Trách nhiệm của nhà sản xuất --Trường hợp của Mattel (Mỹ) và Fujiya(Nhật)

Vietsciences- Hồng Lê Thọ    08/09/2007

 

Những bài cùng tác giả

 

--Trường hợp của Mattel (Mỹ) và Fujiya(Nhật)—

 

Đồ chơi của Mattel “có vấn đề”

Đầu tháng 8/2007 cả thế giới, đặc biệt là các nước tiêu thụ đồ chơi trẻ em của TQ với số lượng lớn như ở Bắc Mỹ (Hoa Kỳ,Canada),châu Âu (Pháp, Đức,Tây ban Nha,Anh..) và một số nước Châu Mỹ la tinh… các bà mẹ vội vàng thu hồi, thâu tóm vào thùng rác những búp bê Barbie,hình nộm bằng nhựa Người dơi (Batman) hay xe la bằng gỗ, ô tô nhựa đúc… bị nhiễm sơn pha chì với hàm lượng có thể gây hại (trên 0.06% theo tiêu chuẩn của Mỹ) đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ hay cục nam châm gắn vào đồ chơi bị tách rời, gây tử vong khi các bé nuốt vào bụng. Công ty Mattel (Hoa Kỳ) ra thông báo ngày 2/8 chính thức thừa nhận vụ việc,công khai xin lỗi và thông báo thu hồi tất cả sản phẩm nói trên trên các quầy hàng bán l cũng như lập đưng dây nóng để các bà mẹ liên hệ trả lại khi phát hiện loại đồ chơi nầy trong gia đình. Ngày 15/8/2007 gần 20 triệu món hàng của Mattel (và của các công ty phân phối trong tập đoàn nầy) được lệnh thu hồi trong đó 9 triệu ở nội địa nước Mỹ và 11 triệu là sản phẩm của Mattel phân phối tại nước ngoài. Thực ra việc sơn nhiễm chì trên sản phẩm đã được Mattel phát hiện từ tháng 11/ 2006, ngay nhà đương cuộc TQ cũng đã biết từ 3 tháng trước khi nổ ra vào tháng 8/2007 nhưng đã chần chừ vì cho rằng đó là trách nhiệm của nhà sản xuất địa phương và cty Mattel trong việc sử dụng nguyên liệu và kiểm soát chất lượng.

 

Trách nhiệm về ai ?

Lập tức hai nhà máy chuyên sản xuất những sản phẩm cho Mattel tại Quảng đông đã tạm thời đóng cửa để thanh-kiểm tra đồng thời chuyên gia của Mattel lẫn cơ quan kiểm tra chất lượng của TQ đã nhảy vào cuộc nhằm cứu vãn “thương hiệu” (Mattel) và thị trường xuất khẩu (của TQ) của tuy nhiên đối với nhà chức trách TQ thì việc rà soát lại qui trình sản xuất lẫn nguyên vật liệu sử dụng trong 8,000 xí nghiệp với 30,000 loại đồ chơi của cả nước không phải là một việc làm ngày một ngày hai, càng khó khăn khi đó là sản phẩm theo đơn đặt hàng của nước ngoài dưới dạng OEM (Ủy thác gia công). Mặt khác, Trung quốc đã trở thành một siêu cường về công nghệ đồ chơi trẻ em với tổng sản lượng là 23 tỷ đô la, chiếm 75-80% thị phần thế giới , trong đó 70-80% là hàng xuất cho Hoa kỳ và các nước châu Âu (năm 2005 là 15.18 tỷ đô la) . Riêng mặt hàng đồ chơi của Mattel, các nhà máy của công ty (5 nhà máy đầu tư trực tiếp) và gần 50 cơ sở gia công tại TQ  đã chiếm 65% tổng lượng hàng của cty nầy, phân phối trên 100 nước trên thế giới cho thấy tác hại của sự kiện vừa qua sẽ lớn như thế nào,và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị phần của Mattel trong mùa giáng sinh sắp gần kề. Theo kết quả thăm dò vào đầu tháng 8 /2007 của tổ chức quốc tế  Sogby (Mỹ) thì các bà mẹ ở Mỹ bắt đầu cuống cuồng thu gom tất cả đồ chơi, vật dụng trong nhà có nhãn hiệu TQ,  82% người Mỹ “ngán” hàng TQ,  63% hưởng ứng phong trào “nói không” với hàng hóa Made in China, 30% còn lại hi vọng hàng hóa có xuất xứ từ TQ sẽ được cải thiện. Điều nầy cũng tương tự hiện tượng ở các nước châu Âu khi 85% đồ chơi trẻ em của TQ “có vấn đề” về an toàn, kể từ khi một nhà bán lẽ ở châu Âu phát hiện hiện tượng nhiễm chì đầu tiên vào tháng 6/2007.

Điều không thể phủ nhận là hàng sản xuất tại TQ có giá thành rẽ,chỉ bằng 1/3 sản phẩm cùng loại(búp bê Barbie) sản xuất tại Nhật bản trong khi chính Nhật bản là nước đầu tiên sản xuất loại đồ chơi nầy từ năm 1959, sau đó Mattel chuyển sang sản xuất tại Đài loan,Indonexia,Malaysia…và từ 1999 Mattel chuyển tất cả sản phẩm chủ yếu sang nhà máy của mình tại Quảng Đông với 3,000 công nhân , làm việc liên tục trong ba ca và ngày càng mở rộng qui mô sản xuất tại TQ là nơi có nhiều thuận lợi nguồn nhân lực công nhân dồi dào  cũng như nguyên liệu, chi phí sản xuất rẽ hơn các nước khác . Sự kiện đồ chơi nhiễm chì, và nam châm bị rơi khỏi sản phẩm của Mattel tuy chưa gây sự cố nghiêm trọng, chỉ có môt em bé nuốt nam châm tử vong nhưng từ tháng 11 năm 2006 đã có trên 400 thư, điện phản ánh tình trạng nguy hiểm nầy mặc dù nhà sản xuất luôn cam kết “mattel sản xuất đồ chơi có qui cách và chất lượng tốt nhất thế giới”.

 

Nhà máy Fujiya sống chung với chuột

 

Hiện tượng tương tự đã từng xảy ra tại Nhật bản của tập đoàn bánh kẹo Fujiya vào ngày 7/ 1/ 2007 khi nội bộ công ty nầy tố cáo nhà máy Niiza của Fujiya sử dụng sữa nguyên liệu, trứng quá hạn , nhiễm khuẩn E-coli… để làm các loại bánh, cung cách quản lý chất lượng hàng hóa vô cùng cẩu thả khi phát hiện từng đàn 485 chuột cống chạy khắp phân xưởng sản xuất bánh kem tươi; hồ sơ và con số cụ thể ghi “thành tích” của chiến dịch bắt chuột trong nhiều năm liền đã làm dư luận sững sờ. Lập tức 890 cửa hàng bánh kẹo của Fujiya trên cả nước phải đóng cửa, các tập đoàn bán lẽ lớn như có mạng lưới phân phối nội địa rộng khắp như Seiyu, Lawson, Seven-eleven với hàng nghìn điểm bán trên toàn quốc tuyên bố rút hàng của Fujiya ra khỏi quầy đồng thời đòi bồi thường thiệt hại cho các chi phí phát sinh. Một tuần sau khi phát giác tiêu cực, nhà máy Niiza (tỉnh Saitama) của tập đoàn Fujiya phải tạm thời đóng cửa để kiểm tra toàn bộ qui trình và chế độ quản lý chất lượng và chiến dịch thanh kiểm tra toàn diện các nhà máy của tập đoàn nầy trên cả nước khi các mẫu sản xuất ở một số nơi  nhiễm sâu mọt hay tụ cầu khuẩn đường ruột. Cháu 3 đời của chủ tịch sáng lập, Ông Fuji Rintaroo tuyên bố từ chức để nhận trách nhiệm. Sự kiện nầy đã đẩy Tập đoàn Fujiya đứng trên bờ phá sản, lỗ mất 55 triệu đô la trong năm tài khóa 2006 và 4 tỷ yen (32 triệu đô la) đền bù cho các tập đoàn bán l đồng thời gây thiệt hại cho mạng lưới restaurant của Fujiya kinh doanh trực tiếp.

Nhiều sự trùng hợp hay ngẫu nhiên là sự kiện của Fujiya xảy ngay trong mùa Giáng sinh 2006 và sự kiện nhiễm chì của Mattel cũng đã rơi xuống ngay trong lúc bận rộn chuẩn bị ra hàng lớn nhất  cho mùa Noel và lễ hội cuối năm. Đối tượng của cả 2 tập đoàn nầy đều là  trẻ em, rất nhạy cảm với hóa chất, đòi hỏi chất lượng, vệ sinh thực phẩm phải bảo đảm tuyệt đối. Fujiya là tập đoàn nổi tiếng có lịch sử phát triển hơn 1 thế kỷ với loại bánh “Pekochan”(một loại bánh nướng cao cấp) trong khi đó Mattel là tập đoàn sản xuất đồ chơi trẻ em mà búp bê Barbie là mặt hàng chủ lực.

 

Đối phó với công luận: nhanh nhạy Mỹ-Nhật khác nhau

Cách đối phó với sự cố của mỗi tập đoàn trong sự việc xảy ra, giữa Mỹ và Nhật có khác nhau nếu theo dõi diễn tiến cụ thể. Trong khi phía Mỹ, công ty Mattel chần chừ gần 2 tuần từ khi một công ty bán lẽ ở châu Âu cảnh báo đến khi sự việc bùng nổ tại Mỹ , đưa số lượng ngày càng lớn, lên con số 20 triệu sản phẩm mới triển khai việc thu hồi và đền bù(thay thế hàng cùng loại) cho khách hàng thì Fujiya đối phó nhanh nhạy hơn, một ngày sau khi được tin từ báo chí liền tuyên bố đóng  tất cả cửa hàng bán bánh kẹo của hãng đồng thời thông báo khắp các quầy bán lẽ do các công ty khác kinh doanh để thu hồi, đồng thời lãnh đạo cao nhất của Fujiya họp báo xin lỗi và tuyên bố từ chức sau khi chấn chỉnh lại việc sản xuất và kinh doanh vào 2 tuần sau đó.

 Nếu dư luận ở Mỹ đổ dồn trách nhiệm cho Trung quốc là nước xuất xứ các lô hàng đồ chơi nhiễm chì và bong tróc viên nam châm(gắn trên sản phẩm), tạo thêm  ấn tượng bất lợi cho hàng  hóa tiêu dùng qua những phát hiện gần đây về Kem đánh răng có  hóa chất gây ung thư,Vỏ xe ô tô không đạt chuẩn về an toàn, thủy hải sản nhiễm khuẩn, có dư lượng kháng sinh… của Trung quốc như kết quả thăm dò nêu trên thì ngược lại Fujiya ở Nhật bản đã bị giới truyền thông khai thác triệt để, tấn công liên tục lên bộ máy điều hành và quản lý chất lượng, các nhà máy của Fujiya đều  nghi ngờ “có vấn đề “nghiêm trọng, bị thổi phồng một cách tệ hại mà hậu quả của nó gây nên kiện cáo kéo dài đến hôm nay.

Theo GS Ngô Vĩnh Long(Mỹ) thì hậu quả thiệt hại của Mattel có thể lên đến 8 tỷ đô la, tác hại không nhỏ đối với hàng hóa tiêu dùng của TQ mà còn lên hàng hóa của các nước đang phát triển khác.

Chắc chắn người tiêu dùng ở Mỹ cũng như phụ huynh ở các nước sẽ phải thận trọng hơn trong việc chọn lựa đồ chơi cho con trẻ, trở lại với tập đoàn nầy với điều kiện mà Mattel đã từng tự hào “là công ty đảm bảo tuyệt đối ngăn ngừa mọi khả năng gây hại cho người tiêu dùng” được khắc phục hoàn tòan.

 

 Tập đoàn Mattel  (Mỹ)

Tập đoàn sản xuất đồ chơi trẻ em khổng lồ, có doanh thu lớn nhất nước Mỹ.Thành lập năm 1945 do hai ông Harold “Matt” Matson và Elliot Handler(vì vậy tên công ty là ghép lại 2 chữ “matt-el”. Vợ ông Handler sau nầy làm chủ tịch tập đoàn, bà là người sáng tạo ra búp bê Barbie năm 1959 tạo ra 90% lợi nhuận cho Cty.

Mattel là một trong những xí nghiệp của Mỹ sớm đưa sản xuất ra nước ngoài và hiện nay là Trung quốc để sản xuất đưa về Mỹ tiêu thụ mạnh nhất.

 

Doanh số      5.179 tỷ USD(năm 2005)

Lợi nhuận        664.529 triệu USD

Lãi ròng           417.019 triệu USD

Nhân viên          26,000 người

 

Tập đoàn Fujiya (Nhật)

Tập đoàn sản xuất và kinh doanh Bánh kẹo,restaurant  và bất động sản thành lập tháng 11 năm 1910 với số vốn là 14 ,5 tỷ yen(150 triệu đô la) doanh thu 51,1 tỷ yen, sở hữu 950 cửa hàng trên toàn quốc, có 1100 nhân viên.Là một tập đoàn gồm 10 công ty con, lớn hàng thứ ba Nhật bản, có 8 nhà máy trực tiếp sản xuất ở Nhật bản, 1 nhà máy tại Thái lan và 1 cty thực phẩm đặt tại Trung quốc..Nổi tiếng với sản phẩm truyền thống bánh nướng “Pekochan” đã có từ khi mới thành lập.

           © http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.org  Hồng Lê Thọ