Bài Học Đau Thương Cho Nhật Bản Qua Chương Trình Khai Thác Điện Năng Nguyên Tử

Vietsciences-  Võ Ngọc Phước       12/08/2011

 

Thảm họa nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 đang tiếp tục gây ra những hệ luỵ xấu xa đến kinh tế và xã hội của Nhật Bản. Tình trạng xã hội và kinh tế rối ren vẫn đang tiếp diễn một cách phức tạp và không những làm cho Nhật Bản mất dần vị trí của một cường quốc kinh tế chính trị trên thế giới mà còn có thể làm cho nước này bị rơi vào tình trạng nội bộ phân tán trầm trọng, gây cản trở tcho công cuộc phục hưng đưa đất nước trở lại thời kỳ phồn vinh như đã từng thực hiện được sau nhiều lần tai họa thảm khốc do thiên tai hay chiến tranh trước đây.

 

(Biểu tình yêu cầu dẹp bỏ điện nguyên tử tại Tokyo)

Sở dĩ tình trạng đau thương này xảy là vì có hai bối cảnh nhân tố. Thứ nhất là sau khi tai họa nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 xảy ra, “cơ chế an toàn nguyên tử” mà chính phủ đã đưa ra giải thích trước đây cho dân chúng tin tưởng vào để thi hành “ quốc sách điện năng nguyên tử” nay hoàn toàn bị sụp đổ. Sự việc này đang tạo ra những tranh cải gay gắt tại địa phương cũng như trong quốc hội về cách xừ trì thế nào đối với các nhà máy điện nguyên tử đang có và những tố cáo về âm mưu có hệ thống từ phía sau của phía điện lực, chính phủ, và nhất là từ Cơ Quan An Toàn Nguyên Tử Lực ( NISA ) vv…để xúc tiến việc xây dựng và cho hoạt động các nhà máy này và che đậy các viẹc làm mờ ám từ trước đến nay.

Thứ hai là chuyện chính phủ và TEPCO ( Công Ty Điện Lực Tokyo ) đang phải lo đối phó với biết bao vụ biểu tình gay gắt hằng ngày của người dân, nhất là của các bà mẹ và trẻ thơ, trước cơ quan đòi hỏi cải thiện môi trường ô nhiễm độc hại đến đời sống và các vụ kiện cáo đòi bồi thường thiệt hại ngày một gia tăng do việc ô nhiễm phóng xạ tiếp tục lan rộng ra môi trường đời sống dân cư và làm ô nhiễm các loại sản phẫm nông ngư súc làm ra, trước đây là rau, cá, sửa, nay qua các loại súc sản và cả lúa gạo.

 

Mức độ bồi thường có thể sẽ lên đến vài mươi tỷ đô la Mỹ và kéo dài ít nhất là vài năm. Con số bồi thường này quá to lớn nên dù TEPCO đang cố gắng cho thanh lý với qui mô rộng lớn các loại tích sản đang có và cắt giảm lương nhân viên nhưng cũng không thể nào tự mình có thể gánh vát nỗi.. Chính phủ, vì vậy, cho biết sẽ phải đứng ra cùng TEPCO chi trả bồi thường vì kinh phí vượt quá mức chi trả của TEPCO, vốn là loại công ty công quản thực thi “quốc sách điện năng nguyên tử.

Điều này là một sự việc mà cả chính phủ lẫn người dân đã không bao giờ ngờ tới, vì từ đây, trong tình hình kinh tế xã hội đang còn nhiều khó khăn, người dân Nhật sẽ phải bị lấy thêm thuế để trang trải.các kinh phí bồi thường to lớn này vừa phải sinh sống trong một môi trường ô nhiễm hằng ngày.

Hiện nay, chính phủ Nhật Bản đang cho xúc tiến lấy ngân sách cho việc bồi thường này, trong khi đó, trớ trêu thay, một mặt vẫn phải muốn để cho các nhà máy điện nguyên tử đang có được tiếp tục hoạt động, vì không thể cho dừng lại vì sợ làm xáo trộn đời sống và việc cung cấp điện lực trên toàn quốc, dù biết rằng hiểm nguy tai họa nguyên tử vẫn đang rình rập do các động đất lớn nhỏ vẫn đang thỉnh thoảng xảy ra.

Do việc dựa trên “cơ sở an toàn nguyên tử” mà toàn bộ chuyên gia Nhật Bản tự hào đã khổ công nghiên cứu và “cho là đã hoàn tất” để từ đó dung làm cơ sở căn bản để giải thích lấy sự đồng thuận của địa phương, chính phủ Nhật đã cho thực hiện “quốc sàch điện năng nguyên tử” và, chỉ qua nửa thế kỷ, kể từ giữa thập niên ’60 mà đã cho xây được 54 lò phản ứng nhà máy điện nguyên tử trên toàn quốc.

Điều này được xem như lá một “thành tích cấp tốc đáng kể”, vì như ở tốc độ trung bình là mỗi năm xây được một lò phản ứng nhà máy mới. Điều này cũng cho thấy có sự quá vội vàng hay khẩn trương trong việc triển khai xây dựng này. Trong suốt gần nửa thế kỷ, dù cũng đã có một số tai nạn ở các nhà máy nhưng chỉ ở cấp độ nhỏ nên tình trạng được khôi phục nhanh sau đó, nên nói chung việc khai thác và hoạt động các nhà máy này là như “thuận buồm xuôi mái”.

Chính vì vậy mà sau trận động đất với sóng thần cao trên 10 m ở vùng duyên hải Đông Bắc vừa qua, người ta mới thấy lo âu vì hầu hết các nhà máy điện nguyên tử đã được xây trên các bờ biển nhưng chỉ ở độ cao trên dưới 5 m đối với mực nước biển mà thôi. Hơn nữa, dù được các ban nghành trách nhiệm cho rằng là đã có nghiên cứu cơ sở kỹ lưỡng cho việc chọn vị trí và nền đất xây dựng loại nhà máy này, nhưng giờ đây người ta mới thấy lộ ra các việc như nhà mày đã được xây trong vùng chịu ảnh hưởng động đất lớn do sự giao tiếp chuyển động của các lớp thạch quyển ( plates ) hay, tệ hại hơn nữa, nằm ngay trên các đoạn đứt gẩy ( faults ) của lớp thạch quyển.

Tuy với 54 lò phản ứng đã cho xây được và cho vào hoạt động đến nay nhưng lượng điện năng nguyên tử cung cấp được chỉ khoảng 25 % nhu cầu toàn quốc vào năm 2010. Trong khi đó, nhiệt điện vẫn phải cung cấp đến khoảng 63 % và các loại điện năng từ các nguồn thiên nhiên vv… cung cấp được khoảng 12 %.. Theo chương trình khai thác điện năng nguyên tử của Nhật Bản thì đến năm 2030 mức cung cấp của điện nguyên tử sẽ đạt tới mức 50 % nhu cầu điện toàn quốc. Điều này cò nghĩa là sẽ phải xây thêm khoảng 50 lò phản ứng mới nữa trong vòng 20 năm tới.

Tuy nhiên, chương trình này hiện nay đã bị cho dừng lại hoàn toàn sau những sự kiện kể trên. Không hiểu nên nghĩ đó là chuyện may hay rủi. Nhưng những con số đánh dấu các giai đoạn lien hệ đến việc tiến tới và lùi trở lại kể từ đây sẽ có ý nghĩa cho sự việc khai thác loại năng lượng nguy hiểm này, vốn một khi gây ra tai họa thì mức độ thâm khốc sẽ là triền miên vô lường mà trước đây cũng đã được chứng minh ở Chernobyl.

Về mặt đầu tư, tuy đến nay không có công bố chính thức, nhưng qua các tính toán cơ bản, toàn bộ vốn đầu tư “trong ngoài” để xây dựng và hổ trợ hoạt động cho tất cả các nhà máy này đà phải là xấp xỉ 500 tỷ đô la Mỹ, trong đó, theo điều tra của giớI truyền thong ở từng dịa phương, riêng phần “chi cấp địa phương” để ủng hộ việc xây cất và hoạt động cho các nhà mày cũng phải là xấp xỉ 25 tỷ đô la Mỹ ( khoảng 5% của toàn bộ vốn đâu tư )..

Con số đầu tư toàn bộ tuy cao nhưng được sách toán cho trên 50 năm và chỉ chiếm khoảng một nửa ngân sách hàng năm của Nhật Bản có GDP đầu người trên 25,000 đô la Mỹ hàng năm ( gấp 25 lần đốI vớI Việt Nam ). Hơn nữa, qua chương trình khai thác điện năng nguyên tử, kỹ nghệ Nhật sẽ đạt được loại công nghệ cao này để có thể dùng cho mục đích xuất khẩu sau đó. Điều này chắc chắn đã được sách lược trong việc đầu tư ban đầu.

Sau đây là bảng liệt kê về lò phản ứng của các nhà máy điện nguyên tử tại Nhật Bản.

Cty Điện Lực

Tên Nhà Máy

(vị trí)

Công suất

(toàn bộ)

Số Lò

Công suất

Số Năm

Sừ Dụng

Nguồn Cung Cấp

Hokkaido

Tomari

(Tomari-mura)

2.07 Triệu kW

3

0.58

0.58

0.91

21

20

1

Mitsubishi

-

-

Tohoku

Higashitori

1.10 Triệu kW

1

1.10

5

Toshiba

Onagawa

2.174 Triệu kW

3

0.523

0.825

0.823

26

15

9

Toshiba

-

-

Tokyo

(TEPCO)

Kashiwazaki-

Kariwa

(Nìgata)

8.212 Triệu kW

7

1.10

1.10

1.10

1.10

1.10

1.356

1.356

25

20

17

16

21

14

13

Toshiba

-

-

Hitachi

-

Toshiba/GE/Hitachi

-

Fukushima 1

4.696 Triệu kW

6

0.46

0.78

0.78

0.78

0.78

1.10

40

36

35

32

33

31

GE

GE/Toshiba

-

-

-

GEToshiba

Fukushima 2

4.40 Triẹu kW

4

1,10

1.10

1.10

1.10

29

27

25

23

Toshiba

-

-

-

Trung Tâm Nguyên Tử

Lực Nhật Bản

Tokai Daini

(Ibaragi)

1.10 Triệu kW

1

1.10

32

GE/Hitachi

Suruga

(Fukui)

1.517 Triệu kW

2

0.357

1.16

41

24

GE

Mitsubishi

Chuybu

Hamaoka

(Shizuoka)

3.397Triệu kW

3

1. 10

1. 137

1.267

23

17

16

Toshiba/Hitachi

-

-

Kansai

Bihama

(Fukui)

1.666 triệu kW

3

0.34

0.50

0.826

40

38

34

Mitsubishi

-

-

Ooi

(Fukui)

4.71 triệu kW

4

1.175

1.175

1.18

1.18

32

31

19

18

Mitsubishi

-

-

-

Takahama

(Fukui)

3.392 triệu kW

4

0.826

0.826

0.87

0.87

36

35

26

25

Mitsubishi

-

-

-

Chuygoku

Shimane

(Shimane)

1.28 triệukW

2

0.46

0.82

37

22

Hitachi

-

Hokuriku

Shiga

(Isikawa)

1,75 tri ệu kW

2

0.54

1.206

17

5

Hitachi

-

Kuyshuy

Sendai

(Kagoshima)

1.78 triệu kW

2

0.89

0.89

26

25

Mitsubishi

-

Genkai

(Saga)

3.478 triệu kW

4

0.559

0.559

1.18

1.18

35

30

17

13

Mishubishi

-

-

-

Shikoku

Ikata

(Ehime)

2.022 triệu kW

3

0.566

0.566

0.89

33

29

16

Mitsubishi

-

-

Tổng Cộng

 

58.427 triệukW

54

 

 

 

(Nguồn gốc: Khái Yếu Nguyên Tử Lực Phát Điện-Nhật Bản 2011 )

 

Thật ra, trong trường hợp Nhật Bản, “quốc sách điện năng nguyên tử” đã được thúc đẩy là ở tham vọng mong muốn có sự cung cấp điện năng an định và phong phú vì từ thập niên ‘70 bối cảnh thế giới của thị trường xăng dầu, khí đốt vốn là nhiên liệu căn bản cho sản xuất nhiệt điện cứ không được an định, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hộI Nhật. Hơn nữa, chỉ 1 gram nhiên liệu nguyên tử cũng có thể cung cấp năng lượng tương đương với 2.000 lít xăng dầu đã cho thấy lợi ích kinh tế cao độ của nguyên liệu này. Điện năng nguyên tử, vì vậy, đã đương nhiên trở thành cứu cánh cho quốc sách này

Trong bối cảnh của thế giới đang tiến dần đến sự khan hiếm các loại dầu khí đốt, cùng lúc nhu cầu tiêu dùng điện của nhiều nước ngày càng thêm cao cho sản xuất và đời sống hằng ngày, trong khi đó mỗi nước còn phải lo hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ môi trường trái đất bằng cách phải hạn chế lượng khí thải CO2, tính cách “kinh tế hấp dẫn” này cũng đã làm cho một số nước, kể cả các nước chưa có đội ngũ chuyên viên và kinh nghiệm quản lý công nghệ cao, cũng có khuynh hướng muốn sử dụng năng lượng nguyên tử cho việc khai thác điện năng này vì “tính cách kinh tế, công nghệ cao và gọn gàng” của loại nhà máy.

Tuy nhiên, qua các nghiên cứu gần đây, trước những đầu tư ban đầu và chi viện kỹ thuật cho hoạt động và xử lý các chất, vật thải từ các nhà máy này, gíá thành sản xuất của điện nguyên tử cũng xấp xỉ như nhiệt điện hay các nguồn thiên nhiẹn khác ( khoảng 0.1 đô la Mỹ cho 1 kW ) nên lợi ích kinh tế cao của điện nguyên tử , như được đồn đại trước đây, thật ra không thể có được. Ngoài ra việc còn phài đối phó với các thực thi phương cách xử lý thích hợp đối các chất, vật thải từ các nhá máy này, vốn là một bài toán kỹ thuật đau đầu, kể cả cho Nhật Bản.

Vì vậy, ờ một nước mà ngân sách chỉ là vài mươi tỷ đô la Mỹ ( và GDP đầu người chỉ xấp xỉ 1,000 đô la Mỹ hàng năm ) như ở Việt Nam, việc đầu tư vài tỷ đô la Mỹ để xây dựng một nhà máy điện nguyên tử chỉ cung cấp được khoảng 2 MW mà còn phải trả chi phí hoạt động và vận hành hàng năm có thể lên hàng tỷ đô la Mỹ, thì dù đó là vốn vay mượn từ nước cung cấp đi nữa, việc rủi ro đầu tư này quả là quá nguy hiểm cho người dân và đất nước. Dĩ nhiên, nước cung cấp cũng đã phải tốn kém nhiều trong việc “vận động khuyến mãi” cho các quan chức liên hệ cho đến nay nên phải “cố gắng hết sức” cho thương vụ này.

Qua bài học đau thương của Nhật Bản là, chỉ riêng mặt kinh tế, số vốn liếng đầu tư xấp xỉ 500 tỷ đô la Mỹ cho xây dựng các nhà máy sẽ là một con số âm vì từ đây sẽ phải từ từ cho giải thể các nhà máy này, và con số bồi thường các thiệt hại ô nhiễm vv... Tuy hiện nay chưa biết chắc chắn nhưng sẽ phải từ từ tăng lên với con số hàng trăm tỷ đô la Mỹ cho hàng năm và sẽ phải là một gánh nặng cho người dân và gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội Nhật Bản.

Hiện nay, Nhật Bản, sau khi Thủ tướng Kan tuyên bố chấm dứt “chương trình quốc sách khai thác điện năng nguyên tử”, đang xúc tiến việc nghiên cứu và khai thác điện năng từ các nguồn thiên nhiên vv…, tuy hiệu suất có phần thấp và cần diện tích lớn như nắng, gió, nhiệt điện vv…., để có thể đạt được lượng điện cung cấp từ khoảng 12% hiện nay lên trên 20% trong vài thập niên tới. Nhưng với cơ sở kỹ nghệ và đội ngũ chuyên viên kỹ thuật sẵn có như hiện nay, Nhật Bản có thể thực hiện sự việc này không mấy khó khăn.

Điều oái ăm là giữa lúc phải lo việc hạn chế hoạt động các nhà máy điện nguyên tử trong nước đề có thể từ từ giải thể, thì Nhật Bản vẫn phải cho xúc tiến việc xuất khẩu món hàng công nghệ cao này ( các lò phản ứng nhà máy điện nguyên tử mà Nhật đã khai thác chế tạo được ) đến các nước khác, trong đó có Việt Nam.

 

VNP

 

        ©          http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org   Võ Ngọc Phước