Hiệu ứng tay nghề |
Vietsciences-Đặng Đình Cung 21/09/2006 |
Những bài liên quan về kinh tế Mỗi ngày, mọi người chúng ta đều có thêm kinh-nghiệm về đời sống và tay nghề. Khi ở lớp trung-học, chúng ta bỏ nhiều thì-giờ để giải lần đầu tiên một phương-trình. Sau đó, nếu mỗi ngày chúng ta giải thêm phương-trình cùng loại thì chúng ta sẽ giải mỗi ngày mỗi mau hơn. Giải được phương-trình mỗi ngày mỗi mau hơn là do chúng ta tích-lũy "tay nghề giải phương-trình". Nhưng, nếu trong một thời-gian dài, chúng ta không tiếp-tục giải phương-trình thì tốc-độ giải phương-trình sẽ giảm thậm chí có khi còn phải học lại cách giải. Khi chúng ta mới đến một thị-xã thì chúng ta phải bỏ ra nhiều thì giờ để đi từ nơi này đến nơi khác vì chúng ta phải tham-khảo bản-đồ, hỏi thăm đường, đi lầm đường,... Sau đó thì chúng ta biết đường nên đỡ tốn thì-giờ đi lại trong tỉnh. Lâu dần chúng ta còn biết thêm những ngõ tắt và có thể di-chuyển mau hơn nữa. Điều đó là nhờ chúng ta đã bỏ công để biết rành địa-thế. Nhưng nếu trong một vài năm không trở lại thị-xã đó thì chúng ta lại phải bỏ thì-giờ để tìm đường như xưa. Một xí-nghiệp cũng vậy. Vào những năm 1930, kỹ-sư T. P. Wright, giám-đốc một nhà máy sản-xuất phi-cơ, nhận thấy rằng cứ mỗi lần nhân đôi tổng-số máy bay đã được sản-xuất thì thời-gian cần thiết để sản-xuất thêm một máy bay giảm đi 20 phần trăm[1]. Khi một công-nhân lập lại nhiều lần một công-việc thì người đó bỏ ra càng ngày càng ít thời-gian và/hay công-lao để thực-hiện việc đó. Khi người đó lập lại nhiều lần một sản-phẩm thì chúng ta cũng nhận thấy người đóbỏ ra càng ngày càng ít thời-gian và/hay công-lao để thực-hiện sản-phẩm đó, · chất-lượng của sản-phẩm càng ngày càng cao, · dùng càng ngày càng ít vật-liệu để sản-xuất cùng một sản-lượng Những tiến-bộ về năng-suất mỗi khi lập lại một việc hay một sản-phẩm gọi là "hiệu-ứng tay nghề" (learning effect) hay là "hiệu-ứng kinh-nghiệm" (experience effect). Nhiều chuyên-gia về chiến-lược công-nghiệp dùng cụm từ "hiệu-ứng tay nghề" khi nói về tỷ-số giảm thời-gian hoàn-tất một việc của một cá-nhân hay một xí-nghiệp và cụm từ "hiệu-ứng kinh-nghiệm" khi bao-hàm hiệu-ứng tay nghề cũng như tất cả những tiến-bộ khác như giảm giá-thành, gia-tăng chất-lượng, củng-cố an-toàn,... Thực ra thì hai khái-niệm đó có cùng nguồn gốc, được mô-hình-hóa bằng cùng một tập-hợp hàm-số toán-học và dẫn đến cùng một số kết-luận thực-tiễn về quản-lý chiến-lược. Vì thế những nhà quản-lý xí-nghiệp không phân-biệt hai khái-niệm đó trong đời sống hàng ngày. Trong bài này, chúng tôi xin trình bày nguồn gốc hiệu-ứng tay nghề, mô-hình toán học của hiệu-ứng, quan-trọng của hiệu-ứng trong chiến-lược công-nghiệp và những việc phải làm để gây nên và duy-trì hiệu-ứng đó.1. Mô-hình toán học của hiệu-ứng tay nghềTrong phần này chúng tôi xin trình bày ba mô-hình : ·mô-hình tích-lũy tay nghề theo sản-lượng, ·mô-hình tích-lũy tay nghề theo thời-gian, · và mô-hình mất tay nghề. Mô-hình tích-lũy tay nghề theo sản-lượng thích-hợp với những quy-trình sản-xuất một sản-lượng nhỏ từ vài đơn-vị cho tới vài trăm đơn-vị. Mô-hình tích-lũy tay nghề theo thời-gian thích-hợp với những quy-trình sản-xuất đại-tràng và liên-tục. Mô-hình mất tay nghề có thể áp-dụng cho những cá-nhân sau khi đã có tay nghề cao nhưng không còn tiếp tục lập lại công-việc hay sản-phẩm nữa vì nhiều lý-do chính-đáng hay không. Trong phần này, chúng tôi dùng cụm-từ "công-suất" để chỉ mọi thể-hiện của năng-suất : nhịp lao-động khi sản-xuất hay bán hàng, tỷ-số đơn-vị thích-ứng với tiêu-chuẩn chất-lượng (gọi là tỷ-số thích-ứng), thời-gian sửa chữa một cỗ máy, số ngày máy vận-hành không có vấn-đề, số ngày nhà máy vận-hành không có tai-nạn,...1.1 Mô-hình tích-lũy tay nghề theo sản-lượngGiả tỷ mỗi lần nhân đôi số đơn-vị đã được sản-xuất thì thời-gian sản-xuất của một đơn-vị giảm 20 phần trăm. Chúng ta có bảng sau đây :
Bảng đó cho thấy rằng mỗi khi tổng-số sản-lượng đã được nhân đôi thì thời-gian sản-xuất trung-bình để sản-xuất mỗi đơn-vị giảm chỉ còn lại có 90 phần trăm. Tỷ-số 0,90 đó gọi là tỷ-số học nghề (learning rate). Người ta nhận thấy hiệu-ứng tay nghề ở mọi ngành nghề, kể cả những ngành dịch-vụ. Những ngành công-nghiệp có hiệu-ứng tay nghề mạnh nhất là không-gian vũ-trụ, điện-tử, đóng tầu, xây-dựng, quân-khí,... Những ngành dịch-vụ như là ngân-hàng, phân-phối, khách-sạn, hiệu ăn,... có hiệu-ứng tay nghề gần như không đáng kể. Kinh-nghiệm cho thấy một công-việc càng phức-tạp, càng cần đến sự đóng góp của con người, thì hiệu-ứng tay nghề càng mạnh và, suy ra, tỷ-số học nghề càng thấp. Dựa trên những những nghiên-cứu thống-kê, tiến-sĩ R. D. Stewart[2] nhận thấy một số tỷ-số học nghề như sau :
Xin chú ý những tỷ-số đó có thể biến-đổi từ xí-nghiệp này sang xí-nghiệp khác, từ phân-xưởng này sang phân-xưởng khác mặc dù vẫn cùng một ngành nghề, cùng một sản-phẩm. Điều nữa, hiệu-ứng tay nghề chỉ có thể phát-hiện nếu xí-nghiệp có chính-sách cải-thiện liên-tục. Từ những nhận-xét trên, chúng ta có thể thiết-lập phương-trình tính thời-gian trung-bình Y để sản-xuất một đơn-vị sau khi đã sản-xuất tổng-cộng x đơn-vị là :
với
|
|
Thời-gian để đóng chiếc tầu thứ nhất |
15.000 giờ |
Tổng-số thời-gian để đóng 10 tầu |
70.000 giờ |
Xí-nghiệp vừa nhận được đơn tham-khảo giá cả để đóng thêm 5 tầu nữa.
Từ những số-liệu đó, chúng ta có thể tính hằng-số tiến-bộ tay nghề bằng phương-trình
= |
15.000 x 10b |
và suy ra
10b | = |
|
= |
|
và
b = | = | -0,331 | = |
Suy ra, tỷ-số học nghề là
15.000 x 15-0,331 = 6.121 giờ
và tổng-số thời-gian để đóng 15 tầu là15 x 6.121 = 91.811 giờ
Vậy, để đóng thêm 5 tầu nữa thì phải bố-trí91.811 - 70.000 - 21.811 giờ
|
với
T |
= | Hằng-số thời-gian tiêu-biểu của đà tiến-bộ tay nghề, gọi là hằng-số tiến-bộ tay nghề |
Yc |
= | Công-suất khởi đầu |
Yf |
= | Tiến-bộ tay nghề tối-đa sau một thời-gian vô-tận |
Yc + Yf là công-suất tiệm-cận, công-suất tối-đa có thể đạt được.
Công-suất khởi đầu Yc không bắt buộc phải là công-suất khi sản-xuất đơn-vị đầu tiên.
Ym(t) | = | 0,98 + 0,02 | [ | 1-exp( |
100 |
) | ] |
Tiến-bộ dự báo của công-nhân đó là như sau
Số giờ sản-xuất |
Tỷ-số đơn-vị |
Tỷ-số đơn-vị |
40 (một tuần) |
0,986 593 6 |
13 406,4 |
480 (ba tháng) |
0,999 835 4 |
164,6 |
1.000 (chừng ba tháng) |
0,999 999 1 |
0,9 |
Nếu phảỉ giao hàng với tỷ-số đơn-vị không thích-ứng dưới 1 ppm thì, thì sau ba tháng kinh-nghiệm, vẫn còn phải kiểm-tra chọn loại sản-lượng của công-nhân này trước khi gửi đến khách hàng. Nhưng sau sáu tháng thì chúng ta có thể tin cậy và gửi đến khách hàng sản-lượng của công-nhân này mà không cần phải kiểm-tra trước.
Ym(t) | = | Yc - Yf | [ | 1-exp( |
100 |
) | ] |
với
T |
= | Hằng-số thời-gian tiêu-biểu của đà mất tay nghề, gọi là hằng-số mất tay nghề |
Yc |
= | Công-suất khởi đầu |
Yf |
= | Thoái-lui tay nghề tối-đa sau một thời-gian nghỉ việc vô-tận |
· ưu-tiên trao việc cho những nhân-viên mới được tuyển và những nhân-viên trẻ mới tốt-nghiệp, mặc dù năng-suất của họ kém, để họ mau chóng có kinh-nghiệm bằng những đồng-nghiệp thâm-niên,
· để duy-trì tay nghề của nhân-viên xí-nghiệp nên tạo điều-kiện để họ có dịp lập lại có định-kỳ những việc họ đã có kinh-nghiệm.
· đưa ra thị-trường một sản-phẩm mới trước những đối-thủ để gia-tăng hiệu-ứng tay nghề và giảm giá thành trước khi đối-thủ xâm-nhập thị-trường,
Hiệu-ứng tay nghề áp-dụng cho những cá-nhân hay những xí-nghiệp. Hiệu-ứng phản-ảnh kết-quả của tập-hợp những cố-gắng cải-thiện của toàn-thể nhân-viên của xí-nghiệp. Hiệu-ứng tay nghề cá-nhân phản-ảnh những tiến-bộ về năng-suất của một người. Tiến-bộ đó có hai nguồn :
· một người lập lại một quá-trình và, nhờ đó, trở nên mỗi ngày mỗi thành-thạo hay hữu-hiệu hơn,
· người đó hưởng-thụ những đổi thay về quản-trị, thiết-bị, sản-phẩm và phương-cách làm việc.
Hiệu-ứng tay nghề tập-thể bao gồm cả hai nguồn tiến-bộ đó tác-động cùng một lúc. Hiệu-ứng không chỉ giới-hạn ở những công việc tay chân như lắp ráp mà cũng có thể áp-dụng một cách tổng-quát khi có sự cương-quyết cải-thiện quy-trình sản-xuất. Một xí-nghiệp có hiệu-ứng tay nghề nhờ nhân-viên trực-tiếp tham-gia vào sản-xuất có thêm tay nghề, nhưng cũng nhờ tất cả nhân-viên của tất cả các bộ-phận của xí-nghiệp đóng góp vào việc cải-thiện sản-phẩm, phương-pháp làm việc, công-cụ sản-xuất, thiết-bị vận-chuyển vật-liệu,... Ngoài ra khách hàng cũng tham-gia vào hiệu-ứng tay nghề qua những đòi hỏi mỗi ngày mỗi khó khăn về khối-lượng cũng như về chất-lượng mà xí-nghiệp phải giải-quyết. Một xí-nghiệp có hiệu-ứng tay nghề nhờ nhân-viên có đầu óc sáng-tạo, học hỏi từ những sai lầm xưa, chịu khó tìm cách cải-thiện,... Hiệu-ứng biểu-hiện tư-cách đạo-đức của con người. Có xí-nghiệp tích-lũy nhiều tay nghề, có xí-nghiệp cùng ngành tích-lũy rất ít. Ban giám-đốc phải tạo điều-kiện để cho hiệu-ứng đó nẩy nở chứ không thể nêu lên một chỉ-tiêu năng-suất rồi bắt nhân-viên phải đạt hay dựa vào đó để lập một chiến-lược kinh-doanh.[3] độc giả có thể tham-khảo về mã-trận BCG ở địa-chỉ Internet http://www.12manage.com/methods_bcgmatrix.html
[1]
Chúng tôi thú-nhận không được đọc báo-cáo của KS Wright đăng trong
Journal of Aeronautical Science và chỉ nêu quy-chiếu để những độc giả
quan-tâm có thể tìm đọc :
T. P.
Wright, "Factors Affecting the Cost of Airplanes," Journal of
Aeronautical Science, Vol.3, No.2, 1936.
[1]
Những số-liệu này do
cơ-quan NASA (National Aeronautic and Space Agency, Cơ-quan Hàng-không
Vũ-trụ Quốc-gia) trích từ
Rodney
D. Stewart, Richard M. Wyskida, and James D. Johannes : "Cost
Estimator's Reference Manual", Wiley-Interscience, 2nd Edition, 1995
và đăng ở
địa-chỉ Internet
http://www1.jsc.nasa.gov/bu2/learn.html. Cuốn sách này đắt tới 150
US$. Chúng tôi đề-nghị những độc giả quan-tâm đến những vấn-đề tính giá
thành hạ-tải tài-liệu miễn-phí "2004 NASA Cost Estimate Handbook"
đăng ở địa-chỉ Internet
http://ceh.nasa.gov/downloadfiles/2004_NASA_CEH_Final.pdf.
[1] độc giả có thể tham-khảo về mã-trận BCG ở địa-chỉ Internet http://www.12manage.com/methods_bcgmatrix.html
ĐẶNG Đình Cung
|
© http://vietsciences.free.fr , http://vietsciences.org
và http://vietsciences2.free.fr
Đặng Đình Cung