng thời lừa gạt khách hàng một cách trắng trợn.

Đến ngày 1/2/2002,  Snow công bố là  đã “dán nhầm” lên tổng cộng 30 tấn thịt bò  (13.8 tấn thịt của Australia và 16 tấn của Mỹ) thành xuất xứ  trong nứớc,   gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng lên cả công ty mẹ vì phản ứng dây chuyền ,  lỗ gần 71.4 tỷ yen  (tương đương 541 triệu đô la) trong năm tài khoá 2001 (ở Nhật,  năm tài khoá kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau--ở đây là tháng 3/2002) đồng thời bản thân công ty Snow Food cũng tuyên bố phá sản,  “dẹp tiệm” vào ngày 30/4/2002 sau khi thiệt hại trên 25 tỷ yen ,  hoàn toàn bị đẩy lùi  khỏi thị trường cung cấp thịt bò tại Nhật bản.

Viện kiểm sát Osaka đã bắt ngay 7 cán bộ lãnh đạo cấp cao đồng thời niêm phong trụ sở của công ty Thực phẩm Snow để điều tra và khởi tố hình sự về hành vi gian lận thương mại. Ngay lập tức,  giá cả cổ phiếu của tập đoàn Snow nói chung và Thực phẩm Snow nói riêng đã tụt dốc nghiêm trọng trên thị trường chứng khoán Tokyo-Osaka,  buộc lãnh đạo tập đoàn phải thả nổi cổ phiếu của công ty con đồng thời vận động ngân hàng cũng như các đối tác thân cận đứng ra chia sẻ,  duy trì việc hổ trợ tài chính cho hoạt động của công ty mẹ  (Sữa Snow) mặc dù Snow đã giảm số nhân viên từ 15, 000  ( năm 2000) người xuống còn 4, 591 người  (năm 2003) trong chương trình “tái thiết” công ty.

Tình trạng lao đao của Snow  kéo dài,  hậu quả vẫn còn cho đến tận ngày nay,  chưa thể phục hồi mặc dù lãnh đạo mới của Snow  không ngừng cam kết bảo đảm  chất lượng và tích cực  sửa đổi cung cách làm ăn hòng cứu vãn uy tín của sản phẩm Snow,  nhưng ấn tượng gian dối và lừa đảo trong sản xuất và kinh doanh của tập đoàn nầy không những đã tác động lên toàn ngành sản xuất sữa mà còn gây ấn tượng “chất lượng dỏm” của sản phẩm Nhật bản đối với thế giới qua hai sự kiện nói trên.

  

Bài 1: Sự cố và man trá

Nhật Bản là một nước được đánh giá cao về việc quản lý chất lượng trong sản xuất công nghiệp,  những chương trình Q.C  (Quality Control) của các tập đoàn công nghiệp của nước này luôn được xem là khuôn mẫu,  tấm gương sáng cho các nước đang phát triển. Nhờ vậy hàng hóa “made in Japan”có uy tín rất lớn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình phát triển với những thành tựu vô cùng rực rỡ từ năm 1950 đến nay,  nhân dân - người tiêu dùng Nhật Bản cũng đã phải trả giá đắt cho những bài học: sông ngòi,  đất đai,  không khí và con người luôn phải đối chọi với nạn ô nhiễm ngày càng gay gắt. Bệnh Itai-Itai; Minamata; Hen suyễn… do nhiễm độc cadimi,  thủy ngân,  chì,  hóa chất… đã gây đau đớn,  tật nguyền và cái chết không đáng có cho biết bao con người.

Với chuyên đề về ô nhiễm độc tố trong thực phẩm,  chúng tôi đã chọn một số vụ án xảy ra trong quá khứ,  có sự kiện đã trải qua gần nửa thế kỷ trước nhưng hậu quả của nó vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay… với hi vọng nước ta sẽ tránh được vết xe đổ trên con đường công nghiệp hóa,  hiện đại hóa,  trong đó vấn đề quản lý việc nhập khẩu,  sản xuất và sử dụng hóa chất độc hại gây ô nhiễm trong môi trường cũng như trên con người thông qua thực phẩm chế biến,  là những vấn đề thời sự nóng bỏng. Theo nguồn tin  mới nhất của WHO,  hằng năm nước ta có khoảng 8 triệu người bị ngộ độc thực phẩm trong đó  chỉ có 0, 1%  (8.000 người) được phát hiện và chữa trị,  đây có phải là một thực tế đáng báo động?

Trong loạt bài này,  chúng tôi cũng sẽ đề cập đến Văn hóa “tự xử” (Jiketsu) của người Nhật Bản,  một triết lý sống độc đáo thể hiện trách nhiệm và đạo đức  (mỹ học) của cá nhân trước cộng đồng xã hội trong đó tinh thần của “thần đạo” (Shinto) vẫn còn đậm nét… mà bạn đọc có thể chứng kiến trong đời sống chính trị,  xã hội của người Nhật ngày nay

 

Hồ sơ nhiễm tụ cầu khuẩn trong sữa SNOW BRAND tháng 8/1955 và tháng 6/2000

Nhiễm khuẩn lần thứ nhất

Là một tập đoàn chế biến sữa,  thịt và thực phẩm nổi tiếng,  có uy tín tại tỉnh Hokkaido,  đứng hàng đầu ở Nhật Bản,  được thành lập năm 1925 nhưng Snow đã gây ra sự kiện ngộ độc tập thể vào sáng ngày 1/3/1955 khi hơn 1.936 em học sinh của 5 trường tiểu học ở Tokyo bị đau bụng và tiêu chảy do nhiễm tụ cầu khuẩn vàng  (Staphylococcus Aureus) có trong lô sữa gầy  (ít chất béo) do nhà máy Yagumo của hãng này sản xuất được cung cấp trong bữa cơm trưa thay thế sữa nhập khẩu.

Ngày 2/3/1955,  Công ty Snow đã họp báo phủ nhận nhưng sang ngày hôm sau,  Sở Y tế thành phố Tokyo công bố kết quả kiểm nghiệm chính thức xác nhận sữa này  nhiễm độc tố tụ cầu khuẩn vàng là nguyên nhân gây chóng mặt,  đau bụng,  buồn nôn... buộc lòng Snow phải chịu trách nhiệm,  lập tức cho thu hồi toàn bộ sản phẩm đồng thời đăng tải “Lời cáo lỗi” khách hàng trên các báo. Qua điều tra tại hiện trường,  được biết nguyên nhân phát sinh tụ cầu khuẩn trong sữa nguyên liệu vì sự cố cúp điện xảy ra trong nhiều giờ,  lượng sữa  ngưng tụ ở bồn gia nhiệt quá lâu đồng thời nhân viên nhà máy còn tận dụng sữa cũ của những ngày hôm trước để “tái chế”,  vì vậy lượng sữa nhiễm khuẩn tăng  đột ngột.

Việc Công ty sữa Snow có hành động đối phó tức thời khi phát hiện sai sót bằng cách cho thu hồi triệt để  sản phẩm nhiễm độc,  bày tỏ thái độ thành khẩn với khách hàng như cử cán bộ đến từng nhà người gặp nạn để thăm hỏi,  chăm sóc thuốc thang... đã được dư luận đánh giá cao,  không những giảm thiểu được thiệt hại cho người tiêu dùng,  mà về lâu dài đã giúp sản phẩm của Snow vực lại được sự tin cậy,  tạo cơ hội cho sữa của  Công ty Snow phát triển không ngừng,  trở thành 1 trong 3 tập đoàn chế biến sữa mạnh nhất tại Nhật Bản trong những thập niên kế tiếp.

Sau đó,  với kinh nghiệm này,  Snow đã thực hiện việc giáo dục triệt để các nhân viên mới vào chương trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt chưa từng có  nhưng tiếc thay 45 năm sau,  khi quy mô sản xuất mở rộng và phát triển lớn mạnh,  Snow lại để xảy ra sự cố nhiễm độc tương tự nhưng quy mô lớn hơn gấp bội,  đưa đến tình trạng suy thoái bi đát nhất trong lịch sử 75 năm  của Tập đoàn Snow.

 

Nhiễm độc lần thứ hai vào 45 năm sau

 Vụ sữa Snow nhiễm độc lần thứ hai xảy ra vào ngày 26/6/2000 ở vùng Kansai làm 14.780 người bị ngộ độc. Đây là sự kiện nhiễm độc lớn nhất trong lịch sử,  vượt cả quy mô nhiễm độc arsenic  (thạch tín) trong sữa Morinaga xảy ra vào tháng 8/1955. Theo điều tra thì sữa nguyên liệu sản xuất tại Nhà máy Taiki  (Hokkaido) đã bị nhiễm tụ cầu khuẩn vàng từ độc tố ruột nguy hiểm nhất  (Enterotoxin A),  được đưa  về nhà máy chế biến các sản phẩm từ sữa ở Osaka và gây ngộ độc cho người dân trong vùng khi được tung ra thị trường. Lý do được giải thích là vì sự cố cúp điện như sự cố năm 1955,  trong thời gian này tụ cầu khuẩn đã phát sinh trong bồn chứa sữa đậm đặc và khâu phân ly  (tách) sữa và kem,  đồng thời đoàn kiểm tra phát hiện lối quản lý vệ sinh,  quy trình sản xuất vô cùng bê bối,  và phát hiện việc tận dụng loại sữa không tiêu thụ hết được nhà máy này thu hồi  “tái chế” trở lại.

Rõ ràng đây không phải là sai sót như lần đầu tiên mà bộc lộ cung cách làm ăn chạy theo lợi nhuận triệt để của một tập đoàn công nghiệp tư bản. Từ khi phát hiện sự việc đến khi ban giám đốc công ty này ra lệnh thu hồi sản phẩm phải chờ đợi mất 4 ngày vì những lời nói dối loanh quanh,  cố tình phủ nhận,  bưng bít thông tin của lãnh đạo. Mãi đến ngày thứ năm,  Chủ tịch Ishikawa Takuro mới chính thức thừa nhận,  họp báo để “xin lỗi” khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong lúc số người bị hại mỗi lúc một tăng,  tăng vọt,  lan khắp 15 tỉnh thành ở Nhật Bản. Tình hình này đã gây bức xúc trong dư luận,  lãnh đạo Snow đã bị giới truyền thông phản ứng dữ dội trước sự lan tỏa của sữa nhiễm độc và thái độ lừng khừng vô trách nhiệm của tập đoàn này.

 Đến ngày 2/7,  tức một tuần lễ sau khi phát hiện sự cố,  Snow tuyên bố đóng cửa nhà máy Osaka vô thời hạn,  Chủ tịch Tập đoàn Snow - ông Ishikawa Takuro  họp báo vào ngày 9/7/2000 nói rằng ông “sẽ từ chức để nhận trách nhiệm” sau khi giải quyết hậu quả của sự cố để xoa dịu sự căm phẫn và phê phán gay gắt của công luận. Tuy nhiên ngày 10/7/2000,  tức  một ngày  sau buổi họp báo,  người ta lại phát hiện nhà máy Osaka vẫn tiếp tục sử dụng sữa bị nhiễm khuẩn thu hồi “tái chế” để đưa ra thị trường. Điều này đã lộ rõ “bản chất” của Tập đoàn Snow,  những phát biểu xin lỗi hay cải thiện... trước đó là giả dối,  gây phản ứng dữ dội không những từ phía khách hàng mà Bộ Y tế Nhật Bản đã lập tức ra lệnh thu hồi chứng nhận HACCP  (Hệ thống kiểm soát điểm hiểm nguy và vệ sinh an toàn thực phẩm) của nhà máy Osaka,  đồng thời buộc 21 nhà máy trên cả nước của Snow phải ngừng sản xuất để kiểm tra vệ sinh,  quy trình bảo vệ an toàn chất lượng sản phẩm trong đó nghiêm xét việc sử dụng sữa quá hạn để sản xuất trong suốt thời gian qua.

Trước sức ép lớn của xã hội cũng như sụp đổ uy tín nghiêm trọng này,  ban lãnh đạo Tập đoàn Snow gồm 8 người đã phải từ chức đồng loạt vào ngày 28/7/2000,  tức 32 ngày sau khi xảy ra sự việc.

Snow là một tập đoàn sản xuất sữa chiếm 45% thị phần cả nước với doanh thu 10 tỷ đô la/năm,  là nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm sữa lớn nhất tại Nhật Bản nhưng với cung cách quản lý cẩu thả và lối làm ăn gian dối liên tục xảy ra như trên đã đẩy công ty này đến bờ vực thẳm của phá sản. Tất cả các siêu thị,  trường học và gia đình từ chối sản phẩm của Snow,  trong đó thế mạnh của Snow là siêu thị,  82, 3% sản phẩm Snow trên thị trường được tiêu thụ qua mạng lưới này hoàn toàn bị loại trừ,  các nhà kinh doanh bán lẻ thẳng tay “tẩy chay” không kinh doanh sản phẩm Snow vì sợ bị vạ lây và 10% sữa phân phối trong các trường mẫu giáo,  tiểu học cũng không còn chỗ đứng.

 

Đánh tráo thịt bò “ngoại” thành thịt bò “nội” - một hành động man trá

 Những sự việc tiêu cực đối với Snow đã không ngừng tại đây khi nội bộ tố cáo thịt bò mang nhãn hiệu “Snow” của Công ty Thực phẩm Snow  (Snow Food company,  một công ty con trong tập đoàn,  Công ty mẹ là Snow Brand Milk chiếm giữ 65% cổ phần) ghi xuất xứ “Nhật Bản” nhưng thực chất là thịt bò nhập khẩu từ Australia và Mỹ.

Vào tháng 9/2001,  Nhật Bản phát hiện bò điên bị chết cùng lúc với nạn dịch này bùng nổ ở Anh quốc,  vì vậy Chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh các nhà cung cấp thịt bò xuất xứ trong nước khẩn cấp thu hồi thịt trên thị trường để nộp cho chính phủ nhằm ngừa bệnh “bò điên” lây lan và có chính sách bù lỗ cho các nhà cung cấp khi thực hiện chủ trương này. Tháng 10/2001,  lợi dụng sự chênh lệch về giá thịt trong nước thu mua cao gấp 3 lần giá thịt bò nhập khẩu,  Công ty Thực phẩm Snow đã cho nhà máy chế biến thịt ở Osaka dùng thịt của Australia vào bao bì ghi xuất xứ trong nước để hưởng sự bù lỗ của chính phủ,  sau đó còn dùng thịt bò nhập từ Mỹ dán nhãn “xuất xứ trong nước” đưa ra tiêu thụ khi thị trường đang khan hiếm thịt nội địa. Đây là một hành động gian lận thương mại không tiền khoáng hậu,  vừa lừa dối chính phủ để nhận tài trợ “bù lỗ” vì nạn dịch “bò điên” đồng thời lừa gạt khách hàng một cách trắng trợn.

Đến ngày 1/2/2002,  Snow công bố là  đã “dán nhầm” lên tổng cộng 30 tấn thịt bò  (13, 8 tấn thịt của Australia và 16 tấn của Mỹ) thành xuất xứ  trong nước,   gây thiệt hai vô cùng nghiêm trọng lên cả công ty mẹ vì phản ứng dây chuyền,  lỗ gần 71, 4 tỷ yên  (tương đương 541 triệu đô la) trong năm tài khóa 2001  (ở Nhật,  năm tài khóa kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau - ở đây là tháng 3/2002),  đồng thời bản thân Công ty Snow Food cũng tuyên bố phá sản,  “dẹp tiệm” vào ngày 30/4/2002 sau khi thiệt hại trên 25 tỷ yên,  hoàn toàn bị đẩy lùi  khỏi thị trường cung cấp thịt bò tại Nhật Bản.

Viện kiểm sát Osaka đã bắt ngay 7 cán bộ lãnh đạo cấp cao đồng thời niêm phong trụ sở của Công ty Thực phẩm Snow để điều tra và khởi tố hình sự về hành vi gian lận thương mại. Ngay lập tức,  giá cả cổ phiếu của Tập đoàn Snow nói chung và Thực phẩm Snow nói riêng đã tụt dốc nghiêm trọng trên thị trường chứng khoán Tokyo - Osaka,  buộc lãnh đạo tập đoàn phải thả nổi cổ phiếu của công ty con đồng thời vận động ngân hàng cũng như các đối tác thân cận đứng ra chia sẻ,   duy trì việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động của Công ty mẹ  (Sữa Snow) mặc dù Snow đã giảm số nhân viên từ 15.000  (năm 2000) người xuống còn 4.591 người  (năm 2003) trong chương trình “tái thiết” công ty.

Tình trạng lao đao của Snow  kéo dài,  hậu quả vẫn còn cho đến tận ngày nay,  chưa thể phục hồi mặc dù lãnh đạo mới của Snow không ngừng cam kết bảo đảm  chất lượng và tích cực  sửa đổi cung cách làm ăn hòng cứu vãn uy tín của sản phẩm Snow,  nhưng ấn tượng gian dối và lừa đảo trong sản xuất và kinh doanh của tập đoàn này không những đã tác động lên toàn ngành sản xuất sữa mà còn gây ấn tượng “chất lượng dỏm” của sản phẩm Nhật Bản đối với thế giới qua hai sự kiện nói trên.

4 căn bệnh lớn do ô nhiễm tại Nhật Bản

Tên bệnh

Nguyên nhân

Nơi phát sinh

Năm
Minamata

Thủy ngân

Nhà máy Chisso

1932-1968

Niigata Minamata

Thủy ngân

Nhà máy Điện Showa

1965

Yokkaichi Hen suyễn

SO2 và NO2

Ô nhiễm không khí

1961

Itai-Itai

Cadimi

Mỏ ở  tỉnh Toyama

1912

 

Bảng 2. Năm 1963 chính phủ Nhật bản quyết định cung cấp sữa miễn phí trong buổi cơm trưa của các cháu mẫu giáo và tiểu học tại trường vì vậy lượng sữa tiêu thụ năm 1964 tăng  1, 822 % so với năm 1948. Đây là điều kiện để ngành sữa phát triển trong đó Snow vươn lên đứng đầu trong thị trường có qui mô 10 tỷ đô la/năm trước khi xảy ra sự cố.

 

 

Bài 2.   Đầu độc hay ngộ độc

Hồ sơ nhiễm Thạch tín trong Sữa bột   Morinaga tháng 8/1955

 

Sự nhầm lẫn tai hại

                             Vụ án sữa Snow brand nhiễm khuẩn xảy ra vào tháng 3/1955 chưa kịp lặng yên thì vào mùa hè  tháng 8/ 1955,  cả nước Nhật bản vô cùng bàng hoàng khi  hàng nghìn trẻ em sơ  sinh các tỉnh vùng miền tây nước nầy ngộ độc bởi một chất “kỳ lạ” gây co giật,  ói mữa,  nhức đầu,  trướng bụng…không biết từ đâu đến.Theo kết quả điều tra sơ bộ thì từ tháng 6 đến tháng 8/1955 đã có 12, 131 trẻ sơ sinh bị nhiễm độc trong đó có 130 trẻ bị thiệt mạng. Điểm chung là những  em bé sơ sinh  bú bình sữa bột của Morinaga do nhà máy ở Tokushima sản xuất và có các triệu chứng nhiễm độc giống nhau khi chẩn khám tại bệnh viện vào các ngày trước khi vụ việc bị phanh phui.

Nhà máy Morinaga ngày nay.

              Qua điều tra sơ bộ hiện trường,  cán bộ sở y tế của tỉnh đã phát hiện khâu trộn nguyên liệu,  nhân viên nhà máy theo thói quen không kiểm tra ,  sử dụng chất hỗn hợp Asenic (thạch tín) thay vì Disodium Phosphate để ổn định và tăng độ hòa tan của sữa pha chế. Ngày 24.8.1955 Bộ Y tế Nhật bản thông báo xác nhận sự kiện ngộ độc nầy và tổ chức thanh kiểm ra nhà máy nhưng không phát hiện được nguyên nhân rõ rệt mặc dù Sở Y tế tỉnh Hyogo đã phát hiện arsenic có trong tóc và gan của trẻ em bị nạn.Qua kiểm tra biên bản,  số lượng 200, 000 lon loại 1 ounce  (31 gr) của lô sữa bột nhiễm độc nầy sản xuất vào tháng 4/1955,  được phát tán khắp các tỉnh miền tây,  trong đó tỉnh Okayama tập trung nhiều nhất. Ngay hôm sau  (25/8/1955) Morinaga ra lệnh thu hồi lô sữa nầy nhưng trên thực tế trong hơn 3 tháng đó các cháu sơ sinh đã uống gần hết vì vậy lượng người nhiễm độc chính xác cho đến nay vẫn còn là ẩn số .Theo thống kê từ tháng 8/1955 đến tháng 3/1981  số người thiệt mạng đã lên đến con số  hơn 600 người  và gần 14, 000 trẻ em ngộ độc thạch tín  trong đó có 624 người chịu tác hại lâu dài như tê liệt thần kinh,  bại não,  co giật,  chậm phát triển… trong số 6, 093 người ngộ độc nặng. Theo nghiên cứu của các bác sĩ đại học Okayama theo dõi liên tục trong 14 năm từ năm 1955 đến 1969,   số lượng thạch tín các cháu sơ sinh đã nhiễm từ  4-7 mg/lít tức khoảng 60mg trong thời gian sử dụng sữa nầy  trong vài tuần nhưng hậu quả của Asenic vẫn còn kéo dài vì các chứng bệnh mãn tính.

 

Quanh co và dối trá

Điều quan trọng và bất ngờ hơn cả là người ta đã phát hiện Morinaga sử dụng hoá chất nầy hơn hai năm trước khi sự cố xảy ra,  từ năm 1953 trong qui trình công nghệ làm chất “ổn định sữa” vì vậy số trẻ em bị nhiễm độc không thể lường hết vì sản phẩm đã được phát tán khắp cả nước.Thời bấy giờ,  đã  có nhiều trẻ em bị nhiễm độc nhưng không rõ lý do,  tự chữa chạy rất nhiều do các bà mẹ không được thông tin hoặc không hề biết con mình bị nhiễm độc tố từ sữa. Mặt khác,  nhà sản xuất Morinaga không chấp nhận những kết quả xét nghiệm ,  luôn chối bỏ trách nhiệm gây độc,  cho rằng trách nhiệm “nhầm lẫn” khi nạp nguyên liệu ở phân xưởng là do nhà cung cấp hoá chất đã đóng bao bì sai qui cách mặc dù trong cuộc họp báo vào ngày 25.8.1955 (sau khi Bộ Y tế công bố) Morinaga  thừa nhận  việc sử dụng Dipotasium phosphate với hàm lượng thạch tín 5-8% (là phế phẩm công nghiệp)  cấm sử dụng trong công nghệ thực phẩm.

 Sự quanh co và dối trá của Morinaga rành rành,  một mặt đăng báo chính thức xin lỗi khách hàng đề nghị chuyển sang dùng các loại sữa tương tự mang kí hiệu khác của hãng nầy để thay thế  trong khi các loại sữa đó cũng bị nhiễm độc vì tất cả đều được chế biến theo một qui trình công nghệ,  đồng thời,  cao tay hơn là tự tổ chức nhiều đoàn nghiên cứu,  kết hợp với các cơ quan y tế thanh kiểm tra do công ty nầy tài trợ…để đưa ra kết luận là sữa Morinaga nhiễm độc nhưng không gây di chứng lâu dài cho nạn nhân (!) nhằm trấn an và gìn giữ thị phần trong khi số trẻ em động kinh ,  bại liệt, ung thư nội tạng… ngày càng tăng do độc tố  tích lũy trong cơ thể bộc phát.

 

 Phản ứng của dư luận: tẩy chay

Thái độ lẫn tránh của Morinaga cũng như phản ứng chậm chạp của cơ quan y tế đã gây nhiều căm phẩn trong dư luận,  phong trào “tẩy chay” và đòi công ty Morinaga phải bồi thường thiệt hại  hình thành khắp nơi ,  đẩy tập đoàn nầy vào khủng hoảng nghiêm trọng trong những năm 1960,  từ vị trí hàng đầu xuống hạng thứ ba trên thị trường sau Meiji và Snow.

Cuộc tranh luận giữa các ý kiến về chuyên môn về sự độc hại của chất lượng sữa Morinaga dai dẵng,  kéo dài đến 1963 thì bắt đầu sáng tỏ khi Khoa Y trường đại học Okayama chứng minh được hậu quả nhiễm độc của sữa có thạch tín lên cơ thể bé sơ sinh từ khi phơi nhiễm đến thời điểm nầy (tức các bé đã được 14 tuổi),  tòa án tỉnh Okayama đã tuyên án hình sự,  phạt tù nguyên trưởng phòng sản xuất nhà máy Tokushima của Morinaga,  thúc đấy cuộc hòa giải giữa ba bên Bộ Y tế-Người bị hại-Morinaga,  trong đó Morinaga chấp nhận đền bù và đến năm 1974 lập ra Hội Ánh sáng (Hikari) để tiếp tục chăm sóc lâu dài những người bị hại .

Vào thời điểm năm 1955,  sữa bột cho trẻ sơ sinh thời bấy giờ ở Nhật bản là một  loại hàng cao cấp,  được bán theo toa của bác sĩ và lúc đó Bộ y tế chưa có qui chế cụ thể về tiêu chuẩn an toàn cũng như chế độ chế tài,  đền bù cho người tiêu dùng…vì vậy đây cũng là những kẻ hở  về luật pháp để nhà sản xuất chây lì trong việc nhận trách nhiệm gây ra hậu quả tai hại.  Người tiêu dùng,  cha mẹ các cháu sơ sinh đã kiên trì đấu tranh, kết hợp với các nhà khoa học có lương tâm để làm sáng tỏ vụ việc nhưng hơn cả là thực tế đã có hàng nghìn đứa trẻ lớn lên trong tật nguyền, dị dạng, tâm thần…vẫn là bằng chứng hùng hồn tố cáo tội ác của những nhà sản xuất chạy theo lợi nhuận,  buông lơi quản lý chất lượng nghiêm trọng,  xem thường sức khỏe người tiêu dùng,  gây chết người một cách oan uổng trong lúc chính quyền chưa có qui định chế tài và trừng phạt cụ thể.

 Những vụ việc tương tự vẫn còn tái diễn qua những hồ sơ được lật lại như dưới đây trong đó tập đoàn bánh kẹo Fujiya,  nhà sản xuất hàng đầu lại sống chung với chuột !.

 

Box 1.

                  Thạch tín (Asenic) là một chất độc thường có trong nước giếng,  nước ngầm sinh ra ngộ độc cấp tính như đau bụng dữ dội, nôn mữa, tiêu chảy,  cơ thể bị thâm tím,  bí tiểu…nhiễm arsen lâu ngày sẽ bị các chứng ung thư (gan, phổi, bàng quang, thận)viêm khớp, răng, cao huyết áp, tim, mạch. Theo tiêu chuẩn của WHO,  hàm lượng cho phép phải  dưới 0, 01 mg/l

trong nước  sử dụng.

 

Box 2.

             Tháng 7 năm 2000 lại một vụ Yaourt nhiễm trùng của Morinaga  do chai cũ không được vệ sinh bằng hoá chất,  buộc phải thu hồi 210, 000 chai sữa yaourt cùng với lúc sự kiện sữa Snow đang bị lên án vì nhiễm khuẩn đã gây thêm cú  sốc mới cho người dân Nhật bản. Cùng thời gian nầy 4 tấn sữa của Cty Murayama cũng bị nhiễm khuẩn gây đau bụng nôn mữa… cho thấy không những các cty,  tập đoàn sản xuất sữa lớn mà các công ty trung tiểu cũng vi phạm qui định vệ sinh an toàn vì sữa là một trong những sản phẩm được cung cấp trong cơm trưa miễn phí ở các trường tiểu học và mầm non tại Nhật bản,  một thị trường vô cùng mầu mỡ và đảm bảo lợi nhuận cao nhất.

 

Bài 3: Nhiễm độc PCB ,  Dioxin trong dầu ăn—Vụ án Kanemi

Thai nhi bị nhiễm độc dioxin ngay từ trong bụng mẹ.

 

Độc tố trong dầu ăn

Kanemi Soko là nhà sản xuất dầu ăn trích từ cám gạo nổi tiếng tại Nhật bản,  năm 1968 đã gây vụ độc hoá chất nghiêm trọng cho hơn 14, 000 người trong đó 1, 853 người là những nạn nhận bị phơi nhiễm PCB (Polychlorinated Biphenyls) rất nặng,  gây các chứng bệnh mãn tính suốt đời và có thể di truyền sang thế hệ kế tiếp qua sữa mẹ theo điều tra vào năm 1986.

Báo Asahi ngày 10/10/1968 đưa tin nhiều gia đình ở vùng Fukuoka và Nagasaki mang các chứng bệnh kỳ quái tập thể như chân tay run rẩy, màu da nổi chàm…Ngày 15/10/1968 Cơ quan y tế thành phố Ogura ra lệnh đình chỉ việc bán dầu ăn của Kanemi và cấm công ty nầy sản xuất và kinh doanh dầu ăn từ cám gạo. Hai ngày sau,  đại học Kyushu lập đoàn điều tra “bệnh do dầu ăn” với sự tham dự của  trưởng bộ môn vệ sinh công cộng của tỉnh mặc dù đây là đoàn không phải do chính phủ tổ chức,  phủ nhận nguồn tin dầu nầy bị nhiễm arsenic.Ngày 4/11/1968 qua hai tuần, đoàn điều tra của Viện nghiên cứu vệ sinh tỉnh Kochi công bố dầu bị nhiễm hợp chất Chlorine hữu cơ. Cùng ngày Tổ nghiên cứu chuyên môn của đại học Kyushu chính thức xác nhận nguyên nhân các triệu chứng lạ ở người bệnh  là do dầu ăn có hàm lượng PCB 2000-3000 ppm   từ sản phẩm “Kaneclor 400” một hoá chất có chứa PCB khi gia nhiệt-chiên xào tạo ra hợp chất  PCDF  (Polychlorinated Dibenzofuran—một loại dioxin) độc hại.  “Kaneclor 400” là sản phẩm của công ty hoá chất Kanegafuchi được sử dụng làm dung môi trong qui trình khử mùi dầu cám của Kanemi. Lô hàng nầy được sản xuất trước tháng 2/1968 và khả năng cao nhất gây ngộ độc cho người tiêu dùng trong khoảng thời gian  từ tháng 3 đến tháng 10/1968.

 Mặc dù nguyên nhân nhiễm độc đã được làm sáng tỏ,   nếu như các đoàn thanh-kiểm tra có trách nhiệm làm việc nghiêm túc thì  sự việc đã được phát hiện trước đó 8 tháng  và số người bị hại sẽ giảm thiểu rất nhiều. Sỡ dĩ 8 tháng trước là vì đây là thời kỳ bắt đầu  có  dấu hiệu nhiễm độc dầu ăn và cùng  lúc đó xảy ra vụ gà bị nhiếm “dầu màu nâu” chết hàng loạt. Trong tháng 2-3 năm 1968 lượng gà nhiễm loại “dầu màu nâu” nầy bị chết hàng loạt,  đã có 400, 000 nghìn con có tỷ lệ lượng trứng sinh nở xuống thấp bất thường   trong số 2 triệu con ở Vùng Kyushu,  Shikoku thuộc miền nam nước nầy vì trúng thức ăn  trộn dầu có hàm lượng PCB của công ty Kanemi.

Sự kiện gia súc bị phơi nhiễm nầy đã bị lướt qua trong đợt kiểm tra chiếu lệ của nhân viên thú y của tỉnh cho đến khi dầu ăn của công ty nầy gây tai biến cho người tiêu dùng trong đó có hơn 100 người bị tử vong thì sự việc mới được lưu ý . Ngày 29/11/1968 Thành phố Bắc Kyushu khởi tố  Công ty Kanemi vi phạm Luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đó, Viện kiểm sát Fukuoka tiếp tục khởi tố Tổng giám đốc công ty và giám đốc phân xưởng sản xuất vì tội”thiếu trách nhiệm gây thương tích nghiêm trọng” (hình sự) . Mặt khác,  trách nhiệm về việc buông lõng quản lý của chính quyền địa phương cũng đã bị người dân truy cứu trách nhiệm,  đòi hỏi phải có biện pháp thích đáng để giải quyết cho người bị hại.

Ai bảo vệ người bị hại,  trách nhiệm cơ quan quản lý ?

Nghiên cứu của  GS Miyata năm 1978 công bố người bị nhiễm PCB bình quân là 0.67 g và PCDF (dioxin) là 5.1 mg,  một con số vượt mức chịu đựng của cơ thể con người.  Năm 1982 Tòa án Fukuoka  đã công nhận 363 bệnh nhân bị nhiễm độc từ dầu ăn buộc hai công ty Kanemi Shoko và Kanegafuchi đền bù đồng thời chính phủ Nhật cũng phải bồi thường số tiền 8.4 tỷ yen về trách nhiệm thiếu sót trong quản lý, đã không có biện pháp ngăn chận tình trạng ô nhiễm  kịp thời. Tháng 3.1985 tòa thượng thẩm tỉnh Fukuoka quyết định chính phủ phải nhận trách nhiệm cho 719 nạn nhân khác,  ra lệnh phải trả 1, 4 tỷ đồng thời hai công ty hoá chất liên quan phải bồi thương tổng cộng 3, 3 tỷ yen. Tương tự,  nhiều nạn nhân khác ở Kyushu và Nagasaki cũng đã khởi kiện nhà nước và hai công ty nói trên ,  kéo dài cho đến ngày nay vẫn chưa ngã ngũ. Đây là một vụ ngộ độc hoá chất trong thực phẩm phức tạp,  số người bị hại cao nhất từ trước đến nay,  gây tai biến trầm trọng và tật nguyền mang tính di truyền vì vậy chưa thể thống kê hết số nạn nhân bị phơi nhiễm.Tất cả 7 vụ khởi tố của tập thể người bị hại kéo dài hơn 15 năm đã được tòa án tối cao (chung thẩm) đứng ra hòa giải giữa họ và các bên liên quan năm 1989 để đi đến kết luận cuồi cùng về việc đền bù tuy nhiên trong số 14, 000 nạn nhân thì số người chính thức xác nhận là nạn nhân trực tiếp của vụ nhiễm độc nầy dừng lại ở mức 1, 800 người,  một con số quá nhỏ so với thực tế. Sỡ dĩ có tình trạng nầy bởi lẽ những luận cứ về y học ảnh hưởng của Dioxin lên con người vào những năm 1970 chưa đạt được kết luận cuối cùng,  đồng thời có nhiều  người dân sử dụng dầu ăn Kanemi không lên tiếng vì chưa hiểu được những tác hại của PCB,  cho rằng mắc bệnh vì những nguyên do khác.

 Mặc dù giám đốc nhà máy Kanemi lãnh án tù 1 năm 6 tháng ở phiên tòa hình sự (truy cứu trách nhiệm) tỉnh Fukuoka vào năm 1982 nhưng khung hình phạt về tội sản xuất thực phẩm có độc tố gây hại còn gây nhiều tranh cãi,  mãi đến tháng 7 năm 1994 bộ luật về “trách nhiệm của Nhà sản xuất” mới ra đời tại Nhật bản xác định trách nhiệm về mặt luật pháp đối với hành vi gây ô nhiễm. Tháng 12/2001 bộ trưởng Y tế-Lao động Nhật bản Chikara Sakaguchi chính thức thừa nhận  nạn nhân của Kanemi là do Dioxin gây ra,  nhờ vậy lượng người được xác minh là “nạn nhân” tăng thêm được 39 người nhưng trên thực tế lượng người bị hủy hoại cơ quan chức năng nội tạng như Thận, Gan, Phổi… vẫn là số đông mặc dù họ phơi nhiễm ở nồng độ thấp không được nhà nước hay hai nhà sản xuất nói trên đền bù. Đợt kiểm tra sức khỏe vào năm 1986 đại học Kyushu công bố kết quả người bị phơi nhiễm  PCDF (dioxin) qua dầu ăn Kanemi có 5-56 lần cao hơn người bình thường,  điều đó chứng tỏ qua 18 năm hàm lượng Dioxin tích lũy trong cơ thể vẫn cao, không thể thải ra ngoài vì vậy số người bị di chứng qua các đời sau là rất lớn,  đặc biệt tỷ lệ nạn nhân nữ bị hư thai, sảy thai và các chứng ung thư tử cung chiếm gần 50% bệnh nhân.

Ngày nay,  di chứng do phơi nhiễm Dioxin không còn là điều mới mẻ qua sự kiện quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi chất độc màu da cam trên chiến trường miền Nam ở nước ta và ngày càng sáng tỏ bởi những bằng chứng cụ thể mà trẻ em lẫn người lớn phải gánh chịu trong suốt 3 thập niên vừa qua đồng thời còn tiếp tục di truyền qua nhiều thế hệ nối tiếp không ai biết đến khi nào mới kết thúc.

 

Vụ án nhiễm Dioxin trong dầu ăn vẫn còn đó

 Vụ án Kanemi chắc chắn sẽ còn được nhắc lại trong lịch sử phát triển của Nhật bản khi số người phơi nhiễm tiếp tục , vẫn chưa ngừng hẳn. Các phiên tòa sơ-thượng thẩm đều buộc chính phủ Nhật bản phải chịu trách nhiệm thiếu sót trong quản lý và có ngân sách đền bù cho nạn nhân tuy nhiên vấn đề đã ngừng ở việc thỏa hiệp khi đề án hòa giải của tòa án tối cao được những nạn nhân và hai nhà sản xuất chấp thuận .Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều vướng víu phần trách nhiệm của nhà nước mặc dù trước đây chính phủ đã “tạm ứng”cho họ để chữa bệnh.

Báo Asahi ngày 13/4/2007 cho biết vấn đề phơi nhiễm Dioxin qua vụ án Kanemi Shoko trãi qua gần 40 năm nhưng hiện nay vẫn mang tính thời sự,  là thử thách “nóng” đối với chính phủ Nhật bản trong việc đưa ra được một bức tranh tổng thể của độc tố Dioxin đối với sức khỏe con người và xây dựng một chế độ cứu chữa hữu hiệu đối với những người đã và đang bị tổn thương do nhiễm độc.

Box 3. Diễn tiến của PCB  (Polychlorinated Biphenyls)

1881  báo cáo đầu tiên về tổng hợp PCB

1929  Cty US Swan (tiền thân của Cty Monsanto) Bắt đầu sản xuất PCB

1968  Sự cố PCB nhiễm trong sản phẩm của  Cty Kanemi Shoko

1979      Sự cố tương tự tại Đài Loan

Thập niên 1970-1980 thế giới bắt đầu cấm  sản xuất PCB  (nhưng không cấm sử dụng)

1989  Hội nghị Basel (Thụy sĩ) về việc kiểm soát    chất PCB xuyên biên giới,  phong trào chông chất thải  độc hại (có 152 nước cam kết—năm 2002)

1995  Tuyên ngôn Washington ra chương trình hành động cụ thể có 100 nước tham gia

1996   Cộng đồng Châu Âu đề xuất    phương hướng đến năm 2010 không sử dụng PCBs,  luật hoá việc quản lý chặt chẽ PCBs và PCTs

2001         Hội nghị Stockholm ra tuyên bô loại trừ và

2002         hạn chế sản xuất sử dụng  POP. 50 nước phê chuẩn sẽ phải ngưng sử dụng các trang thiết bị có chứa PCBs vào năm 2025.

___________________________________________

*POP:danh từ chung chỉ Hợp chất ô nhiễm hữu cơ

*PCBs nằm trong danh mục nầy.Trong nông nghiệp có DDT,  Aldrin,  Dieltrin và các chất phát sinh như Dioxin,  Furan…

Bảng 1.Kết quả các vụ án dân sự kiện Kanemi

 

 

Tên vụ án

Toa Fukuoka

Toa

Fukuoka

Toa Ogura

Nhom1

Toa Ogura

Nhom 1

Toa Ogura

Nhom 2

Toa Ogura

Nhom 2

Toa Ogura 3

Nhóm 3

Tòa án

So tham

Thuong tham

So tham

Thuong tham

So tham

Thuong tham

So tham

Ngày xử

5/10/1977

16/3/1984

10/3/1978

16/3/1984

29/3/1982

15/5/1986

13/2/1985

 

 

Kết

 

 

 

án

Kanemi

    O

    O

     O

    O

    O

    O

    O

Giám đốc

    O

    O

     X

    O

    O

    O

    O

Kanegafuchi

    O

    O

     O

    O

    O

    X

    O

 

 

Nhà nước

Xử riêng

Xử riêng

     X

    O

 

 

 

    X

    X

    O

Tỉnh KitaKyushu

Xử riêng

Xử riêng

     X

    X

    X

     X

    X

Trộn PCB

Lỗ dò

Lỗ dò

Lỗ dò

Lỗ dò

 Không xác định

Thao tác sai

Thao tác sai

Chú: O:  có tội,  trách nhiệm bồi thường

          X: không truy cứu trách nhiệm (miễn tội)

các phiên tòa Sơ thẩm/Thượng thẩm đều kết án và trách nhiệm bồi thường 2 công ty Kanemi (dầu ăn) và kanegafuchi (hoá chất), riêng đối với nhà nước thì có 2 phiên tòa xử riêng, ba phiên miễn tội và hai phiên kết án là đã vi phạm pháp luật trong khi xử lý

 

Bài 4: Bánh kẹo Fujiya sống chung với Chuột

-Thập diện mai phục-

 

Từ chuột “mai phục” sữa quá đát đến E.Coli

Trụ sở Tập đoàn Fujiya ngày nay.

Từ những tài liệu nội bộ của nhà máy Niiza (tỉnh Saitama) của tập đoàn Fujiya nổi tiếng, đứng thứ năm trong các tập đoàn sản xuất bánh kẹo tại Nhật bản,  người ta phát hiện ở đây đã nhiều lần triển khai chiến dịch “diệt chuột” và số con bị “sa lưới” từ tháng 1/2003-8/2006 là 485 con theo thống kê ghi trong tài liệu”bí mật”nội bộ. Điều đó cho thấy từ lâu việc sản xuất bánh kẹo của nhà máy nầy luôn bị các chú chuột “mai phục”,  nguồn gây bệnh phát sinh trong các dây chuyền sản xuất nầy đã làm cả nước Nhật kinh hoàng,  nhất là trẻ em vốn rất ưa chuộng bánh,  kẹo,  thức ăn ( ở restaurant) của tập đoàn Fujiya. Sự thật che dấu được lôi ra ánh sáng khi nguồn tin từ bên trong tiết lộ với báo chí  vào ngày 10/1/2007 rằng trong các đợt điều tra của “Nhóm nghiên cứu dự án phát triển” nằm bên ngoài công ty do chính hãng nầy lập ra đã báo cáo “trong tháng 10 và 11 năm 2006,  đã có 8 lần nhà máy Niiza đã sử dụng sữa quá đát để làm nhân kem cho “bánh tươi” nhưng Ban giám đốc công ty đã dấu nhẹm vì sợ ảnh hưởng đến sức tiêu thụ vụ bánh mùa Noel gần kề.

Thông qua buổi họp báo của Tổng giám Đốc Fuji Rintaroo (cháu ruột của người sáng lập),  hàng loạt sự thật về tình trạng nhiễm khuẩn,  sử dụng Trứng quá hạn,  bắt “được” chuột, dán, sâu…trong đó có cả bánh “Pekochan”--một sản phẩm nổi tiếng hơn 100 năm của Fujiya--bị nhiễm khuẩn E. Coli cao hơn 100 lần qui định của chính hãng nầy trong nhiều năm liền đã được công bố cho thấy tình trạng quản lý chất lượng quá ư bê bối của hãng nầy “nhưng vì qui mô người bị nhiễm quá ít,  chỉ phản ánh qua điện thoại nên chúng tôi không công bố và xin lỗi khách hàng”. Đó là lợi biện bạch của ban lãnh đạo công ty.

 

Tẩy chay và từ chức

Ngày 11/1/2007 Tổng giám đốc tập đoàn Fujiya ông Fuji Rintaroo họp báo chính thức “tạ lỗi” và tuyên bố đình chỉ việc bán bánh tươi trên các quầy và cửa hàng của hãng. và Sang ngày 16/1/2007 Fujiya quyết định đóng cửa toàn bộ 890 cửa hàng Fujiya trên toàn quốc đồng thời thu hồi sản phẩm đang bày bán ở siêu thị,  cửa hàng sau khi bị khiếu nại về chất lượng. Dư luận  các cơ quan truyền thông đã trở nên ầm ỉ với vụ việc nầy,  nhất là một số công nhân viên của nhà máy Hiratsuka của Fujiya cáo giác là họ đã “tái chế”các sản phẩm không bán được,  thay đổi thời hiệu sử dụng để tiếp tục đưa ra thị trường tiêu thụ,  nhà máy lúc nào cũng có dán,  ruồi bay trong phòng thay áo, gia công …và họ từng bị ban giám đốc đe dọa phải “giữ miệng”.

Ngày 22/1/2007 tức 10 ngày sau lần họp báo đầu tiên, Tổng giám đốc Fuji Rintaroo đã từ chức để “nhận lãnh trách nhiệm” như đã tuyên bố vào 1 tuần lễ trước đó.Nhưng tình trạng vệ sinh thực phẩm vẫn chưa được đảm bảo khi khách hàng phát hiện có sâu mọt trong bánh chocolat (4 lần) ở Osaka hay các đoàn thanh-kiểm tra báo cáo là hầu hết cơ sở sản xuất bánh kẹo của tập đoàn nầy đều không được quản lý nghiêm túc,  luôn bị nhiễm khuẩn gây bệnh đường ruột nhiều lần hơn so với qui định trong nguyên liệu chế biến: phụ gia, sữa,  trứng bột, mứt làm nhân….Phong trào tẩy chay sản phẩm của Fujiya để tránh vạ lây lan rộng,  ngày từ khi phát hiện,  các siêu thị lớn (các tập đoàn hệ thống bán lẻ như Seiyu với 400 cửa hàng,  Aeon với 3000 quầy,  Seven-Eleven với 12, 000 cửa hàng,  Lawson 330 cửa hàng…) có qui mô rộng khắp cả nước và những cửa hàng bánh kẹo đều tuyến bố rút sản phẩm của Fujiya ra khỏi quầy từ ngày 15/1/2007. Điều nầy đã tác động rất lớn đến các công ty con thuộc tập đoàn Fujiya như công ty nước giải khát,  những restaurant…hầu hết đều đã phải tạm ngừng kinh doanh. Từ doanh thu đạt 84.8 tỷ yen năm tài khoá 2006,  Fujiya đã bị thiệt hại 8 tỷ yen trong đó giảm 24, 7% lượng “bánh tươi” tương đương với 6.7 tỷ yen (55 triệu đô la) đồng thời bồi thường thiệt hại cho các cửa hàng tiêu thụ 4 tỷ yen vì sự cố nầy.

 Để cứu vẫn sự suy sụp của tập đoàn Fujiya,  ngoài công ty bánh mì Yamazaki đã mua 35 % cổ phần của Fujiya,  tập đoàn sữa Morinaga cũng đã góp phần mua lại cổ đông vì Fujiya là khách hàng,  một đối tác quan trọng của 2 công ty nói trên.

 

“Chuyện thường ngày ở huyện”

     Cửa hàng rút sản phẩm Fujiya ra khỏi quầy.

Sự kiện nhiễm độc của các hãng sữa Morinaga,  Snow vào những năm trước vẫn còn “tươi”trong ký ức của các bà mẹ Nhật,  niềm hi vọng các công ty chế biến lương thực sẽ rút được bài học kinh nghiệm đớn đau nầy nhưng hàng loạt vụ nhiễm độc lớn nhỏ,  từ công ty nổi tiếng đến các công ty địa phương liên tục xảy ra trong những năm gần đây càng biểu hiện thái độ xem thường sức khỏe của khách hàng,  nhất là trẻ sơ sinh hay lớp tuổi tiểu học là người tiêu thụ sữa hay bánh kẹo nhiều nhất. Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Nhật bản cảnh báo 73.6% người mắc các loại bệnh mãn tính về đường ruột hay gan,  thận…ở Nhật bản là có nguồn gốc từ thức ăn,  thực phẩm chế biến,  không kể hiện tượng tiêu chảy, kiết lỵ hay nôn mữa vì nhiễm khuẩn E.Coli,  Salmonella…xảy ra đến mức “hoá quen”,  trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Nếu theo dõi danh sách thực phẩm được lệnh thu hồi của FDA (Cơ quan quản lý Thuốc và thực phẩm) trên thị trường của Hoa kỳ,  chúng ta thấy hầu như ngày nào cũng xảy ra vài ba sự kiện vi phạm tuy rằng qui mô không lớn như Fujiya. Đặc biệt gần đây,  trong 6 tháng đầu năm 2007,  FDA đã tích cực công bố hàng hoá, thực phẩm nhập khẩu vi phạm (tạp chất,  dư lượng kháng sinh, vi khuẩn gây bệnh,  bao bì không đúng với qui cách…) từ các nước,  trong đó Trung quốc là lớn hơn cả,  cho thấy ngày càng việc kiếm soát nghiêm nhặt so với những năm trước đây,  hàng rào kiểm dịch đã được siết lại nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng nội địa.

Bộ Y tế Việt Nam cho biết 35% trong số 150, 000 chết/năm vì ung thư tại nước ta cũng do thực phẩm trong đời sống vì vậy việc bảo đảm vệ sinh, an toàn và phòng dịch…để đối phó với “thập diện mai phục” không chỉ là vấn đề ở nhà máy Fujiya nói trên mà còn là vấn đề của bản thân chúng ta,  trong đó việc kiểm tra chất lượng đầu vào trong qui trình sản xuất và chế biên thực phẩm cần được “luật”hoá với chế độ chế tài nghiêm khắc về trách nhiệm của nhà sản xuất, là tội ác mang tính đầu độc giết người chứ không phải là lỗi hành chính như hiện nay.

Box 5. Cty Fujiya thành lập năm 1910,  là một tập đoàn sản xuất bánh kẹo, kinh doanh restaurant, nước ngọt thuốc gia điình Fuji mà Tổng giám đốc Fuji Rintaro là cháu ruột của người sáng lập Fuji Rinemon. Bánh nướng Pekochan ra đời cách đây 60 năm như một thương hiệu được trẻ em Nhật bản ưa chuộng.

 

Box 6. Những sự cố thu hồi gần đây:

Cty Kyowa Pefumery & Perfumery: sản phẩm phụ gia có Acetaldehyde,  Propionaldehyde and Castor oil và các nhà chế biến lương thực sử dụng hương liệu của cty nầy đe dọa khởi kiện để đòi đền bù thiệt hại,  trong đó có:

-Cty Nichirei chuyên sản xuất hàng đông lạnh thu hồi 5 sản phẩm “gratin” (món hầm)có phô mai và tôm.

-Cty Otsuka Pharmaceutical thu hồi 3 trong những sản phẩm mang tên “the Calcium”

 (480, 000 mẫu)

-Cty Oriental Land thu hồi các sản phẩm của Morinaga,  Meiji Seika bán ở khu nghĩ mát Disneyland.

 

Đây là các cty trong số 600 nhà sản xuất đã thu hồi sản phẩm sử dụng hương liệu của cty Kyowa.

 

Box 7. :Phát hiện dao cắt kim loại trong cá đóng hộp:Cty Nhật bản thu hồi 5 triệu hộp cá ngừ

Ngày 13.2.2007 Cty Nichiro ở Tokyo đã ra lệnh thu hôi 4.8 triệu hộp cá ngừ do cty Highland Dragon ở Việt Nam sản xuất.

 

Bài 5: Khi “Ác quĩ  21 sắc diện” tống tiền tập đoàn Morinaga-Glico. Vụ án “114”

Ác quỉ tống tiền

Ngày 18/3/1984,  lúc 9:30 giờ tối,  2 kẻ lạ mặt đột nhập vào phòng riêng  nhà ông Ezaki Katsuhisa (42 tuổi) chủ tịch tập đoàn Glico ở tỉnh Hyogo ( nơi có cảng Kobe) dùng súng đe dọa và bắt đi trong khi ông đang tắm giữa sự chứng kiến của người thân. Sáng sớm hôm sau một bức thư  được gửi đến nhà một nhân viên của hãng nầy,  báo có thư đặt ở cabin điện thoại công cộng trong đó đòi 1 tỷ yen và 100 kilô vàng tiền chuộc.Ba ngày sau,  ông Ezaki Katsuhisa thoát được từ nhà giam là kho hàng trong  tỉnh Osaka một cách khó hiểu. Vẫn còn là một ẩn số trong việc ông Ezaki đã thoát được,  nhưng nhiều sự kiện đe dọa liên tục xảy ra đối với công ty nầy như đốt xe (ngày10.4),  thư tống tiền kèm theo acide (ngày 16/4) và thư gửi đến báo chí dọa có Cyanure trong sản phẩm (10/5/1984)…Tập đoàn bánh kẹo Glico ở Osaka đã thiệt hại 30 triệu đô la,  phải sa thải 450 công nhân phụ việc (tạm thời)để thu hẹp sản xuất vì một bức thư dọa đã bỏ thuốc độc cyanure vào sản phẩm của hãng nầy ở siêu thị,  cùng lúc,  cảnh sát ở Tokyo và các tỉnh miền tây Nhật bản được báo đã phát hiện thuốc độc trong một số hộp bánh Choco- ball và Angel Pie của cty Morinaga.

Bức thư đầu tiên kí tên “Ác quỉ 21 sắc diện” được gửi đến công ty Ezaki Glico vào ngày 10/5/1984  sau khi vụ bắt cóc ông Katsuhisa Ezaki,  chủ tịch công ty nầy xảy ra. Sau khi nhận được thư dọa ,  công ty Glico đã ra lệnh thu hồi tòan bộ sản phẩm đang có mặt trên các quầy hàng khắp nơi để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Không có một người nào bị trúng độc xảy ra. Chính thái độ sử lý nầy đã làm tăng uy tín của công ty  và trấn an được khách hàng một cách hiệu quả.

 

Lãnh được tiền chuộc

Ngày 20/6/1984,  thủ phạm kí tên “Ác quĩ” nầy  viết thư tuyên bố “tụi tao tha cho mày đấy,  chán lắm rồi…” một cách khó hiểu,  chuyển mục tiêu sang các sản phẩm của 30 công ty khác trong đó có cty bánh kẹo Morinaga (thuộc tập đoàn Sữa Morinaga),  xí nghiệp thịt xúc xích Marudai và sản phẩm của công ty Thực phẩm House (chế biến  Ca-ri ăn liền…). Đúng như lời đe dọa, cảnh sát  đã tìm thấy các hộp bánh của Morinaga có dán thêm dòng chữ :”nguy hiểm,  có chất độc” của bọn nầy vào ngày 7/10/1984 và tháng 2/1985.Tính từ ngày 7/4/1984 đến 26/12/1984 chúng đã gửi tất cả 15 bức thư dọa dẫm như trên, dư luận hoảng loạn trước sự khủng bố, cảnh sát tỏ ra bất lực trong việc truy tìm hung thủ đưa đến tình trạng căng thẳng đẩy ông Yamamoto,   cảnh sát điều tra   tỉnh Shiga (bên cạnh Osaka) tự vẫn. 12 ngày sau khi cảnh sát nầy tự sát,  vaò ngày 12/8/1985 bọn nầy gửi thư tuyên bố kết thúc “cuộc chơi” kéo dài 1 năm 5 tháng.

Được biết ngày 28/6/1984 hai ngày sau khi ngừng đe dọa Xí nghiệp Xúc xích Marudainhóm “Con quĩ” đã nhận được 50 triệu yen như đã cam kết . Lực lượng cảnh sát theo dõi thủ phạm bằng cách đội lốt nhân viên Marudai đến trao tiền nhưng rồi để vuột , chỉ biết rằng “đó là người đàn ông mắt cáo”.

 

Trách nhiệm của nhà sản xuất

Điều đang nói là khi bọn nầy gửi thư tống tiền thì các nhà sản xuất như Glico,  Morinaga,  thực phẩm House… đã có phản ứng rất nhanh,  ngay ngày hôm sau đã ra lệnh thu hồi toàn bộ sản phẩm trên thị trường, quầy bày hàng của các hãng nầy tại các siêu thị ,  một thông báo khẩn cấp được dán khắp vì vậy thiệt hại về người đã không xảy ra tuy rằng chi phí thu hồi, doanh thu sụt giảm là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên cho đến ngày nay chưa ai biết được thỏa thuận bên trong giữa hung thủ và các cty nầy là bao nhiêu,  cũng như tiền chuộc ông Tổng giám đốc Ezaki Katsuhisa của Glico vẫn chìm trong bóng đêm chứng tỏ đây là một hành vi tống tiền có kế hoạch và tổ chức chu đáo,  biết lợi dụng các cơ quan truyền thông và dư luận để gây sức ép một cách hữu hiệu. Mặc dù sự việc diễn ra trong một thời gian khá dài trên một diện tương đối rộng (Tokyo,  Osaka,  Kyoto,  Aichi…) nhưng cảnh sát điều tra vẫn bất lực,  như một phim cảnh sát hình sự mà phần thua lại về phía lực lượng đặc nhiệm !

 Cảnh sát Tokyo cho rằng đây là hành vi tống tiền của Manabu Miyazaki,  một Yakuza (găng tơ)  tác giả của những vụ án Glico-Morinaga nhưng không có bằng chứng để cáo buộc. Cho rằng tên nầy là kẻ chủ mưu vì người cha của hắn cầm đầu một nhóm găng-tơ địa phương,  có mối thù truyền kiếp với tập đoàn Glico  về vấn đề giành giựt quyền “xử lý” nước thải của công ty Glico trong những năm 1975-76.

 Vụ án “114” (Glico-Morinaga) đã khép lại vào 10 năm sau vì thời hiệu và đến nay chưa ai vén được màn bí mật.

 

Bài 6: Lối thoát để cứu vãn:

Văn hoá “tự xử” (Jiketsu) của người Nhật bản

Jisatsu  (tự sát)-Jishoku  (từ chức)-Jinin  (tự

Bãi nhiệm)

 

Kamikaze trong thế chiến thứ hai

Binh lính Nhật tự xử sau khi thua trận (1945).

Hình ảnh những người lính Nhật quì trước sân mổ bụng tự sát (tuẫn tiết) khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng quân đội đồng minh vô điều kiện vào năm 1945 vẫn còn trong ký ức của những người đã sống vào thời kỳ đó. “Harakiri” (seppuku) là phương cách tự xử của Samurai thời phong kiến,  để tỏ lòng thành hoặc nhận trách nhiệm trước chủ soái (lãnh đạo),  có khi tuẫn tiết  theo người chủ soái thất trận. Nhà văn nổi tiếng Mishima Yukio đã mổ bụng tự sát ngay ở phòng làm việc viên tướng tư lệnh Tổng cục phòng vệ Nhật bản vào năm 1970 với lời hịch “ưu quốc” (lo lắng cho đất nước),  cho rằng lực lượng bảo thủ,  cánh hữu ở Nhật bản thời bấy giờ quá hèn nhát,  không bảo vệ nổi uy tín của Thiên hoàng trước làn sóng dân chủ tiến bộ đòi kết thúc chế độ “quân chủ lập hiến” mà Thiên hoàng (Vua) là người đứng đầu. Hình ảnh quá khích nầy không khác gì những phi công cảm tử của Nhật bản khi dùng máy bay lao vào tấn công Trân Châu Cảng (7/12/1941) một cách liều lĩnh. Kamikaze (Thần Phong) là cách mà không quân Nhật khiêu chiến với quân đội đồng minh. Ngày nay, tinh thần nầy của người đàn ông Nhật bản vẫn còn ẩn hiện trong tiềm thức,  nhiều người đã chấp nhận lấy cái chết để bày tỏ thái độ “trách nhiệm” hay “lòng thành” trước một sự việc nào đó có liên quan đến họ. Điểm chung nhất chúng ta có thể thấy là các ông Chủ tịch tập đoàn, Giám đốc công ty Fujiya,  Sữa Snow hay Thực phẩm Snow…tuyên bố “sẵn sàng từ chức để nhận trách nhiệm” trong các vụ án gây ngộ độc hay sự kiện “tráo thịt bò nội bằng thịt bò ngoại”. Gần đây nhất là   bộ trưởng quốc phòng Kyuma Fumio phát biểu “hớ” trong một buổi họp rằng hành động ném bom Nagasaki vào năm 1945 của Hoa kỳ là một việc làm “chẳng đặng đừng” để kết thúc chiến tranh,  buộc phải đệ đơn xin từ chức và Bộ trưởng Nông lâm thủy sản Matsuoka Toshikatsu đã tự sát vì bê bối tài chính trước phiên xét hỏi của quốc hội để “nhận trách nhiệm” trong việc gây tác động xấu đến uy tín đang trên đà xuống dốc của liên minh đảng cầm quyền mà thủ tướng Abe là người đại diện.

Các chủ tập đoàn công nghiệp, ngân hàng, chứng khoán hay thương mãi… ở Nhật bản cũng như chính trị gia các đảng phái tại Quốc hội bao giờ cũng sẵn sàng rút lui mỗi khi một sự việc tiêu cực nào đó bị phơi bày ra ánh sáng,   cho rằng  có cách nầy mới có thể làm “yên dân” (hay  yên lòng khách hàng) bảo vệ được sự đoàn kết,  nhất trí của “tổ chức” và tránh được sự chê bai, khinh bĩ của dư luận.

 

Văn hoá “tự xử” ngày nay

Văn hoá “tự xử” của người Nhật bản ngày nay tuy không còn quá khích như trước nhưng vẫn tác động tâm lý rất lớn nhằm duy trì sự ổn định và phát triển (của đất nước, đảng phái hay công ty…) tuy nhiên có những người cố tình , ngoan cố chạy tội , chối quanh co như Chủ tịch tập đoàn Snow trong khi sử lý vụ nhiễm độc trong sữa, đã gây bất bình,  làm phương hại đến uy tín dài lâu của Tập đoàn và thương hiệu Snow nghiêm trọng…và rút cục thì cũng phải tìm cách tháo lui,  nhường chỗ cho kẻ khác (trong nhóm) lên thay mà thôi.Chỉ với cách làm nầy mới có thể duy trì được vị trí hay quyền lợi của phe nhóm một cách lâu dài.

 Trường hợp điển hình nổi bật nhất là Cựu thủ tướng Tanaka Kakuei,  một nhân vật gây sóng gió nhiều nhất trên chính trường Nhật bản trong thời gian ông ta cầm quyền trong chính phủ và đảng Dân chủ tự do,  cũng phải chấp nhận từ chức trong khi đang nắm một lực lượng hùng hậu trong đảng,  trở thành “nhóm quyền lực đen” ở hậu trường sân khấu chính trị Nhật bản trong những năm 1969-1985 và kéo đến tận ngày ông ta qua đời (tháng 12/1993).Tanaka Kakuei buộc phải rời khỏi chức vụ thủ tướng khi đang nắm quyền vào tháng 11/1974 khi bùng nổ “scandal” tình cảm với cô kế toán trưởng Sato Aki. Sau đó,  sự kiện Tanaka Kakuei ăn hối lộ khi còn đương nhiệm trong áp phe “mua bán máy bay Lốc-kít” của hãng hàng không ANA (All Nippon Airways)phơi bày ra ánh sáng ,  Tanaka bị toà án Tokyo kết tội 4 năm tù giam vào tháng 10/1983 nhưng ảnh hưởng chính trị của Tanaka trên chính trường không hề bị suy thoái,  6 thành viên trong nội các Nakasone (1984) vẫn là người của phe cánh Tanaka.

 Đối với ngừoi Nhật bản, lối  “tự xử” nầy được xem là một cách cứu vãn đạo đức của người biết “tự trọng” không chịu khuất phục hay hèn nhát trước nghịch cảnh. Nhận lãnh trách nhiệm “đạo lý”bằng cách từ chức,  thoái lui hay tự miễn nhiệm trước khi tòa án hay cấp trên “xử tội” vẫn là cách làm phổ biến . Vì vậy,  không lấy gì làm  lạ khi thủ tướng hay lãnh đạo một đảng phái chính trị ở Nhật bản buộc bước xuống vũ đài chính trị sau khi gặp thất bại trong cuộc bầu cử để “nhận lãnh trách nhiệm”, giao lại quyền bính cho nhóm khác  trong đảng.Việc  bộ trưởng (chánh văn phòng nội các) từ chức chịu tội thay cho thủ tướng Abe Shinzo để nhận trách nhiệm trong thất bại thảm hại vào kỳ bầu cả thượng viện ngày 29/7/2007 là một thí dụ gần đây nhất.

Việc xử phạt bằng cách buộc kẻ phạm tội phải mổ bụng tự sát (Seppuku) như phong kiến Trung quốc là chém đầu hay treo cổ (treo cổ là biện pháp xử phạt  giữ gìn danh dự, cho toàn thây xem như ân huệ của Hoàng đế đối với hoàng thân, quốc thích,  quan lại phạm tội chết) đã chấm dứt vào năm 1873,  ngay sau Minh Trị Duy Tân,  vì vậy từ đó đến nay chỉ còn hiện tượng tự sát theo chủ ý riêng mà thôi,  hành động nầy được lý giải như một sự đền tội hay chuộc lỗi sai lầm.Vì vậy văn hoá “tự xử” của người Nhật bản mang ý nghĩa bảo vệ danh dự của cộng đồng (đảng phải, bè nhóm…)một cách quyết liệt ,  sẵn sàng hi sinh dù không “tự sát” kiểu  xưa kia nhưng họ biết phải “tự rút lui”,  hay “lùi” về tuyến sau khi không còn đủ sức để lèo lái hay  (nhận được sự ủng hộ) lãnh đạo như Tổng thư ký đảng LDP Nakagawa Hidenao lẫn chủ tịch Hội nghị sĩ thượng viện của đảng Dân chủ tự do  (LDP) Aoki Mikio  tuyến bố sẵn sàng từ chức sau thất bại đắng cay trong cuộc bầu cử tháng 7 năm 2007,  lần đầu tiên sau 55 năm cầm quyền đảng cầm quyền LDP trở thành  thiểu số ở thượng viện.

Ảnh hưởng của Thần đạo(Shinto)

Triết lý xử thế theo đạo lý phương đông đồng thời phù hợp với tinh thần của Shinto(thần đạo) là trung thành tuyệt đối với lãnh chúa(hay Thiên hoàng) của người Nhật  đã biến thể sang hình thái “mổ bụng”* để được chết một cách “thanh thản”  giữ lấy danh dự trong thời phong kiến nay trở thành những vụ thảm sát hay tự vẫn vì hoàn cảnh cá nhân, bất mãn hay thất bại trong công việc ngày càng nhiều.Chọn cái chết là cách “giải thoát”(theo đạo Phật) hay là “con đường về trời” theo tư tưởng của thần đạo(Shinto) Nhật bản.

Bên cạnh đó,  đạo lý”không đánh kẻ ngã ngựa”là châm ngôn khá phổ biến ,  là  tinh thần thượng võ trước một người thừa nhận mình “thua”cuộc và sẵn sàng tha thứ vì vậy chúng ta thường thấy người Nhật thường cúi đầu “xin lỗi” rất nghiêm túc trước công luận khi có sai sót để mong nhận được sự “thông cảm”. Không những trong giới doanh nhân,  chính trị gia mà hầu hết người Nhật nhận lãnh trách nhiệm của mình  bằng cách tuyên bố từ chức ngay lập tức để tránh búa rìu của dư luận. Họ sẵn sàng “đập đầu” xin lỗi hay tạ tội trước công luận,  trong những buổi họp báo giải trình về nội dung thất bại,  hay thất thoát để xoa dịu sự căm phẩn rồi sau đó xin có thời gian chỉnh đốn,  sửa sai và cam kết sẽ từ chức khi kết thúc công việc,  làm tròn trách nhiệm cuối cùng” trước khi rời nhiệm sở.

 Ở chính trường thì điều đó càng thể hiện đậm nét khi tương quan lực lượng phe phái ngang ngữa,  đối trọng; chỉ cần phạm lỗi dù nhỏ cũng bị các nghị sĩ đối lập truy xét cho đến khi chịu bước xuống vũ đài mới thôi,  hay ngược lại dùng đa số phiếu để đè bẹp đối phương tiếp tục giữ vững  quyền bính và điều đó đã trở thành một tập quán thường thấy ở nước khác nhưng  việc ở lại “tham quyền cố vị”nầy cũng sẽ không kéo dài mà chỉ là sự vớt vát để dàn xếp phân bổ quyền bính giữa các phe phái trong đảng cầm quyền,  đó cũng là “trách nhiệm” cuối cùng trong sự nghiệp chính trị như thủ tướng Abe Shinzo trong cuộc  bầu cử vừa qua.

Tin tức mới nhất(1/9/2007) cho biết Tân bộ trưởng Nông nghiệp Nhật bản trong nội các mới thành lập cách đây một tuần (ngày 27/8/2007) của Thủ tướng Abe,  ông Takehiko Endo đã xin từ chức vì đã nhận một khoản tiền ủng hộ trái phép 50, 000 yen(tương đương 450 USD) từ một hợp tác xã nông nghiệp được nhà nước trợ cấp.  Tại sao ?*

___________________________________

*Loạt bài nầy được viết trước khi thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố từ chức (ngày 12/9/2007),  lúc Ông Abe đang chuẩn bị cải tổ nội các sau thất bại trong bầu cử thượng viện cuối tháng 7/2007.

 

Tháng 8/2007

Hồng lê Thọ

 

 

*Harakiri không phải là hành động mổ bụng,  chặt đầu đơn thuần mà là một lễ nghi với nhiều thủ tục trang trọng và phức tạp (xem ảnh). Bản thân người tự xử phải làm sạch mình, thay áo sạch sẽ , thanh khiết… trước khi “thanh thản trên con đường trở về trời”(Thần đạo) với sự trợ giúp cũng nhiều “phụ tá”.

 

Tư liệu tham khảo

Tác hại lâu dài của độc tố đối với trẻ

do sữa bột nhiễm thạch tín

(từ Environmental Health: A Global Access Science Source 2006)

 

Miwako Dakeishi,  Khoa Sức Khỏe môi trường ĐH Y khoa Akita(Nhật)

Katsuyuki Murata,  Khoa Y  môi trường, Viện y tế công cộng,  ĐH Nam Đan Mạch

Philippe Grandjean,  Khoa Sức khỏe môi trường,  Trường sức khỏe công cộng Harvard(Mỹ).

Nhiễm độc thạch tín hiện đang là một vấn đề toàn cầu về sức khỏe,  ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới mà nguyên nhân chính là do uống các nguồn nước ngầm trong thiên nhiên  bị nhiễm. Các đánh giá về mối nguy hại của thạch tín được xác nhận qua tính chất gây ung thư của nó,  nhưng sự nguy hiểm của ngộ độc thần kinh lại bị bỏ sót. Năm 1955 nhiễm độc thạch tín ở trẻ em Nhật Bản bùng phát với con số tử vong hơn 100. Thủ phạm chính là sữa bột nhiễm độc do công ty Morinaga sản xuất. Các báo cáo chi tiết về sự cố nhiễm độc sữa bột Morinaga chỉ được công bố bằng tiếng  Nhật,  nhờ vậy người ta đã có cái nhìn tổng quan về sự cố này và những hậu quả lâu dài của nó. Các phân tích cho thấy lượng thạch tín có trong sữa bột Morinaga là khỏang 4-7 mg/L,  tương ứng với liều lượng mỗi ngày là hơn 500 µg/kg trọng lượng cơ thể. Sự phơi nhiễm sẽ thấp hơn nếu sử dụng sữa pha loãng. Với tổng lượng thạch tín khỏang 60 mg,  nhiễm độc lâm sàng sẽ xảy ra sau một vài tuần bị phơi nhiễm. Đây là cơ sở cho việc đánh giá sự nguy hiểm của ngộ độc thần kinh. Vào thời điểm đó,  đã có hơn 600 nạn nhân sống sót,  50 trong số đó hiện nay được đánh giá là đang phải chịu đựng những di chứng nghiêm trọng như chậm phát triển trí não,  các bệnh khác liên quan đến hệ thần kinh và các bệnh tật khác. Song song với những nghiên cứu dịch tể gần đây đối với những trẻ bị phơi nhiễm thạch tín do môi trường,  số liệu trên đã đủ cho thấy sự cần thiết của việc cân nhắc,  xem ảnh hưởng của ngộ độc thần kinh là mối quan tâm chủ đạo khi đánh giá sự nguy hại của sự phơi nhiễm thạch tín vô cơ.

Nhiễm độc thạch tín hiện đang là một vấn đề toàn cầu về sức khỏe và  ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới mà nguyên nhân chính là do sự ô nhiễm của các nguồn nước ngầm trong thiên nhiên,  nhưng những ảnh hưởng của việc khai thác mỏ,  nung chảy,  nông nghiệp (thuốc trừ sâu hay phân bón) cũng góp phần vào tình trạng bị ô nhiễm của địa phương. Mặc dù các đánh giá gần đây về sự nguy hiểm của thạch tín chủ yếu chỉ dựa vào đặc tính dễ nhận biết của nó là gây ung thư nhưng các tác hại khác như ngộ độc thần kinh lại có khả năng liên quan rất cao. Ví dụ như bệnh thần kinh ngọai vi đã được chứng minh là đã xuất hiện ở người lớn và người ta nghĩ rằng nó chỉ xảy ra ở mức phơi nhiễm khá cao – điều mà các quan điểm phòng ngừa ung thư do thạch tín gây ra sẽ không chấp nhận. Năm 1888 tại Pháp,  sự cố xảy ra đã làm chết 15 người trong số 500 nạn nhân bị phơi nhiễm do uống rượu có chứa thạch tín,  tại Anh năm 1900-1901,  70 trong số 6000 nạn nhân đã chết do uống bia có chứa thạch tín,  tại Mỹ năm 1924,  15 trong 28 nạn nhân đã chết do uống rượu táo có chứa thạch tín. Tất cả các nạn nhân đều là người lớn.

Trong quá trình diễn tiến của các phản ứng,  với một  hàm lượng nhất định,  các chất hoá học nêu trên có thể không gây độc hại cho người lớn nhưng đối với trẻ em thì quá trình phát triển của hệ thống thần kinh sẽ dễ bị phá vỡ,  vì vậy việc cân nhắc sự tiến triển của ngộ độc thần kinh là rất cần thíêt. Sự cố nhiễm độc ở Nhật vào thời kỳ giữa những năm 1950 đã cung cấp một cơ sở dữ liệu phong phú nói về sự tiến triển của độc chất thạch tín.  Sự cố được gọi là nhiễm độc sữa khô Morinaga,  sự cố này chỉ được đưa tin một cách rất ngắn gọn bằng tiếng Anh khoa học,  nhưng các báo cáo chi tiết thì lại bằng tiếng Nhật. Theo một số báo cáo chính thức,  đã có hơn 100 trẻ chết vì nhiễm độc thạch tín,  làm tăng tỷ lệ tử vong của sự cố ngộ độc thực phẩm này tới mức nghiêm trọng nhất ở Nhật. Do không có bản báo cáo chi tiết bằng tiếng Anh nên chúng tôi chỉ trình bày tổng quát về sự cố nhiễm độc sữa khô của công ty Morinaga trên cơ sở các báo cáo đã được các nhà nghiên cứu Nhật Bản công bố.

 

Bùng nổ ngộ độc thạch tín tại Nhật

Đầu hè 1955,  các bác sĩ miền tây nước Nhật rất lo lắng về sự bùng nổ của một căn bệnh khác thường,  biểu hiện qua chứng biếng ăn,  đổi sắc da,  tiêu chảy,  ói mửa,  sốt,  và trướng bụng ở hầu hết các trẻ dưới 12 tháng tuổi. Lúc đầu,  trước khi tìm ra được nguyên nhân,  hầu hết các bác sĩ đa khoa đều cho rằng đây là những chứng bệnh do viêm phế quản cấp tính hay viêm phổi hay thuốc kháng sinh được bác sĩ cho toa như penicillin hay streptomycin gây ra. Một số bác sĩ nhi khoa của một bệnh viện lúc đó nghi ngờ rằng đây là bệnh nhiễm trùng máu do nấm Candida vì một số trẻ được phát hiện là có nấm Candida albicans trong da và nước tiểu thông qua kính hiển vi. Tuy nhiên,  vào ngày 20 tháng 8,  kết quả khám nghiệm tử thi một trẻ 5 tháng tuổi cho thấy không có nấm Candidiasis trong nội tạng hay dấu hiệu đặc trưng nào của bệnh viêm gan.

Có một đầu mối liên hệ rõ ràng cho thấy các nạn nhân đều là những trẻ không được bú sữa mẹ mà thường được cho uống sữa khô nhãn hiệu Morinaga. Với manh mối này,  bác sĩ Eiji Hamamoto – Giáo sư Nhi khoa Bệnh viện Đại học Okayama đã nghĩ đến nguyên nhân gây ra các hiệu ứng lâm sàng là do bị ngộ độc kim lọai hay chất á kim. Ngày 23 tháng 8,  dựa trên triệu chứng lâm sàng cụ thể,  bác sĩ Hamamoto nghi ngờ  thạch tín có thể  là thủ phạm chủ chốt. Ông đã đề nghị khoa Pháp y của trường Đại học Okayama kiểm định xem liệu sữa khô của Morinaga có thạch tín hay không,  và dự đoán này đã được khẳng định. Ngay ngày hôm sau,  thay mặt giám đốc Sở Y tế,  bác sĩ Hamamoto đã công bố những căn cứ kết hợp: (1) các bệnh nhân bị sốt,  đổi sắc da,  gan to,  thiếu máu. Các triệu chứng này đều rất khớp với những triệu chứng lâm sàn khi bị nhiễm độc thạch tín; (2) thạch tín được xác định là có trong sữa khô của Morinaga  mà người bệnh đã ăn phải; (3) dù không có đủ căn cứ để khẳng định tính hiệu quả của BAL (British anti-Lewisite - chất giải độc) nhưng  được khuyến khích sử dụng xem như liệu pháp thăm dò để trị ngộ độc thạch tín.

Ngay trong ngày này,  sữa Morinaga bị cấm bán tại Nhật. Ngày hôm sau thạch tín được phát hiện trong mủ gan và tóc của một trẻ đã chết. Nhờ liệu pháp chữa trị sử dụng BAL,  bệnh tình của các bệnh nhân đã có tiến triển và số người chết lập tức giảm nhanh chóng. Thêm vào đó,  những cuộc kiểm nghiệm hoá mô trên những con chuột chết sau khi cho chúng ăn sữa khô Morinaga từ 7 đến 9 ngày cho thấy có nhiều hàm lượng thạch tín tích tụ trong gan của chúng.

 

Nguyên nhân phơi nhiễm thạch tín

Vụ ngộ độc thạch tín  liên hệ tới sản phẩm sữa khô MF sản xuất tại nhà máy Tokushima (tức nhà máy Morinaga F). Các báo cáo về công ty Morinaga cho thấy sản phẩm sữa khô của công ty đã có thạch tín từ ngày 13/4/1955. Nguyên nhân là do sản phẩm disodium phosphate được bổ sung vào sữa bò như là một chất ổn định để duy trì độ axit,  nhưng chúng không nguyên chất mà là hỗn hợp có chứa 5-8% thạch tín (được mô tả như là  acid asen). Khi phân tích chất phụ gia disodium phosphate sử dụng tại nhà máy,  người ta thấy nó có chứa trisodium phosphate,  sodium arsenate và một số tạp chất khác. Theo Nakagawa và Libuchi,  chất phụ gia này là một phó phẩm của quá trình sản sinh aluminum từ bauxite có chứa khỏang 45% tinh thể nước,  14% P2O5,  28% Na2O,  2% V2O5 và 6% As2O5. Vào thời điểm đó,  nhà máy Tokushima sản xuất mỗi tháng gần 200.000 hộp sữa khô lọai 1 pound. Sữa được bán chủ yếu ở miền tây của Nhật vì vậy nạn nhân hầu hết là những người sống tại khu vực này. Tháng 8 năm 1955,  một số sữa khô Morinaga cũng xuất hiện trên thị trường phía đông Nhật bản trong đó có Tokyo,  nhưng hầu hết đều bị thu hồi trước khi được bán.

Sự cố thạch tín cuối cùng (acid asen) trong sữa khô MF được Viện Vệ sinh Hyogo tính được là khỏang 0.001% - 0.007% (trung bình là 0.003%),  Viện Vệ sinh Tokyo là 0.0015% - 0.0020%. Mặc dù có liều lượng thạch tín khác nhau nhưng sữa khô MF được xác nhận là có thể chứa khỏang 21-35 µg thạch tín/g. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất được in trên nhãn,  sự cố sữa cuối cùng có thể là 4.2-7.0 mg/L. Điều này có nghĩa là mỗi lần tiêu thụ sữa,  trung bình lượng thạch tín được tiêu thụ trong một ngày là 2.5 mg đối với trẻ một tháng tuổi,  3.2 mg đối với trẻ 2 tháng tuổi và 4.6 mg đối với trẻ sáu tháng tuổi. Tính theo trọng lượng cơ thể,  lượng thạch tín trên tương đương với 540 µg/kg trọng lượng cơ thể/ngày đối với trẻ một tháng tuổi,  590 µg/kg trọng lượng cơ thể/ngày đối với trẻ 2 tháng tuổi và 610 µg/kg trọng lượng cơ thể/ngày đối với trẻ sáu tháng tuổi. Nếu chỉ 50% lượng sữa nguyên chất hay pha loãng được sử dụng,   sự cố phơi nhiễm thạch tín có thể đã xảy ra ít hơn. Mặc dù các số liệu về thời gian phơi nhiễm nói chung hầu như không được lưu trữ nhưng các sự cố xảy ra trong hè có thời gian phơi nhiễm là chỉ một vài tuần. Thông tin chi tiết hơn về tổng liều lượng được trình bày trong các bài nghiên cứu mô tả các trường hợp.

 

Các nghiên cứu mô tả về nhiễm độc cấp tính

Tại tỉnh Okayama,  nhiễm độc xảy ra trong suốt thời gian từ 8/8/1955 tới 30/4/1956 đã dẫn đến 24 trường hợp tử vong,  2.005 bệnh nhân sống sót và 84 bệnh nhân bị nghi ngờ nhiễm độc thạch tín với nhiều triệu chứng,  tuy nhiên chẩn đoán này được xem là chưa chắc chắn. Trong số 2.113 bệnh nhân này thì trẻ em từ 6-10 tháng tuổi chiếm đa số (N=954),  trẻ Nam chiếm 1.223 (57, 9%) (Sơ đồ 1). Độ tuổi của bệnh nhân dao động từ 1 tháng tuổi đến 61 tuổi. Nạn nhân đầu tiên của sữa khô MF có lẽ xuất hiện vào tháng 4 năm 1955 và tỷ lệ mắc phải đạt đỉnh cao vào tháng 7 và tháng 8/1955.

Việc đánh giá tổng lượng thạch tín của mỗi bệnh nhân ăn sữa khô MF bị nhiễm là rất khó vì liều lượng thạch tín ở mỗi sữa khô đều khác nhau một ít,  không ai biết được số lượng thực tế các hộp sữa khô mỗi gia đình đã mua và không chỉ trẻ em mới ăn sữa khô mà cả những thành viên khác trong gia đình cũng sử dụng. Hồ sơ của các bệnh nhân chủ yếu chỉ ăn sữa khô MF cho thấy liều lượng gây ra nhiễm độc lâm sàn đo được là khỏang 5 hộp (5 pounds sữa khô). Theo hướng dẫn của nhà sản xuất,  trẻ 2 tháng tuổi sẽ tiêu thụ lượng trên trong 2 đến 3 tuần. Tổng lượng khi đó tính được là 60 mg.

Các triệu chứng lâm sàng được quan sát trên 381 trẻ (320 trẻ điều trị ngọai trú và 61 trẻ nội trú) thực hiện tại Bệnh viện Đại học Okayama. Tất cả những trẻ nội trú đều có triệu chứng trướng gan  nhưng có phản ứng keo nhờn(Colloid reaction) bình thường. Gần phân nửa số trẻ nội trú được kiểm tra bằng điện tâm đồ (ECG) có kết quả biểu đồ điện tim không bình thường như mặt chiếu ST,  flat T hay khỏang QT. Phân tích nước tiểu của một số bệnh nhân cho thấy có các tế bào máu trong nước tiểu  không có protein. Thật không may,  họat động khác thường của các sợi thần kinh hay cảm giác khó chịu tự phát không bình thường (dysaesthesia) lại không xuất hiện ở những trẻ này để có thể đánh giá.

 

Những tranh cãi về sự cố nhiễm độc sữa khô Morinaga

Sự cố nhiễm độc xảy ra trong suốt thời kỳ đầu của giai đọan phát triển kinh tế nhanh chóng ở Nhật trong thời hậu Thế chiến thứ II. Vào lúc đó,  hầu hết các thị trường sữa thay thế sữa nhập của Nhật đều do 3 công ty chính sản xuất,  trong đó có công ty sữa Morinaga Milk Industry Company. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty đã dẫn đến một nhu cầu về phương pháp sản xuất là sản xuất phải phù hợp với chi phí kinh doanh của công ty. Vì vậy,  vấn đề an tòan thực phẩm dường như không được ngành sản xuất thực phẩm quan tâm chú ý phản ánh qua việc không thực hiện kiểm tra và đánh giá chất lượng nguyên liệu thô của công ty Morinaga: tại sao nhà máy Tokushima lại sử dụng phụ phẩm thô có chứa chất phụ gia thạch tín mà không cân nhắc kỹ lưỡng? Và hơn thế,  nếu công ty sử dụng sữa tươi để sản xuất sữa khô thì sẽ không cần chất ổn định disodium phosphate.

Giữa những năm 1950,  các bác sĩ nhi khoa không thấy được những rủi ro tiềm tàng về sức khỏe liên quan đến thực phẩm trẻ em. Vì vậy,  chỉ có những bằng chứng mô tả được thu thập từ các biểu hiện lâm sàng,  cho đến khi thạch tín bị phát hiện trong các sản phẩm sữa khô. Thêm vào đó,  thậm chí sau khi sữa khô MF bị cấm,  không có nghiên cứu nào được triển khai để nghiên cứu về lượng thạch tín trong tóc trẻ em hay trong nước tiểu. Các nhà nghiên cứu lâm sàng về nhiễm độc sữa khô Morinaga đã không thu thập bất cứ dữ liệu nào về mức độ phơi nhiễm hay hiện tượng tích tụ độc tố trong cơ mô. Kết quả là các dữ liệu thu thập được về liều lượng hay sự phơi nhiễm của vụ ngộ độc sữa khô Morinaga là rất hạn chế,  không có căn cứ để xác định liều lượng hay mối liên hệ ảnh hưởng giữa các liều lượng của phơi nhiễm thạch tín. Về sau,  bệnh Minamata (nhiễm độc hợp chất thủy ngân) và nhiễm độc dầu cám Kanemi (do hợp chất PCB của cty Yusho) xảy ra cũng lâm vào trường hợp tương tự.

Ngày 9/10/1955,  Ủy ban Sức khỏe trẻ em (do Bộ Y tế và Phúc lợi thành lập) đã đề ra các tiêu chí chính thức để chẩn đoán tình trạng phơi nhiễm  do ngộ độc thạch tín cũng như xác định các trường hợp  phục hồi. Các tiêu chí trước đó chỉ tập trung chú ý đến sắc da,  gan to và   thay đổi khác thường trong các bậc phân lọai tế bào máu nhưng lại không chú ý đến  việc bệnh nhân đã uống sữa khô Morinaga có chứa thạch tín có hại. Một số bác sĩ nhận thấy rằng không cần liên hệ sắc da với lượng thạch tín độc bệnh nhân đã ăn vào khi so sánh nó với những triệu chứng khác. Vì vậy,  nếu có trường hợp bị nghi ngờ đã nhiễm mà không có triệu chứng gì về sắc da thì cần phải kiểm tra lượng thạch tín trong nước tiểu hoặc tóc của bệnh nhân. Bộ Y tế và Phúc lợi đã có bản báo cáo về 12.131 nạn nhân bị nhiễm trong đó 130 trường hợp đã chết trước ngày 9/6/1956; tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bệnh nhân khác chưa được thống kê trong số liệu nêu trên do hầu hết các bác sĩ đã không cần kiểm tra thạch tín trong nước tiểu hoặc tóc,  một công việc được cho là nhiêu khê lúc bấy giờ.

Ủy ban Sức khỏe trẻ em cho rằng sự biến mất của các triệu chứng cấp tính do nhiễm độc thạch tín được xem là dấu hiệu đã chữa trị thành công. Tuy nhiên,  theo các tiêu chuẩn y tế của Nhật vào thời đó,  việc chữa trị ngộ độc cấp tính là không phù hợp,  là sai lầm. Vì vậy,  cần có một nghiên cứu tiếp nối sau đó về sự phát triển của trẻ thông qua khám nghiệm tử thi để xác định những hậu quả lâu dài của chứng phù não nhẹ,  xuất huyết tiểu não,  và sự thoái hoá bao myelin của các dây thần kinh thị giác. Sau bản báo cáo của Hamamoto,  không có ấn phẩm nào về sự cố này được xuất bản thêm nữa. Điều này đã phản ánh quan niệm cho rằng bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn đã nêu trên.

Mặc dù vậy vào tháng 3/1956,  Bộ Y tế và Phúc lợi đã lưu ý chính quyền các quận tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện cho những bệnh nhân có các triệu chứng tiếp theo của ngộ độc sữa Morinaga và cả những trẻ ‘’đã được chữa trị’’ vì cha mẹ chúng sợ bị di chứng. Các bệnh nhân được xét đoán dựa trên cơ sở có hay không các ảnh hưởng cấp tính của thạch tín để có những chữa trị cần thiết và được chăm sóc kỹ hơn,  vì vậy hầu hết những bệnh nhân này đều được xem như là không bị di chứng tại thời điểm được kiểm tra sức khỏe. Vì vậy,  sau đó nhiều năm,  không có họat động tiếp nối nào được tiến hành.

Song song đó,  một Ủy ban khác lại đứng về phía Công ty sữa Morinaga và chẳng đề cập gì đến việc hỗ trợ hay giúp đỡ các nạn nhân. Tương tự,  trong phiên xét xử đầu tiên,  toà án quận Tokushima đã tuyên rằng công ty không có lỗi.

 

Các nghiên cứu sau đó

 

Năm 1969,  Iibuchi và Nakagawa đã trình bày nghiên cứu: “Những trẻ bị nhiễm độc sữa khô Morinaga 14 năm trước hiện giờ ra sao?’’ tại buổi họp với Hiệp hội Y tế Nhật,  và một lần nữa các bệnh nhân lại được quan tâm chú ý đến. Sau đó,  các nghiên cứu về những bệnh nhân bị nhiễm độc sữa Morinaga được triển khai tại một số địa phương ở phía tây Nhật bản. Do hầu hết ,  20 bản báo cáo đều không đề cập đến các nhóm kiểm nghiệm hay dữ liệu về mức phơi nhiễm nên trong bài này,  chỉ có 2 báo cáo được phân tích.

Tại Kyoto,  nghiên cứu dịch tễ học (415 chủ đề),  kiểm tra lâm sàng (292 chủ đề) và kiểm tra tâm lý học lâm sàng (261 chủ đề) được thực hiện trong suốt khỏang thời gian từ tháng 12/1970 tới tháng 7/1971. Các nạn nhân nhiễm độc ở Kyoto có tỷ lệ mắc các chứng bệnh về thể chất và tinh thần cao hơn nhiều so với nhóm kiểm nghiệm; thậm chí chiều cao trung bình của các nạn nhân thấp hơn so với nhóm kiểm nghiệm có cùng độ tuổi (Bảng 3). Các bệnh nhân gia tăng các rối lọan thần kinh trung ương như động kinh,  tổn thương não nhẹ hay chậm phát triển trí não. Số lượng các nạn nhân có chỉ số thông minh IQ dưới 85 nhiều hơn dự đoán theo tiêu chuẩn trung bình của Bộ Giáo dục Nhật Bản. Dựa trên các dữ liệu này,  các tác giả kết luận rằng những khiếm khuyết về thể chất và tinh thần của các nạn nhân là hậu quả của việc sử dụng sữa khô Morinaga bị nhiễm thạch tín và nhấn mạnh rằng những trẻ này đã không được điều trị  hay hỗ trợ giúp đỡ.

Một nghiên cứu so sánh khác được thực hiện trên tất cả các trẻ được sinh ra trong khỏang thời gian từ ngày 1/1/1954 đến ngày 31/12/1955 và lớn lên tại một địa hạt của tỉnh Hiroshima năm 1971. Trẻ được chia làm 3 nhóm: nhóm đã ăn sữa bị nhiễm thạch tín,  nhóm đã tiêu thụ nhiều nhãn hiệu sữa bột của những công ty khác nhau và nhóm chỉ dùng sữa mẹ. Những trẻ tuổi 14 của nhóm 1 có chỉ số IQ thấp hơn các anh chị em không bị phơi nhiễm của chúng. Chúng cũng có tỉ lệ chậm phát triển cao hơn (IQ dưới 50) nhóm đối chứng (nhóm không tiêu thụ sữa nhiễm thạch tín). Kết quả nghiên cứu của nhóm khác không đáng kể và được trình bày trong bản 4.

 

Hậu quả mãn tính của những trẻ bị nhiễm độc sữa khô Morinaga

Hiệp hội Hikari là một hiệp hội hợp pháp của quỹ tài trợ giúp đỡ thường xuyên những nạn nhân bị nhiễm độc sữa Morinaga được thành lập vào tháng 4 năm 1974 theo hiệp ước của một cuộc hội nghị gồm 3 bên: Bộ Y tế và Phúc lợi,  các nạn nhân và công ty sữa Morinaga. Hiệp hội cho biết đến ngày 31/3/2002,  tổng số nạn nhân là 13.420,  trong đó 6.000 người đã có liên lạc với Hiệp hội. Trong số 798 nạn nhân đã nhận được tiền phúc lợi từ Hiệp hội trong năm 2001 có 337 nạn nhân bị chậm phát triển,  129 nạn nhân bị nhiều khuyết tật khác nhau,  103 rối lọan thần kinh và 33 bị động kinh.

Nhìn lại và quan sát sự cố nhiễm độc sữa Morinaga. Thứ nhất,  cân nhắc về an tòan thực phẩm đã trở nên rất cấp thiết đặc biệt là đối với việc thực phẩm trẻ em được sản xuất tràn lan. Khi đơn giản nhìn lại các nguyên liệu thô sản xuất sữa rõ ràng không nên sử dụng chất phụ gia trong thực phẩm. Thứ hai,  khi những đứa trẻ bị ốm,  các điều kiện chữa trị rất kém và các trung tâm y tế đã không được trang bị để giải quyết có hiệu quả một bệnh dịch nào,  và chắc chắn có vô số các trường hợp tồi tệ đã xảy ra do nguyên nhân của sự phơi nhiễm là bị trì hoãn lâu dài mặc dù mối liên quan giữa sản phẩm sữa thay thế với sự cố này là rất rõ ràng. Thứ ba,  các tiêu chuẩn chữa trị của các cơ quan chính phủ được quy định rất cứng nhắc và ít phù hợp dẫn đến việc các bệnh nhân kinh niên bị lờ đi không được chữa trị hay nhận được những hỗ trợ cần thiết. Thứ tư,  vì  hạn chế trong việc thu thập thông tin phơi nhiễm,  vấn đề không được ghi nhận và sự thiếu hụt các điều kiện cần thiết để hỗ trợ cho các họat động chữa trị tiếp theo cho các bệnh nhân bị phơi nhiễm (ví dụ như các nạn nhân sữa Morinaga) nên đã không xác định được chính xác những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe của các bệnh nhân. Cuối cùng,  các nạn nhân không nhận được sự đền bù và giúp đỡ nào mà họ đáng được nhận.

Sự cố sữa Morinaga có liên quan đến các khía cạnh quốc tế. Rõ ràng,  sự cố đáng tiếc của hàng ngàn đứa trẻ không được các cơ quan chính phủ có liên quan dự báo trước,  đây là một trường hợp điển hình để thúc đẩy các biện pháp an tòan thực phẩm. Thất bại trong việc ngăn chặn sự cố nhiễm độc thạch tín đã gây ra nhiều lúng túng và bài học này lại không được phổ biến rộng rãi cho các nước khác,  chỉ có những báo cáo ngắn gọn bằng tiếng Anh của các học giả Nhật Bản được công bố trên các tờ báo khoa học quốc tế. Tuy nhiên,  chúng lại không được các nhà khoa học và cơ quan,  tổ chức quốc tế quan tâm. Tổ chức y tế thế giới WHO và Học viện Khoa học Mỹ đã cho phổ biến rộng rãi các tài liệu đánh giá sự nguy hiểm của thạch tín,  nhưng sự tiến triển của ngộ độc thần kinh thì lại không được nhắc đến. Dù gì đi nữa thì cũng nhờ đó cả thế giới từ không biết gì bắt đầu để mắt đôi chút đến sự cố ngộ độc nghiêm trọng này.

Thạch tín là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thần kinh ngoại vi ở người lớn. Những nghiên cứu mới đây về trẻ em trong độ tuổi đi học đã đưa ra báo cáo về sự gia tăng thạch tín có trong nước tiểu và nêu lên mối liên hệ giữa sự thiếu hiểu biết với việc uống nước đã bị nhiễm. Những trẻ bị phơi nhiễm do ảnh hưởng của nóng chảy kim loại cũng có kết quả tương tự. Tác hại tới chỉ số IQ (do phơi nhiễm thạch tín và mangan gây ra) là do tồn tại các chất có hại trong tóc ở những trẻ sống gần khu vực chất thải nguy hiểm. Những dữ liệu nóng hổi này rất chính xác và khớp với các kết quả thu được về sự phơi nhiễm dù không có nghiên cứu nào ở trên liên hệ đến trường hợp của Nhật.

Liều lượng gây ra các ngộ độc thần kinh nghiêm trọng ở những trẻ Nhật bị phơi nhiễm là 60 mg,  lượng thạch tín có trong hỗn hợp sữa (không pha loãng) đã bị nhiễm đo được là 4, 2 – 7 mg/L. Có thể so sánh mức này với lượng thạch tín có trong nước uống đã bị nhiễm tại các khu vực bị nhiễm như Bengal - nơi bị nhiễm cao nhất: 1 mg/L hoặc có thể cao hơn. Mặc dù sau sự cố Morinaga,  liều lượng chính xác chưa xác định được,  nhưng những hậu quả nghiêm trọng nó để lại cho các nạn nhân cho thấy khi đánh giá sự nguy hiểm cho sức khỏe do phơi nhiễm thạch tín gây ra,  những rủi ro do ngộ độc thần kinh gây ra cần phải được chú ý đến.

 

Kết luận

Sự kiện ngộ độc sữa Morinaga là căn cứ cho việc đánh giá sự nguy hiểm của ngộ độc thần kinh. Nhiễm độc lâm sàng và di chứng khiếm khuyết về thần kinh xảy ra khi trẻ được chứng minh là đã sử dụng tổng lượng khoảng 60 mg trong các hỗn hợp sữa trong suốt vài tuần. Điều này đủ cho thấy sự cần thiết phải xem ngộ độc thần kinh là mối quan tâm chính yếu về sự phơi nhiễm thạch tín trong môi trường. Hơn nữa,  sự cố Morinaga đã thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu về những ảnh hưởng của ngộ độc thần kinh cận lâm sàng của thạch tín từ nhiều trường hợp khác nhau. Vì thế,  những ảnh hưởng của thạch tín đối với sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương cần được nghiên cứu sâu hơn nữa và phải được đề cập đến trong các bản đánh giá mức nguy hiểm lâu dài sau này.

Nguyễn thị nhật Thư (trợ giảng Khoa tiếng Anh,  đại học An Giang dịch,  HLT hiệu đính )

 

Tài liệu tham khảo:

1.   Matschullat J: Arsenic in the geosphere – a review.
Sci Total Environ 2000,  249:297-312. [PubMed Abstract] [Publisher Full Text]
 

2.   National Academy of Science: Arsenic in drinking water.
National Academy Press,  Washington DC; 1999.
   

3.   International Programme on Chemical Safety (IPCS): Arsenic and arsenic compounds,  second edition (EHC 224).
WHO,  Geneva; 2001.
   

4.   Blom S,  Lagerkvist B,  Linderholm H: Arsenic exposure to smelter workers. Clinical and neurophysiological studies.
Scand J Work Environ Health 1985,  11:265-269. [PubMed Abstract]
 

5.   Gerr F,  Letz R,  Ryan PB,  Green RC: Neurological effects of environmental exposure to arsenic in dust and soil among humans.
Neurotoxicology 2000,  21:475-487. [PubMed Abstract]
   

 6.   Hafeman DM,  Ahsan H,  Louis ED,  Siddique AB,  Slavkovich V,  Cheng Z,  van Geen A,  Graziano JH: Association between arsenic exposure and a measure of subclinical sensory neuropathy in Bangladesh.
J Occup Environ Med 2005,  47:778-784. [PubMed Abstract] [Publisher Full Text]
 

7.   Hamamoto E,  (Ed): Report of arsenic poisoning incident due to powdered milk in Okayama Prefecture (in Japanese).
Okayama Prefectural Government,  Okayama; 1957.

8.   Andersen HR,  Nielsen JB,  Grandjean P: Toxicologic evidence of developmental neurotoxicity of environmental chemicals.
Toxicology 2000,  144:121-127. [PubMed Abstract] [Publisher Full Text]
 

9.   Rice D,  Barone S Jr: Critical periods of vulnerability for the developing nervous system: evidence from humans and animal models.
Environ Health Perspect 2000,  108(Suppl 3):511-533. [PubMed Abstract]
 

10.   Grandjean P,  Landrigan PJ: Developmental neurotoxicity of industrial chemicals: A silent pandemic.
Lancet 2006,  in press.
 

11.   Gamou I: Arsenic.
Internal Med (in Japanese) 1971,  27:582-585.
 

12.   Koyama T: Dry milk poisoning incident (in Japanese).
Nihon Iji Shinpo 1955,  1641:34-38.
 

13.   Nakagawa Y,  Iibuchi Y: Follow-up survey of Morinaga arsenic poisoning (in Japanese).
Igaku No Ayumi 1970,  74:1-3.
   

14.   Hamamoto E: Infant arsenic poisoning by powdered milk (in Japanese).
Nihon Iji Shinpo 1955,  1649:3-12.
 

15.   Yamashita N,  Doi M,  Nishio M,  Hojo H,  Tanaka M: Recent observations of Kyoto children poisoned by arsenic tainted "Morinaga dry milk" (in Japanese with English abstract).
Jpn J Hyg 1972,  27:364-399.
   

16.   Umeka E: A story of dried milk poisoning (in Japanese).
J Health Welfare Stat 1955,  2:30-32.
   

17.   Murata K,  Dakeishi M,  Iwata T: Child neurodevelopment and food safety (in Japanese).
Akita J Public Health 2005,  3:7-15.
   

18.   Masuda Y,  Yoshimura H: Chemical analysis and toxicity of polychlorinated biphenyls and dibenzofurans in relation to Yusho.
J Toxicol Sci 1982,  7:161-175. [PubMed Abstract]
 

19.   Ohira M,  Aoyama H: Epidemiological studies on the Morinaga powdered milk poisoning incident (in Japanese with English abstract).
Jpn J Hyg 1973,  27:500-531.
 

20.   Yamashita N,  Doi M: Some consideration about registration of sufferers from poisoning by arsenic tainted Morinaga dry milk (in Japanese with English abstract).
Jpn J Hyg 1975,  29:568-580.
 

21.   Hikari Association: Solution to Permanent Relief for Victims due to Morinaga Milk Poisoning Incidence (in Japanese).
[http://www.hikari-k.or.jp/] 2005.
 

22.   Tsuchiya K: Various effects of arsenic in Japan depending on type of exposure.
Environ Health Perspect 1977,  19:35-42. [PubMed Abstract]
   

23.   Tsai SY,  Chou HY,  The HW,  Chen CM,  Chen CJ: The effects of chronic arsenic exposure from drinking water on the neurobehavioral development in adolescence.
Neurotoxicology 2003,  24:747-753. [PubMed Abstract] [Publisher Full Text]
 

24.   Wasserman GA,  Liu X,  Parvez F,  Ahsan H,  Factor-Litvak P,  van Geen A,  Slavkovich V,  LoIacono NJ,  Cheng Z,  Hussain I,  Momotaj H,  Graziano JH: Water arsenic exposure and children's intellectual function in Araihazar,  Bangladesh.
Environ Health Perspect 2004,  112:1329-1333. [PubMed Abstract] [Publisher Full Text] [PubMed Central Full Text]
 

25.   Calderon J,  Navarro ME,  Jimenez-Capdeville ME,  Santos-Diaz MA,  Golden A,  Rodriguez-Leyva I,  Borja-Aburto V,  Diaz-Barriga F: Exposure to arsenic and lead and neuropsychological development in Mexican children.
Environ Res 2001,  85:69-76. [PubMed Abstract] [Publisher Full Text]
 

26.   Wright RO,  Amarasiriwardena C,  Woolf AD,  Jim R,  Bellinger DC: Neuropsychological correlates of hair arsenic,  manganese,  and cadmium levels in school-age children residing near a hazardous waste site.
Neurotoxicology 2006,  27:210-216. [PubMed Abstract] [Publisher Full Text]

 

           © http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.org  Hồng Lê Thọ