Những bài cùng tác giả
Những bài cùng đề tài
Viva Italia
!
 Vào ngày 13/6/2011 tại thủ đô La Mã, Thủ Tướng nước
Ý, Ông Berlusconi, đã
phải đứng ra chính thức tuyên bố trước dân chúng là từ nay đất nước Ý “từ
giã” việc khai thác điện năng nguyên tử. Kết quả công bố cuộc Trưng Cầu Dân
Ý diễn ra vào 2 ngày trước đó cho thấy số cử tri đã đi bỏ phiếu là gần 57%,
trong đó 94,5% cử tri đã bỏ phiếu chống lại việc khai thác điện năng nguyên
tử tai nước này sau khi nhận thấy những thảm khốc xảy ra cho xã hội Nhật Bản
từ tai họa nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 ở Nhật Bản.

Theo luật bầu cử của nước Ý thì phải có trên 50% cử tri đi bầu thì kết quả
cuộc Trưng Cầu Dân Ý mới hợp lệ. Trước đó, đảng cầm quyền của Thủ Tướng
Berlusconi, vốn ủng hộ việc trở lại khai thác điện năng nguyên tử, dù biết
đại đa số dân chúng đang chống lại việc này nhưng vẫn hy vọng sẽ không có đủ
số cử tri 50% do việc dân chúng đang phải đi chơi xa trong dịp nghỉ lễ.
Nhưng, trái với dự đoán của Thủ Tướng Berlusconi và đảng cầm quyền, người
dân nước này đã quyết tâm chống lại việc khai thác điện năng nguyên tử và họ
đã vui mừng biết bao khi đạt được kết quả mong muốn này. Như vậy là tại Âu Châu, sau việc nước Đức chính thức chấm dứt khai thác điện
năng nguyên tử cho đến năm 2022, và Thụy Sĩ sẽ cho ngưng hẳn hoạt động các
nhà máy điện nguyên tử vào năm 2034, nay nước Ý cũng từ bỏ việc khai thác
loại điện năng nguy hiểm này. Vốn là một trong những nước đi đầu việc khai
thác điện năng nguyên tử ở Âu Châu, nước Ý đã xây dựng và hoạt động 5 nhà
máy điện trên toàn quốc. Nhưng sau thảm họa Chernobyl ở Liên Sô vào năm
1986, chính phủ Ý đã phải cho ngưng hoạt động các nhà máy này sau kết quả
Trưng Cầu Dân Ý vào năm 1987 cho đến nay. Sự việc này có nhiều ý nghĩa trên bình diện xã hội.của một nước và quốc tế
Trước hết, một lần nữa người dân nước này đã nói chống lại việc khai thác
loại năng lượng nguy hiểm này. Tiếp đến là kết quả này đang tác động đến ý
thức ngườI dân các nước khác trong việc quyết định những vấn đề trọng đại
như việc khai thác điện năng nguyên tử tác hại đến xã hôi mình đang sinh
sống. Sự việc này cũng cho thấy nhuều khi nhà cầm quyền, nếu không có Trưng
Cầu Dân Ý, có thể đi ngược với nguyện vọng của người dân. Để bù lấp điện lượng thiếu hụt sau khi ngưng hoạt động các nhà máy điện
nguyên tử sau năm 1987, cho đến nay nước Ý đã phải mua điện từ Pháp và Thụy
Sỉ khoảng trên dưới 6.000 Mw hằng năm. Nhưng do việc gia tăng phát triển sản
nghiệp không ngừng trong nước, nhưng lại lơ là việc khai thác điện năng từ
các nguồn thiên nhiên, tình trạng thiếu hụt điện vẫn đã phải tiếp diễn suốt
gần 20 năm nay. Và gíá điện ở Ý phải cao hơn các nước Âu Châu trên dưới
50%.. Để giải quyết tình trạng này, đảng cầm quyền của Thủ Tướng Berlucosni
muốn trở lại việc khai thác điện năng nguyên tử. Theo thống kê vào cuối năm 2002, khả năng điện năng sản xuất tại Ý lên tới
76.950 Mw, bao gồm các nguồn sau đây:
Thủy điện |
20.439 Mw |
Nhiệt điện |
55.100 Mw |
Địa nhiệt |
665 Mw |
Sức gió |
746 Mw |
Tuy nhiên, trước
nhu cầu cung cấp trong nước là khoảng 55.000 Mw, thực trạng sản xuất điện
năng trong năm này chỉ là 48.950 Mw bao gồm các nguồn như sau:
Thủy điện |
13.450 Mw |
Nhiệt điện |
34.750 Mw |
Địa nhiệt |
550 Mw |
Sức gió |
200 Mw |
Phần thiếu hụt
phải mua nhập từ Pháp và Thụy Sĩ ( trên dưới 6.000 Mw hàng năm ) tạo một
gánh nặng chi tiêu cho ngân sách quốc gia suốt gần 20 năm nay và là một áp
lực trên phát triển kinh tế của nước này. Những con số nêu
trên cho thấy nước Ý còn có rất nhiều khả năng khai thác các nguồn điện từ
điều kiện thiên nhiên dù việc khai thác sẽ có phần nào phức tạp và có hiệu
suất thấp hơn nhưng độ an toàn chắc chắn cao hơn loại điện năng nguyên tử..
Địa thế núi non, tình trạng sông biển và nắng gió của nước Ý cũng có phần
giống với các điều kiện thiên nhiên của Việt Nam. Cho nên chỉ cần sử dụng
trí tuệ và cần mẫn đúng mức thì các điều kiện thiên nhiên phong phú này có
thể khai thác làm thành các nguồn điện năng. Nhưng trước tình
trạng thiếu hụt điện hiện nay như vậy, Thủ Tướng Berlusconi lại muốn đua
chương trình “tái khai thác điện năng nguyên tử” để cho triển khai vào năm
2013 ( vì đã có một số cơ sở xây dựng trước đây ) để có thể đi vào hoạt động
vào năm 2020. Nhưng các đảng đối lập, nhất là đảng Màu Xanh, đã phản đối
quyết liệt chương trình nguy hiểm này. Và Tòa Án Hiến Pháp đã quyết dịnh
việc Trưng Cầu Dân Ý với sự đồng thuận của toàn thể 13 vị thẩm phán của tòa
án này. Kết quả của Trưng Cầu Dân Ý đã không cho phép đảng cầm quyền được
làm như vậy. Cho đến nay, để
thực thi quyền tự do dân chủ và quyết định của người dân trước những vấn đề
trọng đại của đất nước, Tòa Án Hiến Pháp của nước Ý đã cho tổ chức 64 lần
Trưng Cầu Dân Ý trên toàn quốc để lấy ý kiến người dân chấp thuận hay không
trước một vấn đề trọng đại, và đã có 35 cuộc Trưng Cầu Dân Ý được hợp lệ.
Trong đó có những vấn đề nổi bật như Có Nên Thực Thi Vương Chế Hay Không
(1946), Có Nên Cho Phép Ly Hôn Hay Không (1974) và Có Nên Cho Phép Phá Thai
Hay Không ( 981).. Nay cuộc Trưng Cầu Dân Ý vào năm 2011 đã cho quyết định
cuối cùng là nước này không chấp nhận việc khai thác điện năng nguyên tử
nữa.

Haruki Murakami Vào tuần trước
đây, trong bài phát biểu cảm tạ khi nhận giải thưởng văn học của Tây Ban Nha
vào năm nay, nhà văn hiện đại của Nhật Bản, Haruki Murakami, đã cho hội
trường biết rằng là Nhật Bản đã phải hứng chịu 2 lần tai họa nguyên tử nhưng
lần này là do tự chính bàn tay mình gây ra. Lý do là do nhà cầm quyền chỉ
muốn “chạy nhanh” trong việc phát triển sản nghiệp mà “bỏ qua” những nguy
hiểm có thể xảy ra bằng cách chỉ tuyên bố huyênh hoang cho việc “ an toàn
nguyên tử lực” và hậu quả thê thảm ngày nay cho toàn xã hội Nhật Bản đã xảy
ra từ Fukushima. Mong rằng những
lời nhắc nhở tha thiết từ tấm lòng của nhà văn Murakami từ đất nước đang bị
thảm họa nguyên tử có thể làm thức tỉnh những người trên thế giới còn đang
mê muội cho việc khai thác loại năng lượng nguy hiểm này.
VNP
|