

Khai trương từ năm 1955, Marcoule là một trong những địa điểm hạt nhân có tuổi đời lâu nhất ở Pháp.
Một người thiệt mạng và bốn người khác bị thương, trong đó có một người bị thương nặng, trong một vụ nổ tại trung tâm hạt nhân Marcoule ở Pháp.
Không có nguy cơ rò rỉ phóng xạ sau vụ nổ; sự cố xảy ra sau khi có hỏa hoạn ở gần một lò nung tại khu vực chứa chất thải hạt nhân Centraco, các quan chức cho biết.
Chủ sở hữu của
nhà máy nằm ở phía nam nước Pháp
này, hãng cấp điện lực quốc gia
EDF, nói đó là "một tai nạn công
nghiệp, không phải là một tai
nạn hạt nhân".
Nguyên nhân
của vụ nổ vẫn chưa được xác
định, công ty cho biết.
Vụ nổ xảy ra
vào lúc 11:45 giờ địa phương
(09:45 GMT). Một hàng rào an
ninh đã được dựng lên để phòng
ngừa tình huống xấu.
Tuy nhiên,
phát ngôn viên Bộ Nội vụ
Pierre-Henry Brandet sau đó nói
không có tình trạng rò rỉ phóng
xạ, cả bên trong cũng như bên
ngoài nhà máy.
Không ai trong
số các công nhân bị thương bị
nhiễm xạ, các quan chức nói. Nạn
nhân thiệt mạng là do tác động
của vụ nổ chứ không phải do bị
phơi nhiễm nguyên liệu hạt nhân.
Trung tâm xử
lý Centraco thuộc một công ty
con của EDF. Đây là nơi sản xuất
nhiên liệu MOX, chuyên tái chế
chất plutonium lấy từ vũ khí hạt
nhân. Không có lò phản ứng hạt
nhân nào tại địa điểm này.
Phát ngôn viên
của EDF cho biết vụ nổ xảy ra
trong lò nung, nơi từng được
dùng để đốt chất thải, bao gồm
cả nhiên liệu, dụng cụ và quần
áo, đều đã được sử dụng trong
quá trình sản xuất năng lượng
hạt nhân nhưng chỉ có mức độ
nhiễm xạ rất thấp.
"Đám cháy gây
nên vụ nổ đã được khống chế,",
ông nói. Một quan chức sau đó
cho biết sự cố đã được xử lý.
Cơ quan Nguyên
tử năng Quốc tế (IAEA) nói họ đã
liên lạc với giới chức Pháp để
tìm hiểu thêm về bản chất vụ
việc.
Phát biểu bên
lề một cuộc họp theo kế hoạch
của ban giám đốc IAEA, Tổng giám
đốc Yukiya Amano nói trung tâm
xử lý sự cố của tổ chức này đã
"ngay lập tức được đặt trong
tình trạng sẵn sàng".
Bộ trưởng Môi
trường của Pháp Nathalie
Kosciuscko-Morizet đã tới thăm
địa điểm xảy ra sự cố trong hôm
thứ Hai, nhằm "hỗ trợ việc tiến
hành đánh giá một cách chính xác
về nguy cơ gây ảnh hưởng phóng
xạ của sự cố này".
"Vào lúc này,
chưa có ảnh hưởng phóng xạ bên
ngoài nào được phát hiện", hãng
tin AFP dẫn lời phát ngôn viên
bộ này.
"Đã có một số
máy dò hoạt động ở khu vực bên
ngoài nhưng không có máy nào
phát hiện được dấu hiệu gì; tòa
nhà này hiện đang an toàn."
Thử
nghiệm an toàn
Marcoule được
khai trương vào năm 1955 và là
một trong những địa điểm hạt
nhân già cỗi nhất ở Pháp, dẫu
cho đã được hiện đại hóa.
Địa điểm này
nằm trong hạt Gard thuộc vùng
Languedoc-Roussillon, gần bờ
biển Địa Trung Hải của Pháp.
Toàn bộ 58 lò
phản ứng hạt nhân của nước này
đã trải qua các cuộc thử nghiệm
về mức độ an toàn trong những
tháng gần đây, sau thảm họa nhà
máy hạt nhân Fukushima của Nhật
Bản do
trận động đất và sóng thần.
Giá cổ phiếu
của EDF đã giảm hơn 6% sau khi
có tin về vụ nổ.
Pháp là quốc
gia phụ thuộc vào năng lượng hạt
nhân nhiều nhất trên thế giới,
với 75% nhu cầu năng lượng được
cung ứng từ điện hạt nhân. Do
vậy, vậy an toàn trong ngành
công nghiệp này là một vấn đề
rất nhạy cảm, phóng viên BBC
Christian Fraser từ Paris nói.
Trong tháng
Sáu, Pháp tuyên bố đầu tư 1 tỷ
euro vào lĩnh vực điện hạt nhân,
bao gồm việc tiến hành tăng
cường đáng kể việc nghiên cứu về
an toàn trong lĩnh vực này.
Hãng hạt nhân
khổng lồ của Pháp la Areva đang
phát triển thế hệ mới các lò
phản ứng hạt nhân và đã có chiến
dịch quảng cáo khổng lồ kể từ
sau thảm họa Fukushima nhằm trấn
an dân chúng về sự an toàn của
năng lượng hạt nhân.
Các quốc gia
khác ở châu Âu, trong đó có Đức,
Ý và Thụy Sĩ, đã nói rằng sẽ
giảm hoặc từ từ rút khỏi việc sử
dụng năng lượng hạt nhân trong
vài năm tới.