|
thoitiet.net |
|
Trong những ngày vừa
qua, thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng về
thảm họa động đất và sóng thần gây ra tại
một số nước châu Á. Tại sao lại có những cơn
sóng thần mạnh như thế và nguyên nhân hình
thành cũng như bản chất và nguyên lý hoạt
động của nó như thế nào? Chúng tôi xin giới
thiệu với bạn đọc bài viết của Tiến sĩ
Nguyễn Anh Tuấn (Đại học San Jose State, Hoa
Kỳ) về vấn đề này để bạn đọc tham khảo. |
|
15
phút sau khi ghi nhận có một trận địa chấn
mạnh 8.9 độ Richter xảy ra vào lúc 00h59
(giờ quốc tế UTC) tại phía bắc đảo Sumatra
(Indonesia), các khoa học gia của cơ quan
NOAA/PTWC (USA) (National Oceanic and
Atmospheric/Pacific Tsunami Warning Center),
đã đưa ra báo cáo rằng động đất trên có thể
khơi mào việc phát triển và thành lập "sóng
thần" Tsunami, và nhận định rằng do tâm động
đất xảy ra trong vùng Ấn Độ Dương, vì thế
không quan ngại đến khả năng sóng thần xảy
ra trong vùng bờ Tây của lục địa Mỹ:
(http://www.noaanews.noaa.gov/stories2004/s2357.htm).
Do không được cấp báo nên hậu quả là cơn
sóng thần Tsunami đã gây ra một thảm họa rất
lớn cho một số nước châu Á.
Sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan quốc tế,
mặc dù Thái Lan và Indonesia là các thành
viên trong Ủy Ban Điều phối Cảnh báo Tsunami
vùng Thái Bình Dương (ITSU - International
Coordination for the Tsunami Warning System
in the Pacific) của Liên Hiệp Quốc, đã thất
bại trong việc giảm thiểu một thiên tai đã
cướp đi trên 55.000 sinh mạng (tính cho đến
thời điểm 23h30 ngày 28/12) trên các quốc
gia vùng ven Ấn Độ Dương. Chỉ mươi phút sau
cơn địa chấn, vùng Sumatra bị ngập nước. Một
giờ sau tới Thái Lan, Myanmar, Banglades.
Hai giờ sau Srilanka, Maldive, Ấn Độ... và
tám giờ sau là bờ đông châu Phi.
Tsunami (Tsu: Sóng; Nami: Cảng), nên cần
phân biệt với sóng do hiện tượng thủy triều
(Tidal Wave) là thuật ngữ phát sinh từ nước
Nhật và được chấp nhận năm 1963, dùng để chỉ
một thiên tai xảy ra vùng ven biển, nơi
những đợt sóng to cao hàng chục thước thình
lình đổ ập vào bờ vùi lấp và cuốn trôi tài
sản và sinh mạng con người (Tsunami 1707,
Tokaido, Nhật giết chết 30.000 người; cũng
tại quốc gia này, Tsunami 1896 giết chết
26.300 người).
Các trượt sụt trên nền biển, hoạt động hỏa
sơn ngầm bên dưới mặt biển, và hiếm hoi hơn
sự va chạm các thiên thể vào mặt biển cũng
gây ra Tsunami. Nhưng loại Tsunami phổ biến
và gây tàn phá lớn lao nhất được ghi nhận
khi có hoạt động địa chấn trên nền biển.
Báo
cáo của cơ quan USGS (United States
Geological Survey), bộ phận Earthquake
Hazards Program đã ghi nhận ngày 26/12/2004,
một trận động đất lớn có cường độ 8.9 xảy ra
vùng phía bắc Sumatra, Indonesia. Động đất
xảy ra do sự di chuyển lên theo hướng đông
bắc với vận tốc 6cm/năm của khối
Indo-Austrlian Plate và chìm sụp bên dưới
khối Eurasia Plate (Burma-Sunda Plate) dọc
theo trũng Sunda (Java Trench) theo kiểu mẩu
kiến tạo hút chìm (Subduction Tectonic).
Khác với kiểu mẫu kiến tạo Strike/Slip (toạc
sông Hồng, sông Mã), động đất do hai khối di
chuyển cạnh bên nhau và gây ra những thay
đổi địa diện trên bình diện ngang, động đất
tại Sumatra này làm khối bên trên
(Burma-Sunda) bị dâng lên một cách bất chợt
dọc theo các toạc đẩy (thrust fault), mà
nguyên do bởi khối Indo-Australian Plate
chúi xuống, bị chèn ép và đẩy các phần bên
trên lên. Báo cáo (đăng tại địa chỉ:
http://neic.usgs.gov.neis/bulletin/neic_slav_ts.html)
cho thấy khoảng 1.200km đường toạc bị tách
ra, và nền biển đã nâng lên khoảng vài
thước. Sự nâng lên bất chợt này đồng nghĩa
với sự đẩy mạnh lên và thình lình, hàng tỷ
thước khối nước trong lòng biển và như thế
Tsunami Sumatra thành lập lan truyền với vận
tốc hàng 800 km/giờ, tàn phá các quốc gia
trong vùng Ấn Độ Dương và đến cả châu Phi.
Việt Nam may mắn thoát được sự tàn phá của
Tsunami lần này. Nếu có thể thấy trên hình,
biển Đông hầu như ngăn cách với Ấn Độ Dương
bởi các quốc gia láng giềng Thái Lan,
Malaysia, Indonesia nên các Tsunami phát
sinh ở phần phía nam các quốc gia này hoàn
toàn không có cơ hội xâm nhập biển Đông để
gây tàn phá.
Trên khối Indochina hay nói riêng Việt Nam,
chỉ có hệ thống toạc Red River Fault System
còn có cơ hội hoạt động, và chỉ hoạt động
một cách tương đối từ 5 triệu năm trở lại,
sau khi các hệ thống chuyển lực chính di
chuyển lên phía bắc, sâu trong nội địa Trung
Quốc (Altyn Tagh System, Tappoinnier 1983).
Hơn nữa hệ thống toạc sông Hồng hoạt động
theo chế độ strike/slip (không nguy hiểm như
thrust system) chỉ hoạt động phần lớn trên
đất liền và gần như kết thúc khi tiến vào
vịnh Bắc Bộ. Không phủ nhận là Tsunami có
thể xảy ra nơi biển Đông, nhưng tác nhân có
thể chỉ là hoạt động không gây ra nhiều nguy
hiểm: đất chùi trên nền biển, hỏa sơn
ngầm...; hệ thống toạc sông Hồng khó có thể
gây ra Tsunami có sức tàn phá lớn lao trên
biển Đông. Trong vùng này, hoạt động Tsunami
đáng ngại nhất có thể tìm thấy là vùng phía
đông Philippines, nơi chế độ kiến tạo hút
chìm hiện diện, vỏ biển Philippines phía
đông cắm vào bên dưới cung đảo
Luzon-Philippines-Mindanao, động đất theo cơ
chế thrust fault và các loại Tsunami nguy
hiểm có thể thành lập. Tuy nhiên một lần
nữa, tuy không được che chở dày đặc như miền
phía nam, nếu Tsunami được thành lập từ phía
đông của Philippines, sự hiện diện của một
hệ thống đảo chi chít của quốc gia này cũng
sẽ giúp giảm thiểu sức tàn phá của Tsunami
nếu chúng phát triển về phía tây để vào biển
Đông.
http://www.thoitiet.net/index1.asp?file=Info1.htm&fld=NEWS
|
Tìm hiểu về sóng thần (Tsunami) Á Châu
Wednesday, January 05, 2005 L.T
|
|
Không như nhiều người
tưởng, tsunami không phải là những ngọn sóng
ầm ầm cuồn cuộn tiến vào đất liền mà người
ta có thể mục kích và nghe được âm thanh của
nó từ xa ở ngoài khơi.
Ngay khi ngồi trên
thuyền, người ta cũng không thể biết tsunami
bắt đầu xuất hiện. Và quan sát từ máy bay,
người ta cũng không hề thấy dấu hiệu báo
trước một đợt tsunami. Đó là lý do cơn sóng
thần đã giết trong tích tắc hàng chục ngàn
người trong thảm họa đau lòng vừa xảy đến ít
nhất 10 quốc gia Á Châu vào ngày 26-12-2004.
Tsunami là gì?
Theo trang web Trung Tâm
Dịa Chấn Quốc Gia (Hoa Kỳ), thảm họa thiên
tai kinh hoàng hôm 26 tháng 12 là hậu quả
tiếp theo của một vụ động đất, trên bề mặt
mảng địa chất bên dưới Ấn Độ và Miến Điện,
làm vỡ một mảnh vỏ Trái Đất (rộng khoảng
992km) sau khi mảng Miến Điện bất ngờ trồi
lên, cao hơn mảng Ấn Độ ít nhất 15m. Trận
động đất lần này xảy ra cực mạnh với 9 độ
Richter, lớn nhất trong bốn thập niên kể từ
trận động đất Good Friday 9,2 độ Richter tấn
công Alaska (Hoa Kỳ) vào năm 1964 và là trận
lớn thứ tư kể từ năm 1900. Sức mạnh động đất
lớn đến mức nó lan tận Somalia, cách tâm
chấn 4.100 km.
Tâm địa chấn nằm ở độ
sâu 10km, cách Tây Sumatra khoảng 160km,
trong khu vực “vòng đai lửa” liên tục sinh
ra động đất. Để có thể hình dung mức độ khốc
liệt của trận động đất lần này, có thể so
sánh năng lượng của
trận động đất đã vượt quá tổng số năng lượng
tiêu thụ của toàn nước Mỹ trong một tháng
hoặc tương đương năng lượng sinh ra bởi bão
dữ (chẳng hạn trận bão Isabel) trong liên
tục 70 ngày (Science Daily 27-12-2004).
Thảm họa hầu như nằm
ngoài tầm dự báo bởi lâu nay Ấn Độ Dương
hiếm khi xuất hiện tsunami. Lần cuối cùng mà
khu vực này bị tsunami tấn công là năm 1883
(sinh ra từ trận động đất Krakatoa). Do đó,
các nước thuộc Ấn Độ Dương không có hệ thống
báo động tsunami như vùng Thái Bình Dương.
Ngoài động đất, tsunami
còn có thể được sinh ra bởi lở đất, núi lửa
hoạt động, vụ nổ hạch nhân hoặc thiên thạch.
Khi tsunami dịch chuyển trên đại dương,
chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng
sau có thể cách xa hàng trăm cây số hoặc hơn
và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét. Do
đó, người ta không thể thấy dấu hiệu rõ rệt
của tsunami. Nói cách khác, tsunami không
phải là sự di chuyển của bề mặt sóng mà là
toàn bộ khối nước!
Trong lòng đại dương,
tsunami có thể lướt tới với vận tốc
970km/giờ (theo website Cục Khí Quyển - Đại
Dương Quốc Gia (NOAA) của Hoa Kỳ. Tsunami
chỉ thật sự hiện nguyên hình với sức mạnh
hủy diệt kinh hoàng khi nó đến gần bờ. Tốc
độ sóng biến mất và thay vào đó là độ cao
sóng. Ở vùng nước nông, một tsunami có thể
sinh ra ngọn sóng khổng lồ cao 30m hoặc hơn
(ngọn sóng tsunami tấn công vịnh Lituya,
Alaska, năm 1958 cao đến 525m!)...
Từ tsunami được dùng phổ
biến vào năm 1963 trong một hội thảo khoa
học quốc tế (từ tiếng Nhật - tsu có nghĩa
“cảng” và nami có nghĩa “sóng”) và có khi
được hiểu là “sóng thần”. Tuy nhiên, như các
chuyên gia NOAA xác định, tsunami thật ra
không liên quan tới sóng. Sóng là kết quả
của sức gió và thủy triều là ảnh hưởng của
lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời cùng các
hành tinh; trong khi tsunami không gây ra
bởi sóng to gió lớn và cũng chẳng liên quan
đến thủy triều. Đặc tính của tsunami là sóng
nước nông (shallow - water waves) - khác với
sóng bởi gió (wind - generated waves).
Sóng bởi gió thường có
chu kỳ (thời gian giữa hai đợt sóng liên
tiếp) khoảng 5-20 giây và độ dài (khoảng
cách giữa hai đợt sóng liên tiếp) khoảng
100-200m (website NOAA). Trong khi đó,
tsunami có chu kỳ
10-120 phút và bước sóng có thể lên đến
500km. Hơn nữa, sóng bởi gió thường mất năng
lượng sau một quãng di chuyển; trong khi đó
do dịch chuyển ngầm trong lòng đại dương,
tsunami có thể đi cực nhanh và không mất
nhiều năng lượng. Một cách cụ thể, bởi vận
tốc tsunami liên quan tới độ sâu nên khi độ
sâu nông dần, vận tốc tsunami cũng biến mất
nhưng tổng năng lượng tsunami hầu như giữ
nguyên. Trong đại dương sâu khoảng 6.100m,
tsunami di chuyển chừng 890km/giờ (bằng vận
tốc máy bay) và nó có thể lướt từ bên này
đến bên kia Thái Bình Dương trong không đầy
một ngày.
Khoa học giải quyết
tsunami như thế nào?
Trong lịch sử Địa Cầu,
người ta còn ghi nhận sự xuất hiện của
mega-tsunami (tại Madagascar, cách nay
khoảng 4.000 năm), với ngọn sóng có thể cao
đến 100m hoặc hơn. Các cụm quần đảo núi lửa
như Réunion hoặc Hawaii rất có thể là nguy
cơ sinh ra mega-tsunami (tsunami cực mạnh)
trong tương lai, do cấu trúc to của chúng
không đủ ổn định và có thể sụp bởi một
nguyên nhân nào đó. Một khi điều này xảy ra,
sự xuất hiện mega-tsunami hầu như là chắc
chắn (vài năm gần đây người ta đã tìm thấy
dấu vết một số mảnh vỡ rơi ra từ “thân” của
quần đảo Hawaii).
Nơi có thể gây ra
mega-tsunami nữa là đảo La Palma thuộc quần
đảo Canary. Trong vụ phun dung nham năm
1949, vài phần ở nửa phía Tây của rặng
Cumbre Vieja (La Palma) đã rơi xuống Đại Tây
Dương. Quá trình này hình thành có lẽ do áp
lực từ sức nóng nham thạch và nước bốc hơi
bị kẹt trong cấu trúc đảo, khiến toàn bộ cơ
cấu đảo bị chao đảo. Nếu một đợt phun dung
nham mạnh nữa xảy ra, nửa phía Tây của đảo
(khoảng 500 tỷ tấn) có thể rơi ùm xuống biển
và mega-tsunami tiếp theo là điều không thể
tránh khỏi. Vài trăm năm trở lại đây, thế
giới đã chứng kiến một số mega-tsunami cường
độ nhỏ, chẳng hạn đợt tsunami sinh ra do
trận động đất ở Kamchatka vào ngày
17-10-1737 (ngọn tsunami cao hơn 50m).
Nhiều quốc gia Thái Bình
Dương, đặc biệt là Nhật Bản, đều trang bị hệ
thống quan sát và báo động tsunami (ngoài ra
còn có hệ thống hiện đại CREST -
Consolidated Reporting of Earthquakes and
Tsunamis - lắp tại duyên hải Miền Tây Hoa
Kỳ). Tuy nhiên, hệ thống báo động tsunami
chỉ là giải pháp dường như mang tính tâm lý
nhiều hơn là đem lại độ tin cậy khoa học. Dù
tâm chấn động đất trong lòng biển có thể dò
ra cực nhanh, nhưng người ta vẫn không thể
biết những thay đổi trong lòng biển diễn ra
như thế nào với mức độ nhiều ít (để có thể
biết chính xác tsunami xuất hiện hay không).
Cho đến nay (theo
website Trung Tâm Nghiên Cứu tsunami thuộc
Viện Đại Học Washington), chưa hệ thống nào
có thể phát hiện tsunami trước khi nó đem
đến thảm họa, và cũng chưa hệ thống nào có
thể tính được thời gian giữa một trận động
đất và một tsunami tiếp theo. Chẳng hạn đợt
tsunami vào ngày 12-7-1993, gây ra bởi trận
động đất ngoài khơi đảo Hokkaido (Nhật),
tsunami đã xuất hiện chỉ sau 5 phút.
Trong đợt tsunami ngày
26-12-2004, sóng mạnh đến tận Miền Nam Thái
Lan khoảng một tiếng đồng hồ sau động đất.
Hai tiếng rưỡi sau, dòng tsunami dịch chuyển
khoảng 1.600km bắt đầu ào vào Ấn Độ, Sri
Lanka, tiếp đó là Malaysia, Maldives, Miến
Điện, Bangladesh… rồi cuối cùng đến Somalia.
Một bài học đẫm nước mắt
Hầu hết dự báo địa chấn
đều xác định bằng cách dựa vào phép tính chu
kỳ. Trận động đất 7,6 độ Richter tại Đường
Sơn (Hà Bắc, Trung Quốc) giết chết 250.000
người vào năm 1976 và trận động đất 6,9 độ
Richter tại Kobe (Nhật) làm thiệt mạng 5.000
nạn nhân vào năm 1995 đều nằm ngoài con mắt
quan sát của thiết bị dự báo.
Một phân tích kỹ lưỡng
phay San Andreas gần Parkfield tại trung tâm
California từng dự báo một trận động đất nhẹ
có thể xảy ra vào đầu thập niên 1990, nhưng
nó chỉ xuất hiện vào hơn một thập niên sau
(ngày 28-9-2004). Và Tiến Sĩ Vladimir I.
Keilis - Borok thuộc Viện Đại Học
California-Los Angeles từng dự báo một trận
động đất 6,4 độ Richter tại Miền Nam
California trong khoảng ngày 5-1 đến
5-9-2004 nhưng chẳng điều gì xảy ra.
Tờ New York Times
(28-12-2004) cho biết nhiều nhà địa chất học
hiện thời cho rằng không bao giờ có thể dự
báo chính xác động đất bởi vỏ Trái Đất cực
kỳ không đồng nhất. Bất kỳ một trận động đất
nhỏ nào cũng tiềm ẩn khả năng trở thành sự
kiện thiên tai lớn hơn.
Tiến Sĩ John Rundle, nhà
địa chất học thuộc Viện Đại Học California -
Davis, cho rằng người ta chỉ có thể dự báo
ngắn hạn và điều này tùy thuộc phương pháp
thống kê nhận dạng các điểm nóng.
Dù thế nào khoa học cũng
không hoàn toàn bất lực trước tsunami. Cần
nhấn mạnh là trong hội thảo tại Tiểu Ban Đại
Dương Liên Chính Phủ (thuộc Liên Hiệp Quốc)
vào tháng 6-2004, các chuyên gia đã kết luận
“Ấn Độ Dương tiềm ẩn nguy cơ đe dọa nghiêm
trọng liên quan tsunami, xảy ra trong vùng
hoặc từ vị trí xa hơn” và rằng khu vực này
nên được lắp hệ thống báo động như Thái Bình
Dương”
Tuy nhiên Ấn Độ, Thái
Lan, Malaysia và một số quốc gia trong khu
vực lại xem rằng “đó là vấn đề của Thái Bình
Dương”. Theo ý kiến của Tiến Sĩ Tad Murty -
chuyên gia tsunami thuộc Viện Đại Học
Manitoba (Canada): “Không có lý do gì để bất
kỳ nạn nhân nào chết vì tsunami. Chúng ta có
biểu đồ thời gian dịch chuyển bao phủ toàn
bộ vùng Ấn Độ Dương. Từ tâm chấn động đất,
thời gian dịch chuyển tsunami đến mỏm Ấn Độ
là bốn tiếng. Quá đủ thời giờ để báo động”!
http://nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=16501&z=15
|
Một
số kiến thức về sóng thần
|
09/01/2005
Trong các sách giáo khoa từ
lớp 1 đến lớp 12 của ta không có phần kiến
thức về động đất và sóng thần. Trong khi chờ
đợi Bộ GD-ĐT bổ sung nội dung này trong các
sách giáo khoa sắp tới, chúng tôi xin cung
cấp một số kiến thức về sóng thần.
Định nghĩa
Sóng
thần (tsunami, theo tiếng Nhật, có nghĩa
"sóng mạnh ở cảng") là sóng biển mạnh do
động đất, núi lửa phun hoặc đất chuồi dưới
đáy biển tạo ra, làm cho nhiều người chết và
thiệt hại vật chất nặng nề khi nó tràn lên
đất liền. Không như nhiều người tưởng, sóng
thần không phải là những ngọn sóng ầm ầm
cuồn cuộn tiến vào đất liền mà người ta có
thể mục kích và nghe được âm thanh của nó từ
xa ngoài khơi. Ngay khi ngồi trên thuyền
ngoài khơi xa, bạn cũng không thể biết sóng
thần bắt đầu xuất hiện. Và quan sát từ máy
bay, bạn cũng không hề thấy dấu hiệu báo
trước một đợt sóng thần. Đó là lý do cơn
sóng thần đã giết trong phút chốc hàng trăm
nghìn người trong thảm họa đau lòng xảy đến
ít nhất 10 quốc gia châu Á vào ngày
26-12-2004.
Hiện tượng
Khi
sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa, sóng
còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu, nhưng là
một chuỗi sóng có tốc độ rất cao, lên đến
800km/giờ!... Khi sóng thần dịch chuyển trên
đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến
chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm
kilômet hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ
khoảng vài mét. Do vậy, người ta không thể
thấy dấu hiệu "chường mặt" của sóng thần.
Nói cách khác, sóng thần không phải là sự di
chuyển của bề mặt sóng mà là toàn bộ khối
nước! Sóng thần chỉ thật sự hiện nguyên hình
với sức mạnh hủy diệt kinh hoàng khi nó đến
gần bờ. Tốc độ sóng biến mất và thay vào đó
là độ cao sóng. Ở vùng nước nông, một sóng
thần khổng lồ có thể cao đến 30m hoặc hơn
(ngọn sóng thần tấn công vịnh Lituya, Alaska
năm 1958 cao đến 525m).
Nguyên nhân
Sóng
thần là hậu quả dẫn theo của một vụ động
đất. Thảm họa thiên tai chấn động ngày
26-12-2004 là hậu quả của một vụ động đất,
trên bề mặt đĩa địa chất bên dưới Ấn Độ và
Myanmar, làm vỡ một mảnh vỏ Trái đất (rộng
khoảng 992km) sau khi đĩa Myanmar bất ngờ
trồi lên, cao hơn đĩa Ấn Độ ít nhất 15m.
Trận động đất lần này xảy ra cực mạnh với 9
độ Richter, lớn nhất trong bốn thập niên kể
từ trận động đất Good Friday 9,2 độ Richter
tấn công Alaska (Mỹ) vào năm 1964 và là trận
lớn thứ tư kể từ năm 1900. Sức mạnh động đất
lớn đến mức nó lan tận Somalia, cách tâm
chấn 4.100km. Tâm chấn động đất nằm ở độ sâu
10km, cách tây Sumatra khoảng 160km, trong
khu vực "vòng đai lửa" liên tục sinh ra động
đất.
Ngoài
động đất, sóng thần còn có thể được sinh ra
bởi lở đất, phún xuất núi lửa, nổ hạt nhân
hoặc thiên thạch.
Dấu
hiệu sắp có sóng thần
Đối
với những người trên bờ biển khó biết sóng
thần sắp tiến về phía mình. Dấu hiệu đầu
tiên là nước biển chậm chạp cuộn lên với
những con sóng không đổ, chứ không như sóng
mạnh của bão sắp tới. Bỗng nhiên mặt biển
dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều
bọt biển nổi lên và rồi nước rút xuống thật
nhanh. Do vậy, khi bạn đứng trên bãi biển và
nhìn thấy nước biển đột ngột rút nhanh xuống
bạn hãy nói cho những người chung quanh biết
là sóng thần sắp xảy ra và mọi người hãy
chạy nhanh vào đất liền, kiếm nơi cao mà
trú, trước khi sóng thần đến.
Các
thảm họa sóng thần
Sóng
thần đã được nhắc đến từ thời Thượng cổ. Năm
365, sóng thần tại Alexandria (Ai Cập) làm
hàng nghìn người thiệt mạng. Sóng thần tai
hại nhất trong lịch sử loài người xảy ra
ngày 27-8-1883 sau khi núi lửa Krakatoa tại
Indonesia phun: 36.000 người thiệt mạng trên
bờ biển Java và Sumatra. Ngày 17-7-1998:
sóng thần làm hơn 2.100 người chết tại Papua
New Guinea. Ngày 16-8-1976: hơn 5.000 người
chết tại vịnh Moro, Philippines. Ngày
22-5-1960: sóng thần cao 11m làm hơn 1.000
người thiệt mạng tại Chile. Ngày 15-6-1896:
sóng thần cao 23m làm hơn 26.000 người thiệt
mạng trong một lễ hội tôn giáo ở Nhật Bản.
Hệ
thống cảnh báo sóng thần
Hiện
tại các hệ thống báo động sóng thần và sóng
cao được thiết lập tại vùng duyên hải Thái
Bình Dương và Nam Mỹ. Ngoài ra, các trung
tâm báo động động đất và sóng thần ở Hawaii
và Alaska được đặt dưới sự quản lý của Viện
Địa chất Mỹ (USGS).
Ngày
26-12-2004, các nhà khoa học Mỹ dù đã biết
trước hiểm họa sóng thần nhưng không thể báo
động đến các đồng sự ở các nước châu Á ven
bờ Ấn Độ Dương do khu vực này không có hệ
thống báo động thiên tai. Theo ông Waverly
Person thuộc Trung tâm Dự báo động đất của
Mỹ, nếu có một cơ quan báo động thiên tai
khu vực thì có thể cứu hàng nghìn sinh mạng.
Nhiều
quốc gia Thái Bình Dương, đặc biệt Nhật, đều
trang bị hệ thống quan sát và cảnh báo sóng
thần (ngoài ra còn có hệ thống hiện đại
CREST - Consolidated Reporting of
Earthquakes and Tsunamis - lắp tại duyên hải
tây nước Mỹ). Tuy nhiên, hệ thống cảnh báo
sóng thần chỉ là giải pháp dường như mang
tính tâm lý nhiều hơn là đem lại độ tin cậy
khoa học. Dù tâm chấn động đất trong lòng
biển có thể dò ra cực nhanh, nhưng người ta
vẫn không thể biết những thay đổi lòng biển
diễn ra như thế nào với mức độ nhiều ít (để
có thể biết chính xác sóng thần xuất hiện
hay không).
Cho
đến nay (theo website Trung tâm Nghiên cứu
sóng thần thuộc Đại học Washington), chưa hệ
thống nào có thể phát hiện sóng thần trước
khi nó đem đến thảm họa, và cũng chưa hệ
thống nào có thể tính được thời gian giữa
một trận động đất và một sóng thần kéo theo.
Chẳng hạn đợt sóng thần ngày 12-7-1993 gây
ra bởi trận động đất ngoài khơi đảo Hokkaido
(Nhật), sóng thần đã xuất hiện chỉ sau năm
phút. Trong đợt sóng thần ngày 26-12-2004,
sóng mạnh đến nam Thái-lan khoảng một giờ
sau động đất. Hai tiếng rưỡi sau, dòng sóng
thần dịch chuyển khoảng 1.600km bắt đầu ào
vào Ấn Độ, Sri Lanka, tiếp đó là Malaysia,
Maldives, Myanmar, Bangladesh... rồi cuối
cùng đến Somalia.
Giải nghĩa thêm về sóng thần
Sóng
thần thật ra không liên quan đến sóng. Sóng
là kết quả của ảnh hưởng sức gió và thủy
triều là ảnh hưởng của lực hút Mặt trăng,
Mặt trời cùng hành tinh; trong khi sóng thần
không gây ra bởi sóng to gió lớn và cũng
chẳng liên quan đến thủy triều. Đặc tính của
sóng thần là sóng nước nông khác với sóng
bởi gió.
Sóng bởi gió thường có chu kỳ (thời gian
giữa hai đợt sóng liên tiếp) khoảng 5-20
giây và độ dài (khoảng cách giữa hai đợt
sóng liên tiếp) khoảng 100-200m (website
NOAA). Trong khi đó, sóng thần có chu kỳ
10-120 phút và bước sóng có thể lên đến
500km. Hơn nữa, sóng bởi gió thường mất năng
lượng sau một quãng di chuyển; trong khi dó
đó dịch chuyển ngầm trong lòng đại dương,
sóng thần có thể đi cực nhanh và không mất
nhiều năng lượng. Cụ thể, bởi vận tốc sóng
thần liên quan độ sâu nên khi độ sâu nông
dần, vận tốc sóng thần cũng biến mất nhưng
tổng năng lượng sóng thần hầu như giữ
nguyên. Trong đại dương sâu khoảng 6.100m,
sóng thần di chuyển khoảng 890km/giờ (bằng
vận tốc máy bay) và nó có thể lướt từ bên
này đến bên kia Thái Bình Dương trong không
đầy một ngày.
Tuổi trẻ
|
|
|
©
http://vietsciences.free.fr |