Những điều nghe thấy trong chuyến đi xứ Lithuania

Vietsciences-Trần Quang Hải         13/08/2004             
   

Trong số những xứ mà tôi có dịp đi thăm viếng, hay đi tới để dự hội nghị, xứ Lithuania có lẽ là xứ mới nhứt trong nhng quốc gia vừa được độc lập gần đây nhứt (1991).

Nhân dịp tôi được mời sang Lithuania dự hội nghị dân tộc nhạc học do Hàn lâm viện âm nhạc của thành phố Vilnius tổ chức, tôi kể cho các bạn nghe nhng gì tôi thấy trong một chuyến đi thật ngắn.

Vài hàng về xứ Lithuania

 

Xứ Lithuania ở vùng Baltic (một trong ba quốc gia của vùng này gồm Lithuania, Estonia và Latvia). Cả ba xứ Baltic trước kia thuộc Liên Xô. Với tổng số dân là 3.707.000 người sống trên một diện tích lớn bằng xứ Bỉ, hay xứ Ái Nhĩ Lan, gồm 81% người Lithuanian, 8,3% người Nga, 7% người Ba Lan, 1,5% người Belarusian, 1% người Ukrainian, 0,1% người Latvia. Thủ đô là Vilnius có 583.000 người (58,5% Lithuanian, 19% Nga, 19% Ba Lan).

   

 

Tiếng nói Lithuanian (xứ này gọi theo dân bản xứ là Lietuva - hay Lithuania theo tiếng Anh), được xem là một ngôn ng cổ xưa như tiếng Sanskrit của Ấn độ. Tiếng nói Lithuanian tân thời là sự phối hợp gia tiếng Ðức, và các loại tiếng Slavic.

Vài dòng lịch sử

Xứ Lithuania trước kia thuộc liên bang Xô Viết. Từ năm 1989, xứ này tuyên bố tách rời Liên Xô và trở thành độc lập, rồi gia nhập vào Liên Hiệp Quốc và NATO sau đó.

-Vào thế kỷ 11, lần đầu tiên trong lịch sử có nhắc tới xứ Lithuania.

-Ông vua đầu tiên của xứ Lithuania tên là Mindaugas lên ngôi vào thế kỷ 13.

-Công tước Gediminas mời nhng thương gia Âu châu tới thủ đô mới Vilnius của xứ Lithuania vào năm 1323. Bị hăm dọa bởi xứ Nga, công tước Jogaila (Jagiello) ký hiệp ước giao hảo với xứ Ba Lan và thành hôn cùng công chúa xứ Ba Lan Jadoyga và vào đạo Thiên Chúa. Thời Jagaila ngự trị ở Lithuania từ 1386 tới 1572.

Quân đội Lithuania và Ba Lan dưới sự chỉ huy của Jogaila và đại công tước Vytautas đã thắng trận Tannenberg/Grünwald/Zalgiris năm 1410. Xứ Lithuania trở thành một cường quốc với ranh giới chạy dài từ vùng Baltic tới Hắc Hải (Black Sea).

-Thời Phục Sinh của thế kỷ 16 mang lại cho xứ Lithuania sự mở mang kỹ thuật và văn hóa. Cuốn sách được in đầu tiên Martyana Mazvydas Catechismus (sách về giáo lý Thiên Chúa) vào năm 1547. Trường đại học Vilnius được thành lập năm 1570. Sau khi thời đại Jogaila chấm dứt vào năm 1572, tiếng Ba Lan trở thành ngôn ng chánh thức.

       

    • Vào thế kỷ thứ 18, xứ Lithuania bcác x Nga, Thụy Điển gây chiến. Tài chánh bị kiệt quệ sau nhng trn gic. Sau cùng x Nga chiếm x Lithuania vào năm 1795.

       

    • Tới thế kỷ thứ 19, Nga củng cố lực lượng và thiết lập chế đô hộ tại xứ này. Năm 1863, một số nhà ái quốc xứ Lithuania bắt đầu nổi lên chống xứ Nga bằng cách làm sống lại tiếng nói xứ Lithuania.

       

Năm 1864, hàng chục nghìn người Lithuanians phải bỏ xứ, di dân sang Hoa kỳ trước sự khủng bố của Nga. Ðồng thời văn hóa và truyền thống Lithuania được chấn hưng.

Năm 1883, Jonas Basanavicius phát hành tờ nhựt báo đầu tiên bằng tiếng xứ Lithuania.

Vào thế kỷ 20, xứ Lithuania bị Ðức chiếm (1915-1918) trong thời thế chiến thứ nhứt. Ngày 16 tháng 2, 1918, hội đồng Lithuania tuyên bố độc lập. Sau khi chấm dứt thế chiến thứ nhứt, xứ Lithuania, Ba Lan, vàthành phần Bolsheviks đánh nhau d" tợn (1919-1920).

Ngày 9 tháng 10, 1920, Ba Lan thôn tính xứ Lithuania và đặt thủ đô tại thành phố Kaunas. Trong thời gian 1926-1939, xứ Lithuania được độc lập và phồn thịnh dưới sự lãnh đạo của Antanas Smetona. Nhưng vào năm 1939, qua bản hiệp ước bí mật ký gia Hitler và Staline, xứ Lithuania lại bị chiếm đóng gia Liên Xô và Ðức quốc xã. Từ 1941 tới 1944, Ðức quốc xã đã giết trên 200.000 người Do Thái do sự hợp tác của dân bản xứ Lithuania.

Ngày 7 tháng 7, 1944, đoàn Hồng quân Nga trở lại xứ Lithuania và đưa 250.000 người Lithuania đi đày vùng Tây bá lợi á. Nhng người Lithuania gốc Ba Lan bị gởi về xứ Ba Lan.

Năm 1953, dân Lithuania khởi sự cuộc kháng chiến chống Liên Xô. Mặc dù Nga chiếm 40 năm, xứ Lithuania không bị tiêu diệt.

Ngày 14 tháng 5, 1972, một sinh viên tên Romaskalanta, 19tuổi, đã tự thiêu tại công viên ở Kaunas, tạo thành một ngọn lửa chống đối sự đô hộ của Nga.

Ngày 3 tháng 6, 1988, phong trào canh tân Lithuania "Sajudis" do 500 nhà trí thức thành lập đòi tự do, dân chủ và tự trị.

Ngày 23 tháng 8, 1988, 250.000 người Lithuania đã tụ họp tại Vilnius để đánh dấu 49 năm hiệp ước Molotov-Ribbentrop sáp nhập xứ Lithuania vào khối Liên Xô Viết.

Từ 16 tới 18 tháng 9,1988, 15.000 người biểu tình chống nguyên tử lực và đòi ngưng xây cất lò nguyên tử lực loại Chernobyl.

Ngày 24 tháng 12,1988,lần đầu tiên, xứ Lithuania tổ chức mừng ngày chấm dứt thế chiến thứ hai.

Ngày 23 tháng 8,1989, 2 triệu người các xứ Lithuania, Latvia và Estonia tạo thành dây chuyền con người từ Vilnius tới Tallinn (dài 650km) để phản đối ngày lễ kỷ niệm 50 năm hiệp ước Molotov-Ribbentrop.

Ngày 16 tháng 12,1989, ngày mừng lễ độc lập xứ Lithuania được tổ chức.

Từ 11 tới 13 tháng 1,1990, Mikhail Gorbachev được 300.000 người chào đón tại Vilnius để đòi độc lập.

Ngày 4 tháng 3,1990 các ứng cử viên đòi độc lập của khối Sajudis đã thắng cử trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên tại xứ Lithuania

Ngày 11 tháng 3,1990, hội đồng tối cao tuyên bố sự tái lập độc lập ở xứ Lithuania. BS Vytautas Landsbergis được bầu làm chủ tịch quốc hội

Ngày 17 tháng 4,1990, Nga sô tuyên bố cấm vận kinh tế đối với xứ Lithuania.

Ngày 13 tháng 1,1991, quân đội Nga tấn công đài truyền hình xứ Lithuania và giết chết 14 thường dân.

Ngày 12 tháng 2, 1991, xứ Islandia nhìn nhận đầu tiên quyền tự chủ xứ Lithuania.

Ngày 21 tháng 8,1991,cuộc đảo chánh Nga bị sụp đổ. Quân đội Nga rút lui khỏi xứ Lithuania. Tượng Lenine bị dời đi khỏi công trường Lukiskiu.

Ngày 29 tháng 8,1991, xứ Thụy Ðiển lập tòa đại sứ đầu tiên tại Vilnius.

Ngày 2 tháng 9,1991, Hoa kỳ nhìn nhận các xứ Lithuania, Latvia, và Estonia là nh"ng quốc gia độc lập.

Ngày 17 tháng 9,1991, ba xứ vùng Baltic được nhận vào Liên Hiệp Quốc.

Ngày 13 tháng 5,1992, tổng thống Pháp François Mitterrand viếng thăm xứ Lithuania.

Ngaỳ 14 tháng 2, 1993, Algirdas Brazaukas được bầu làm vị tổng thống đầu tiên của xứ Lithuania.

Ngày 25 tháng 6, 1993, đồng tiền Litas của xứ Lithuania được ấn hành và lưu thông như tiền tệ chánh thức của một quốc gia độc lập.

Tháng 12,1993, thành phố cổ của Vilnius được liệt vào danh sách di tích lịch sử thế giới của UNESCO.

Ngày 6 tháng 10, 1997, tổng thống Algirdas Brazaukas tuyên bố không ra tái cử.

Ngày 10 tháng 12, 1997, Trần Quang Hải tới thủ đô Vilnius tham dự hội nghị âm nhạc dân tộc và nói về đề tài Bồi âm trong cách tụng kinh Tây Tạng và nhạc đồng bóng Tây Bá Lợi Á, đồng thời trình diễn một buổi nhạc Việt.

Vài dòng về đời sống hàng ngày xứ Lithuania

Tiếng nói xứ Lithuania (dân bản xứ gọi xứ này là LIETUVA) được xem là một ngôn ng" cổ xưa như tiếng Sanskrit của Ấn độ. Tiếng Lithuanian tân thời là sự phối hợp gi"a tiếng Ðức và các loại tiếng Slavic.

Muốn vào xứ Lithuania, phải có giấy chiếu khán (visa), trả rất mắc (khoảng 40 US $). Tiền lương tối thiểu mỗi tháng là 100 US $ (khoảng 400 Litas). Ðời sống tương đối khá mắc. Một ổ bánh mì là 2 Litas, một ký thịt giá 14,60 Litas (3.50 US$), một ký chuối giá 4,39 Litas (1US$) 1 tách cà phê là 3 Litas (0.75 US$), một ba ăn thường giá 20 Litas (5US$).

Khách sạn loại sang giá rất cao. Có loại giá 800 Litas (200 US$) một đêm. Có loại rẻ cũng vào khoảng 100 Litas (25 US$) một đêm.

Dân số toàn xứ là 3.707.000 người gồm 81% người Lithuania, 8,3% Nga, 7% Ba Lan, 1,5% Belarus, 1% Ukraine, 0,1% Latvia, và 5% các dân khác. Thủ đô Vilnius có 583.000 dân với 53,8% người Lithuania, 19% Ba Lan, và 19% Nga.Ðồng tiền Lita trị giá khá cao. Ðổi 1 US $ được 4 Litas.

Một vài món ăn cổ truyền

Tại thủ đô có 8 tiệm cơm Tàu, 1 tiệm cơm Nhựt, 1 tiệm cơm Ấn về phía Á Châu. Nhà hàng Âu Châu có nhà hàng Ðức, Pháp, Ý, Hung gia lợi, Anh, Mễ tây cơ, và gần đây nhứt có Macdonald. Cơm Lithuania có một vài món cổ truyền.

Có hai tiệm ăn được là Gelezinis Vilkas ở ngay trung tâm thành phố mở cửa từ 12 giờ tới 1 giờ sáng. Các món ăn truyền thống gồm có: balandeliai là món cải (chou vert - cabbage) dồn thịt, blynai là loại bánh bột cán dồn thịt và nấm (hơi giống hoành thánh của mình nhưng không ngon bằng), cepelinai là loại khoai tây dồn thịt rất đặc biệt, karbonadas là món thịt chiên lăn bột với khoai tây, kepnys là món thịt heo (kiaulena), thịt bò (jautiena), hay thịt gà (vistiena) chiên.

Buổi ăn trưa lúc nào cũng có món súp khoai tây, cà rốt và cải với nước súp và bỏ thêm kem béo (whole cream - crème fraiche). Người Lithuania ăn tối khoảng 5 hay 6 giờ chiều, và họ gọi là supper. Trời mùa đông tối rất mau. Khoảng 4 giờ chiều là tối đen như mực. Lại đầy cả tuyết ngoài đường nên ít có ai nghĩ tới việc đi dạo phố mùa đông cả.

Tháng 12 là tháng lạnh nhứt, tuyết rơi đầy đường và lạnh -5 độ tới -10 độ là thường. Ði ngoài đường là phải quấn khăn chung quanh cổ, mang găng tay bằng len, giày đặc biệt với đế có răng cưa để tránh bị trợt té.

Credit card được thông dụng nhứt là VISA và MASTER CARD. Quán cà phê (người Lithuania gọi là KAVINE) có rất nhiều trong thành phố. Vào quán cà phê có thể uống café hay ăn cơm cũng được.

Ngoài ra có khoảng 10 hộp đêm (night clubs) để khiêu vũ và khoảng 20 nơi có thể ăn tối cho tới 2 giờ sáng. Tại thủ đô Vilnius có rất nhiều nơi để xem: 15 nhà thờ (đáng xem nhứt là thánh đường chánh Cathedral theo kiểu Baroque, nhà thờ Saint Anne theo kiểu gô-tích), lâu đài cổ xưa, và 15 viện bảo tàng, đặc biệt là Lithuanian National Museum (Viện bảo tàng quốc gia Lithuania), Lithuanina Art Museum (Viện bảo tàng Nghệ thuật Lithuania) , và National Gallery (Viện bảo tàng tranh vẽ).

Về chuyên chở công cộng có loại xe trolley bus, giá tiền tương đối rẻ (0,75 Lita giá một vé đi gần xa gì cũng vậy). Xe công cộng thường xuyên chạy tới 23 giờ. Xe taxi có nhiều, nhưng nên đi taxi gọi bằng điện thoại từ khách sạn. Tránh đi taxi đậu ở nhà ga hay đậu ngoài đường vì có thể bị gạt.

Tiểu công nghệ với cácmón điêu khắc bằng cây hay đất rất đẹp, giá tương đối còn rẻ. Nói chung, xứ Lithuania rất đẹp, nhỏ nhưng có nhiều di tích lịch sử. Cách sống còn giống thời Nga (cũng dễ hiểu vì họ chỉ mới thoát ách Nga chỉ có 5 năm nay thôi). Tôi có đi sang Nga, Belarus, Tuva, Slovakia, Ba Lan trong vòng vài năm nay nên có thể so sánh gia nhng xứ thuộc vòng kiểm soát của Nga. Khách sạn ở Lithuania chưa đủ sang theo tiêu chuẩn các xứ tiền tiến Âu Mỹ. Cách buôn bán hãy còn chậm tiến vì họ chưa quen buôn bán theo Tây phương. Nhưng nhìn kỹ lại thì đời sống ở đây có vẻ thoải mái hơn ở Nga.

Dân chúng ở Lithuania hiền lành hơn ở Nga, mặc dù cuộc sống buôn lậu, rượu, bạch phiến bắt đầu hoành hành như đa số các quốc gia vừa thoát ách cộng sản và bắt đầu nếm mùi tư bản.

Hồi ký một chuyến đi sang xứ Lithuania

Tôi chưa bao giờ đặt chân đến xứ Lithuania. Cách đây vài năm, xứ này còn nằm trong khối Liên xô. Rồi năm 1991, ba xứ vùng Baltic được độc lập. Tôi mơ một ngày nào đó có dịp viếng thăm xứ này. Giấc mộng đó trở thành sự thật.

Số là vào tháng 6, nhân kỳ hội nghị ở Nitra (xứ Slovakia), tôi có gặp ông Rimantas Astraukas, giáo sư dân tộc nhạc học ở Vilnius. Ông ấy ngõ ý muốn mời tôi sang xứ của ông ta nếu có điều kiện. Tôi cũng đồng ý theo phép xã giao, chứ trong đầu không bao giờ nghĩ đến thời điểm nào có thể đi sang Lithuania được.

Khoảng tháng 10, 1997, một hôm tôi nhận được một lá thư của ông Astraukas chính thức mời tôi sang dự hội nghị dân tộc nhạc học do hàn lâm viện âm nhạc Vilnius tổ chức. Tôi sẽ là "thượng khách" của hội nghị, người duy nhứt của Tây Âu, đại diện cho giơí nghiên cứu nhạc học của Âu Mỹ. Tôi suy nghĩ một vài ngày, thấy trong thời khóa biểu của tôi không bị bận đi đâu, và sau khi hỏi ý kiến của toán nghiên cứu mà tôi tùy thuộc và được chấp thuận, tôi trả lời bằng lòng tham dự.

Ðề tài chánh của hội nghị kỳ này là: MUSIC and RITUAL (nhạc và nghi lễ). Tôi moi trong óc tìm một đề tài phù hợp với chủ đề hội nghi Sau vài ngày suy nghĩ, tôi chọn đề tài: Overtones used in Tibetan Buđhist Chanting and in Siberian Shamanism (Bồi âm dùng trong cách tụng kinh Phật giáo Tây Tạng và trong đồng bống Tây bá lợi á). Bài tham luận được chấp thuận ngaœ

Ngày 10 tháng 12,1997, tôi lên đường đi sang Lithuania. Mỗi một chuyến đi như vậy, tôi đều tổ chức đàng hoàng. Tôi mang theo nhiều dĩa hát và sách của tôi để tặng cho trường đại học vì tôi biết ở nhng xứ xã hội chủ nghĩa rất thiếu tài liệu nghiên cứu. Ðó là nhng món quà quí nhứt khi sang các quốc gia đông âu.

Khi nào tôi đi một mình dự hội nghị thì Bạch Yến lái xe đưa tôi tới phi trường. Lần này tôi đi hãng máy bay Lufthansa của Ðức, từ phi trường Charles de Gaulle 1. Từ Phàp có hãng Air France bay thẳng tới Vilnius, nhưng bay hơi trễ. Còn chuyến bay của Lufthansa thì bay sớm hơn, vào lúc 7giờ sáng, nhưng phải ghé Frankfurt và phải đổi máy bay. Dù phải đổi nhưng vẫn tới Vilnius sớm hơn là đi với hãng Air France, mà giá tiền bay lại rẻ hơn.

Trên máy bay, tôi được ăn lót lòng đầy đủ. Tới Frankfurt lúc 8giờ 15 sáng. Tôi đi tìm cổng máy bay đi Vilnius. Phi trường Frankfurt khá to, phải đi lòng vòng mất 30 phút mới tìm được phòng đợi của chuyến đi Vilnius. Thấy còn hơi sớm, tôi đi dạo xem các cửa tiệm bán miễn thuế (duty free).

Tới 9giờ 45, tôi lên máy bay, và 10giờ 25 , máy bay cất cánh trực chỉ hướng đi Lithuania.

Từ Frankfurt tới Vilnius phải bay 2 giờ đồng hồ. Tôi được ăn một lần na. Lần này là ăn trưa, có thịt gà dồn thịt, xà-lách, uống rượu gin tonic, rượu đỏ, và sau cùng uống cognac chung với cà-phê. Giờ Vilnius đi trước giờ Pháp hay Ðức. Chính vì vậy, thay vì 12giờ 25 máy bay đáp xuống phi trường Vilnius, nhưng đúng ra là 13giờ 25.

Tôi bước xuống phi trường, hít không khí giá lạnh của mùa đông. Chỉ có vài phân tuyết trên mặt đất. Tôi đứng làm đuôi trước chỗ xét giấy chiếu khán. Tới phiên tôi, tôi đi lại trình giấy. Anh chàng hải quan nhìn tôi, rồi hỏi:

    • Sao ông không có chiếu khán ?

Tôi giựt mình, tự hỏi trong đầu:

    • Sao kỳ vậy cà ? Chỗ bán vé chỉ ghi cho mình là có thông hành có hiệu lực là đủ rồi !

Tôi trả lời:

    • Tôi nghĩ là xứ ông với xứ Pháp có giao hảo ngoại giao với nhau. Hơn n"a tôi không nghe nói tới giấy chiếu khán bị bắt buộc khi vào xứ Lithuania.

Anh chàng hải quan, nhìn tôi, đầu lắc lư tỏ vẻ không đồng ý, miệng chắc chắc mấy cái:

    • Không, ông sai rồi. Ông chịu khó đọc trang này đi !

Tôi bán tín bán nghi, trong khi đó, con tim đánh thình thình. Nếu không có giấy chiếu khán thì chắc tôi phải ngồi ở phi trường và chờ chuyến máy bay tới để quay trở về Pháp.

May thay ! Tôi không phải là người duy nhứt. Có người Nhựt, Ðức, Ðại Hàn, Pháp, vv.... cũng ở cùng tình trạng như tôi. Và ngay tại phi trường có một văn phòng để làm giấy chiếu khán cho nhng người không có chiếu khán. Hú hồn ! Thà là đợi để làm giấy chiếu khán, còn hơn là phải quay trở về Pháp.

Trong khi chờ đợi làm giâý tờ, tôi chạy lại nhờ một cô của hải quan chạy ra ngoài báo tin cho người đến đón tôi là tôi đã tới rồi nhưng bị kẹt làm giấy tờ nên không thể rời chỗ quan thuế liền được. Sau một giờ chờ tới phiên tôi, và sau khi làm xong giấy chiếu khán, tôi trả 71 Ðức Mã (khoảng 40 US$), và tôi được quyền ở xứ Lithuania một tháng. Nhưng thật ra tôi chỉ ở đây có 4 ngày thôi.

Tôi kéo chiếc va-li đầy cả sách, dĩa CD, phim video mà không có ai khám xét vì đã quá giờ khám. Có thể họ khám xét hành lý của tôi nếu tôi không có bị trục trặc về giâý chiêú khán.

Vừa bước ra ngoài, tôi thấy ông Rimantras Astraukas, người tổ chức hội nghị, và một cô sinh viên đang đứng đón tôi. Cô sinh viên này không ai khác hơn là cô Ausra Strazdaité, một sinh viên nhạc học đã theo học lớp của tôi tại xứ Ba Lan hồi tháng 9 vừa qua. Cô này rất yêu kinh vợ chồng chúng tôi khi gặp nhau ở Ba Lan. Cô rất thích Á châu, muốn học nhạc Nhựt, và có học một số câu nói tiếng Việt.

Vừa gặp tôi, cô ấy mừng r, chạy lại, ôm tôi hôn và nói bằng tiếng Việt:

    • Con kính chào Thàỵ Con nhớ Thày lắm. Thày có mạnh giỏi không ?

Tôi cũng hôn lại cô học trò, và rất ngạc nhiên là cô này còn nhớ nh"ng câu tiếng Việt đã học được với Bạch Yến và tôi. Tôi nhìn cô học trò trẻ, ngây thơ, và nói:

    • Cám ơn con. Thày khoẻ và mừng được gặp lại con.

Tôi chào ông tổ chức, và xin lỗi về việc giấy chiếu khán làm chậm trễ công việc.

Ông Astraukas cười hề hà, tay xua xua như ý muốn nói chẳng hề chi:

    • Ồ, có sao đâu, giáo sư. Chúng tôi cũng đang chờ đón bà giáo sư Anna Czekanowska từ Warsaw (Ba Lan) sang. Chiếc máy bay sắp đáp xuống. Nêú giáo sư không phiền thì chúng ta đợi bà đó rồi cùng về khách sạn chung với nhau.
    • Thế thì tuyệt quá !

Tôi thở phào nhẹ nhơm người vì dù tôi có ra sớm cũng phải chờ rước bà Czekanowska rồi mới đi lại khách sạn.

Cô bé sinh viên người Lithuania, năm nay vừa đúng 21 tuổi, học năm thứ ba trường hàn lâm viện âm nhạc về sáng tác nhạc cận đại, và nhạc học. Ở xứ Lithuania, trường quốc gia âm nhạc vừa dạy đàn, nhạc lý, nhạc học, rồi luôn cả dân tộc nhạc học. Tất cả sinh viên học nhạc học hay dân tộc nhạc học đều phải biết đàn piano (bắt buộc), biết đọc nhạc rành rẽ, nghĩa là đưa bất cứ bài nhạc nào đều có thể xướng âm ngay. Trình độ âm nhạc ở xứ Lithuania rất cao, nhưng về phương pháp nghiên cứu nhạc học hoàn toàn lệ thuộc vào cách nghiên cứu nhạc của xứ Nga. Mà xứ Nga thì đối với xứ Pháp, Mỹ, hay Ðức thì kể như lạc hậu, chậm gần cả vài chục năm về phương pháp nghiên cứu. Chính tôi đã được mời sang dạy ở Conservatory Tchaikowsky (Moscow, Nga) hồi năm 1993 để dạy môn nghiên cứu nhạc dân tộc cho các giáo sư mà thôi (lớp master class). Cô Ausra gặp tôi, mừng r, líu lo, hỏi tôi đủ thứ chuyện, lo sách hành lý cho tôi, giống như học trò á châu lo cho thày vậy.

Tới 16giờ 30, bà Anna Czekanowska bước ra khỏi cửa hải quan, gặp thấy tôi, mắt sáng ngời, la lên:

    • Hello, Hải, how are you ? I know that you will be here with us for this meeting. I 'm glad that you 're able to join us in Lithuania. (Chào Hải, anh mạnh khoẻ chứ ? Tôi biết là anh sẽ có mặt tại đây với chúng tôi cho kỳ hội nghị này. Tôi mừng thấy anh đến với chúng tôi tại xứ Lithuania.

Bà ôm tôi hôn và tôi cũng đáp lễ lại. Phong tục ở Âu châu là khi gặp nhau lần đầu là hôn. Nhứt là biết tôi từ Pháp sang, mà xứ Pháp nổi tiếng là lúc nào cũng hôn, mỗi ngày gặp nhau là hôn chứ không nhứt thiết là chỉ hôn có một lần đầu gặp nhau như phong tục các xứ Anh, Ðức, Mỹ, Bắc Âu, vv....

Cả đoàn lên xe của trường âm nhạc. Một chiếc xe cũ kỹ, nhưng vẫn còn chạy được. Từ phi trường về tới khách sạn cũng mất 30 phút.

Sau cùng, chúng tôi tới nơi. Trời hơi mưa, pha lẫn chút tuyết mềm. Khách sạn tên là Zaliasis Tiltas ở ngay trung tâm thành phố. Tôi ở phòng số 14 (giá tiền mỗi ngày là 150 Litas , khoảng 40 US $, gần nửa tháng lương của một công nhân), cạnh bên văn phòng tiếp rước khách đến ở. Mùa này tương đối văng khách. Phòng tôi có hai giường, bình thường dành cho hai người. Nhưng tôi là thượng khách của hội nghị nên được hưởng quy chế "đặc biệt" là ở một mình để dễ làm việc buổi tối, và tiện cho việc đi đứng, có nghĩa là muốn ngủ thức lúc nào tùy ý, không sợ làm phiền ai hết. Ðó là họ chưa biết tài ......"ngáy như bò rống" của tôi. Giả thử tôi có bị ở chung với ai, thì ngươì đó chắc chắn sẽ xin ban tổ chức cho "dời đô" ngày hôm sau ngay vì bị đảo điên bởi màn rống muốn sập nhà của tôi.

Ông Astraukas nói với tôi là cô Ausra Strazdaité là người được trường âm nhạc giao cho trách nhiệm là giúp đ tôi trong việc đi đứng suốt thời gian tôi ở Vilnius. Tôi bằng lòng ngay. Tôi quay sang hỏi cô học trò của tôi:

    • Con nghĩ sao ? Con có thích giúp Thày không ?

Cô bé liếc nhẹ, miệng nhoẻn cười :

    • Dạ, con muốn lắm. Con chỉ sợ Thày từ chối. Ðược gần Thày dù chỉ vài ngày thôi, con thấy con có nhiều may mắn hơn các bạn đồng lớp với con. Con mong được Thày chỉ dạy con là con sung sướng lắm rồi !

Việc đầu tiên là tôi cần phải đi đổi tiền để xài lặt vặt. May là cạnh khách sạn có một chỗ đổi tiền.

Cô Ausra hỏi tôi:

    • Thày có mệt không ? Nếu mệt thì Thày về phòng nằm nghỉ. Con đợi Thày nghỉ khỏe rồi Thày muốn đi đâu con sẽ đưa Thày đi.
    • Không sao đâu con ! Thày chưa mệt. Thày muốn lợi dụng có chút thì giờ rãnh trước khi bắt đầu hội nghị ngày mai để đi dạo phố, xem phong cảnh thủ đô ra sao.

Cô bé có vẻ hớn hở.

    • Thế thì tốt lắm. Con có một con nhỏ bạn, học cùng lớp, nói tiếng Anh giỏi hơn con. Ðể con gọi điện thoại hỏi nó có rãnh thì tới gặp Thày và cùng đi với Thày. Nó biết rõ thành phố này hơn con, vì con chỉ tới đây chưa đầy hai năm.

Tôi đáp:

    • Con tính sao cũng được. Thày không muốn con phải mất nhiều thì giờ với Thày.

Tôi cùng cô học trò đi bộ lại nhà thờ chánh, nơi hẹn. Còn hơi sớm, tôi đề nghị đi vào bên trong nhà thờ để xem kiến trúc của nhà thờ. Ðây là nhà thờ được xây cất theo kiểu Baroque. Bên trong vắng người vì không phải ngày lễ hay chủ nhựt.

Trở ra ngoài thì độ 10 phút thì cô bạn tới nơi. Ausra giới thiệu:

    • Dạ thưa Thày, đây là Renata, bạn gái của con, cũng học về nhạc học và thích điều khiển hợp xướng và rất thích dạy học.

Tôi chào cô Renata, một cô gái khoảng 25 tuổi, ít nói, thích lặng im, chỉ trả lời khi bị hỏi tới, mặt ít tươi tăn, không cười. Cả ba chúng tôi rảo bước đi trên lớp tuyết không dày lắm.

Ausra hỏi tôi:

    • Thày thích xem gì ở đây ? Hôm nay tất cả viện bảo tàng được vào miễn phí ? Thày có thích xem lâu đài cổ xưa nhứt của thành phố không ?

Tôi cười đáp:

    • Thày muốn xem tất cả nhưng sợ không có đủ thời giờ. Thôi thì mình đi viếng lâu đài trước đi, rồi nếu còn thời giờ thì đi thăm vài viện bảo tàng.

Lâu đài nằm trên một ngọn đồi không xa nhà thờ chánh của thành phố. Chỉ leo bộ chừng vài trăm thước là tới nơi. Nơi đây trưng bày một số sơ đồ thành phố Vilnius và sự thay đổi về thiết kế đô thị qua nhiêù thế kỷ.

Sau khi đi viếng lâu đài khoảng 30 phút, tôi thấy còn dư thời giờ để có thể viếng viện bảo tàng quốc gia dân tộc học, tôi đề nghị tới viện bảo tàng đó để biết về gia tài văn hóa và truyền thống xứ này. Ðược đi viếng viện bảo tàng, lại có hai cô gái của xứ naỳ đi theo giải thích từng chi tiết, giúp cho tôi hiểu nhiều về xứ này trong một thời gian rất ngắn.

Viếng xong, trời cũng đã tối rồi, tôi đề nghị cùng hai cô đi ăn cơm tối mà phải ăn cơm của xứ này. Họ liền đưa tôi tới một quán bia (alaus bare ) tên là "Zemaiciu " cổ xưa, ở dưới hầm, phải đi xuống hai từng lầu trong một khung cảnh hầm của thời Trung cổ. Tôi thích uống bia để so sánh với nhng loại bia tôi đã uống ở nhng xứ khác. Tôi gọi một món súp gồm có rau và tai heo (sriuba kiaules ausu), rồi ăn món sườn mặn, cải chua và khoai tây (sonkauliai su troskintais kapustais ). Tuy không ngon (vì không hạp khẩu vị), nhưng đó là món ăn truyền thống của xứ Lithuania. Hai cô học trò ăn món khác. Có lẽ vì ngại nên họ không dám kêu món mắc tiền mặc dù tôi có nói là họ muốn ăn món gì cũng được. Ðây là quán bình dân, không mắc lắm. Ăn xong, tính tiền, tôi trả 53Litas (13 US$) cho 3 người.

Chúng tôi ghé lại một nhà thờ khác tên là Saint Anna khá đẹp. Rời đi bộ trong một công viên lớn của thành phố gia ban đêm. Nhờ đi ba người nên không ai sợ cả. Nghe nói ở đây người ta khuyên du khách không nên đi một mình ban đêm, nhứt là ở công viên.

Chúng tôi ghé lại một quán cà phê uống một tách cà phê và hàn huyên độ nửa giờ rồi chia tay. Hai cô lấy xe trolley đi về nhà. Tôi trở về khách sạn. Lúc đó cũng gần nửa đêm.

Ngày đầu tiên tại xứ Lithuania với bao hình ảnh đẹp của xứ này !

Vilnius thứ năm 11 tháng 12, 1997

Sáng nay, tôi ăn sáng tại khách sạn. Ðiểm tâm ở xứ này giống như ở các xứ chịu ảnh hưởng Nga. Tôi ngồi vào bàn, một cô dọn bàn tới đưa tôi một ly nước cam, một dĩa bánh mì, một vài lát thịt nguội, hay trứng chiên, một miếng bơ nhỏ, một hộp nhỏ mứt, và một tách cà-phê. Cà phê ở xứ này không ngon lắm. Tôi quên mang theo cà phê bột loại tự tan (instantaneous coffee hiệu Nestlé của Pháp uống khá ngon).

Tới 9giờ 40, cô Ausra tới khách sạn, gặp tôi, miệng cười, hỏi tôi:

    • Kính chào Thày. Thày ngủ ngon không ?
       
    • Cám ơn con. Thày ngủ một giấc tới sáng, tôi đáp. Con ăn sáng chưa ?
    • Dạ con ăn rồi.

Tôi mời Ausra ngồi, uống một tách cà-phê. Từ khách sạn tới chỗ hội chừng một cây số đi bộ. Hai thày trò cùng đi bộ. Bên ngoài trời khá lạnh. Tôi phải quấn khăn xung quanh cổ, mang găng tay. Ausra giải thích cho tôi nghe mỗi khi đi ngang qua một dinh thự lịch sử nào.

Nơi hội nằm bên trong hàn lâm viện âm nhạc (Academy of Music). Tới nơi, tôi gặp một số bạn bè quen biết, chào hỏi. Chương trình hội thảo bắt đầu 10 giờ sáng.

Ðề tài cuộc hội thảo năm nay về Âm nhạc và Nghi lễ (Music and Ritual), đặc biệt để kỷ niệm bà Jadvyga Ciurlionyté, người tiên phong về nghiên cứu nhạc dân tộc của xứ Lithuania.

Bà giáo sư Anna Czekanowska thuộc trường đại học Warsaw (Ba Lan), khai mạc hội nghị với bài tham luận: Ritual and the Way of its Transmission (Nghi lễ và đường lối truyền đạt). Bà nói về cách dùng âm nhạc để bảo lưu nghi lễ trong quần chúng các nước Ðông Âu. Sự phân tách nghi lễ qua các thí dụ âm nhạc cho thấy sự phối hợp gia âm nhạc và nghi lễ . Bà Czekanowska nói pha gia tiếng Anh và tiếng Nga. Ðôi khi bà nói tiếng Ba Lan. Người Lithuania hiểu tiếng Nga, Ba Lan hơn là tiếng Anh.

Sau đó, tới các nhà nghiên cứu của xứ Latvia, và của xứ Lithuania nói rất nhiều về lý thuyết và không cho nghe một thí dụ nhạc nào để dẫn chứng cả. Tôi ngồi nghe không hiểu gì hết vì họ phát biểu bằng tiếng Nga hay Lithuania. May là cô học trò ngồi cạnh tôi dịch một phần, và tôi có bản tóm lược bằng tiếng Anh, nên cũng hiểu nội dung của các bài tham luận.

Tới 12 giờ trưa, nghỉ giải lao. Mọi người uống trà, cà-phê, ăn bánh ngọt, hay bánh mì, cá mòi.. Sau đó trở lại phòng hội tiếp tục hội thảo tới 13giờ30.

Giáo sư Rimantras Astrauskas, người tổ chức, chỉ mời một số giáo sư đi ăn trưa chung do trường âm nhạc đãi. Có giáo sư Anna Czekanowska (Ba Lan), bà Zaiga Sneibe (Latvia) và tôi từ Pháp sang. Nhà hàng bên nây nhỏ, giống như một nhà ở. Bàn ghế để rộng rãi, không có vẻ chuyên nghiệp. Có lẽ dân chúng ở xứ Lithuania chưa quen làm nhà hàng vì họ mới được độc lập có vài năm nay thôi. Trưa nay, ăn trưa gồm có một món xà lách cà-rốt và cải trắng (white cabbage). Sau đó ăn súp rau và khoai tây thái nhỏ. Rồi món cá chiên lăn bột với một ít rau, đậu xanh. Nước uống có nước có gaz. Rồi uống cà-phê.

Tới 15 giờ, mọi người trở lại phòng hội tiếp tục làm việc. Ðề tài chuyên về nhạc đám ma, và các nghi thức dính tới đám ma ở các xứ vùng Baltic.

16giò30, mọi người nghỉ, uống càphê. Rồi 17giờ trở lại hội tới 18giờ 30 cũng về đám tang, nhưng thêm về nghi thức đám cưới.

Sau khi hội xong, tơí phần trình diễn của các sinh viên âm nhạc. Hầu hết các sinh viên của trường nhạc, trường đại học âm nhạc đều biết đàn piano, đàn một cây đàn dân tộc, và biết hát dân ca. Trong phần trình diễn tối nay, các sinh viên lần lượt trình diễn các loại hát đa âm rất hay, lạ, mà tôi chưa từng nghe. Trong suốt một giờ nhạc dân tộc Lithuania, tôi khám phá nhiều khía cạnh nhạc đa âm trong các bài hát, cũng như trong các bài đàn (với các loại đàn dân tộc như vĩ cầm, đàn dây , sáo, kèn. Tiếp theo là phần ăn uống và sinh hoạt văn nghệ. Chỉ ăn bánh mì, phô mai, chút ít thịt, trái cây, trà, bia không có độ rượu. Phần chánh là cùng nhau vui chơi.

Các sinh viên biểu diễn các trò chơi trẻ con rất linh động. Tôi tự động tham dự, cũng hát, cũng nhảy múa dân tộc với các sinh viên, hòa mình với họ, khiến họ có cảm tình với tôi từ nhng giây phút đầu tiên.

Các sinh viên thích chụp hình kỷ niệm với tôi. Và ai cũng thích múa với tôi. Các vị giáo sư được mời tới dự hội nghị này không ai hòa mình với các sinh viên. Tôi là người duy nhứt tham gia chơi với sinh viên. Sự hòa mình này là một ưu điểm cho tôi.

Tới 20giò 30, tôi kiếu từ mọi người để trở về khách sạn. Mổi tối, tôi đều để ra một tiếng đồng hồ để viết nhựt ký, nhứt là khi đi dự hội nghị. Nếu tôi không làm như vậy thì khó mà nhớ hết nhng chi tiết để sau này muốn viết bài. Rồi tôi phải kiểm lại bài tham luận, xem lại một số chi tiết.

Vilnius thứ sáu 12 tháng 12,1997

Hôm nay tôi ăn điểm tâm, gặp bà Czekanowska nơi phòng ăn. Tôi đến hôn Bà:

    • Chào Anna. Chị ngủ ngon không ?
    • Cám ơn Anh, Bà hôn trả lại. Còn Anh thì sao ?
    • Cũng khỏe thôi.

Tôi kéo ghế ngôì cạnh Bà. Trong khi ăn, chúng tôi hỏi thăm lẫn nhau về việc làm. Tôi quen bà Czekanowska trên 20 năm nay. Lần chót gặp nhau tại xứ Ba Lan hồi tháng 9, 1997. Chinh bà mời tôi nói chuyện về truyền thống nhạc Việt cho nhng nhà nghiên cứu Âu châu và mọi người đã ở lại nghe Bạch Yến và tôi trình diễn nhạc Việt sau đó. Bà Czekanowska, năm nay vừa hưu trí, là nhà nghiên cứu nhạc dân tộc tiền phong của xứ Ba Lan.

Tôi cần phải đi bỏ thơ và mua cò ở nhà bưu điện gần khách sạn. Tôi có thói quen là đi tới nơi nào đều mua một số bưu ảnh gởi cho bạn bè và nhứt là gởi cho tôi một tấm bưu ảnh của nơi tôi có đặt chân tới. Trên tấm bưu ảnh cần phải có tên của thành phố, nhiều hình ảnh của thành phố đó. Tôi viết một bài thơ tứ tuyệt hay một đoạn thơ lục bát miêu tả nhng gì xảy ra trong thời gian tôi ở nơi đó. Nếu có thời giờ, tôi viết một bài thơ với tất cả nguồn hứng. Còn có khi tôi chỉ có 10 hay 15 phút, thì lúc đó chỉ ghi vài câu lục bát, nhưng phải là một bài thơ ngắn. Với tất cả nhng nơi tôi đã đi qua, tính ra tôi đã viết trên cả ngàn bài thơ. Thơ hay hay dở không thành vấn đề đối với tôi, vì tôi không phải là nhà thơ. Tính về số lượng, thì tôi cũng có một chỗ đứng với số lượng bài thơ "con cóc".

Bưu ảnh bên xứ Lithuania gởi không mắc lắm. Mỗi tấm bưu ảnh gởi trên thế giới bằng đương hàng không giá 1,20 Lita (khoảng 30 cents Mỹ hay 1,80 Francs Pháp).Lúc này là mùa lễ Giáng Sinh, nên có nhiều bưu ảnh chúc Giáng Sinh và Tết Dương Lịch bày bán khắp nơi. Giá mỗi tấm bưu ảnh đẹp khoảng 25 cents Mỹ. Tôi gọi điện thoại về thăm Bạch Yến. Mỗi lần đi xa, khi tới nơi, tôi tìm điện thoại để gọi về nhà cho biết tôi đã tới nơi bình yên, cho biết địa chỉ nơi tôi ở, số điện thoại của khách sạn, của trường đại học, hay số fax để có thể gởi fax.

Tôi đi bộ lần tới nơi hội. Ausra đã tới từ lâu vì hôm nay cô bé đó có tham luận về Nghi lễ trong Nhã Nhạc Nhựt (Ritual in Japanese Gagaku Music). Ðây là lần đầu Ausra tham luận ở một đại hội nhạc dân tộc, cho nên hơi bị lo.

Vừa thấy mặt tôi, Ausra chạy lại chào tôi:

    • Con kính chào Thày. Con xin giới thiệu Thày con nhỏ bạn của con. Nó tên là Liauda, nói tiếng Pháp rất giỏi.

Cô Liauda cúi đầu chào tôi, có vẻ rụt rè.

Tôi nhìn cô Liauda, nói bằng tiếng Pháp:

    • Chào cháu Liauda.Tôi rất vui mừng được biết có người nói tiếng Pháp ở đây.

Tôi tiếp tục hàn huyên với cô Liauda bằng tiếng Pháp. Suốt cả buổi sáng, Liauda ngồi cạnh tôi để phiên dịch nhng bài tham luận từ tiếng Lithuanian sang tiếng Anh cho tôi. Ðề tài về nhạc khí và nghi lễ trong cách dùng tín hiệu câu cá. Tôi lợi dụng giờ nghỉ giải lao lúc 11giờ 30 để đi viếng trường đại học lớn nhứt tại xứ Lithuania. Bên ngoài tuyết bắt đầu rơi chút đỉnh. Ðây là trường đại học xưa nhứt ở Lithuania. Cô Liauda nói cho tôi biết là ba của cô Liauda làm giáo sư dạy mỹ thuật, văn chương.

Tới 13 giờ tôi phải trở về để cùng đi ăn cơm trưa với ban tổ chức. Vẫn đi ăn chỗ cũ, nhưng món ăn khác. Tôi vẫn ăn súp, với khoai tây cắt nhỏ, các loại rau (gần giống như súp ăn hôm qua, rồi tới ăn thịt bò con chiên bọc bột ăn với rau. Tráng miệng gồm có bánh kem dã len men.

15 giờ mọi ngươì trở lại phòng hội.

Ausra Strazdaité bắt đầu chương trình hội thảo. Tuy mới có 21 tuổi, cô bé soạn bài kỹ lưng, nói có đầu đuôi, cho nghe nhạc và hình ảnh, được mọi người vỗ tay tán thưởng.

Sau đó tới phiên tôi, một người được mời như một giáo sư khách. Thơì giờ cho tôi tham luận là 1 giờ đồng hồ.Tất cả nhng người tham dự đều có mặt,đông nhứt trong hai ngaỳ hội. Ðề tài tham luận chuyên về nghi lễ trong cách tụng kinh Tây Tạng qua cách sử dụng bồi âm và trong cách hát đồng bóng Tây bá lợi á (Overtones used in Tibetan Buđhhist Ritual and in Siberian Shamanism ). Tôi trình bày phần giải thích bồi âm, với dẫn chứng qua nhng tài liệu thu thanh, và hình ảnh của phim vidéo The Song of Harmonics (Bài hát bồi âm). Sau khi nói xong, cử tọa vỗ tay tán thưởng rất lâu.

Mọi người đi uống trà sau phần tham luận của tôi. Trong khi trong phòng hội chiếu phim vidéo, tôi mang quần áo diễn với bộ áo dài đen, khăn đóng.

Chương trình trình diễn nhạc cổ truyền Việt Nam và Á châu do tôi định và thực hiện đã thu hút cử tọa.Tôi cho thấy nhng khía cạnh đặc thù của nhạc Á châu. Tôi có biểu diễn cách học hát đồng song thanh ra sao, với phần minh họa của hai người học trò chưa bao giờ biết hát để làm thí dụ cụ thể. Mọi người trong hội trường đều đứng dậy vỗ tay khen tôi. Rất đông người tới khen, xin ch ký, chụp hình, vv....

Mấy đứa học trò của tôi muốn được cùng đi ăn cơm với tôi. Tôi cũng rất muốn, nhưng không được, vì theo chương trình, tôi phải đi ăn cơm tối với ban tổ chức.

Nhà hàng naỳ thuộc loại khá sang, có tính cách dân tộc, đặc biệt là cơm xứ Lithuania, đúng ý của tôi. Tôi quên hỏi nhà hàng naỳ tên gì. Ngay cả các thức ăn, tôi cũng quên hỏi luôn. Chỉ biết là có một dĩa rau gồm cà-rốt, ớt bị, cà tô-mách, và cải. Sau đó ăn một món bánh chiên và nấm. Phần nước uống có champagne của Lithuania, mà tôi thấy giống như loại vin mousseux, hay blanc des blancs của Pháp, tức là chưa phải champagne, có thể gọi là sparkling wine hay bubbling wine. Buổi tiệc này gồm có 10 ngươì, với nhng người được mời chánh thức và nhân viên ban tổ chức. Phong tục của người Lithuania là sau khi ăn xong, họ hát một số bài dân ca. Mọi người đều hát theo rất là vui. Tôi được mọi người tặng băng nhựa nhạc dân tộc xứ Lithuania, hay một món quà nhỏ lưu niệm. Lại thêm một phong tục khác na ! Mỗi lần tôi phải đứng dậy cám ơn. May là trong túi của tôi cũng có một số băng nhạc của tôi trình diễn để tặng lại.

Tôi có tặng cho ông Rimantras Astraukas một bộ dĩa Voices of the World để làm tài liệu dạy cho trường đại học ở đây. Tôi tặng cho một giáo sư dạy nhạc dân tộc xứ Latvia một cuốn phim vidéo về cách dạy hát đồng song thanh. Mục đích của tôi là gieo nhng dòng nhạc Việt khắp nơi tại các trường đại học trên thế giới.

Trong khi ngồi ăn tại bàn, tôi có đưa cho các bạn cùng ngồi ăn viết đôi dòng lưu niệm trong quyển sổ lưu bút ngày xanh của tôi. Ðó là một cố tật của tôi. Từ mấy mươi năm nay, nơi nào đi qua, tôi cũng đều xin ch ký, hay đôi dòng lưu niệm. Nhờ vậy mà giờ đây tôi có hàng trăm cuốn tập lưu niệm với hàng chục nghìn ch ký hay lời viết đầy chân tình của bạn bè thân hu đã viết trong các quyển sổ nhỏ của tôi.

Ăn cơm xong, mọi người từ giã ra về. Tôi trở về khách sạn, lòng thoải mái, vì sứ mạng kể như rất thành công. Ban tổ chức hài lòng, sinh viên rất thích. Họ còn ngõ ý muốn mời tôi sang Vilnius để dạy học trong tương lai.

Tôi tắm rửa sạch sẽ, ngồi xem truyn hình Lithuania, rót rượu cognac mà tôi mang theo, cùng với tôm khô và khô bò đ? cho tâm thần được sảng khoái trước khi đi ngủ. Ðó là cách đ tạo cho mình nhng giây phút nhàn hạ sau khi dạy hc, thuyết trình, hay trình diễn.

Vilnius thứ bảy 13 tháng 12, 1997

Hôm nay là ngày tôi ở thêm để có dịp đi thăm viếng một vài nơi di tích lịch sử. Hôm tôi mới tới xứ Lithuania, Ausra có ngõ ý muốn đưa tôi tới nhà cô ta ở một tỉnh khác tên là Kaunas, cựu thủ đô của xứ Lithuania, và cũng là dịp để cho mẹ và anh của cô có dịp gặp tôi mà cô thường kể cho gia đình cô ta nghe khi gặp tôi ở xứ Ba Lan. Lúc trước khi sang đây, tôi định đi viếng danh lam của thủ đô. Khi sang đây, mấy cô học trò đã đưa tôi đi ngày đầu tiên rôì. Tôi nghĩ đây là dịp để đi xem một thành phố khác mà lại có người ở nơi đó làm hướng dẫn viên thì còn gì quý bằng !

Sáng nay, có hai cô Liauda và Ausra tới khách sạn của tôi lúc 7giờ30 sáng. Hai cô bé này tới đúng giờ lắm. Hẹn tôi giờ nào là tới đúng giờ đó. Tôi cũng chuẩn bị sẵn. Mang theo một vài món quà để tặng mẹ của Ausra vì theo lời của Ausra, tôi sẽ được mời ăn cơm trưa.

Hai cô học trò bấm chuông cửa phòng. Tôi mở cửa, hai cô đồng nói, với một nụ cười trên môi:

-Kính chào Thày. Thày chuẩn bị xong chưa ?

Tôi đáp:

-Thày xong từ lâu rồi.

-Thế thì chúng ta lên đường.

Hai cô nói xong, dành nhau khiên gói quà tôi xách, rồi kiểm soát khăn choàng, găng tay, sợ tôi bị lạnh.

Ði ra đường, mỗi cô kèm tôi mỗi bên, sợ tôi bị trợt té vì tuyết rơi đầy đường, daỳ khoảng 15 phân. Chúng tôi đi lại bến xe trolley chờ. Chừng 5 phút sau là có xe tới. Tôi trả 75 xu một vé xe để đi tới nhà ga xe lửa.

8giờ 10 chúng tôi tới nhà ga. Cô Liauda lo chạy đi hỏi thăm giờ xe lửa. Tôi chưa ăn sáng, đề nghị vào Macdonald mua một cà phê, và bánh ngọt. Hai cô bé từ chối sợ tốn tiền. Tôi naì n mãi mới chịu uống một tách cà phê.Sau đó, tôi đi lại chỗ bán vé, mua hai vé, giá mỗi vé là 10,50 litas (2,50 US $)

Có một chuyến xe lửa khởi hành lúc 8giờ 45 và sẽ tới Kaunas lúc 10giờ 15. Ðây là chuyến xe lửa chạy từ Moscow tới Kaunas. Chúng tôi đứng đợi xe lửa tới. Cô Liauda hỏi tôi:

-Thưa Thày, chiều nay nếu Thày về trở lại đây còn sớm thì con xin mời Thày và Ausra tới nhà con để ba má con gặp Thày. Con có nói về Thày với ba má con, và ba má con mong muốn được gặp Thày.

Cô bé nhìn tôi như dò hỏi, như mong đợi một lời ưng thuận. Tôi cảm động trong lòng, nhìn cô Liauda, gật đầu nhẹ, nói:

-Ðược rồi ! Thày sẽ về chuyến 18giờ 30 để tới Vilnius lúc 20giờ. Con thấy có trễ lắm không ?

-Dạ thưa không ! cô Liauda líu lo trả lời một cách mừng r vì tôi bằng lòng tới nhà tối nay.

Sau đó, xe lửa tới. Ausra và tôi bước lên xe lửa, một loại xe cũ kỹ, chạy bằng than đá, làm tôi nhớ lại thời nhỏ ở Việt Nam cũng đi xe lửa chạy bằng than đá.

Bên trong xe, có một mùi trừu hôi, và các hành khách Nga có vẻ mệt mỏi sau một đêm ngủ không yên giấc. Các thức ăn bày biện trên bàn, cà phê loại rẻ tiền phảng phất mùi. Cô bé Ausra không mâý ưa người Nga, có lẽ vì nhớ lại thời Nga đô hộ xứ này. Cô này tánh còn con nít nên khi không thích thì sự khó chịu lộ ra ngay trên nét mặt.

Tôi kéo cô ta ngồi xuống và thì thầm trong lỗ tai:

  • Nè con, con không nên có phản ứng như vậy ! Không tốt đâu !
  • Con không thích xe lửa của Nga. Con muốn đi xe lửa của xứ con à ! Ausra vừa nói vừa bực mình.
  • Nhưng bây giờ mình đã lên trên xe lửa này rồi. Con định phải làm sao ? Hay là mình xuống xe rồi chờ xe lửa tơí. Con muốn như vậy không ?

Cô bé đưa mắt nhìn tôi như tìm hiểu ý nghĩa của câu nói của tôi. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng cũng khá thông minh. Cô bớt xụ mặt, và lắc đầu:

  • Con nói vậy chớ mình đi xe lửa nào cũng được. Nếu chờ thì sẽ mất nhiều thời giờ, rồi Thày sẽ không có dịp xem thành phố nơi con sanh ra.

10giờ 15, xe lửa tới Kaunas. Chúng tôi xuống xe. Bên ngoài tuyết vẫn rơi. Tôi hỏi Ausra phải mua giấy xe trolley như thế nào vì tôi không thích đi bộ nhiêù quá.

Tôi ghé một tiệm bán thức ăn ở cạnh nhà ga mua 4 vé xe trolley. Ausra đề nghị đi bộ lại khu đi bộ, nơi đó có một nhà thờ lớn nhứt thành phố.

Tôi vào xem nhà thờ, rồi đi ra phía ngoài chụp vài tấm hình kỷ niệm, ghé vào một nhà hàng ăn một món quốc hồn quốc túy là bột khoai tây bao nhưn thịt heo giá 5 Litas. Không ngon lắm nhưng là món ăn chánh của xứ Lithuania.

Tôi có ghé vào vài tiệm bán tiểu công nghệ lưu niệm, mua một số quà kỷ niệm đặc biệt của xứ Lithuania như các món đồ bằng đất, bằng bạc, hay kim khí, không phải là thứ mắc tiền. Tôi thích mua nh"ng món quà rẻ tiền, để lưu niệm chứ không phải làm của. Chính vì vậy mà mỗi một chuyến đi tôi đều khiêng về nhà nhng món quà lục cục lòn hòn. Riết rồi trong nhà không còn chỗ chứa n"a!

Ausra lôi tôi đi và nói:

  • Thày đi chậm quá. Còn nhiều chuyện coi lắm. Thaỳ ráng đi mau mau một chút, vừa đ lạnh, vừa được xem nhiều.

Tôi cười, vừa thở vừa nói:

  • Thaỳ già rồi con. Sức Thày đâu bằng sức con. Tại vậy mà Thày đòi đi xe bus hoài .

Ausra lắc đầu cười, lặng lẽ đi bên tôị Hai thày trò đi xem tòa thị sảnh. Sau đó tới viện bảo tàng nhạc khí dân tộc. Lúc đó cũng 12 giờ trưạ Tôi sợ họ đóng cửạ May quá, hai bà lo cho viện bảo tàng này thấy tôi là ngươì ngoại quốc, và Ausra có nói bằng tiếng Lithuanian rằng tôi là một nhà nghiên cứu ở Pháp sang, muốn được xem viện bảo tàng naỳ trước khi trở về Pháp ngày hôm saụ Ðây là một viện bảo tàng nhỏ, chuyên về nhng nhạc khí của xứ Lithuaniạ Ðược thành lập năm 1983 bởi ông Vaidotas Stulga, viện bảo tàng này gồm nhng nhạc khí dân tộc do cha của ông Stulga thu thập từ nhiều năm quạ Dần dần, ông Stulga mở rộng thêm với một khu nhà có đủ các loại phong cầm (accordeon), và sau đó mở thêm một thư viện , âm thanh viện, và một trường dạy nhạc dân tộc "Tututis" cho trẻ em. Từ vài năm nay, có phát triển thêm một căn phòng với một vài nhạc khí dân tộc thế giới do các du khách ngoại quốc tặng. Tôi không có gặp ông giám đốc viện bảo tàng này, nhưng có đàn và hát cho hai người giúp việc đã bằng lòng cho tôi xem nhạc khí ở đây mặc dù đã hết giờ mở cửa

Tôi không có thời giờ để đi xem tất cả viện bảo tàng (có tất cả 11 viện bảo tàng). Sau khi rời viện bảo tàng nhạc khí dân tộc, hai nơi đáng coi nhứt là viện bảo tàng M.K.Ciurlionis State Art Museum và viện bảo tàng về Quỷ (Devil's Museum).

Ông Ciurlionis là một trong nhng nhà vẽ tranh và soạn nhạc cận đại nổi tiếng của xứ Lithuania. Nơi đây không nhng có nhiều tranh và nhạc của ông Ciurlionis, mà còn có 360 bức tranh đương đại của trường phái Lithuania, và 3643 bảo vật dân tộc được trưng bày nơi đây. Trước khi rời viện bảo tàng, tôi có mua hai băng nhạc để tìm hiểu nhạc của ông Ciurlionis.

Chỉ còn có 30 phút là Ausra phải đưa tôi về nhà gặp gia đình cô ấy. Chúng tôi đi nhanh tới viện bảo tàng con Quỷ. Viện bảo tàng này được thành lập vào năm 1966 để tàng tr cả 2000 bức tượng điêu khắc về con Quỷ khắp nơi trên thế giới. Quỷ Âu châu, Á châu, Phi châu. Ông Antanas Zmuidzinavicius (1876-1966) đã thu thập mấy nghìn tượng Quỷ lớn nhỏ đủ c. Ðến khi ông chết đi, chính phủ mới thành lập viện bảo tàng này, thành ra ông ta không biết kho tàng con Quỷ của ông ngày nay có một nơi trưng bày thường trực.

15giờ 30, Ausra và tôi lấy xe trolley bus đi về nhà của Mẹ của Ausra. Bà mẹ là một người đàn bà hiền hậu, vẫn còn đẹp , cao lớn. Người anh trai của Ausra (27 tuổi) chuyên về điện tử, biết nói tiếng Anh. Người mẹ nói tiếng Ðức với tôi, vì không biết tiếng Anh. Buổi cơm gồm các món cổ truyền đúng như ý muốn của tôi như cá mòi herring trộn với yogourt và dưa leo. Một món khác là nấm mặn, rồi một món các loại rau luộc (cà-rốt, đậu trộn chung), thịt bò un khói, thịt heo sống un khói. Món chót cùng là thịt gà rô-ti với khoai chiên. Ăn như vậy là quá nhiều. Phải nhớ là xứ này tiền lương rất ít. Một ba ăn như vậy là hết một phần tư luôn một tháng. Tráng miệng có bánh ở nhà làm lấy, và trái cây. Người anh của Ausra làm cà-phê đặc biệt cho tôi uống. Trong khi ăn, cả nhà uống nước táo cũng ở nhà làm lấy. Tôi có diễm phúc được chứng kiến cách sống bên trong nhà của một gia đình trung lưu của xứ Lithuania. Bà mẹ của Ausra hành nghề trạng sư trong thành phố.

Tôi có mua một bưu ảnh của thành phố Kaunas, vội ghi vài câu thơ lưu niệm

Tới đây ngắm cảnh suốt ngày

Nơi thành phố cổ khó tài nào quên Tuyết rơi suốt cả ngày đêm

Dạo chơi thăm viếng nhớ tên cổ thành

Bảo tàng nay rõ ngọn ngành

Một ngày chiêm ngưng cả tranh lẫn đàn. 

Ðược mời tiếp đãi đàng hoàng,

Chuyến đi đáng giá nghìn vàng khó mua.

 

Tơí 18giờ 10 tôi phải trở về Vilnius, vì chuyến xe lửa chót để về Vilnius là 18giờ 30. Ausra và tôi lấy taxi đi tới nhà ga, mua giấy xe lửa kịp thơì giờ.

Ngồi trên xe lửa, tôi hỏi thăm về cuộc sống của cô học trò rất mê Á châu này. Nhờ vậy mà thời giờ trôi qua rất mau trên xe lửa.

20giờ 10, xe lửa tới Vilnius. Tuyết vẫn còn rơi. Chúng tôi phải lâý xe taxi để tới nhà cha mẹ của Liauda như đã hứa hồi sáng.

20giờ 30, xe taxi đậu trước nhà. Nhà nằm trong một chung cư dành cho công chức thì phải. Ba của Liauda làm giáo sư đại học về văn chương, mỹ thuật. Ông còn dạy về tôn giáo và văn hóa na. Cả hai ông bà tiếp đón tôi rất trịnh trọng. Họ làm một số thức ăn với cá salmon, bánh mì, bánh ngọt. Tôi uống rượu mạnh của xứ Lithuania. Người cha nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh, đôi khi có nói tiếng Pháp nhưng không thông thạo lắm. Người mẹ, kín đáo hơn, không biết tiếng Anh, chỉ ngồi nghe, thỉnh thoảng cười khi thâý tôi diễu. Cô Liauda học nhạc học, biết hát dân ca, đàn nhạc khí cổ truyền, thỉnh thoảng có đi ra xứ ngoài trình diễn. Cô bé, mới 21 tuổi, biết nói tiếng Pháp, Anh, Nga, Ba Lan và Lithuanian.

Ðến quá nửa đêm, tôi phải xin kiếu từ về khách sạn. Cả nhà đưa tôi ra đường, tìm taxi cho tôi. Tôi đưa cô Ausra về nhà, rồi tôi về khách sạn, làm hành lý vì sáng hôm sau tôi lên máy bay trở về Pháp, mang theo biết bao kỷ niệm của việc làm cũng như của sự viếng thăm.

 

Vilnius chủ nhật 14 tháng 12,1997

Hai cô học trò mới của tôi đã tới khách sạn lúc 7giờ 30 sáng, mục đích muốn đưa tôi đi xem một vài nơi của thủ đô Vilnius này.

Chúng tôi cùng đi dạo gia trời tuyết, lạnh run. Nhờ đi mau, nên cũng đ" lạnh. Trời hãy còn tối. Ði hơn 1giờ30, hơn 7 km đi bộ lòng vòng trong thành phố, với sự giải thích từng nơi, từng tên đường.

9giờ sáng, tôi bắt đầu đói bụng, hỏi hai cô có biết chỗ nào ăn sáng không. Ði kiếm nhng nơi đặc biệt thì lại đóng cửa hết, đành phải quay về khách sạn ăn lót lòng. Sau đó, còn dư hai giờ trước khi lên phi trường, hai cô bé lại đưa tôi vào một khu rừng gần đó, đi bộ trên tuyết, và chỉ cho tôi một nơi nhìn xuống thấy toàn thành phố. Tôi đi muốn rã giò. Mệt nhưng vui.

12giờ 30 chúng tôi đi taxi lên phi trường, gởi hành lý, uống nước giải khát rồi từ giã nhau. Hai cô học trò, ôm tôi hôn, chúc tôi lên đường bình an, và mong được gặp lại tôi trong một tương lai rất gần. Mắt hai cô đẩm lệ. Tôi chào và bước vào bên trong cửa hải quan. Khi quay lại nhìn hai cô học trò lần chót, thấy hai cô vẫn nhìn tôi, một tay vẫy chào, một tay quẹt mắt vì khóc. Tôi cũng cảm động thấy người Tây phương cũng lắm tình cảm. Có lẽ đây là một quốc gia chưa bị nhiễm nhng tật xấu của các xứ tư bản âu châu tự do mà họ cho là tân tiến.

14giờ 15 máy bay Lufthansa rời phi trường bay về Frankfurt. Tới đó lúc 15giờ 20, rồi tôi đổi máy bay để về Charles de Gaulle (Pháp) lúc 17giờ 45. Bạch Yến ra đón tôi. Hai vợ chồng đi ra phố Tàu ăn một tô phở và một mâm chạo tôm sau 5 ngày chỉ ăn các món ăn thuần túy của xứ Lithuania.

Không ngờ lại tới nơi đây,

Thành công hội nghị ngất ngây trong lòng

Ðồng song thanh, đã nhiều công,

Bốn phương, thế giới, thong dong lưu truyền.

 

© http://vietsciences.free.fr  Trần Quang Hải