Các dòng sông chêt

Vietsciences-           

 

Vụ án Vedan Việt Nam


1/Ô nhiễm ở các khu công nghiệp miền Trung
2/Phát hiện đường cống ngầm thải nước đen ra kênh Ba Bò
3/Môi trường Quảng Ninh ngày càng bị ô nhiễm
4/Việt Nam sẽ thiếu nước trầm trọng trong 5 năm tới
5/TPHCM công bố tên 26 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
6/Bệnh Minamata và vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
7/Tây Ninh:40 nhà máy củ mỳ chung tay "giết" sông Vàm Cỏ Đông!
8/Vì sao Hào Dương ngang nhiên xả nước thải ?
9/Lỗ hổng quá lớn trong quản lý môi trường
10/Thanh Hóa-Nước thải đầu độc sông Chu
11/Giá đắt cho phát triển không bền vững-Nhiều dòng sông... chờ chết
12/Vụ công ty Hào Dương bị bắt quả tang xả nước bẩn ra sông Đồng Điền:
13/Đoàn kiểm tra đi đến... lại đi về
14/Khi người dân ra tay chống ô nhiễm...
15/Công ty giấy Việt Trì 47 năm xả bẩn ra sông Hồng
16/Nỗi lo từ các dòng sông
17/Kon Tum: Nhà máy - lại những chuyện vui buồn
18/Việt Nam cần từ chối dự án FDI gây ô nhiễm
19/Công khai "bức tử" sông Hậu
20/Ô nhiễm tới mức sắt, thép, bê tông cũng mòn
21/Định giá sự phát triển
22/Cái giá quá đắt của phát triển Châu Á: Cái giá phải trả cho ô nhiễm môi trường
23/Những cái giá phải trả cho việc xây dựng sân golf
24/Gần 9.700 tỷ đồng xây khu xử lý chất thải rắn
25/Cái giá rất đắt cho sự phát triển!
26/Nhiều dòng sông... chờ chết
_____________________________________________________________________________________

1- Ô nhiễm ở các khu công nghiệp miền Trung

Tuổi Trẻ - Chủ Nhật, 04/03/2007, 13:07 (GMT+7).

Nước ruộng bị ô nhiễm gây bệnh lở loét, ghẻ ngứa cho người dân sống gần Khu công nghiệp Hòa Khánh
TTCT - Theo thống kê chưa đầy đủ, khu vực kinh tế động lực của miền Trung (từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định) đã có khoảng 20 khu công nghiệp (KCN) được xây dựng và thu hút gần 500 dự án.
Đây là một tín hiệu đáng mừng cho miền Trung chậm phát triển. Thế nhưng cùng với việc phát triển nhanh các KCN thì môi trường nơi đây cũng đang trong tình trạng báo động bởi nạn ô nhiễm nặng nề do chất thải từ các nhà máy.
Đà Nẵng: sống chung với ô nhiễm
Vụ lúa đông xuân năm nay hơn 120ha ruộng của phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu) không thể gieo cấy được vì ô nhiễm. Hơn 400 hộ nông dân ở các đội sản xuất Hòa Hiệp ngao ngán trước tình trạng lúa cấy xuống bị héo rũ vì nguồn nước thải của KCN Hòa Khánh tràn ra các thửa ruộng.
• Đà Nẵng có 6 KCN tập trung có tổng diện tích qui hoạch 1.500ha với 290 DN, trong đó có 200 DN đang hoạt động. Khi các KCN được lấp đầy và các dự án đi vào hoạt động thì cũng là lúc Đà Nẵng nhận ra những gánh nặng về vấn đề môi trường nước thải, khí thải, chất thải.
Và điều đáng lo ngại nhất là tại 6 KCN chỉ mới có KCN Hòa Khánh có nhà máy xử lý nước thải tập trung nhưng đang trong giai đoạn vận hành thử. Kết quả kiểm tra thực địa tại các KCN cho thấy chất thải là rất lớn và phức tạp. Trong số 290 dự án đầu tư tại các KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng chỉ có khoảng 45% số dự án lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
• Ông Lê Hồng Hà, phó BQL các KCN tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: Thực trạng ô nhiễm môi trường trong KCN Quảng Phú đang là vấn đề hết sức bức xúc trong nhiều năm qua. Theo qui định các nhà máy phải xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn loại B trước khi thải ra môi trường, nhưng không mấy nhà máy thực hiện.
Trong đó đáng chú ý là Nhà máy chế biến giấy Hải Phương luôn vi phạm ô nhiễm môi trường và đã nhiều lần bị phạt hành chính. Còn hệ thống xử lý nước thải chung trong KCN đã được đề cập từ năm 2001, với nguồn kinh phí trên 25 tỉ đồng nhưng chưa được triển khai với lý do chưa có kinh phí.
Gần hai tháng nay, căn bệnh ngứa rồi lở loét chân tay bùng phát mạnh ở các đội sản xuất Hòa Hiệp (quận Liên Chiểu). Ông Huỳnh Thanh Sơn, bí thư chi bộ thôn Xuân Thiều, phân trần: Dân ở đây chỉ cần lội xuống ruộng một buổi là y như rằng sau đó chân tay nứt nẻ vì ghẻ ngứa. Ông Trương Tỏa ở đội 5 cả hai bàn tay và chân đều xù xì những vết nứt đỏ loét suốt nửa tháng nay nằm bẹp gí trên giường. Mấy sào ruộng của gia đình ông đành bỏ hoang cho cỏ mọc. Bà Trần Thị Bảy (52 tuổi) ở đội 1 cũng lâm vào tình cảnh như vậy. “Biết lội ruộng thì ngứa ngáy rồi ghẻ lở, nhưng tụi tui là nông dân, không làm ruộng thì còn biết làm gì sống”.
Ông Bùi Văn Quốc - chủ tịch phường - cho hay vụ đông xuân này hơn 2/3 diện tích lúa của gần 400 hộ bị hư hại vì ngâm trong nước thải đen ngòm, cầm chắc nhiều hộ sẽ bị thiếu đói vào lúc giáp hạt.
“Không có nước nơi nào đen và hôi bằng nơi đây” - ông Nguyễn Ý, một nông dân ở phường Hòa Hiệp, nói. Trước đây nước giếng trong vắt chứ không đục nhờ nhờ như thế này. Từ ngày KCN Hòa Khánh hình thành, toàn bộ đất trên cánh đồng Gia Tròn, đồng Phở, đồng Cửa nằm sát hồ Bàu Tràm bị nước thải của Nhà máy sản xuất giấy Wei Sen Xin làm ô nhiễm. Nước thải chảy tràn lâu ngày thấm sâu vào đất khiến đất chuyển sang màu đen đục, mùi hôi thối quánh đặc trong không khí.
“Không chịu nổi nên chúng tôi kiến nghị với chính quyền, nhưng chỉ được vài ba bữa rồi đâu lại vào đó” - ông Bùi Minh Kiểm (ở đội 4) than thở. Theo ông Kiểm, chỉ trong hai năm qua trong xóm đã có chín người chết vì bệnh ung thư. Không biết có phải do ảnh hưởng của việc ô nhiễm từ nước thải của KCN không, nhưng cứ mỗi lần nước thải tràn ra đồng là y như rằng gà, vịt của các hộ dân trong xóm lăn ra chết như ngã rạ. Các ao nuôi tôm nước lợ thì tôm chết nổi đỏ cả mặt ao. Nguồn lợi thủy sản trên sông Cu Đê nay bị nước thải KCN hủy diệt môi trường sống của các loài tôm cá.
Khoảng ba tháng nay, trước phản ứng gay gắt của cư dân khu vực Thủy Tú, Nam Ô (thuộc phường Hòa Hiệp Bắc), Công ty ximăng Hải Vân (thuộc KCN Liên Chiểu) tạm ngưng thải bụi ximăng vào giờ hành chính trong ngày. Nhưng cứ tầm từ 7 giờ tối đến khoảng 5 giờ sáng hôm sau, quanh khu vực này bụi lại bay mù mịt. Buổi tối có việc phải ra ngoài, dù có đèn đường chiếu sáng nhưng người dân khu vực này vẫn không thể nhìn rõ lối đi. Không khí còn đặc quánh hơn ban ngày vì nồng độ bụi tăng cao.
Bụi không chỉ phủ trắng trên những mái nhà, khung cửa, vật dụng trong các hộ gia đình xung quanh mà toàn bộ cây xanh trồng ở khu vực này đều bị bụi ximăng nhuộm một màu trắng đục. Người dân của tổ 60, phường Hòa Hiệp cho biết họ ăn, ngủ với bụi ximăng từ hơn một năm nay. Và không chỉ có Nhà máy ximăng Hải Vân thải bụi, Nhà máy Thép Đà Nẵng ở gần đó cũng mặc nhiên xả mạt sắt thép ra ngoài khiến không khí ở đây càng đặc quánh lại. “Mỗi lần nhà máy này xả mạt ra cả khu vực đen đặc như sương mù” - ông Thái Thanh Hùng, cư trú tại số nhà 14 đường Nguyễn Phúc Chu, cho hay.
Không còn cách nào khác, cư dân tại đây đã phải trang bị cho mình hệ thống khẩu trang đeo kín mặt lẫn đầu để sống chung với ô nhiễm. “Đã quá nhiều lần bà con chúng tôi gửi đơn kêu cứu đến chính quyền thành phố nhưng tình hình đâu lại vào đấy. Người già, trẻ con cứ đến tối là nặng đầu, khó thở”. Đáng ngại nhất là hai trường tiểu học và mầm non với gần 1.000 học sinh nằm trong vùng bụi thải của hai nhà máy Ximăng Hải Vân và Thép Đà Nẵng.
Quảng Nam: rác công nghiệp hành hạ người dân

Nước thải từ Khu công nghiệp Hòa Khánh đã làm hơn 120ha đất canh tác lúa đông xuân của bà con nông dân phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu) bị ảnh hưởng không gieo cấy được
Với hơn 34 nhà máy đã và đang đưa vào hoạt động, KCN Điện Nam - Điện Ngọc được xem là KCN lớn nhất và là niềm tự hào về phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Nam. Và KCN này cũng đang nổi lên như một điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở miền Trung. Bởi vì, cũng như nhiều KCN khác ở miền Trung, KCN này vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Và hiển nhiên, tất thảy những gì thải ra ở KCN này người dân xung quanh phải gánh chịu.
Trăm nghe không bằng một thấy. Chúng tôi thử tìm tới thôn Ngân Trung vào ngày Nhà máy bia Larger khởi động sản xuất mẻ bia đầu tiên sau những ngày nghỉ tết. Mới dừng xe ở con hẻm dẫn vào thôn đã nghe mùi khăm khẳm khó chịu quánh đặc trong không khí.
Trước đây do nhu cầu phát triển công nghiệp, đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư vào các KCN nên chúng tôi chưa thật sự quan tâm đến việc chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường. Nhưng qua thực tế những năm gần đây mới nhận ra rằng do thu hút ồ ạt các dự án đầu tư, không coi trọng đến việc xử lý chất thải ở các doanh nghiệp có mức độ ô nhiễm môi trường cao nên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của cư dân.
Và để khắc phục tình trạng này, một mặt có biện pháp nghiêm với các doanh nghiệp vi phạm, mặt khác chúng tôi sẽ không tiếp tục cấp phép đầu tư cho các dự án có ảnh hưởng đến môi trường như sản xuất ximăng, sắt, thép, giấy, điện và một số ngành nghề sản xuất có mức độ ô nhiễm môi trường cao. Năm 2007 này, TP Đà Nẵng chọn làm năm môi trường. Vì vậy, việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các KCN được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi sẽ tập trung hết sức cho việc xử lý ô nhiễm và kiên quyết không để tình trạng này tái diễn.
Ông Trần Văn Minh (chủ tịch UBND TP Đà Nẵng)
Càng đi vào sát khu vực nhà máy bia, mùi hôi càng nồng nặc. Mặc dù đã trùm khẩu trang kín mặt nhưng mùi hôi vẫn xộc vào tận óc. Mới chỉ loanh quanh trong xóm chừng 15 phút, tôi đã thấy đầu óc choáng váng, muốn ói. Cụ Phùng Thành (78 tuổi) - cư dân lâu đời của thôn Ngân Trung - nói như phân bua:
“Ai mới tới đây cũng không chịu nổi. Vậy mà tụi tui phải hít thở cái mùi hôi thối ấy suốt ngày. Cách đây ba năm, không chịu nổi sự ô nhiễm từ hầm xử lý hèm bia của nhà máy, tụi tui dọa sẽ phá không cho nhà máy sản xuất. Sau đó có một cán bộ của nhà máy đem ra tặng mấy hộ gần tường rào nhà máy bộ ly uống nước để xoa dịu. Từ dạo ấy đến nay mọi chuyện vẫn y như cũ. Không thấy ai nói năng gì dù đơn kiến nghị tụi tui gửi đi hàng đống”.
Anh Trần Duy Thiệt, cán bộ xã Điện Ngọc, cho biết đã hơn sáu năm nay trên 200 hộ dân của thôn Ngân Trung khổ sở quanh năm suốt tháng vì đủ thứ chất thải từ KCN Điện Nam - Điện Ngọc. Anh Phùng Lợi - cư dân của tổ 2 - bức xúc:
“Từ khi KCN này đi vào hoạt động thì dân tui ăn không ngon, ngủ không yên. Người trong nhà cả ngày không nhìn thấy mặt nhau bởi lúc nào cũng sùm sụp cái khẩu trang. Những ngày nắng nóng, gió nồm thổi từ biển vào càng đưa mùi hôi thối đi xa, đến tận những khu dân cư cách KCN hàng cây số”.

Nước thải từ Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc chưa qua xử lý được thải thẳng ra sông Ngân Hà làm ô nhiễm toàn bộ dòng chảy của con sông này
Sau hơn sáu năm hoạt động, các nhà máy tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc chẳng được cơ quan chức năng nào giám sát chất thải được xử lý như thế nào. Và toàn bộ chất thải, kể cả rắn, khí, lỏng đều tự do thải ra ngoài môi trường. Con mương dẫn nước thải của KCN chảy tự do ra sông Ngân Hà, làm dòng sông trong xanh từ bao đời nay trở nên đen kịt. Cá tôm chết tiệt. Trạm bơm Tứ Câu gần như ngừng hoạt động vì nguồn nước bị ô nhiễm không thể tưới tiêu cho gần 200ha ruộng của Điện Ngọc 1, Điện Ngọc 2.
Khi được hỏi về việc xử lý chất thải, hầu hết giám đốc các nhà máy tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc đều từ chối trả lời. Họ nại lý do chẳng có cơ quan chức năng nào đặt vấn đề với nhà máy về xử lý chất thải nên nín được ngày nào hay ngày ấy. Tất cả đều trông chờ tỉnh đầu tư ngân sách xây dựng nhà máy xử lý chất thải tập trung của KCN.
Quảng Ngãi: sông Trà Khúc và kênh Bầu Lăng đang chết dần
Hàng chục hộ dân đang sống gần KCN Quảng Phú (thành phố Quảng Ngãi) nhiều năm nay phải khốn khổ vì chất thải của các nhà máy trong KCN này thải ra môi trường. Điều đáng nói là từ khi hình thành đến nay, KCN này không có một hệ thống xử lý môi trường chung theo qui định.
Anh Nguyễn Tấn Thành ở tổ 23, phường Quảng Phú, nói: hơn năm năm nay, từ khi các nhà máy đi vào hoạt động thì cuộc sống gia đình anh bị đảo lộn vì ô nhiễm, không chỉ có mùi thối của các chất thải mà nguồn nước giếng sinh hoạt cũng không sử dụng được. Gia đình anh là một trong số những hộ dân phải được di dời do nằm trong khu vực bị ô nhiễm, thế nhưng đã năm năm rồi anh không thấy ai đả động tới việc di dời. “Nhiều lúc muốn bỏ nhà đi quách cho đỡ khổ nhưng đi thì không được bởi tiền đâu mà mua đất, làm nhà?”. Còn chị Bùi Thị Trang ở chung phường cho biết ngày nào cũng vậy, ban ngày cả nhà chị không ai dám về nhà, buổi tối về nhưng phải đóng kín cửa.
KCN Quảng Phú được chính thức hoạt động từ đầu năm 2000 và đến nay đã thu hút trên 24 dự án sản xuất lâm sản, thủy sản, phân bón, bao bì, giấy… Đây là KCN lớn nhất của Quảng Ngãi, thế nhưng từ khi đi vào hoạt động đến nay KCN này chưa có hệ thống xử lý nước thải chung, nên các nhà máy đã xả chất thải ra kênh Bầu Lăng. Trước đây người dân dùng nước kênh để sinh hoạt sản xuất, nhưng bây giờ nguồn nước trở nên đen ngòm và hôi thối. Ngoài kênh Bầu Lăng thì sông Trà Khúc cũng chung số phận, bởi một số nhà máy của Công ty Đường Quảng Ngãi đã đưa chất thải trực tiếp ra sông. Nhiều lần cá trên sông Trà Khúc bị chết nổi trắng dòng do ô nhiễm.
Kết quả quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên - môi trường Quảng Ngãi mới đây cho thấy nước thải KCN Quảng Phú vượt tiêu chuẩn cho phép (về các chỉ tiêu COD, BOD, dầu, SS, CN), trong đó đáng chú ý là chỉ tiêu CN - chất có mức độc hại cao gây nguy hiểm đến đời sống của thủy sinh vật cũng như con người.

Nhà máy thép Đà Nẵng thả khói bụi ra ngoài môi trường. Việt Hùng
Đã đến lúc chúng ta cần cương quyết hơn trong qui trình cấp phép hoạt động đối với doanh nghiệp trong các KCN. Thực tế trong thời gian qua có những nhà máy không thông qua thủ tục cấp giấy chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn môi trường mà cũng được cấp giấy phép hoạt động tại KCN.
Qui trình cấp giấy phép hoạt động cần bảo đảm về các điều kiện; cần đầu tư một cách nghiêm túc các trạm quan trắc môi trường, đầu tư các công nghệ hợp lý để vừa bảo vệ được môi trường, vừa phục vụ tốt sản xuất của doanh nghiệp. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục cũng mang tính cấp thiết để thông tin kịp thời đến doanh nghiệp thực trạng của môi trường nơi họ đang làm việc, mặt khác để cảnh báo cho họ nguy cơ ô nhiễm do chính họ tạo ra.
Vai trò của giám sát môi trường hết sức quan trọng, một mặt giúp doanh nghiệp kịp thời chấn chỉnh sản xuất và thực hiện nghiêm Luật BVMT, đồng thời giúp cơ quan quản lý môi trường địa phương nắm rõ diễn biến môi trường.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm ở các KCN là do địa phương không coi trọng công tác giám sát môi trường. Vì vậy, theo tôi, cần tăng cường việc thanh tra, giám sát các nhà máy trong KCN về việc thực hiện Luật BVMT. Nếu phát hiện nhà máy không chấp hành luật thì phải có biện pháp cứng rắn ngay, chứ lâu nay chúng ta thường nhân nhượng.
Ngày 18-1-2007, tại Hà Nội, phiên họp toàn thể của Nhóm hỗ trợ quốc tế về tài nguyên và môi trường đã khẳng định nếu doanh nghiệp nào gây ô nhiễm thì dứt khoát các tổ chức quốc tế sẽ cương quyết không tài trợ.
PGS.TS Lê Văn Thăng (giám đốc Trung tâm Tài nguyên - môi trường và công nghệ sinh học, Đại học Huế)
KIM EM thực hiện

2-Phát hiện đường cống ngầm thải nước đen ra kênh Ba Bò

09-10-2008
Ngày 9/10, Phòng CSMT- Công an tỉnh Bình Dương và Sở Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện sau nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Sóng Thần I có một hệ thống cống ngầm dưới đất đang chảy ra một nguồn nước đen bốc mùi hôi nồng nặc ra kênh Ba Bò.
Nguồn nước đen chảy như suối đổ trực tiếp xuống hồ chứa nước đã có hơn 10 năm nay. Hồ nước này đang chứa khoảng 28 triệu m3 nước thải công nghiệp độc hại và chảy ra kênh Ba Bò.
Theo ông Châu văn Tú, Giám đốc nhà máy cho biết: Đường cống trên đang trong quá trình thi công để thu gom nước thải các doanh nghiệp về nhà máy xử lý tập trung nên nước thải sản xuất của KCN Sóng Thần I có một phần không đưa vào xử lý mà đã thải thẳng ra môi trường khoảng 30 m3/ ngày đêm.
Tuy nhiên, đường cống trên thi công từ giữa tháng 9/2008 đến nay chưa xong và đang còn dở dang.
Trong khi dự luận tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương đang rất bất bình về tình trạng ô nhiểm kênh Ba Bò chưa được kiểm soát thì hàng ngày vẫn có nước tẩy giặt vải đen kịt của các công ty trong Khu vực Kho Sacombank (hệ thống kho của EpCo-Minh Phụng cũ) thuộc KCN Sóng Thần I chưa qua xử lý đã đổ trực tiếp ra kênh Ba Bò.
Theo thiết kế của hai nhà máy xử lý nước thải công nghiệp tại KCN Sóng Thần I và II là nước thải sản xuất của các doanh nghiệp trước khi thải vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý tập trung thì phải đạt loại B. Còn hai nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Sóng Thần I và II đạt loại A trước khi thải ra kênh Ba Bò.
Theo ông Nguyễn Thanh Tòng, Giám đốc nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Sóng Thần II cho rằng: nếu các nhà máy thải nước sản xuất không qua xử lý đạt loại B thì nhà máy xử lý tập trung của KCN không thể gánh nổi và khó xử lý đạt chuẩn A.
Tuy nhiên, liệu ống cống ngầm để thải nước đen ra môi trường tự nhiên đã được đưa vào xử lý khi nào?
Như vậy, nguyên nhân kênh Ba Bò bị "đầu độc" là có một phần của đường cống này tại KCN Sóng Thần I. Trung tâm quan trắc-Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã lấy mẫu nước tại ống cống trên và các mẫu nước của hai nhà máy này để phân tích làm rõ.
Theo Dương Chí Tưởng


http://news.dfc.vn/xa-hoi/phat-hien-duong-cong-ngam-thai-nuoc-den-ra-kenh-ba-bo/153388.dfc

3- Môi trường Quảng Ninh ngày càng bị ô nhiễm

Cập nhật: 14/09/2006
Một nhà khoa học dự báo, nếu việc quy hoạch cảng sông, cảng biển, của Quảng Ninh-Hải Phòng không được tính toán kỹ; nếu việc đổ đất lấn biển ở Hải Phòng (khu vực Cát Bà) Quảng Ninh, không được ngăn chặn, thì vịnh Hạ Long sẽ bị đầm lầy hóa. Có lẽ các nhà quản lý-quy hoạch cần để ý đến dự báo này.
Chưa có số liệu đo, đếm thống kê chính xác nhưng hơn một năm "đào núi, lấn biển" lập khu công nghiệp; khu đô thị; khu du lịch; khu dân cư và đường ven biển, vịnh Hạ Long và Bái Tử Long bị thu hẹp quá lớn. Đường ven biển Vựng Đâng - Cột 8 có đoạn đã lấn đến chân đảo đá. Cảng than cây số 6 đã lấp hết 500 ha mặt vịnh. Đó là chưa kể việc lấn sông, lấn biển chạy suốt từ Kim Sơn (Đông Triều) đến Cẩm Y, Khe Dây (Cẩm Phả).
Về nguồn nước chảy ra vịnh, báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường Quảng Ninh nêu rõ: Vịnh Hạ Long như một cái túi đựng phần lớn các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt ven bờ gây ra. Chỉ riêng các mỏ than, mỗi năm đã thải ra 30 triệu m3 nước. Nước thải từ mỏ chảy ra vịnh, có nơi riêng độ đục vượt quá mười lần tiêu chuẩn cho phép. Nước đục gây tác hại cho hệ động, thực vật sống trong vịnh, nhất là ở "vùng nước ven bờ".
Điều tra của Sở Tài nguyên - Môi trường khẳng định: Nước ven bờ bị ô nhiễm cục bộ; độ đục vượt quá tiêu chuẩn cho phép; lượng ô-xy hòa tan giảm; trong nước có khuẩn gây bệnh... Song, nước biển ở khu vực di sản còn trong, chất lượng các bãi tắm vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép.
Trên bờ, bụi mỏ và mưa lũ là vấn đề bức xúc nhất của vùng than. Dọc quốc lộ 18 từ Đông Triều đến Mông Dương, chiều dài hơn 100 km nhiều đoạn bụi than, bụi đất mù mịt. Người đi trên quốc lộ mà như đi giữa công trường khai thác than vậy. Nhiều khu vực như Vàng Danh, Cẩm Thạch (Cẩm Phả); thị trấn Mạo Khê, dân suốt ngày sống chung với bụi. Bụi than, bụi đất đã vào bữa ăn, giấc ngủ, vào không khí thở của mỗi gia đình. Trung tâm quan trắc môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường Quảng Ninh) cho biết, vì lý do thiếu thiết bị, thiếu kinh phí cho nên không đo đếm được lượng bụi ở những địa danh trên đến mức độ nào.
Nhưng người dân và những người đi đường thường kêu: "bụi không thở được". Bà Huệ ở phường Vàng Danh (gần kho than Khe Ngát) cho biết: Và miếng cơm vào mồm bụi cũng vào theo. Anh Thắng ở gần cảng Km 6 (Cẩm Phả) phản ánh: Vừa nằm ngả lưng xuống giường, lúc ngồi dậy đã thấy rõ phần mình nằm in trên chiếu. Bụi than loáng cái đã như phủ kín mặt chiếu rồi!
Uông Bí, Mạo Khê, Vàng Danh là những nơi hứng chịu nhiều bụi than nhất. Chính những vùng này, sau những trận mưa lớn, cũng lại là nơi phải gánh chịu nước trôi, lũ cuốn, đất, đá sạt lở... Những trận mưa cuối tháng 7 đầu tháng 8 vừa qua làm vỡ đập chắn Khe Rè, đất đá từ bãi thải của Công ty than Cọc 6 sụt xuống làm sập sáu nhà dân, làm ngập hàng trăm hộ dân khác ở khu 2, khu 4 phường Cẩm Thịnh và thị trấn Cửa Ông. Cũng sau mưa, gần nửa triệu m3 đất đá từ bãi thải Cao Sơn đổ xuống lấp kín cả hệ thống đê chắn và một cửa lò than ở mức + 36 vỉa 69 của công ty than Mông Dương. Người ta tính toán, khôi phục lại được cửa lò và đập chắn phải chi không dưới 20 tỷ đồng. Ngoài việc khai thác than, Quảng Ninh còn có 49 xí nghiệp, khai thác cát, đá, sỏi, chưa kể đến vài chục xí nghiệp xây dựng, khi san gạt núi, tạo dựng mặt bằng cũng góp phần tạo thêm nhiều bức xúc cho môi trường.
Phá vỡ cân đối trong phát triển, môi trường sống ở vùng than đang bị đe dọa và đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư. Nhiều kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Ninh khẳng định: Chính sản lượng khai thác than tăng nóng đã phá vỡ cân đối trong phát triển. So với quy định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (QĐ 20/2005/TTg) thì sản lượng than khai thác năm 2004 đã đạt mức Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010. Sản lượng than khai thác năm 2005 là chỉ tiêu được duyệt cho năm 2020. Kế hoạch năm 2006 này, ngành than khai thác 40,4 triệu tấn, phải bóc đi 200 triệu m3 đất đá và đào 250 km đường lò. Thử hình dung sẽ thấy, bao nhiêu đồi núi bị phá đi? Bao nhiêu lòng đất bị đào bới? Bao nhiêu cây cối, đất đá, dòng chảy bị đảo lộn? Trong khi hệ thống vận tải, bến, bãi chứa than, cảng, xe ô-tô vận tải than, đất... đầu tư chưa phù hợp sự tăng tốc của sản xuất.
Ngành than, duy nhất có cảng than Cẩm Phả được đầu tư theo đúng tiêu chuẩn. Còn 63 cảng, bến khác phần lớn là cảng tạm, bến tạm. Than khai thác ở các nơi đều được vận chuyển bằng ô-tô ra các cảng tạm, bến tạm này. Tại thị xã Uông Bí, hơn ba triệu tấn than từ Vàng Danh, Đồng Vông, Nam Mẫu, được vận chuyển bằng ô-tô, biến một khu vực của thị xã Uông Bí thành đường vận chuyển than. Cũng ở khu vực này cứ một phút có một xe than cắt ngang quốc lộ.
Từ Vàng Danh, than còn được vận chuyển dọc quốc lộ (mặc dù UBND tỉnh đã cấm) đổ về tám bến tạm bên sông Đá Vách thuộc địa phận xã Kim Sơn, huyện Đông Triều. Để có đủ xe, 15 doanh nghiệp trong ngành than hợp đồng thuê ngoài 1.500 xe vận tải chở than, chở đất đá. Chính những xe thuê ngoài, chạy "khoán" này không những gây ra nhiều bụi bẩn, mà còn gây ra tai nạn giao thông.
Đầu tháng 8-2006, tỉnh Quảng Ninh làm việc với Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam để tìm cách giải pháp cơ bản, lâu dài phấn đấu cho môi trường sống ở vùng than trong sạch, an toàn. Hai bên nhất trí chấm dứt việc rót than trên vịnh Hạ Long; chấm dứt việc đưa các xe than chạy dọc quốc lộ 18 vào ngày 31-12-2006. Ngành than đã đưa ra 21 công trình bảo vệ môi trường với số tiền đầu tư 50 tỷ đồng, phối hợp địa phương thực hiện. Ngoài ra, còn một loạt nhóm giải pháp để thực hiện Nghị quyết của UBND tỉnh Quảng Ninh về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường Quảng Ninh đến năm 2020 và kế hoạch bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH của Quảng Ninh đến 2010, định hướng 2015. Các giải pháp và nhóm giải pháp đã được trao đổi bàn bạc thống nhất. Vấn đề còn lại là tổ chức, chỉ đạo và thực hiện như thế nào, để có được kết quả rõ rệt, môi trường sống mỗi tháng, mỗi năm được cải thiện tốt hơn.
Cần điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành than
So với quy hoạch mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho ngành than (Quyết định số 20/2005/QĐ-TTg) thì sản lượng than khai thác đã tăng quá nhiều, quá nhanh, vượt qua cả "tầm nhìn 2020" của quyết định. Tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu của thị trường là cố gắng lớn của cán bộ, công nhân ngành than. Nhưng chỉ tăng nhanh về sản lượng, trong khi các điều kiện phục vụ cho tăng sản lượng chưa kịp đầu tư, đã phá vỡ đi các quy hoạch về vận tải, bến bãi, cảng tiêu thụ than. Nhất là việc tăng quá nhiều đầu xe vận chuyển than trên các tuyến Vàng Danh, Điền Công; Mạo Khê - bến Cân; Mạo Khê - Kim Sơn; Hà Khánh - Cầu Bang; Hà Tu - Hà Lầm - cầu Trắng xuống cấp nghiêm trọng. Ngày mưa các tuyến đường này biến thành đầm lầy, nước bùn tràn vào các nhà dân. Ngày nắng bụi mù mịt, quét dọn, tưới nước, quyết tâm bảo vệ môi trường đến mấy cũng không lại được. Vì thế, Chính phủ và các bộ cần điều chỉnh lại quy hoạch phát triển sản xuất than phù hợp thực tế, phù hợp quá trình phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh.
NGUYỄN VĂN HÀ (Phường Hà Tu - Hạ Long)
Quy hoạch lại các bến, bãi cảng xuất than
Mấy chục năm khai thác than, nhưng cả ngành than, mới chỉ có duy nhất cảng than Cẩm Phả là được đầu tư xây dựng và mở rộng. Hiện cảng Cẩm Phả cùng một lúc có thể nhận hai tàu vào lấy than có trọng tải từ 3 - 5 vạn tấn cập cầu. 63 cảng xuất than khác, hầu như chưa được quy hoạch đầu tư, một số bến bãi trên cảng chưa được cấp phép, nhưng các doanh nghiệp vẫn cứ lấn sông, lấn biển đổ than, lấp bến. Một khu vực bến Cân chưa đầy một km bờ sông, có đến chín cảng do nhiều đơn vị khác nhau quản lý. Cơ quan quản lý nhà nước cũng có hai đơn vị cùng quản lý trong một khúc sông. Đó là cảng thủy nội địa khu vực 2 và cảng thủy nội địa Quảng Ninh. Khu vực km 6 Cẩm Phả có hàng chục cảng do nhiều đơn vị khác nhau quản lý: tư nhân có, Nhà nước có, quân đội có... lấn đất, lấn biển, chiếm đất, lập cảng, tranh giành nhau bãi đổ than là chuyện thường xảy ra.
Để lập lại trật tự, bảo vệ môi trường, cần phải tổ chức, quy hoạch lại cảng xuất than cho từng khu vực, chấm dứt việc đổ than tạm, lập cảng tạm như hiện nay. Mỗi khu vực chỉ có một cảng, và do một pháp nhân làm chủ. Doanh nghiệp nào muốn bốc xếp than thì thuê lại cảng, dứt khoát không được lập cảng riêng.
VŨ THIẾT (HĐND tỉnh Quảng Ninh)
Chấm dứt việc khai thác than lộ thiên ở Đông Triều
Đông Triều có diện tích xấp xỉ 400 km2. Trong diện tích này, ngành than đã quản lý và khai thác 94 km2, chiếm gần 1/4 diện tích toàn huyện. Ngoài khai thác hầm lò, các mỏ Mạo Khê, Hồng Thái (Tổng công ty Đông Bắc); Xí nghiệp Khai thác, Chế biến và Kinh doanh than còn khai thác các lộ vỉa, đổ thải đất đá không theo một quy hoạch nào. Sau mỗi trận mưa, đất đá trôi lấp hồ, sông, suối... gây nhiều bức xúc cho nhân dân. Việc vận chuyển than đi qua đường dân sinh của các xã Tràng Lương, Bình Khê, thị trấn Mạo Khê để ra khu vực bến Cân và các bến bãi trong khu vực Kim Sơn không những chỉ gây bụi mà còn lấp đi sông, suối, đang gây rất nhiều khó khăn cho địa phương.
Theo chúng tôi, khai thác than ở một huyện lúa như Đông Triều lợi bất cập hại, huyện sẽ phải trả giá đắt cho việc bảo vệ môi trường, giá này nhiều khi không tính toán nổi. Vì thế cần chấm dứt việc khai thác than lộ thiên ở huyện Đông Triều và hạn chế việc tăng sản lượng than ở các mỏ trên địa bàn huyện.
NGUYỄN THỊ THÂN, Chủ tịch UBND huyện Đông Triều
Theo báo Nhân dân
http://www.nilp.org.vn/news_detail.asp?catid=65&msgid=505

 

4- Việt Nam sẽ thiếu nước trầm trọng trong 5 năm tới

2007.03.04 Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Một cuộc nghiên cứu mới đây của bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy Việt Nam sẽ thiếu nước trầm trọng trong 5 năm tới. Mời quý vị theo dõi chi tiết về vấn đề này qua cuộc trao đổi sau đây giữa Thanh Quang và Thạc sĩ Hồ Long Phi, chuyên gia về tài nguyên nước có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. Thạc sĩ Hồ Long Phi giải thích.

Dòng nước sông Hồng bị thu hẹp. Photo courtesy of VnExpress
Thạc sĩ Hồ Long Phi: Vấn đề về nước liên quan tới chuyện phân bổ không đều, tức nguồn nước ở Miền Nam so với Miền Trung và Miền Bắc thì mức độ phong phú không giống nhau. Thành ra vấn đề ở đây là có những vùng sẽ thiếu nước trước. Hiện nay cũng đã có những vùng thiếu nước rồi, như ở Tây Nguyên chẳng hạn.
Còn thiếu nước theo diện lâu dài như dự báo thì thứ nhất là sự phát triển về kinh tế đòi hỏi có thêm nguồn nước sạch, trong khi nguồn nước của chúng ta càng lúc càng ít dần đi vì bị ô nhiễm hay không đủ cung lượng để cung ứng đều đặn. Do đó người ta phải nghiên cứu các biện pháp, công trình để điều tiết lại.
Nguồn nước ở ĐBSCL thì không phải là ít. Chỉ có điều là trong tương lai, những vấn đề liên quan lưu vực sông Mekong, thì không biết cuối cùng người ta giải quyết vấn đề đó, về mặt phân chia quyền lợi, như thế nào. Bởi vì nhiều quốc gia trên thượng nguồn có khuynh hướng thích làm hồ trữ nước lại, còn chúng ta ở dưới hạ lưu thì sẽ bị ảnh hưởng.
Tóm lại có nhiều vấn đề mà hiện nay chúng ta khó có thể nói trước được nó sẽ diễn biến như thế nào.
Yếu tố ảnh hưởng
Thanh Quang: Thạc sĩ vừa đề cập tới việc phân bổ nước không đều. Chẳng hạn như 60% nguồn nước tập trung ở vùng ĐBSCL, nơi có sông ngòi chằng chịt, trong khi 40% nguồn nước còn lại ở những nơi khác trong nước mà lại phải cung cấp tới 80% dân số. Như vậy giới hữu trách hay các chuyên gia có giải pháp như thế nào không ?
Còn thiếu nước theo diện lâu dài như dự báo thì thứ nhất là sự phát triển về kinh tế đòi hỏi có thêm nguồn nước sạch, trong khi nguồn nước của chúng ta càng lúc càng ít dần đi vì bị ô nhiễm hay không đủ cung lượng để cung ứng đều đặn. Do đó người ta phải nghiên cứu các biện pháp, công trình để điều tiết lại.
Thạc sĩ Hồ Long Phi
Thạc sĩ Hồ Long Phi: Đó là thuộc tài nguyên tự nhiên, như sông ngòi, nên vấn đề chuyển nước không dễ như chuyển điện. Vấn đề ở đây là cơ cấu nền kinh tế thôi. Thí dụ nơi nào nước nhiều thì phải tập trung phát triển ở đó nhiều hơn.
Còn nơi nào thiếu nước, không thuận lợi thì phải bớt phát triển ở vùng đó,bởi vì trong tương lai sẽ không đủ nước để phục vụ. Những hoạt động công nghiệp cần rất nhiều nước, chẳng hạn, thì không thể phát triển được ở vùng thiếu nước.
Trong tương lại Miền Nam rõ ràng sẽ tập trung sự phát triển kinh tế là chủ yếu, vì nguồn nước nằm ở đó.
Thanh Quang: Thế còn những yếu tố thiên nhiên, như khí hậu, thời tiết…có ảnh hưởng gì tới viễn tượng khan hiếm nước ở Việt Nam ?
Thạc sĩ Hồ Long Phi: Vấn đề này khó mà đánh giá lắm. Sự thay đổi khí hậu mang tính chất phân cực, tức nóng thì nóng hơn, lạnh thì lạnh hơn, mưa nhiều hơn mà khô hạn cũng nhiều hơn.
Nhưng nếu chúng ta có cách điều tiết lại thì tình trạng phân cực này cũng không trầm trọng lắm. Tức là mình trữ và rồi sử dụng lại. Thứ hai là giải pháp tiết kiệm nước trong tương lai. Thí dụ nguồn nước mình hiện giờ chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp, nhưng trong tương lai nó sẽ phải là công nghiệp.
Và khi đó nước dùng cho nông nghiệp càng lúc càng ít dần đi, giảm bớt nhu cầu nước cho nông nghiệp đi, bởi vì nước nông nghiệp hiện nay người ta xài thỏai mái lắm, không có chú trọng tới việc tiết kiệm đâu. Nhưng trong tương lai thì phải tiết kiệm để điều phối qua chỗ khác.
Do đó những tác động có tính chất vừa tự nhiên, vừa nhân tạo như vậy nó làm cho nguồn nước trong tương lai không đến nỗi là không có cách giải quyết.
Nước công nghiệp
Tôi nghĩ vấn đề khan hiếm nước là chuyện lâu dài. Các khu công nghiệp phải được người ta lựa chọn ở vị trí trước tiên thuận lợi về nước. Thành ra khi phát triển có định hướng như vậy thì việc khan hiếm nước trước mắt chưa xảy ra đâu.
Thạc sĩ Hồ Long Phi
Thanh Quang: Thạc sĩ vừa nhắc tới nước công nghiệp. Hiện nay, Việt Nam hiện nay đã gia nhập WTO, nên các họat động công nghiệp, sản xuất kinh doanh càng ngày càng tiêu thụ lượng nước đáng kể. Thì cái đà tiêu thụ nước này có thể ảnh hưởng ra sao tới nguồn nước dành cho người dân ?
Thạc sĩ Hồ Long Phi: Tôi nghĩ vấn đề khan hiếm nước là chuyện lâu dài. Các khu công nghiệp phải được người ta lựa chọn ở vị trí trước tiên thuận lợi về nước. Thành ra khi phát triển có định hướng như vậy thì việc khan hiếm nước trước mắt chưa xảy ra đâu.
Tức những trung tâm công nghiệp lớn nhất nước hiện nay đều xoay quanh các nguồn nước lớn như sông Đồng Nai, sông Sàigòn, sông Mekong…còn ở những nơi khác, nguồn nước khan hiếm hơn thì trước mắt những nhà đầu tư không dại gì mà nhảy vào đó. Thành ra việc sử dụng nước cho công nghiệp không gây khó khăn.
Thanh Quang: Được biết nhiều mạch nước ngầm ở trong Nam lẫn ngòai Bắc đang bị nhiễm arsen, tức thạch tín. Vấn đề này có gây khó khăn về nguồn nước cho dân chúng không ?
Thạc sĩ Hồ Long Phi: Tôi nghĩ trên thực tế người ta có thể dễ xử lý vấn đề này. Hiện nay người ta đã có biện pháp khử arsen mà không bị tốn kém hay khó khăn lắm. Chỉ có điều ảnh hưởng là do dân trí. Tức người ta thiếu thông tin, không biết, nên cứ sử dụng nước bị nhiễm arsen.
Đa số những giếng bị nhiễm arsen là giếng của dân, không phải giếng công nghiệp. Họ tự khoan khỏang sâu 30-40 mét, nơi bị nhiễm nhiều hơn. Còn giếng công nghiệp, do các công ty nhà nước khai thác, thì khoan sau hơn nữa nên chưa thấy có dấu hiệu bị nhiễm arsen.
Thanh Quang: Cảm ơn Thạc sĩ Hồ Long Phi rất nhiều.
This entry was posted on 4.03.2007 at 5:51 pm and is filed under Phát Triển Bền Vững. . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. Responses are currently closed, but you can trackback from your own site.
http://ykien.wordpress.com/2007/03/04/o-nhi%E1%BB%85m-%E1%BB%9F-cac-khu-cong-nghi%E1%BB%87p-mi%E1%BB%81n-trung/
 

5- TPHCM công bố tên 26 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường

Cập nhật lúc : 15:15 24-09-2008

Doanh nghiệp tái vi phạm về môi trường nhiều lần có thể bị truy tố hình sự.

Ban Quản lý Khu công nghiệp - Khu chế xuất TPHCM vừa công bố tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN, KCX trên địa bàn TP có các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường từ năm 2005 đến nay.
Vi phạm phổ biến của các doanh nghiệp này là các hành vi xả trực tiếp nước thải sản xuất chưa xử lý ra môi trường, nước thải đã xử lý nhưng không đạt yêu cầu, chưa tách rời hoàn chỉnh hệ thống thoát nước thải và nước mưa, không xử lý khí thải…

Các doanh nghiệp này đều đã bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, theo Ban quản lý KCN - KCX TPHCM, nếu các doanh nghiệp tiếp tục vi phạm, gây ô nhiễm môi trường sống trong khu vực ở mức độ nghiêm trọng thì có thể xử lý rút giấy phép đầu tư kinh doanh. Đây là một trong những chỉ đạo của UBND TPHCM về việc xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn TP.

Ngoài ra, nhằm chấn chỉnh các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất trên địa bàn, UBND TPHCM vừa chỉ đạo các sở ngành và UBND các quận huyện tăng cường công tác kiểm tra hệ thống xử lý chất thải của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Danh sách các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về môi trường

KCN Lê Minh Xuân

1. Công ty TNHH SX - TM Lê Phú
2. Công ty TNHH Hiếu Hảo
3. Công ty TNHH Hoàng Trung Phát
4. Công ty TNHH SX TM Lộc Hiệp Hòa
5. Công ty TNHH TP-CN Hua Heong
6.Công ty TNHH Jin Kyong Việt Nam
7.Công ty TNHH SX TM DV Môi trường Xanh

KCN Tân Bình
8. Công ty TNHH SX – TM XNK Dệt nhuộm Hoa Tiến
9. Công ty TNHH TM Hoàng Hà
10. Công ty Cổ phần Hoàng Hạc

KCN Tân Tạo
11. Công ty TNHH Sản xuất Tân Thuận Thành
12. Công ty TNHH SX TM DV XNK Khải Đằng 13.Công ty TNHH Song Tân

KCN Vĩnh Lộc
14. Công ty Cổ phần Hoàng Quỳnh
15. Công ty TNHH Ngọc Minh
16. Công ty TNHH TM bao bì Quang Huy

KCN Tây Bắc Củ Chi

17. Công ty TNHH Chieh Lin (Việt)

KCN Cát Lái II

18. Cty TNHH SX TM Thanh Luân

KCX Linh Trung

19. Công ty TNHH Yujin Vina

KCN Hiệp Phước

20. Công ty Cổ phần Thuộc da Hào Dương

KCN Bình Chiểu

21. Công ty CP CN & TM Lidovit

KCN Tân Thới Hiệp

22. Công ty TNHH VIệt Nam Nothern Viking Technologies

KCN Tân Phú Trung

23. DNTN Thăng Long
24. Cơ sở muối Thông Tín
25. Công ty TNHH SX TM DV Tường Trung
26. Công ty TNHH SX TM DV Nghiệp Hưng

http://news.dfc.vn/xa-hoi/tphcm-cong-bo-ten-26-doanh-nghiep-gay-o-nhiem-moi-truong/146129.dfc

6- Bệnh Minamata và vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam

Minamata là tên của một thành phố thơ mộng, xinh đẹp thuộc tỉnh Kumamoto (Nhật Bản). Nhưng Minamata còn là tên gọi một căn bệnh đã từng gây nỗi kinh hoàng cho biết bao người Nhật. Năm 1956 và năm 1968, người ta phát hiện ra những người mắc bệnh ở Minamata với biểu hiện chân tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ, nói lắp bắp... Nhiều bệnh nhân đã bị điên, bất tỉnh và chết sau một tháng mắc bệnh. Có nhiều người bị mắc bệnh Minamata kinh niên, hoặc bẩm sinh. Họ sinh ra bị tàn tật vì người mẹ khi mang thai đã ăn cá bị nhiễm độc ở vùng vịnh....
Vì sao lại như vậy? Mãi đến năm 1968, Chính phủ Nhật Bản mới chính thức tuyên bố: căn bệnh này do Công ty Chisso gây ra vì đã làm ô nhiễm môi trường. Các nhà máy hóa chất của Công ty này đã thải ra quá nhiều lượng thủy ngân hữu cơ độc hại làm cho cá bị nhiễm độc. Khi ăn cá, thủy ngân hữu cơ xâm nhâp vào cơ thể con người, chúng sẽ tấn công vào cơ quan thần kinh trung ương, gây nên căn bệnh mà các nhà y học gọi là bệnh Minamata. Tổ chức cứu trợ Nhật Bản cho biết, đến nay có gần 13.000 người mắc bệnh Minamata, có hơn 2.000 người bị chết. Năm1965, bệnh Minamata còn bùng phát dọc theo con sông Agano thuộc tỉnh Nigata, do công ty Showa Denko thải thủy ngân xuống lòng sông. Ngoài bệnh Minamata, các nhà nghiên cứu về kinh tế-môi trường của Nhật đã không ngần ngại khi đưa ra bản danh sách các căn bệnh, các vụ nhiễm độc như bệnh itai-itai ở tỉnh Toyama, nhiễm độc catmi, nhiễm độc đồng.... do các nhà máy thải chất thải nguy hại ra môi trường trong suốt mấy chục năm phát triển công nghiệp.
Ở Việt Nam từ năm 1996 đến năm 1998, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng cơ sở 1996 – 2010, và mới đây, ngày 14/3/2008, Thủ tướng Chính phủ lại ký Nghị định Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Tính đến cuối năm 2007, cả nước có gần 190 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 44.000 ha, trong đó có hơn 110 KCN đã đi vào hoạt động. Các KCN đã thu hút hơn 3.000 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 30 tỉ USD. Ngoài ra còn có 3.000 dự án trong nước với tổng vốn gần 200 ngàn tỉ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 3 triệu lao động. Các KCN đã tạo ra một bộ mặt mới cho công nghiệp Việt Nam. Các KCN được phân bố ở 54 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở các vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung, làm cho đường giao thông, cảng sông, cảng biển, thông tin liên lạc và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ... phát triển. Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tác phong công nghiệp có trình độ quản lý được hình thành. Trong những năm qua, nhiều thương hiệu của các doanh nghiệp trong KCN đã xuất hiện và có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
Có thể nói, thành tựu của KCN đã đánh dấu một mốc son trong phát triển kinh tế nước ta thời hội nhập. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết mà trước hết là ô nhiễm môi trường. Do KCN thường bám sát quốc lộ, gần khu vực dân cư, cộng với việc một số doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, nguyên liệu kém chất lượng, đã làm cho môi trường càng thêm ô nhiễm. Trong số 154 KCN đang hoạt động trên toàn quốc chỉ có 39 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung (chiếm 25%), chính vì hệ thống nước thải ở các KCN chưa được xây dựng đồng bộ, nên lượng nước thải công nghiệp mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 500.000-700.000 m3 hầu hết chưa được xử lý đã làm ô nhiễm môi trường nước. Tình trạng ô nhiễm trên một số con sông như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải... đã đến mức báo động. Đó là chưa kể, các KCN khi xây dựng thiếu biện pháp bảo vệ môi trường, làm ô nhiễm môi trường không khí và khi sản xuất, các chất thải rắn không có chỗ chôn lấp, cũng như không có hệ thống xử lý, làm cho môi trường càng ô nhiễm. Hiện nay, chất thải công nghiệp mỗi năm lên tới hơn 2,9 triệu tấn, trong đó các KCN là 1,2 triệu tấn và khối lượng chất thải nguy hại chiếm 175.000 tấn, nhưng lượng thu gom, xử lý không được 50%. Nếu kể cả lượng rác sinh hoạt, trong 20 năm qua còn tồn đọng 70 triệu tấn, trong khi cả nước hiện có 850 bãi chôn lấp rác thải đang vận hành, nhưng chỉ có 8 bãi là hợp vệ sinh. Các KCN làm ô nhiễm môi trường đã gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người. Ngân hàng thế giới đã đưa con số: Mỗi năm ở Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường. Không phải ngẫu nhiên mà nhân 50 năm ngày phát hiện ra bệnh Minamata, Hội đồng Môi trường Nhật Bản đã tổ chức một diễn đàn quốc tế về ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe ở thành phố Kumamoto với chủ đề "Bài học gì từ 50 năm phát hiện ra bệnh Minamata?". 300 đại biểu đến từ 141 vùng lãnh thổ của 12 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã rút ra bài học cho mình là, không vì tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua nguy cơ ô nhiễm môi trường tiềm ẩn gây hậu họa lâu dài cho đất nước và con người.
Bước vào thực hiện CNH, HĐH, Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm của các nước đi trước là sớm có Chiến lược bảo vệ môi trường; đó là việc ban hành Luật Môi trường, thiết lập hệ thống quản lý nhà nước về môi trường. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tình trạng ô nhiễm là do pháp luật chưa đồng bộ, thực hiện chưa nghiêm, hệ thống quản lý chưa đủ mạnh mặc dù lực lượng cảnh sát môi trường đã được thành lập, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp làm ô nhiễm môi trường.
Cho đến nay, chưa có doanh nghiệp nào bị xử lý trách nhiệm hình sự và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng khi vi phạm Luật Môi trường. Nhiều doanh nghiệp còn thiếu ý thức, chưa coi chi phí bảo vệ môi trường là chi phí sản xuất cần thiết. Kết quả kiểm tra năm 2007 của Cục Bảo vệ môi trường cho thấy: 10% các cơ sở công nghiệp được kiểm tra không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường chưa có cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; 125/156 cơ sở không thực hiện đúng nội dung cam kết bảo vệ môi trường; 102/140 cơ sở phát sinh nước thải vượt tiêu chuẩn; 77 cơ sở phát sinh chất thải nguy hại nhưng không quản lý, vận chuyển và xử lý theo quy định của Nhà nước, không lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại. Hiện nay, việc giải quyết ô nhiễm môi trường ở các KCN đang là nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Việc làm đó đạt kết quả khả quan hay không còn tùy thuộc vào việc đã coi môi trường là yếu tố cơ bản của sản xuất và của chất lượng cuộc sống hay chưa? Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 được Quốc hội thông qua đã chỉ rõ, cần ngăn chặn, xử lý kịp thời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư, khu vực đô thị, KCN, vùng đầu nguồn nước, ven biển, khu vực làng nghề. Kế hoạch cũng nêu ra các chỉ tiêu về môi trường, trong đó năm 2008, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đạt 60%; Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt 80%; Tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại đạt 64%; Tỷ lệ KCN, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 60%. Thực hiện những chỉ tiêu này sẽ giảm bớt ô nhiễm môi trường ở KCN và đảm bảo phát triển bền vững.
Yến Tuyết

http://irv.moi.gov.vn/congnghieponline/diendanonline/2008/9/20111.ttvn
 

7- Tây Ninh:40 nhà máy củ mỳ chung tay "giết" sông Vàm Cỏ Đông!

07/10/2008
- Hơn 40 nhà máy chế biến củ mỳ (sắn) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đang hằng ngày xả hàng nghìn mét khối nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Phóng sự ảnh của VietNamNet dọc các xã biên giới huyện Châu Thành và Tân Biên (tỉnh Tây Ninh), nơi đầu nguồn con sông Vàm Cỏ Đông chảy qua cho thấy tình trạng ô nhiễm dòng sông này đang ở mức đáng báo động?

Nước thải chưa qua xử lý của Công ty liên doanh Tapioca (xã Tân Phong, huyện Tân Biên) được xả thẳng ra suối Cạn, tiếp đó ra sông Vàm Cỏ Đông.

Chất thải được chủ lò Sầm Phát ở ấp An Lộc, xã An Cơ, huyện Châu Thành chôn dưới lòng đất gây ô nhiễm hệ thống nước ngầm..

Van điều khiển cửa xả ngầm xả ra sông Vàm Cỏ Đông được ngụy trang của lò mỳ Sầm Nhất (xã Hòa Đông B).

Con rạch trắng nước thải độc hại xả ra từ lò mỳ Sầm Nhị (xã Hoà Hiệp, huyện Tân Biên).

Ruộng ngô của người dân bên sông Vàm Cỏ Đông cũng cháy khô vì nguồn nước ô nhiễm từ sông tràn vào.

Kênh nước đã không thể chuyển động vì nước xả đặc quánh từ các lò mỳ.

Những cánh đồng chết bên cạnh dòng sông Vàm Cỏ Đông đoạn bị ô nhiễm nặng.

Sông Vàm Cỏ Đông còn đâu "nước xanh biêng biếc, chẳng đổi thay dòng" như trong thơ ca thời kháng chiến.
http://vietnamnet.vn/xahoi/

8- Vì sao Hào Dương ngang nhiên xả nước thải ?

12-10-2008 01:12:50 GMT +7

Nước thải chưa qua xử lý, được đưa về bể chứa và bơm thẳng ra sông
Có ít nhất 15 lần Công ty Hào Dương xả nước thải trực tiếp ra sông bị cơ quan chức năng phát hiện, có lần bị thu hồi giấy phép xả nước thải nhưng công ty này vẫn xả nước thải ra sông. Chuyển hồ sơ vụ việc cho PC15 - Công an TPHCM xử lý
Sau khi bắt quả tang Công ty Hào Dương (KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè - TPHCM) xả nước thải không qua xử lý ra sông Đông Điền vào tối 10-10 (Báo Người Lao Động ngày 11-10 đã thông tin), sáng 11-10, qua khảo sát thực tế, Phòng Cảnh sát môi trường (PC36) Công an TPHCM đã phát hiện ở nhà máy xử lý nước thải của Công ty Hào Dương có hai đường ống dẫn nước thải không qua xử lý vào một bể chứa. Từ đây, chỉ cần vận hành máy bơm là toàn bộ lượng nước thải được tống thẳng ra sông qua đường ống bê tông lớn.
Chỉ lo tăng công suất, không lo xử lý nước thải.- Ngoài ra, theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, có một chi tiết đáng lưu ý là đất dưới đáy sông ở góc nhà máy xử lý nước thải của Công ty Hào Dương cũng bị nhiễm chất thải đen ngòm. Điều này cho thấy có khả năng nước thải từ Công ty Hào
Dấu vết nước đen được thải từ Công ty Hào Dương
Thật ra, việc bắt quả tang Công ty Hào Dương xả nước thải ra sông chẳng có gì bất ngờ, bởi vì đây là chuyện không thể không xảy ra. Qua tài liệu chúng tôi thu thập được, Công ty Hào Dương bắt đầu hoạt động tại KCN Hiệp Phước từ năm 2003.
Bất chấp
Trước tình trạng gây ô nhiễm kéo dài của Công ty Hào Dương, mới đây, ông Võ Minh Thành, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, đã có văn bản đề nghị xử lý hình sự đối với ông Mai Duy Hiển, Giám đốc Công ty Hào Dương. Văn bản có đoạn nhấn mạnh: “Công ty Hào Dương đã xem thường đến sức khỏe và môi trường sống, đe dọa đến cư dân tại đây và bất chấp sự kiểm tra của cán bộ, vi phạm một cách quá đáng...”.
Lúc bấy giờ, nhà xưởng sản xuất phèn da của Hào Dương chỉ có 5.777 m2, công suất sản xuất 400 tấn/tháng, giấy phép khai thác nước mặt 8 m3/ngày. Song đến năm 2007, Công ty Hào Dương tăng diện tích nhà xưởng lên đến hơn 30.000 m2, nâng công suất lên 5.000 tấn/tháng (60.000 tấn/năm). Theo Công ty Cổ phần Hiệp Phước, chủ đầu tư KCN Hiệp Phước, chính việc mở rộng nhà xưởng và quy mô sản xuất nhưng không đồng bộ trong việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải đã dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm như hiện nay.
Không đếm nổi số lần vi phạm
Lật lại các biên bản vi phạm về lĩnh vực môi trường của Công ty Hào Dương, từ cuối năm 2007 đến nay, chúng tôi thật sự “choáng” với tần suất vi phạm liên tục của đơn vị này. Chỉ tính riêng vấn đề về nước thải, có đến trên 15 lần các cơ quan chức năng phát hiện Công ty Hào Dương xả nước thải, bùn trực tiếp ra sông, hoặc pha loãng chất thải rồi đổ ra sông. Ngoài ra, các chất thuộc da và mùi hôi thối từ Công ty Hào Dương còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đơn vị xung quanh. Trong đó hai đơn vị bị thiệt hại nặng nhất là Công ty Điện lực Hiệp Phước và Công ty Hoàng Anh đã nhiều lần gửi đơn phản ánh nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Sau nhiều lần xử phạt hành chính Công ty Hào Dương về hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép, ngày 18-7, Sở Tài nguyên – Môi trường TPHCM đã ban hành quyết định thu hồi giấy phép xả thải đối với đơn vị này. Tuy nhiên, Công ty Hào Dương vẫn tiếp tục xả nước thải ra sông.

Dấu vết nước đen được thải từ Công ty Hào Dương
Ông Ngô Anh Tuấn, Phó Ban Quản lý KCX-KCN TPHCM, cho biết Công ty Hào Dương không chỉ vi phạm Luật Môi trường mà còn vi phạm nhiều luật khác. Điển hình, đơn vị này mở rộng nhà xưởng và nhà máy xử lý nước thải nhưng không hề có giấy phép... Tuy nhiên, theo ông Tuấn, hiện vẫn chưa biết có đóng cửa được Công ty Hào Dương hay không.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Người Lao Động, thượng tá Nguyễn Văn Hoàng Hải, Trưởng Phòng PC36, cho biết sẽ chuyển hồ sơ vi phạm của Công ty Hào Dương sang PC15 (Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) Công an TPHCM để điều tra.
Bài và ảnh: TRUNG THANH

http://www.nld.com.vn/tintuc/do

9- Lỗ hổng quá lớn trong quản lý môi trường

12-10-2008 23:21:35 GMT +7

Khu vực thu gom nước thải của Công ty Hào Dương. Ảnh: Tr. Thanh
Dù Công ty Hào Dương liên tiếp vi phạm về xả nước thải nhưng Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM không làm rõ khối lượng nước thải không qua xử lý đã xả ra sông bao nhiêu, mức độ nguy hại ra sao để truy thu phí và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường
Ngày 12-10, tiếp tục lật lại hồ sơ về Công ty Cổ phần Thuộc da Hào Dương (KCN Hiệp Phước) cũng như các doanh nghiệp (DN) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở TPHCM, chúng tôi phát hiện có nhiều lỗ hổng trong quản lý về lĩnh vực môi trường trên địa bàn TPHCM.
Ai dung túng Hào Dương?
Khi bị cơ quan chức năng bắt quả tang vụ xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Điền tối 10-10, theo lời khai của hai công nhân vận hành hệ thống xả thải của Công ty Hào Dương là Phan Văn Cường và Võ Văn Thạch, sau 17 giờ hằng ngày, họ được trang bị hai máy bộ đàm và nhận chỉ đạo thông qua máy bộ đàm này để vận hành hệ thống xử lý nước thải. Mỗi khi có sự cố, các công nhân này gọi đến một số điện thoại cố định để nhận lệnh xử lý. Khi nhận được chỉ đạo thông qua máy bộ đàm, họ chỉ biết bật - tắt các công tắc đã được đánh dấu sẵn hoặc nhận lệnh điều khiển trực tiếp từ máy bộ đàm. Điều này cho thấy việc xả chất thải không qua xử lý ra sông của Công ty Hào Dương được thực hiện rất bài bản.
Như Báo NLĐ đã phản ánh, tính từ cuối năm 2007 đến nay, đã rất nhiều lần Ban Quản lý KCX-KCN TPHCM và chủ đầu tư KCN Hiệp Phước lập biên bản về hành vi xả lén của Công ty Hào Dương. Thế nhưng đến nay, Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TPHCM vẫn chưa làm rõ khối lượng chất thải đã xả lén là bao nhiêu, mức độ nguy hại ra sao để từ đó quy ra số tiền trốn phí cũng như thiệt hại về môi trường để buộc Công ty Hào Dương phải trả. Trong khi đó, số tiền xử phạt hành chính đối với Công ty Hào Dương mỗi lần chỉ vài triệu đồng chẳng khác nào “gãi ngứa”. Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, một cán bộ thanh tra của Bộ TN-MT cho biết chỉ cần một lần phát hiện Công ty Hào Dương xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép là đã có thể buộc công ty này ngưng hoạt động để khắc phục. Sau đó sẽ công khai thông tin trên báo chí để mọi người biết. Đến khi nào hệ thống xử lý nước thải của Công ty Hào Dương đạt tiêu chuẩn mới cho hoạt động trở lại.
Ngoài ra, còn một loạt vấn đề khác cũng cần được làm rõ là tại sao Công ty Hào Dương liên tiếp vi phạm về xả nước thải (xả trực tiếp không qua xử lý, xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần) nhưng mãi đến ngày 18-7-2008, Sở TN-MT TP mới thu hồi giấy phép xả nước thải đối với công ty này. Tại sao Sở TN-MT lại cấp phép cho Công ty Hào Dương được khai thác nguồn nước mặt trên sông với khối lượng lên đến 2.000 m3/ngày...
Còn nhiều DN như Hào Dương
Theo tài liệu chúng tôi thu thập được, ngoài Công ty Hào Dương, tại TPHCM còn rất nhiều DN vi phạm trong lĩnh vực môi trường với tính chất nghiêm trọng. Đứng đầu là Công ty Tân Đức Thảo (nhà máy đặt tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh). Dù hoạt động thu gom vận chuyển chất thải nguy hại nhưng công ty này liên tiếp vi phạm về thu gom và xử lý chất thải nguy hại, điển hình là hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn và đem chất thải nguy hại đổ ra môi trường không qua xử lý.
Kế đến là Công ty TNHH Hoa Tiến (ngành dệt nhuộm, KCN Tân Bình), từ năm 2005 đến nay, công ty này liên tục vi phạm với các hành vi như xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép, không tách rời hệ thống thoát nước thải với nước mưa. Mặc dù bị Thanh tra Sở TN-MT nhiều lần xử phạt nhưng công ty này vẫn vi phạm. Tiếp đó là Công ty Cổ phần Hoàng Quỳnh (sản xuất bia tại KCN Vĩnh Lộc), cũng liên tiếp bị Thanh tra Sở TN-MT xử phạt nhưng vẫn chưa xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
Trước tình trạng nhiều lần vi phạm của các DN trên, Sở TN-MT cho biết đã chuyển hồ sơ sang Phòng Cảnh sát môi trường - Công an TPHCM để điều tra xử lý hình sự. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có DN nào bị xử lý thích đáng.
“Nhật ký” vi phạm của Hào Dương
- Ngày 15-12-2007, Công ty Hào Dương bị chủ đầu tư KCN Hiệp Phước là Công ty Cổ phần KCN Hiệp Phước (HIPC) lập biên bản vì bơm nước thải chưa đạt tiêu chuẩn ra sông.
- Ngày 16 và 17-12-2007, HIPC tiếp tục phát hiện Công ty Hào Dương xả bùn và nước thải chưa qua xử lý ra sông.
- Ngày 25-1 và 5-3-2008, HIPC tiếp tục phát hiện Công ty Hào Dương lại xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
- Liên tục các ngày 10, 11, 12, 14, 19, 22, 25-3, Công ty Hào Dương tiếp tục bị HIPC lập biên bản về xả nước thải chưa qua xử lý.
- Ngày 3-7, Ban Quản lý KCX-KCN TP kết hợp với HIPC kiểm tra, phát hiện Công ty Hào Dương đang xả nước chưa qua xử lý ra sông. Đến ngày 12-8, lại phát hiện Công ty Hào Dương xả bùn. Ngày 14-8, Công ty Hào Dương bị phát hiện pha loãng nước thải xả ra sông.
- Ngày 4-9, khi kiểm tra hệ thống gạt bùn tại bể lắng bị hư, cán bộ môi trường KCN Hiệp Phước phát hiện có tình trạng xả thải ra sông nhưng bị người của Công ty Hào Dương ngăn cản không cho vào kiểm tra đột xuất.
- Ngày 8-9, Công ty Hào Dương lại xả thải ra sông bị phát hiện. Đến tối 10-10 thì bị Cảnh sát Môi trường bắt quả tang xả chất thải thẳng ra sông.

Thách thức
Những thông tin về việc phát hiện các doanh nghiệp (DN) lén lút xả chất thải độc hại chưa qua xử lý ra môi trường được liên tục đăng tải trên báo chí gần đây luôn được dư luận đặc biệt quan tâm. Ngay sáng 11-10, khi số báo có thông tin về vụ Hào Dương vừa phát hành, đường dây nóng của Báo NLĐ đã liên tục nhận được phản hồi của đông đảo bạn đọc với thái độ phản ứng, đúng hơn là phẫn nộ.
Hoàn toàn dễ hiểu về sự phẫn nộ của dư luận trước hành vi của Hào Dương. Bởi, ngoài việc đổ chất thải chưa qua xử lý ra sông, DN này còn bộc lộ rất rõ thái độ thách thức pháp luật đến khó tin. Làm sao tin nổi một DN vẫn vô tư hoạt động khi chỉ trong thời gian ngắn, đã có tới 20 lần bị lập biên bản, 2 lần bị đề nghị khởi tố hình sự, đều do xả thải nước bẩn, phát tán mùi hôi? Quả là một kỷ lục về tần suất vi phạm và xử lý vi phạm.
Hành vi ngang nhiên vi phạm và vi phạm có hệ thống như Hào Dương khiến cho chúng ta phải suy nghĩ. Nhiều cơ quan chức năng ở TPHCM đều biết, đều có thừa bằng chứng về việc Hào Dương vi phạm, thế nhưng, nguồn thải độc hại từ DN này vẫn liên tục tống ra môi trường. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian qua, các cơ quan chức năng đã bất lực trước sự thách thức của Hào Dương. Vì thế, việc bị bắt quả tang lần này chưa hẳn đã đồng nghĩa với việc từ nay, hành vi vi phạm của Hào Dương sẽ chấm dứt.
Lương Duy Cường

Nhóm phóng viên
http://www.nld.com.vn/tintuc/do-thi-hom-nay/242481.asp
 

10- Thanh Hóa-Nước thải đầu độc sông Chu

12-10-2008 23:17:41 GMT +7

Hồ nước thải của nhà máy cồn với bọt, váng vàng nổi trên bề mặt và nước đen kịt
Trong 2 năm trở lại đây, làng Đoàn Kết, đối diện với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn có khoảng 20 người mắc căn bệnh ung thư
Sông Chu bắt nguồn từ Sầm Nưa (Lào) chảy vào VN, qua Thanh Hóa ở huyện Thường Xuân, Thọ Xuân rồi đổ vào sông Mã cuối huyện Thiệu Hóa. Sông Chu là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của hàng trăm ngàn người dân xứ Thanh.
Những năm gần đây, sông Chu không còn được thuần khiết và trong lành như trước mà đã bị đầu độc bởi hàng chục nhà máy, xưởng sản xuất lớn, nhỏ dọc hai bên sông, nhất là các nhà máy chế biến đường, giấy và cồn ở thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân.
Kênh rạch bị bức tử
Theo Quốc lộ 47, chúng tôi từ TP Thanh Hóa lên thị trấn Lam Sơn (huyện Thọ Xuân), nơi được xem là điểm đầu độc chính dòng sông Chu. Trải qua đoạn đường gần 50 km, đến đầu thị trấn, chúng tôi đã giáp mặt với bầu không khí đặc quánh của bụi và ngột ngạt. Theo hướng dẫn của người dân địa phương, chúng tôi lần đến các kênh rạch, cửa cống xả nước thải sản xuất công nghiệp của Công ty Cổ phần Giấy Mục Sơn, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, nhà máy sản xuất cồn (thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn) – 3 thủ phạm chính trong việc bức tử sông Chu. Cả đoạn kênh dài hàng km chạy dọc qua nhiều thôn của thị trấn Lam Sơn đen ngòm và mùi hôi thối xộc thẳng vào mũi. Đó là hậu quả của hàng ngàn mét khối nước thải công nghiệp chưa qua xử lý được các nhà máy đổ ra các dòng kênh này rồi chảy thẳng ra sông Chu ở cửa cống thuộc địa phận cuối thị trấn Lam Sơn.
Chẳng con gì sống được
Lần theo tới đầu dòng kênh, chúng tôi tận mắt chứng kiến hồ xả thải của nhà máy cồn nằm ven thị trấn, với bọt, váng vàng nổi trên bề mặt và nước đen kịt. Mùi hôi thối, khó chịu lan tỏa cả vùng. Từ cửa cống phía cuối dòng kênh đổ ra sông Chu, một vệt dài đen ngòm đổ vào dòng nước vốn là nguồn sống của hàng vạn người dân hai bên sông. Ông Đỗ Văn Thuận, một dân chài lâu năm ở khúc sông này, cho biết trước đây, cả khúc sông dày đặc thuyền dân vạn chài và các lồng cá. “Từ nhiều năm nay, nước sông bị nước thải từ nhà máy làm cho ô nhiễm, chẳng con gì sống được nên các bè cá cứ thưa dần, dân vạn chài cũng bỏ đi nơi khác” – ông Thuận thẫn thờ nói.
Là một trong số ít dân vạn chài còn sót lại trên sông Chu, đoạn chảy qua thị trấn Lam Sơn, anh Nguyễn Văn Hợi bộc bạch: “Có bè cá trắm là kế sinh nhai của cả gia đình nhưng 3 năm trở lại đây mỗi vụ chỉ thu hoạch được bằng 50% trước đó. Cá thả xuống cứ bỏ ăn rồi chết dần”. Theo lời anh Hợi, trước người dân vạn chài ở đây lấy nước sông để nấu ăn nhưng nay thì tắm cũng chẳng dám, mỗi ngày đều phải lên bờ xin nước giếng.
Nguy cơ mắc bệnh nan y
Đối diện với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, mấy năm gần đây đã xuất hiện một “làng ung thư”. Làng này có tên gọi là làng Đoàn Kết, nằm ngay trục chính thị trấn Lam Sơn. Tỉ lệ người mắc bệnh ung thư dẫn đến tử vong ở làng Đoàn Kết nhiều đến mức người dân địa phương hầu như quên mất tên chính thức của ngôi làng. Ông Ngô Văn Loan, một người dân trong làng, cho biết nước giếng khoan, giếng khơi ở đây bà con cũng chẳng dám dùng. Nhà dư dả thì mua máy lọc nước để có nước ăn chứ nhà nghèo thì chỉ bấm bụng chịu bệnh tật. Vụ lúa vừa rồi, mùa màng của làng Đoàn Kết bị thất thu, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn biết lỗi đã đền bù cho dân 100% thiệt hại. Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ đầu năm 2008 đến nay, cả làng có 8 người chết thì 6 người là do mắc bệnh ung thư. Trong 2 năm trở lại đây, làng Đoàn Kết có khoảng 20 người mắc căn bệnh ung thư, phần nhiều là ung thư dạ dày, gan, bàng quang. Ông Nguyễn Dần, một cựu chiến binh, bức xúc: “Người dân cứ kêu nhưng chẳng thấy ai trả lời hay làm gì”. Vợ ông Dần là bà Nguyễn Thị Dậu, có anh trai mới chết do căn bệnh ung thư, nói: “Nếu không đóng cửa mấy nhà máy thì người trong làng chỉ có bỏ xứ mà đi chứ ở đây rồi kéo nhau mà chết hết. Trong thôn vẫn còn mấy người mắc bệnh, chẳng biết sống chết thế nào”.
"Cầu bịt mũi"
Ngoài căn bệnh ung thư, theo anh Phạm Hồng Sơn, ở làng Đoàn Kết, hầu hết người dân thị trấn Lam Sơn còn mắc căn bệnh mãn tính là viêm xoang. Do vậy, ở thị trấn Lam Sơn, người dân có chuyện vui nhưng lại là nỗi buồn đòi hỏi các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa phải giải quyết dứt điểm. Đó là cầu Khe Mục băng qua kênh xả của các nhà máy được người dân bản xứ gọi là “cầu bịt mũi” bởi mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Bài và ảnh: Thế Dũng

http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/242478.asp
 

11- Giá đắt cho phát triển không bền vững-Nhiều dòng sông... chờ chết

Lao Động Cuối tuần số 41 Ngày 12/10/2008 Cập nhật: 5:10 AM, 12/10/2008

Cả một khúc sông Thị Vải bị ô nhiễm, nổi bọt trắng xoá.
(LĐCT) - Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có đến 4 triệu trẻ em tử vong vì các yếu tố môi trường, như ô nhiễm không khí, nước bẩn và phơi nhiễm hoá chất độc hại. Tổ chức này cho hay, có đến 30% số ca bệnh tật và tử vong ở trẻ em xuất phát từ yếu tố môi trường.
Trẻ em là nạn nhân chính

Châu Á là một trong những khu vực điển hình đã phải trả giá đắt cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng: Ô nhiễm không khí trầm trọng, với nạn nhân chính là trẻ em. Tại Trung tâm y tế Makati ở Manila (Philippines), bác sĩ Miguel Celdran cho biết, gần 90% bệnh nhân trẻ em mắc bệnh đường hô hấp. Ở Bandung (Indonesia), cuộc kiểm tra 62 học sinh cho thấy gần phân nửa có nồng độ chì cao trong máu rất nguy hiểm vì hít thở không khí chứa khí thải xe máy.

Trong khi đó, ở New Delhi (Ấn Độ), một thăm dò đối với 20.000 học sinh cho thấy cứ tám em thì có một em bị suyễn. Trẻ em ở đô thị của Trung Quốc cũng đang phải hít thở bầu không khí độc hại tương đương với việc hút hai gói thuốc mỗi ngày.

Tiến sĩ Anthony Hedley (thuộc ĐH Hồng Kông, khuyến cáo về một "kỷ nguyên tăm tối", nếu chính phủ các nước Châu Á không áp đặt các quy định chặt chẽ về khí thải công nghiệp và xe cộ. "Nếu không có những giải pháp quyết liệt, trẻ em Châu Á sẽ bị tổn thọ khoảng năm tuổi hoặc hơn thế nữa", ông cảnh báo.

Một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, môi trường Châu Á đã xuống cấp nghiêm trọng, đòi hỏi sự quan tâm thích đáng của chính phủ các nước. Trong số 41 thành phố có bầu không khí "cực bẩn" của thế giới, 13 thành phố hàng đầu thuộc về Châu Á. 30% các nước trong vùng không đủ nguồn nước sạch cung cấp cho dân cư... Sông ngòi châu Á ô nhiễm gấp ba lần mức ô nhiễm quân bình của sông ngòi thế giới và cao hơn 50 lần mức độ tối đa cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới.

VN: Thiệt hại hàng tỉ đồng/ngày vì khí thải xe máy

Tại VN, theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người dân, đặc biệt là với đường hô hấp. Tại Khu Thượng Đình, Hà Nội, nơi tập trung các nhà máy caosu, xà phòng và thuốc lá, tỉ lệ mắc bệnh viêm phế quản là 6,4%, cao gấp gần 3 lần so với một xã nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội. Tại Hải Phòng, tất cả các triệu chứng và bệnh liên quan đến đường hô hấp ở nơi bị ô nhiễm đều cao hơn nơi không bị ô nhiễm từ 1,9 đến 7,6 lần. Đặc biệt tại TPHCM, tỉ lệ người mắc bệnh lao cao hơn hẳn các tỉnh và thành phố khác.

Thiệt hại này nếu quy về kinh tế là rất lớn. Theo một dự án điều tra của Cục Bảo vệ môi trường (năm 2007) tiến hành tại Phú Thọ và Nam Định, mỗi người tổn thất gần 300.000 đồng mỗi năm. Nếu giả thuyết tổn hại này tương tự như Hà Nội và TP HCM, thì mỗi ngày Hà Nội, với 3,2 triệu dân, sẽ thiệt hại khoảng 2,58 tỉ đồng và TPHCM là 4,93 tỉ.

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng nước

Theo ông Pan Yue - Cục phó Cục Bảo vệ môi trường quốc gia Trung Quốc (SEPA), Trung Quốc sẽ phải đối mặt với khủng hoảng môi trường, đặc biệt là khủng hoảng nước, sớm hơn dự tính. Ông Pan Yue cho rằng, bùng nổ kinh tế làm tăng lượng chất thải hoá học và các vụ hoá chất độc hại tràn vào các con sông. Hơn phân nửa trong số 21.000 công ty hoá chất đặt gần sông Dương Tử và sông Hoàng Hà - nguồn nước uống cho hàng triệu dân và những tai nạn có thể dẫn đến "những hậu quả thảm khốc". Kể từ năm 2001, lượng nước thải và chất thải công nghiệp tuôn vào các sông hồ ở TQ tăng lên hàng năm. Trong năm 2004, hơn 200 triệu tấn nước thải và 200 triệu tấn chất thải công nghiệp đổ vào các sông hồ ở nước này.

Trong những năm vừa qua, hàng loạt vụ ô nhiễm môi trường nước đã xảy ra tại Trung Quốc, như vụ nổ nhà máy hoá chất ở Cát Lâm hồi năm 2006, làm rò rỉ khoảng 100 tấn hoá chất độc hại xuống sông Tùng Hoa. Chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân buộc phải ngừng cung cấp nước cho 3,8 triệu người dân trong 5 ngày vì sự cố này.

Năm 2004, sông Hoài, con sông lớn thứ sáu ở Trung Quốc, bị ô nhiễm nặng, buộc Cục Bảo vệ môi trường đóng cửa 52 nhà máy gây ô nhiễm trên sông. Phần lớn sông Dương Tử, con sông dài nhất Trung Quốc, đã ô nhiễm đến mức "không thể cứu vãn". Các chuyên gia cho rằng chất thải công nghiệp, ô nhiễm nông nghiệp và chất thải từ tàu thuyền là nguyên nhân khiến tình trạng sông tồi tệ đi. Hoàng Hà, con sông dài thứ hai Trung Quốc, cũng quá bẩn không thể uống nước hoặc bơi lội trên đó, theo Tân Hoa xã.
Ý kiến chuyên gia

1. "Sự tàn phá có hệ thống đối với tài nguyên đã đến một điểm mà tại đó sức sống của các nền kinh tế hiện đang bị thách thức, và đã đến mức mà hoá đơn thanh toán của chúng ta giao lại cho con cái có thể không sao thanh toán được", ông Achim Steiner - Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) - nhấn mạnh.

2. "Xét về mật độ bụi nhỏ, và TPHCM thuộc loại hàng đầu Châu Á, chỉ sau Bắc Kinh, Thượng Hải một chút", bà Nguyễn Ngọc Lý - Trưởng phòng Phát triển bền vững của Chương trình Phát triển LHQ tại VN - cho hay trong buổi công bố Báo cáo Môi trường toàn cầu (GEO-4) hồi tháng 7.2008.

3. "Chỉ tính riêng nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí, ước tính số người chết hàng năm còn cao hơn rất nhiều so với những người chết do tai nạn ô tô. Và hơn 100 triệu người dân châu Âu không có nước an toàn để uống" - báo cáo Cơ quan Môi trường Châu Âu năm 2007 cho hay.

4. "Công nghệ kiểm soát ô nhiễm sẽ tiêu tốn một khoản kinh phí khá lớn, nhưng cái giá phải trả cho ô nhiễm sẽ còn cao hơn đối với tính mạng con người, sức khoẻ và làm chậm tốc độ phát triển kinh tế. Công cụ cho việc giảm ô nhiễm đã có. Không biết sử dụng chúng sẽ là thiển cận và có tội với các thế hệ tương lai", Chuyên gia môi trường Supat Wangwongwatana - Diễn đàn Thông tin Quốc tế.

5. "Nhật Bản đã có những kinh nghiệm cay đắng trong lĩnh vực môi trường do chỉ phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai mà không chú trọng đến môi trường. Hậu quả là chi phí bỏ ra để khắc phục cao hơn nhiều lần so với khoản chi ra để đề phòng ô nhiễm môi trường từ trước. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản là không chỉ chính phủ, trung ương mà các tổ chức đoàn thể địa phương cũng tham gia bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường hoàn toàn không ảnh hưởng xấu đến kinh tế vĩ mô", - Ông Kawakami Takao - Trưởng đoàn đối thoại chính sách về môi trường của Chính phủ Nhật Bản - trong chuyến thăm đến VN năm 2007 nhận định.

An Phong tổng hợp
http://www.laodong.com.vn/Home/Gia-dat-cho-phat-trien-khong-ben-vung/200810/109641.laodong

12-Vụ công ty Hào Dương bị bắt quả tang xả nước bẩn ra sông Đồng Điền:

Hiện nguyên hình một “Vedan Sài Gòn”

Nước thải được bơm thẳng từ bể chứa tới máng thoát để đổ
ra sông - Ảnh: N.Triều
TT - Lời cam kết “không để xảy ra một trường hợp như Vedan” của lãnh đạo Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM tại cuộc họp với các quận huyện và lực lượng cảnh sát môi trường ngày 24-9 vẫn còn nóng hổi, thì vụ Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương bị bắt quả tang xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Điền tối 10-10 đã chứng minh một sự thật phũ phàng!
>> Công ty Hào Dương phải chấm dứt xả nước bẩn từ 17-9
Sáng 11-10, sau một đêm thức trắng giữ hiện trường, một số cán bộ chiến sĩ của Phòng cảnh sát môi trường (PC36 - Công an TP.HCM) khá mệt mỏi nhưng vẫn cày cục lần theo những đường ống nằm vắt vẻo trên mặt hệ thống xử lý nước thải của Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương.
Gần 9g, khi nhân viên phụ trách hệ thống điện của Công ty Hào Dương được triệu đến để bật các công tắc trên bảng điều khiển thì nước thải đen ngòm, lợn cợn bùn bất ngờ phụt ra từ hai đường ống to tướng và đổ vào máng thoát rồi chảy thẳng ra sông Đồng Điền.
Tâm phục khẩu phục
Trước đó đêm 10-10, khi lực lượng cảnh sát môi trường phát hiện nước bùn từ cống xả của hệ thống xử lý nước thải phun cuồn cuộn ra sông Đồng Điền, tất cả theo ngả sông ập vào và tổ nhân viên vận hành đã vội vã khóa công tắc một số đường ống hòng qua mặt công an. Lực lượng cảnh sát môi trường nhanh chóng làm chủ nhà điều hành hệ thống xử lý nước thải, yêu cầu tổ nhân viên vận hành mở lại các công tắc như ban đầu, nhưng chỉ duy nhất công tắc của máy bơm số 4 được bật. Lập tức, nước từ một bể chứa theo đường ống chảy xối xả ra máng thoát của bể lắng rồi ra sông mà không qua các công đoạn xử lý theo quy định.

Ông Tăng Văn Đức - chủ tịch HĐQT Công ty Hào Dương (người trong khung) - phải tâm phục khẩu phục trước chứng cứ rành rành - Ảnh: N.Triều
Riêng các đường ống còn lại, cả ba nhân viên vận hành có mặt đều cho rằng không biết. “Ca trực của chúng tôi bắt đầu từ 14g và kết thúc lúc 22g. Khi nhận ca, chúng tôi được anh Vinh, anh Trí là nhân viên môi trường của Công ty Hào Dương chỉ đạo bấm nút nào để mở và nút nào để tắt máy bơm, ngoài ra không biết hệ thống đấu nối như thế nào. Hôm nay chúng tôi chỉ được giao bấm nút vận hành máy số 4” - anh Thạch, một nhân viên của Hào Dương, khai.
Theo lời khai của các nhân viên vận hành, máy bơm xả thải chủ yếu vận hành ban đêm và việc tắt mở theo chỉ đạo qua bộ đàm. Thế nhưng khi được hỏi ai chỉ đạo tắt máy khi công an ập vào, các nhân viên này cho rằng không biết. Kiểm tra và lấy lời khai đến gần 3g sáng 11-10 vẫn không tiến triển được gì thêm, cảnh sát môi trường đành tạm ngưng, giữ hiện trường chờ trời sáng.
Đến 9g30, ông Tăng Văn Đức - chủ tịch HĐQT Công ty Hào Dương - mới xuất hiện và cho rằng mình vừa biết tin công ty bị công an bắt quả tang xả nước thải ra môi trường. Được mời lên hiện trường hệ thống xử lý nước thải, nhưng từ đằng xa nghe tiếng nước phụt ào ào thì ông lặng lẽ lảng tránh. Lát sau, trung tá Đoàn Văn Vui - đội trưởng đội 3 thuộc PC36 - một lần nữa yêu cầu ông Đức phải đến tận nơi chứng kiến việc vận hành hệ thống xả thải “chui”.
Lần này khi bật máy, dòng nước đen như mực cuồn cuộn phụt ra từ hai đường ống nhựa dẫn thẳng từ bể chứa nước thải chưa xử lý ra máng thoát dọc gờ bể lắng. Nhìn hai họng nước đen ngòm và từng tảng bọt đen nổi lên ở vị trí cống xả ra sông Đồng Điền, ông Đức tái mặt, trán rịn mồ hôi ra chiều tâm phục khẩu phục.
Không khác Vedan

Nước thải chưa xử lý theo hệ thống ống “chui” xả thẳng ra môi trường - Ảnh: N.Triều
Có mặt kiểm tra hiện trường sáng 11-10, đại tá Phan Hữu Vinh - phó cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) - nhận định hành vi dùng hệ thống ống đấu nối dẫn nước thải thẳng từ bể chứa để xả ra sông không qua quy trình xử lý, lắng lọc của Công ty Hào Dương về tính chất không khác Công ty Vedan. Điểm khác biệt của công ty này là không lắp hệ thống ống kim loại cố định mà sử dụng đường ống bằng nhựa và máy bơm chìm nên có khả năng cơ động cao hơn.
Trước đó trong đêm 10-10, hai đường ống lớn đã được ngắt điện từ tủ điều khiển nên thoạt nhìn như những ống nhựa thừa thải, không sử dụng.
Điều đáng nói là trong quá trình “nhuộm” sông Đồng Điền, Công ty Hào Dương đã tìm đủ mọi cách đối phó với cơ quan chức năng. Tại cuộc họp do Ban quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp TP (HEPZA) chủ trì với sự tham gia của Sở Tài nguyên - môi trường, PC36 và Khu công nghiệp Hiệp Phước chiều 15-9, ông Tăng Văn Đức nhìn nhận việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường kéo dài từ cuối năm 2007 và cam kết chấm dứt xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường từ ngày 17-9.
Thế nhưng ngày 24-9, một tuần sau thời hạn cam kết, đoàn kiểm tra đột xuất của HEPZA bất ngờ tiếp cận từ phía bờ sông và phát hiện nước từ hệ thống xử lý nước thải mới xả ra sông Đồng Điền có màu đen và bốc mùi hôi thối. Khi đoàn kiểm tra vừa lên được bờ, kịp lấy mẫu nước thì áp lực nước qua cửa xả giảm hẳn và có màu trong hơn, mùi nhẹ hơn. Kết quả phân tích của Viện Môi trường và tài nguyên (ĐHQG TP.HCM) cho thấy mẫu nước thải này không đạt tiêu chuẩn nước thải loại B theo quy định. Cụ thể, chỉ tiêu COD vượt hơn 47 lần, BOD vượt 29 lần và coliform vượt đến 5.000 lần so với mức cho phép.
NGUYỄN TRIỀU
Nếu cảnh sát môi trường không quyết liệt?
Theo tài liệu của Tuổi Trẻ, Công ty Hào Dương chính thức hoạt động tại lô 18A Khu công nghiệp Hiệp Phước từ năm 2003 với xưởng sản xuất da phèn xanh có diện tích 5.777m2, công suất 4.800 tấn/năm. Từ năm 2007, công ty này nâng công suất lên 60.000 tấn/năm (lớn nhất VN) với diện tích nhà xưởng lên đến hơn 30.500m2. Trong đó, theo Công ty CP Khu công nghiệp Hiệp Phước, bốn khu nhà xưởng xây mới đều chưa có giấy phép xây dựng.
Đáng lưu ý, từ khi nâng công suất lên gấp 12,5 lần đến giữa tháng 9-2008, toàn bộ nước thải chưa qua xử lý hơn 2.500m3/ngày được xả thẳng ra sông Đồng Điền. Chưa kể lượng bùn thải khoảng 48 tấn/ngày và những phế phẩm thuộc da cũng được xả thẳng ra môi trường bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến các công ty và người dân sống gần đó.
Ngày 14-3, Sở TN-MT, HEPZA, Phòng cảnh sát môi trường, Khu công nghiệp Hiệp Phước kiểm tra và đề nghị Công ty Hào Dương tạm ngưng các công đoạn sản xuất phát sinh nước thải. Thế nhưng chưa đầy một tuần sau, Khu công nghiệp Hiệp Phước kiểm tra và lại phát hiện công ty này xả nước bẩn chưa qua xử lý ra sông. Hành vi vi phạm tiếp tục kéo dài và ngày 4-6 thanh tra Sở TN-MT ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính công ty này với số tiền 14 triệu đồng.
Không chỉ dừng lại ở những hành động đối phó, Công ty Hào Dương còn “coi trời bằng vung”, phớt lờ cả dư luận lẫn công luận. Bằng chứng ngày 8-10, báo chí đã đăng công khai tố giác của một nhân viên cũ về hành vi phạm pháp của công ty này và liền sau đó là sự có mặt lập tức của thanh tra Sở TN-MT, cảnh sát môi trường, HEPZA để thăm dò hư thực. Khi đó, ông Tăng Văn Đức còn mạnh miệng: “Mấy anh nghi chỗ nào là tui cho đập liền chỗ đó để kiểm tra”. Và “đi đêm tất có ngày gặp ma”, tối 10-10 chuyện gì phải đến cũng đã đến!
Không ít người tỏ ra băn khoăn với câu hỏi: sông Đồng Điền còn phải chịu đựng bao lâu nữa nếu như cảnh sát môi trường không vào cuộc quyết liệt? Tại sao một công ty bị cơ quan chức năng phát hiện 20 lần xả nước thải ô nhiễm ra môi trường vẫn hoạt động ngang nhiên, liên tục không ngơi nghỉ?
Vấn đề là liệu “cú đột kích bắt quả tang” này có làm đến nơi đến chốn để chấm dứt vĩnh viễn hành vi vi phạm của Hào Dương hay sẽ chỉ là... lần phát hiện thứ 21!
NG.TRIỀU
Yêu cầu ngưng xả thải, giữ nguyên hiện trường để điều tra
Buổi làm việc giữa PC36, thanh tra Sở TN-MT, HEPZA và Công ty Hào Dương kéo dài từ 11g15-15g ngày 11-10, không nghỉ ăn trưa. Tại cuộc họp này, ông Tăng Văn Đức nhìn nhận việc Công ty Hào Dương xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Điền và bị PC36 bắt quả tang. Tuy nhiên theo ông Đức, lượng nước thải chỉ 1.000-1.200m3/ngày chứ không phải gần 3.000m3 như thời gian trước đây.
Là đơn vị chủ trì cuộc họp, đại diện PC36 yêu cầu công ty ngưng xả nước thải ra môi trường từ ngày 11-10 và chấp hành nghiêm quyết định rút giấy phép xả thải của Sở TN-MT. Đồng thời giữ nguyên hiện trường hệ thống xử lý nước thải (trừ việc lắp thêm thiết bị để hoàn tất) và trước ngày 14-10 phải cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng từ phục vụ điều tra theo yêu cầu của PC36.
N.T.
Bà Lê Thị Kim Oanh - Phó chánh thanh tra Sở TN-MT:
Bất ngờ vì... ống nổi chứ không phải ống ngầm!
Sau cuộc họp, bà Lê Thị Kim Oanh - phó chánh thanh tra Sở TN-MT - từ chối trả lời báo chí và nói: “Hỏi PC36 đi, họ chủ trì, đừng hỏi tôi”. Tuy nhiên, nhờ đeo bám kiên trì, cuối cùng bà Oanh mới chịu trả lời chúng tôi:
* So với lần kiểm tra hôm 8-10, bà có thấy gì khác biệt không?
- Bà Lê Thị Kim Oanh: Có chứ, tôi xuống trễ nhưng khi đi xem cống xả và hệ thống ống thì thấy nước thải đục và có mùi hôi. Hôm 8-10 nước thải trong hơn.
* Bà có thấy bất ngờ khi Công ty Hào Dương bị bắt quả tang?
- Đúng là có bất ngờ.
* Vì sao bà cảm thấy bất ngờ?
- Vì họ không xả nước thải chưa qua xử lý bằng hệ thống ống ngầm mà bằng ống nổi.
N.T.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=282835&ChannelID=3

13- Đoàn kiểm tra đi đến... lại đi về

Hệ thống xả nước thải của Công ty Hào Dương chảy “nhỏ giọt” khi có đoàn kiểm tra (ảnh chụp chiều 8-10) - Ảnh: N.Triều
TT (TP.HCM) - Hôm qua 8-10, báo Sài Gòn Tiếp Thị đã có bài viết phản ánh tố giác của một nhân viên cũ của Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương (KCN Hiệp Phước, TP.HCM) về việc công ty này tiếp tục xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Điền.
Lập tức, chiều cùng ngày thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường, lực lượng cảnh sát môi trường, Ban quản lý các KCX-KCN TP.HCM (HEPZA) đã có mặt tại công ty này, nhưng rồi lặng lẽ ra về!
Theo lời một phó chánh thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường, buổi kiểm tra chiều 8-10 chỉ là “xuống xem công ty có xả nước thải bằng hệ thống cống ngầm như báo chí nói rồi sau đó mới tính xem có lập đoàn thanh tra”! Mặc dù cả đoàn kiểm tra đều phải bịt mũi vì mùi hôi thối khi đứng gần cửa xả của hệ thống xử lý nước thải của Hào Dương, nhưng biên bản được thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường lập sau đó chỉ ghi nhận “nước thải sau xử lý tại họng thoát hiện nay có màu trắng, trong”!
Thật ra trong “danh sách đen” về ô nhiễm tại các KCN ở TP.HCM, Hào Dương là một cái tên quen thuộc. Theo tài liệu của chúng tôi, từ đầu năm 2008 đến nay các cơ quan chức năng từ KCN Hiệp Phước, HEPZA cho đến Sở Tài nguyên - môi trường đã phát hiện hành vi vi phạm của Công ty Hào Dương nhưng những biện pháp xử lý, chế tài chỉ như “nước đổ đầu vịt”. Thậm chí, ngày 18-7, Sở Tài nguyên - môi trường đã ra quyết định thu hồi giấy phép xả thải đã cấp nhưng hành vi xả nước thải ô nhiễm ra môi trường của công ty này đến nay vẫn chưa được ngăn chặn.
NG.TRIỀU
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=282371&ChannelID=17

14- Khi người dân ra tay chống ô nhiễm.

Người dân khóm 9, phường 6, TP Cà Mau phục kích bắt quả tang, mời công an lập biên bản một chiếc xe chở đầu tôm gây ô nhiễm môi trường -Ảnh: Như Ý
TT - Kêu cứu bằng vài ký lô giấy đơn từ không hiệu quả, nhiều người dân ở Cà Mau đã đích thân ra tay cứu lấy môi trường.
Phục kích bắt quả tang
Đêm 7-10, trời cứ mưa khiến con đường bị lầy lội, trơn trượt. Ông Nguyễn Văn Hai bỏ dép bên đầu cây cầu khỉ, cùng các anh em trong khóm 9 (phường 6, TP Cà Mau) xì xụp lội. Đây là đêm thứ ba ông Hai cùng nhóm phục kích bắt quả tang hành vi gây ô nhiễm của Công ty TNHH kỹ nghệ sinh hóa Quốc Thành - Việt Trung (chế biến đầu vỏ tôm, thuộc khóm 9, phường 6).
Gần 2 giờ nằm chịu muỗi cắn rát mặt, ông Hai nhìn thấy một chiếc xe tải chạy vào công ty. Ông rời khỏi bụi rậm, tiến gần công ty để quan sát. Chiếc xe đậu ngay chỗ có bóng đèn cao áp nhưng vẫn không thể xác định được xe có chở gì hay không. Nhóm của ông đành thất vọng bò về. Lúc này đã gần 23 giờ đêm.
Sáng hôm sau 8-10, ông Tô Văn Dũng phát hiện hai xe tải chạy vào công ty. “Tôi thấy một chiếc thẳng nhíp, khẳng định có chở tôm thối vào công ty. Tôi gọi điện thoại cho anh em đến bắt quả tang” - ông Dũng kể. Quả nhiên, công ty đã phản bội lại cam kết với dân rằng không tiếp tục sản xuất gây ô nhiễm môi trường cho đến khi hoàn thành hệ thống xử lý nước thải. Vụ việc được phòng cảnh sát môi trường tỉnh đến lập biên bản ngay sau đó.
Thêm một biên bản vi phạm, ông Hai Rỗ mang về nhập vào đống hồ sơ, đơn từ tố giác trong 13 năm qua. Ông nói: “Chúng tôi quyết tâm còn sống là còn chống nạn gây ô nhiễm môi trường, cho dù cuộc chiến này có dài thêm vài chục năm nữa”.
Ông Nguyễn Thanh Hùng (cán bộ hưu trí khóm 9) nói: “Người dân nơi đây rất kiên trì trong việc chống ô nhiễm môi trường. Họ đã đấu tranh trên cơ sở tôn trọng pháp luật suốt 13 năm trời”. Ông Hai kể: “Thật ra có nhiều lần bà con đòi kéo nhau ra đập phá công ty vì thấy đã kêu cứu hàng trăm đơn từ nhưng không hiệu quả. Nhưng lớp già chúng tôi đã ngăn cản được”.
Thắng mới thôi!
Không kinh phí, chưa từng có kinh nghiệm nhưng không ít người dân Cà Mau vẫn quyết tâm với cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường. Mới đây ngày 7-10, hàng trăm nông dân xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước lại có một ngày trần ai với các đơn vị chế biến đầu vỏ tôm trên địa bàn xã này.
Khi ấy khoảng 16 giờ, ông Lâm Văn Sửa phát hiện ba xe tải đang tiến vào xóm dân cư, nước thối xối xả tuôn ra từ các thùng xe. Ông lấy xe máy rượt theo và chặn đầu một xe tải. Để hỗ trợ ông Sửa, nhiều người dân khác xông ra bao vây chiếc xe và gọi cảnh sát môi trường cũng như chính quyền địa phương. Tay tài xế xe không khai ra chủ hàng. Nhiều nông dân nổi giận định nện cho một trận nhưng ông Sửa can ngăn. Mọi người đành chạy theo xe đến chỗ như lời tài xế nói “tới khu vực này tự nhiên có người ra nhận hàng”. Xe tải chạy vào một nhà máy chế biến đầu vỏ tôm, dân túa vào theo. Không ngờ chủ nhà máy đỏ mặt đuổi xe tải ra và nói không phải hàng của mình. Chiếc xe tải lại chạy vào một nhà máy khác gần đó, vẫn bị chủ đuổi ra.
Chuyện giằng co, đưa đẩy đến gần 22 giờ đêm mới tạm xong khi Công an xã Lương Thế Trân tạm giữ xe chờ chủ xuất hiện.
Nông dân nơi đây từng nhiều năm quên ăn quên ngủ để phục kích và thu thập bằng chứng gây ô nhiễm môi trường. Ông Lâm Văn Gặp, nông dân xã Lương Thế Trân, kể: “Chúng tôi đã tốn rất nhiều công sức chống nạn ô nhiễm nhưng các nhà máy cứ vô tư xả thải các chất độc hại xuống sông. Tôi vẫn biết mỗi lần bị chúng tôi tố giác là họ bị cơ quan chức năng phạt tiền. Nhưng chỉ vài ba chục triệu đồng họ đâu có ngán. Dù vậy, chúng tôi vẫn quyết theo đuổi đến cùng, khi nào thắng mới thôi”.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=282920&ChannelID=89
NHƯ Ý

 

15- Công ty giấy Việt Trì 47 năm xả bẩn ra sông Hồng
 

Kể từ khi bắt đầu hoạt động năm 1961 đến nay, một phân xưởng của công ty giấy Việt Trì (thành phố Việt Trì, Phú Thọ) không có hệ thống xử lý chất thải. Nước thải từ phân xưởng này đổ thẳng ra sông Hồng.
>Miwon xả nước thải ra sông Hồng
Giữa tuần qua, khi đột xuất kiểm tra Công ty giấy Việt Trì, đoàn kiểm tra của Cục Cảnh sát môi trường (C36) đã phát hiện nhiều sai phạm.
Công ty có 2 phân xưởng sản xuất, trong đó phân xưởng 1 hoạt động từ năm 1961 đến nay, nhưng không có hệ thống xử lý chất thải. Nước thải được đổ thẳng ra sông Hồng. Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải, quản lý chất thải nguy hại... không được thực hiện đúng quy định. Ngoài ra, công ty chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Nước thải nổi váng, sủi bọt từ cống xả nhà máy giấy Việt Trì. Ảnh: Minh Thùy.
Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Văn Hiện, Giám đốc Công ty giấy Việt Trì, thừa nhận, hiện mỗi ngày đêm công ty xả 800 m3 nước thải chưa qua xử lý ra sông Hồng.
Cục Cảnh sát môi trường đang phân tích mẫu nước xả thải của Công ty giấy Việt Trì để có biện pháp xử lý.
Trước đó, năm 2007, Bộ Tài nguyên Môi trường đã kiểm tra, yêu cầu Công ty giấy Việt Trì xử lý và khắc phục những sai phạm trên, nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn không thực hiện.
Công ty giấy Việt Trì cùng nhiều cơ sở sản xuất khác tại khu công nghiệp Nam Việt Trì, như Miwon, rượu bia Viger, nhuộm Pangrim, hóa chất Việt Trì... đã nhiều năm nay bị người dân phản ánh về việc gây ô nhiễm môi trường.
Nguyễn Hưng
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/10/3BA0759A/
 

16- Nỗi lo từ các dòng sông

08:32, 16/6/2008 (GMT+7)
Đà Nẵng hội tụ đủ núi, sông, hồ và biển cả. Đặc biệt, Đà Nẵng có những dòng sông hiền hòa chảy qua giữa lòng thành phố, tô điểm thêm vẻ đẹp của một đô thị trung độ cả nước. Thế nhưng, trước quá trình đô thị hóa, CNH và HĐH, những dòng sông trong xanh thuở nào đang đứng trước hiểm họa về ô nhiễm môi trường.

Các chất thải của các hộ 2 bên bờ sông đều đổ vào sông Phú Lộc.
Từ trước đến nay, ta chỉ cảm nhận việc ô nhiễm môi trường của hệ thống sông ngòi trên địa bàn thành phố bằng cảm quan nên chưa hiểu hết thực tế về mức độ ô nhiễm. Với những thông số khoa học nghiên cứu dưới đây, sẽ giúp chúng ta đánh giá chính xác hơn về mức độ ô nhiễm môi trường trên những dòng sông của quê hương.

Đầu tiên xin đề cập đến sông Hàn, dòng sông lớn nhất, chảy qua giữa lòng thành phố. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hóa, nước sông Hàn đã có biểu hiện ô nhiễm coliform trên toàn lưu vực (trừ vị trí ngã ba cầu Tuyên Sơn), có thời điểm hàm lượng coliform rất cao, mật độ coliform vượt tiêu chuẩn và mức độ vượt trung bình hằng năm dao động từ 1 đến 13 lần.

Ngoài ra tình trạng nhiễm mặn hằng năm trên hệ thống sông này rất đáng lưu ý. Độ mặn trung bình đo được tại một số điểm vào mùa khô trung bình nhiều năm từ 2,0%0 đến 3,8%0 . Theo các nhà nghiên cứu môi trường ở Đà Nẵng cho biết, từ năm 1998 đến nay, tình trạng nhiễm mặn nước sông thường xảy ra vào các tháng mùa khô trên diện rộng ở hạ lưu các con sông dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt cung cấp cho khu vực nội thị…

Tại sông Cu Đê, chất lượng nước tại khu vực hạ lưu đã bắt đầu ô nhiễm và ngày càng trở nên nghiêm trọng do nước thải của các khu công nghiệp Hòa Khánh, Liên Chiểu và Cụm CN Thanh Vinh… chưa được xử lý đã thải trực tiếp vào khu vực này (khoảng 10.000 m3/ngày đêm).

Qua kết quả quan trắc chất lượng nước sông Cu Đê của các nhà nghiên cứu môi trường thì ở khu vực này có rất nhiều thông số vượt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể: dầu mỡ vượt từ 3 đến 10 lần, chất dinh dưỡng (NO2-, NH4+ , NO3-) vượt từ 1 đến 18 lần, vi sinh vật (coliform) vượt từ 1 đến 24 lần, đột biến có thời điểm lên tới 386 lần (năm 2006) và kim loại nặng vượt từ 1 đến 10 lần…

Toàn bộ nước thải trong Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng đều đổ ra hạ lưu dòng sông Hàn.

Có thể nói, hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sông Phú Lộc là dòng sông ô nhiễm môi trường nặng nhất, mà trong đó 2 đoạn tại hạ lưu bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất là đoạn sông nối với cống đường Điện Biên Phủ đến đoạn nối với cống Thái Nê; đoạn sông nối với cống Thái Nê ra đến gần cửa sông. Nước sông tại khu vực này bị ô nhiễm rất nặng, đồng thời phát sinh mùi hôi và đã ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe nhân dân sinh sống ven sông, nhất là nhân dân phường Thanh Khê Tây và phường Thanh Khê Đông.

Nước sông bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là đoạn giữa của sông nơi có 2 cửa xả lớn (cống Thái Nê và cống từ đường Điện Biên Phủ) giá trị BOD biến đổi từ 26-98 mg/l, COD là từ 39,9-135 mg/l. Ngoài ra chỉ tiêu nitơ như amoniac đều cao từ 4,84 đến 11,6 mg/l, tổng coliform cao tới 4.600-10.200 MPN/100ml. Các chỉ tiêu đo đạc hầu như vượt xa TCVN 5942-1995 (B). Kết quả quan trắc vào ngày 16-6-2005 và vào ngày 8-12-2006 cho thấy N-NH4 hầu hết các điểm trên sông đều vượt tiêu chuẩn từ 1,68-7,65 lần, dầu mỡ vượt từ 3,3-16,7 lần, phenol vượt từ 1,2-3,5 lần.

Thực tế cho thấy, hàm lượng nitơ cao là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng trên đoạn sông làm cho nước có màu xanh và mùi hôi. Ngoài ra, nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông và bốc mùi hôi tại sông Phú Lộc là do nước sông phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý từ lưu vực có diện tích 800 ha, thông qua 5 tuyến mương thoát nước thải sinh hoạt; nước thải từ bãi rác Khánh Sơn; nước thải của cơ sở sản xuất của trung tâm y tế trên địa bàn quận Thanh Khê…

Những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường trên các dòng sông. Nhằm bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội thành phố theo tinh thần Nghị quyết 33/NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH và HĐH đất nước, đồng thời đáp ứng cho định hướng phát triển du lịch và dịch vụ sau năm 2010 của thành phố và yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng cao cho xã hội, Đà Nẵng cần phải định hướng phát triển thành phố theo hướng bền vững.

Một tin mừng cho thành phố Đà Nẵng là mới đây Ngân hàng Thế giới đã quyết định hỗ trợ 152,44 triệu USD cho Dự án Cơ sở hạ tầng ưu tiên tại Đà Nẵng. Mục tiêu của dự án này là nhằm cải thiện năng lực, hiệu quả và tính bền vững các dịch vụ đô thị tại thành phố Đà Nẵng thông qua đầu tư vào việc nâng cấp hạ tầng đô thị, cải thiện cơ sở hạ tầng về môi trường (trong đó có việc cải tạo sông Phú Lộc) và xây dựng hệ thống đường bộ mang tính chiến lược ở một số khu vực của thành phố…

Bài và ảnh: LÊ VĂN HOA
Bài gốc: http://baodanang.vn/vn/chinhtrixahoi/tindiaphuong/12458/index.html
 

17- Kon Tum: Nhà máy - lại những chuyện vui buồn

09/10/2008
Nhà máy liên doanh tinh bột sắn Kon Tum nằm trên địa bàn xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum được khánh thành và đi vào hoạt động từ năm 2005, hiện nay mỗi ngày nhà máy này tiêu thụ và chế biến 350 - 450 tấn sắn, với trên 100 tấn tinh bột thành phẩm. Từ khi có nhà máy này, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt..., tuy nhiên vấn đề môi trường đang đặt ra vấn đề hết sức bức xúc cho người dân.
Anh Nguyễn Trường Hồng thôn Bình Giang, xã Sa Bình bức xúc vì môi trường ô nhiễm.



Phấn khởi vì nhà máy...
Nhiều bà con nhân dân khi chúng tôi bắt gặp đều tỏ ra rất phấn khởi khi có Nhà máy chế biến tinh bột sắn này đi vào hoạt động. Nếu như trước đây mỗi khi thu hoạch sắn, người nông dân phải chặt rồi phơi khô mới bán được cho tư thương, giá cả thì bị o ép thì từ khi Nhà máy đi vào hoạt động, người nông dân bán được giá cao hơn, lại ít phải tốn nhiều công sức cho việc chặt và phơi sắn. Bí thư Đảng uỷ xã Sa Bình, huyện Sa Thầy Nguyễn Văn Liên khẳng định, nhờ có sự thu mua của Nhà máy mà toàn bộ sắn của bà con nông dân trên địa bàn được tiêu thụ hết, nên đời sống và thu nhập của người dân được nâng cao...
Theo anh Hoàng Thanh Hải - cán bộ phụ trách tổng hợp của Nhà máy thì có hơn 100 thanh niên người địa phương được nhận vào làm việc, thu nhập bình quân gần 2 triệu đồng/tháng. Nhà máy không những tiêu thụ sản phẩm của nông dân trên địa bàn huyện mà hầu khắp các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Kon Tum và một số huyện của tỉnh Gia Lai.
... Khó thở cũng vì nhà máy!
Chúng tôi có mặt tại thôn Bình Giang, xã Sa Bình nơi người dân sinh sống gần khu vực nhà máy, anh Nguyễn Trường Hoàng (SN 1966) bức xúc phản ánh về mùi hôi thối từ Nhà máy: "Buổi tối tui đóng hết cửa, thả mùng mền mà vẫn không hết mùi hôi khổ lắm!". Chị Đỗ Thị Thắng (SN 1956) và ông Quảng Giới (SN 1940) nói về nỗi khổ, đàn bò của gia đình họ khi chăn thả phải căn me từng tý, nếu sơ hở mà uống nước thải từ Nhà máy coi bò "tiêu" liền và dẫn chứng trong thôn đã có hai con bò của gia đình ông Đinh Hoàng Ấn và bà Quảng Thị Lựu bị chết vì cho rằng uống nước trong khu vực nước thải của Nhà máy. Bí thư Đảng uỷ xã Sa Bình Nguyễn Văn Liên cho biết, hiện tại các hộ dân thuộc thôn Bình Giang, Bình An, Bình Trung với khoảng 2.000 nhân khẩu đang rất bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây. Họ đã nhiều lần kiến nghị với các đại biểu HĐND các cấp tại các kỳ tiếp xúc cử tri, nhưng chưa được giải quyết thấu đáo.
Đỉnh điểm là những ngày cuối tháng chín vừa qua, tại hồ chứa số 4 nước thải bị tràn bờ, khiến một số cây cối và cá ở sông PôKô bị chết, người dân báo cáo chính quyền địa phương, ngày 1-10-2008 các ngành chức năng đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra và lập biên bản trong đó ghi "Tại hồ chứa số 5 có xả nước trực tiếp ra ngoài chảy ra lòng hồ, nước có màu trắng sữa, hôi thối, cá dưới lòng hồ bị chết... nước nổi màu váng đục ô nhiễm". Trao đổi với chúng tôi, Quyền tổng giám đốc Nhà máy tinh bột sắn Nguyễn Quốc Toản - cho biết, hiện nay nhà máy đang thương thảo với một đối tác để xây dựng dự án phát triển nhà máy xử lý nước thải yếm khí và thu khí gas... dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 9-2009. Nỗ lực này liệu có nhanh chóng thực hiện?
Sơn Lâm
http://baodaidoanket.net/ddk/mdNews.ddk?masterId=21&categoryId=85&id=10544

18- Việt Nam cần từ chối dự án FDI gây ô nhiễm

Có một thực tế là ở Việt Nam hiện nay, khi một doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, công chúng mới chỉ biết phản ảnh trên báo chí hay làm đơn tố giác với cơ quan hữu trách chứ không có một cuộc tranh chấp trực diện tại tòa án.

Cty Vedan được coi là đại diện cho hình ảnh xấu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Điều này cho thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn là một khái niệm xa lạ.
Vấn đề này trở thành chủ đề được tranh luận sôi nổi tại Diễn đàn Doanh nghiệp Đông Á về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, diễn ra ngày 8/10 tại Hà Nội.
“Tấm gương đen” Vedan
Sự việc Cty Vedan phá hoại môi trường Việt Nam suốt 14 năm được lấy làm ví dụ điển hình để phân tích về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại diễn đàn. Việc xả thải không qua xử lý xuống sông Thị Vải, việc trốn nộp phí môi trường suốt nhiều năm của Vedan được cho là một cách tiết kiệm để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường.
“Không chỉ có Vedan, thống kê hiện nay trong số hơn 100 khu công nghiệp ở Việt Nam có đến 80% đang vi phạm các quy định về môi trường. Bộ TN&MT đã đang và sẽ tổ chức nhiều đoàn thanh tra đi khắp các địa phương, lập danh sách đen các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, có khả năng bị đóng cửa, trong đó sẽ đặc biệt chú ý đến các điểm nóng về môi trường hiện nay như sông Thị Vải, Khánh Hoà, lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy....” - Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết.
Trước thực trạng ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp bị phát hiện đang ngấm ngầm phá hủy môi trường mà gần đây nhất, sau Vedan, là Cty Miwon, gây bất bình trong dư luận, đại diện các doanh nghiệp, các bộ ngành và hơn 100 đại biểu từ 16 nước trên thế giới tham gia diễn đàn bày tỏ quan điểm: Việt Nam phải từ chối những dự án FDI gây ô nhiễm môi trường nặng, cần loại bỏ những dự án chỉ muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên vì không gì tai hại và thiệt thòi cho nền kinh tế và cả cho các thế hệ mai sau bằng việc xúc tài nguyên đi bán thô với giá rẻ.
Việt Nam cần thận trọng khi cấp giấy phép cho những dự án gây ô nhiễm môi trường như sân golf, các nhà máy đóng tàu, nhà máy giấy, xi măng, thép, v.v…., sử dụng công nghệ lạc hậu.
Đặc biệt, là thành viên của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các quy tắc kinh doanh có trách nhiệm với xã hội, tương tự như các doanh nghiệp trên thế giới.
Ông Jung Gun Young, Trưởng đại diện văn phòng Tổng Cty Môi trường Hàn Quốc (ENVICO), cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở các hoạt động xã hội từ thiện, quyên góp mà còn bao gồm các hoạt động vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp, trong đó có các hoạt động liên quan đến quản lý môi trường.
“Các giá trị trách nhiệm xã hội ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống giá trị của doanh nghiệp. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là con đường tích cực, hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh, bảo vệ và dung hoà quyền lợi của các bên liên quan, bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững” - Ông Jung Gun Young nhấn mạnh.
Sản xuất sạch hơn, bền vững hơn
Việt Nam cần có thêm những chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển bền vững, đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển sản xuất sạch hơn – đại diện nhiều ngành và doanh nghiệp cho ý kiến tại diễn đàn.
Hiện nay mới chỉ có 250 doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn và đều thông qua các dự án hỗ trợ. Số lượng các doanh nghiệp tham gia còn khiêm tốn như vậy bởi Việt Nam hiện chưa có cơ sở pháp lý để bắt buộc hoặc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn. Còn nhiều trường hợp ngân hàng không cho doanh nghiệp vay tiền để áp dụng sản xuất sạch hơn vì quan niệm đó là nhiệm vụ môi trường và phải được chi từ ngân sách nhà nước...
Bởi vậy, có tình trạng có doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư sản xuất sạch hơn trong khi các doanh nghiệp khác tự do xả các chất ô nhiễm ra môi trường và chỉ bị phạt hành chính với số tiền quá nhỏ.
“Về mặt chính sách vĩ mô, một khi các doanh nghiệp còn chưa nhận thức được rằng phát triển bền vững chính là phương thức tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất thì những biện pháp xử lý nghiêm minh, chế tài bằng pháp luật của chính quyền đối với đối tượng sai phạm là rất cần thiết” - ông Somkiat Anaras, Phó Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Thái Lan nêu ý kiến.
Mỹ Hằng

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=139642&ChannelID=2

19- Công khai "bức tử" sông Hậu

Cập nhật: 10:03 AM, 29/09/2008

Những miệng cống của doanh nghiệp tại KCN Trà Nóc xả nước đen ngòm ra sông Hậu.
Sông Hậu chảy qua Cần Thơ, đang chịu đựng nước thải chưa qua xử lý của 3 khu công nghiệp - mỗi ngày trên 60.000 m3, đó là chưa kể hàng ngàn cơ sở tiểu thủ công nghiệp khác. Từ trước đến nay việc thải nước ra sông Hậu diễn ra công khai.
Vô tư xả nước bẩn
Theo quy trình, nước thải sau khi được doanh nghiệp xử lý bước một, tập trung lại tại khu công nghiệp (KCN) xử lý lần hai rồi mới được thải ra sông Hậu. Ở đây, 15% doanh nghiệp thải nước bẩn trực tiếp ra sông, còn lại 85% có hệ thống xử lý nước thải bước một.
Tuy nhiên việc các hệ thống này có được vận hành thường xuyên hay không thì không chắc chắn. Thực tế, hầu hết các miệng cống từ các doanh nghiệp thường xuyên thải ra thứ nước đen ngòm, đặc quánh và tanh nồng.
Nhà ông Dương Văn Mười (tại khu vực 4, phường Trà Nóc, Bình Thủy, Cần Thơ) nằm cạnh một cống thoát nước của KCN Trà Nóc đổ ra rạch rồi chảy ra sông Hậu. Ông bức xúc: "Nhiều năm nay, người dân ở đây chịu đủ mùi tanh của cá, mùi hôi thối của vỏ tôm, lông gà vịt. Rạch Sang Trắng trước kia là nguồn nước sinh hoạt của bà con. Nay nước rạch bẩn đến mức không ngửi nổi. Người dân xung quanh thì mắc đủ thứ bệnh".
Ông Lê Văn Minh, Trưởng phòng Quản lý Môi trường, thuộc Sở TN-MT Cần Thơ cho biết: Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải bước một với doanh nghiệp nhỏ xấp xỉ 1 tỷ đồng, doanh nghiệp lớn lên đến hàng chục tỷ đồng. Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải tốn kém cả trăm triệu đồng/tháng nên không ít doanh nghiệp không xây dựng hoặc không vận hành hệ thống xử lý nước thải mà thải trực tiếp ra sông. "Chỉ khi có kiểm tra, doanh nghiệp mới vận hành hệ thống xử lý nước thải để đối phó" - Ông Minh nói.
Tháng 3.2008, Hội thảo khoa học Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất khu vực ĐBSCL - triển vọng và thách thức, tổ chức tại Long An đưa ra một con số thống kê: ĐBSCL có 113 khu-cụm công nghiệp với 12.757 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên diện tích khoảng 24.000ha đất, mỗi năm thải 42,7 triệu m3 nước thải công nghiệp, 220.000 tấn rác thải công nghiệp. Các KCN này cạnh sông Tiền, sông Hậu và đến nay chưa có KCN nào có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Trên địa bàn Cần Thơ còn có 500 ao, bè nuôi cá, trên dưới 5.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, bệnh viện... đều chưa có hệ thống xử lý nước thải chung. Tình trạng này kéo dài đã hàng chục năm mà không có biện pháp ngăn chặn.
Hiện nước sông Hậu đã có hàm lượng độc tố vượt quá chuẩn cho phép. Ví dụ như hàm lượng amoniac vượt quá 10 lần, chỉ số coliform (nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột) vượt 136 lần.
Chế tài quá "đuối"
Theo ông Minh, việc doanh nghiệp thải nước bẩn trực tiếp ra sông có một phần do khi quy hoạch KCN, không xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung. Đến nay, UBND Cần Thơ mới tính đến phương án vay 15 triệu USD để xây dựng tại KCN Trà Nóc nhưng cũng phải đợi đến năm 2009 mới bàn đến việc... xây dựng đề án.
Ông Minh nói: "Việc vi phạm của doanh nghiệp là công khai và tràn lan, tuy nhiên chế tài không đủ mạnh". Ví dụ, Sở TN-MT chỉ được phép xử phạt doanh nghiệp vi phạm dưới 70 triệu đồng, cao hơn phải trình UBND thành phố ra quyết định. Dù có bị xử phạt thì mức như vậy là quá nhẹ nhàng so với chi phí xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Phòng Quản lý Môi Trường (Sở TN-MT Cần Thơ) biên chế 10 người, hàng năm kiểm tra không xuể. Việc kiểm tra, xử phạt hàng ngàn cơ sở tiểu thủ công nghiệp và hàng trăm hộ nuôi cá được phân cấp cho Phòng TN - MT các quận, huyện. Mỗi quận, huyện chỉ có từ 1 - 2 cán bộ nên việc kiểm tra, xử phạt các cơ sở này rất kém hiệu quả. Cơ quan chức năng thiếu phương tiện, con người và chuyên môn lâu nay bất lực nhìn các cơ sở này công khai xả nước bẩn ra sông.
Đơn cử như 40 cơ sở nấu mật đường tại huyện Thốt Nốt, có hàm lượng độc tố chất thải thẳng ra sông vượt mức cho phép hàng ngàn lần. Trong khi huyện chỉ có 1 cán bộ chuyên trách về môi trường.
Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an Cần Thơ được thành lập từ tháng 10.2007 đến nay có 25 cán bộ, chiến sĩ kiêm nhiệm nhiều việc. Không có phương tiện tác nghiệp, mỗi lần muốn kiểm tra các doanh nghiệp phải "đi nhờ" phương tiện của các đơn vị khác.
Việc xử phạt các DN cũng chuyển về Sở TN-MT. Thượng tá Lê Văn Chì, Trưởng phòng, cho biết: "Đã có pháp lệnh xử phạt hành chính quy định thẩm quyền của CSMT, tuy nhiên phải chờ nghị định và thông tư hướng dẫn".

>> Nước thải ô nhiễm từ nhiều nguồn vẫn đổ ra kênh rạch http://www.laodong.com.vn/Home/Cong-khai-buc-tu-song-Hau/20089/108246.laodong

20- Ô nhiễm tới mức sắt, thép, bê tông cũng mòn

Đồng Nai, (NV) - Cách nay gần ba tháng, hai tàu chở hàng của Nhật đã từ chối vào Cảng Gò Dầu B, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vì mức độ ô nhiễm của sông Thị Vải cao tới mức họ sợ nước sông làm hư vỏ tàu. Mới đây, lại có thêm một số tàu chở hàng của Singapore cương quyết không... “chơi” với cảng Gò Dầu B vì lý do tương tự.

Điều này khiến những doanh nghiệp có nhà xưởng quanh Cảng Gò Dầu B “chới với”. Tàu biển không chịu vào cảng Gò Dầu B đồng nghĩa với việc không có nguyên liệu để sản xuất, sản phẩm ứ đọng vì không có phương tiện vận chuyển. Nếu tổ chức nhận và giao hàng thông qua các cảng khác thì chi phí tăng quá cao.

Tình trạng ô nhiễm ở sông Thị Vải đang đẩy công ty khai thác Cảng Đồng Nai (nơi đầu tư và khai thác cảng Gò Dầu B) vào chỗ chết dần, chết mòn. Lãnh đạo cảng này cho biết, các cầu cảng cũng như nhiều loại tài sản khác bị hư hại rất nhanh. Nước và không khí ô nhiễm đang ăn mòn sắt, thép, bê tông với tốc độ chóng mặt khiến họ phải tu sửa liên tục. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, tổng giám đốc công ty khai thác Cảng Đồng Nai, tiết lộ với tờ Sài Gòn Tiếp Thị: Ô nhiễm còn làm sức khỏe của hầu hết cán bộ, nhân viên của cảng này sa sút trầm trọng. Họ thường xuyên bị nhức đầu, viêm xoang, liên tục đau bệnh. Theo ông Tiến, ngoài lý do bảo vệ vỏ tàu, các hãng tàu biển của nước ngoài từ chối vào Cảng Gò Dầu B còn vì sợ ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe thủy thủ.

Sau sự kiện hai tàu chở hàng của Nhật từ chối cho tàu vào Cảng Đồng Nai vì sông Thị Vải bị ô nhiễm trầm trọng, đầu tháng 7 năm 2008, Sở Tài Nguyên-Môi Trường Đồng Nai chỉ làm báo cáo gửi cho Bộ Tài Nguyên-Môi Trường để xin chỉ đạo.

Hôm 6 tháng 8, trong một cuộc họp về đề tài này, ông Nguyễn Mạnh Tiến yêu cầu: “Các cơ quan chuyên môn xác định rõ mức độ ô nhiễm ra sao, nước có thể ăn mòn vỏ tàu hay không, để tôi trả lời cho các chủ tàu” song chi cục trưởng Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Đồng Nai vẫn lặp lại điệp khúc: “Phải chờ ý kiến của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, Bộ Khoa Học-Công Nghệ, Bộ Công Nghiệp để có kết quả nghiên cứu chứ địa phương chưa đủ khả năng” mà Sở Tài Nguyên-Môi Trường thường dùng!

Trước sự phẫn nộ của doanh giới và công chúng, Sở Tài Nguyên-Môi Trường Đồng Nai phân bua: “Sông Thị Vải có một đoạn chảy qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nên phải nhờ các bộ”.

Ngoài sông Thị Vải, mức độ ô nhiễm của sông Đồng Nai đang tăng vọt. Hồi cuối tháng 6, ông Nguyễn Mạnh Văn, phó ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, tiết lộ: “Vì không thể ngăn chặn các doanh nghiệp xả nước thải ra sông Đồng Nai nên UBND tỉnh Đồng Nai dự trù sẽ xóa sổ Khu Công Nghiệp Biên Hòa I”. Ý tưởng này bị các nhà đầu tư nước ngoài phản đối quyết liệt. Lãnh sự quán Nhật tại Sài Gòn cũng bày tỏ sự băn khoăn trước dự tính này vì: “Trong Khu Công Nghiệp Biên Hòa I có rất nhiều doanh nghiệp của Nhật. Việc dời khu công nghiệp này đi nơi khác có thể gây thiệt hại lớn cho họ”.

Hồi đầu tháng 6, trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Võ Văn Chánh, phó giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Đồng Nai, thú nhận: Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp đang là vấn đề khiến Đồng Nai “đau đầu”. Đồng Nai hiện có 27 khu công nghiệp nhưng chưa khu công nghiệp nào có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Trong đó có 5/27 khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải. Đáng chú ý là nước thải của những khu công nghiệp lớn tại Đồng Nai đều xả thẳng vào sông Đồng Nai, sông Thị Vải, hồ Trị An và hồ Sông Mây...

Vào ngày 27 tháng 6, World Bank (Ngân Hàng Thế Giới) chính thức công bố kết quả nghiên cứu môi trường của 10 tỉnh, thành phố ở Việt Nam (Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu và Cần Thơ). Trong báo cáo có tên: “Đánh giá và phân tích tác động ô nhiễm do công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam gây ra”, World Bank nhận định, ô nhiễm môi trường là thách thức chính đối với tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của Việt Nam. Các nhận định của World Bank gián tiếp cho thấy, chính phủ CSVN chỉ biết chạy theo các chỉ số tăng trưởng, bất chấp môi trường sống đang bị hủy diệt rất nhanh.

Theo nhận định của World Bank, đến nay, Việt Nam vẫn chưa gắn việc phân bổ ngân sách với các mục tiêu cụ thể mà họ đã đề ra trong “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia” và “Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010”. Cũng theo World Bank, Việt Nam chưa có cơ chế khuyến khích, hợp tác liên ngành, ví dụ giữa các cơ quan đầu mối về quản lý môi trường và phát triển công nghiệp của các bộ khác nhau. World Bank khuyến cáo, chính phủ Việt Nam nên dành ưu tiên cho việc can thiệp quản lý ô nhiễm trong khu vực công nghiệp, làm rõ vai trò của các cơ quan quản lý ô nhiễm, củng cố việc giám sát và chế tài về ô nhiễm công nghiệp, hợp lý hóa chi phí cho việc quản lý và kiểm soát ô nhiễm.

Những nghiên cứu và khuyến cáo như trên đã được giới chuyên môn cả trong lẫn ngoài nước lặp đi, lặp lại trong hàng chục năm song mội trường sống ở Việt Nam càng ngày càng tồi tệ. (G.Đ, nguoi-viet)



Một góc sông Đồng Nai, con sông đang chết và kéo theo sau cái chết đó là sức khỏe của cả triệu người đang bị đe dọa.

http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=237836
 

21- Định giá sự phát triển

Chủ nhật, 29 Tháng bảy 2007, 16:47 GMT+7


Những con sông đang chết do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải làng nghề, nước thải y tế…(Ảnh chụp kênh An Hạ - TP.HCM, Nguồn: TT)
Toàn cầu hóa và tự do thương mại có lẽ là hai khuôn mặt chính của lịch sử kinh tế thế giới trong những thập niên qua. Không những mang tính biểu tượng, thành quả mà hai quá trình này đem lại còn có thể ví von như một phép màu.
Phép màu đó biến những thị trấn nghèo hẻo lánh, các khu ổ chuột tồi tàn, những sa mạc khô cằn thành khu công nghiệp tối tân, những thương xá, trung tâm mua sắm tiện nghi, hàng loạt dãy nhà chọc trời hiện đại,…
Một ước mơ bùng nổ như cơn sóng thần từ Á sang Âu, lan rộng đến các nước châu Mỹ La tinh, qua cả lục địa châu Phi còn chìm trong giấc ngủ: sự khát khao của các nước chậm tiến bước nhanh sang kỷ nguyên hiện đại hóa, công nghiệp hóa, hội nhập vào thế giới toàn cầu.
Dưới tác động dòng chảy đó, chưa bao giờ đề tài “phát triển bền vững” lại trở thành thời thượng như hiện nay. Đặc biệt, khi mặt trái của vấn đề càng được các giới nghiên cứu phân tích và đưa ra công luận một cách rộng rãi, có hệ thống. Từ hiện tượng nhiệt hóa địa cầu, ô nhiễm môi sinh, đến các báo động về khoảng cách giàu nghèo đang chênh lệch, sự bất công, không bình đẳng giữa những nhóm khác nhau…
Sự lạc quan về lợi ích của lời hứa toàn cầu hóa và thương mại sẽ đem lại cho tất cả các quốc gia, đang được đặt dưới dấu chấm hỏi lớn.
Một mặt, tăng trưởng kinh tế mang lại nhiều tiền bạc, sản phẩm vật chất. Mặt khác, phát triển hiểu trên một mức cao hơn, bao gồm cả những tiến bộ về phẩm chất cuộc sống cả vật chất lẫn tinh thần. Sự chuyển động chóng mặt của thế giới xung quanh đặt chúng ta vào những bài toán hóc búa của thời cuộc.
Trong số đó nổi bật lên nan đề: nên định giá ra sao con đường phát triển của Việt Nam. Làm gì để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các nhu cầu của thế hệ mai sau; để sự thịnh vượng lan tỏa như ánh sáng bình minh chiếu rọi không chỉ các phố phường thành thị mà đến khắp các thôn quê, làng xã; để câu quan họ, giọng ca trù, tiếng hò trên sông Vàm Cỏ không bị chôn vùi trong làn sóng văn hóa pop, rap, hip hop năm châu.
Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Mọi thứ đều có cái giá của nó”. Và cái giá cho sự phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam sẽ được đánh đổi như thế nào?
Nguyên lý đầu tiên của kinh tế học
Trong chương đầu tiên của cuốn sách nhập môn “Những nguyên lý kinh tế học”, giáo sư Mankiw viết rằng: Mặc dù kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng môn học này thống nhất với nhau về một số ý tưởng cơ bản mà ông gọi là mười nguyên lý của kinh tế học.
Trong đó, nguyên lý đầu tiên nhấn mạnh: con người luôn phải đối mặt với những sự đánh đổi. Diễn đạt cách khác, quá trình đưa ra một quyết định đòi hỏi phải đánh đổi một mục tiêu này để thực hiện một mục tiêu khác. Sự đánh đổi đó luôn tồn tại trong bất cứ lựa chọn duy lý nào của con người.
Thí dụ kinh điển ở đây ông nêu ra là sự đánh đổi giữa “súng” và “bơ”. Khi chi tiêu cho quốc phòng càng nhiều nhằm tăng khả năng phòng thủ của đất nước (súng), chúng ta phải giảm bớt ngân sách cho các hàng tiêu dùng cho cuộc sống của người dân (bơ).
Thêm một thí dụ khác. Lần này là câu chuyện “ngụ ngôn cửa kính vỡ” của nhà lý luận kinh tế người Pháp Frédéric Bastiat (1801-1850). Bastiat cho rằng vì tầm nhìn thiển cận, con người chúng ta chỉ tính toán lẽ được thua qua những yếu tố thấy được trước mắt, mà bỏ qua những nguy cơ tiềm ẩn.
Minh họa cho lý luận ấy, ông dẫn chứng bằng một câu chuyện ngụ ngôn: Một đứa trẻ ném đá làm vỡ kính, khiến chủ nhà phải thuê thợ lắp tấm kính khác. Mọi người rầy la đứa trẻ ngỗ nghịch, nhưng mừng vì người thợ làm kính đã kiếm được 6 đồng nhờ thay tấm kính vỡ.
Tuy vậy, họ quên đi rằng 6 đồng của chủ nhà đáng lẽ phải được tiêu vào việc khác, thí dụ như mua giày chẳng hạn. Cái mất của tấm kính vỡ là cái được của người làm kính, nhưng cái mất vô hình và không tính ra là của thợ giày.
Lý thuyết này đặt vào trường hợp thực tiễn của Việt Nam cho chúng ta đồng thời hai nhận xét đáng chú ý: (i) Sự tăng trưởng kinh tế là bề mặt nổi của những đánh đổi đang còn khuất dưới tảng băng chìm, (2) Một chính sách dưới tầm nhìn ngắn hạn sẽ chỉ có thể làm lợi cho một nhóm người này, mà có thể bỏ quên đi những thành phần khác.
Trong trường hợp đó, cái giá đánh đổi chắc chắn sẽ mắc hơn gấp nhiều lần. Vậy sau 20 năm đổi mới và chuẩn bị cho chặng đường phía trước, đáp ứng mục đích tăng trưởng kinh tế, chúng ta đã, đang và sẽ phải đánh đổi những gì?
Những bài toán đang tìm lời giải
Có thể nêu ra ở đây ba vấn đề “đánh đổi” nóng hổi hình thành trong quá trình mở cửa kinh tế:
(i) Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Hội nghị cập nhật nghèo do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức cuối tháng 3-2007 công bố rằng: Khoảng cách giữa các nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất đang bị nới rộng một cách liên tục và đáng kể.
Cụ thể: năm 1993, chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của gia đình giàu nhất cao gấp 5 lần so với gia đình nghèo nhất thì tỷ lệ này tăng lên 6,3 lần vào năm 2004. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi đang có xu hướng ngày càng giãn ra (1993, 20% số hộ có thu nhập cao nhất gấp 4,43 lần 20% số hộ thu nhập thấp nhất, đến 1996 - 7,3 lần; 2005 - 9 lần).
Bài toán bất bình đẳng xã hội, nhất là trong phân phối về mặt vật chất, trước hết là tài sản, thu nhập đang là một tồn tại khách quan trong xã hội (TTXVN, 30-3-2007). Vậy sự đánh đổi của tăng trưởng trong trường hợp này là sự giàu có lên của một nhóm người, và sự bần cùng của một nhóm người khác.
(ii) Báo cáo Môi trường quốc gia 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường được công bố ngày 12-4-2007 cho biết các sông Cầu, sông Đáy, sông Nhuệ và hệ thống sông Đồng Nai đang chết dần do ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng. Và điều đáng nói là tuyệt đại bộ phận suy thoái môi trường là do chính con người chúng ta gây ra. Những con sông đang chết do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải làng nghề, nước thải y tế…
Không chỉ sông Cầu, sông Đáy, sông Nhuệ và sông Đồng Nai đang chết mà những con sông khác, các hồ lớn nhỏ không được nêu trong báo cáo cũng có thể đang chết.
Hình ảnh “những dòng sông chết” khiến chúng ta nhớ lại lời bình luận của TS Nguyễn Sĩ Dũng: Phát triển thì phải có tăng trưởng, nhưng tăng trưởng không đồng nghĩa với phát triển. Một tư duy mới là rất quan trọng cho thời kỳ hội nhập.
Với tư duy này, mọi sự tăng trưởng nhờ vào việc gây thêm tổn hại cho môi trường không thể được coi là phát triển được (TT, 15-5-2007). Quả thật, “không còn môi trường trong lành, giàu có là vô nghĩa”.
(iii) Sự thịnh vượng vật chất đòi hỏi một chuẩn mực lề thói ứng xử về tinh thần tương đương mà chúng ta gọi đó là văn hóa của mỗi con người, rộng hơn nữa là của mỗi quốc gia.
Từ quá khứ đến hiện tại, con người đã trải qua nhiều quá trình từ đơn lẻ đến đồng nhất giữa hai yếu tố này: dựa vào trồng lúa, nuôi gia súc hình thành nên văn minh nông nghiệp; xã hội công nghiệp máy móc ở những năm đầu thế kỷ XIX đòi hỏi một lối tổ chức chuyên nghiệp, trên tinh thần kỷ luật; tiến tới mô hình xã hội thế kỷ XXI yếu tố văn hóa tôn trọng cá nhân, bảo vệ sở hữu tri thức trở thành tiền đề để mở cánh cửa xã hội dịch vụ và tri thức.
Như vậy, hội nhập quốc tế không chỉ đơn thuần là bài toán kinh tế, mà sâu xa hơn chính là sự va chạm của nền văn hóa dân tộc vươn ra môi trường toàn cầu. Nếu chỉ tập trung tăng trưởng kinh tế mà bỏ quên đi những yếu tố văn hóa tinh thần, thì cái giá cho sự đánh đổi này chắc chắn sẽ phải trả lại một lúc nào đó bằng một cái giá khác đắt gấp nhiều lần trong tương lai.
Hạnh phúc ở con đường
Việc nhận thức được những sự đánh đổi trong cuộc sống mang ý nghĩa quan trọng, mặc dù điều đó không cho chúng ta biết cần phải ra những quyết định thế nào. Chính phủ không nên đóng cửa hết các nhà máy công nghiệp với lý do bảo vệ môi trường.
Giảm khoảng cách giàu nghèo dựa trên sức nâng những người còn nghèo, chứ không phải trên sức kéo những người giàu hướng xuống để mọi người “bình đẳng” trong một xã hội ổn định nhưng không phát triển.
Trong khung cảnh của Việt Nam và thế giới như hiện nay, bất kỳ giải pháp cực đoan nào cũng sẽ dễ dẫn đến một hệ lụy không sao lường trước được. Cái cần thiết là một biện pháp dung hòa!
Đi tìm một tư duy mới trong cái khuôn chứa cũ, bất chợt gặp lại ý tưởng từ câu nói của Alfred D’Souza: “Happiness is a journey, not a destination”, tạm dịch: hạnh phúc ở cuộc hành trình, chứ không phải là đích đến. Phát triển là gì nếu những người lao động, lực lượng chủ yếu làm nên sự tăng trưởng kinh tế, song không được hưởng thụ một cách xứng đáng với những thành quả của mình làm ra.
Phát triển là gì, nếu môi sinh bị tàn phá, những cánh rừng, những dòng sông đang chết dần chết mòn; con người hiện đại hơn nhưng không văn minh hơn, nền văn hóa còn bị đóng khung bởi những lề thói lạc hậu. Hơn bao giờ hết, khi đã nhận thức rõ được những phương án lựa chọn, chúng ta phải xác định trách nhiệm với cộng đồng và môi trường xung quanh hơn.
Ý thức cá nhân, ý thức cộng đồng cần được bày tỏ qua các chính sách, luật pháp nhằm dung hòa lợi ích của những nhóm kinh tế, xã hội,… khác nhau, hướng đến mục tiêu ổn định cho con thuyền kinh tế Việt Nam tiến bước.
Con đường không phải trải hoa hồng, nhưng cũng không đầy chông gai tua tủa. Cảm nhận được hạnh phúc trên hành trình hướng tới tương lai của mỗi cá nhân chính là phép màu kỳ diệu nhất mà phát triển đem lại cho tất cả chúng ta.
Nguyễn Chính Tâm - Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần
Việt Báo
http://vietbao.vn/Kinh-te/Dinh-gia-su-phat-trien/40212760/87/

 

22- Cái giá quá đắt của phát triển Châu Á: Cái giá phải trả cho ô nhiễm môi trường

(Nhân dân, 18/6/2003)
Ô nhiễm không khí ở châu Á là nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng nửa triệu người mỗi năm. Hàng triệu phương tiện giao thông cũ kỹ bị cấm lưu hành ở châu Âu và khu vực Bắc Mỹ được đưa đến đây. Chủ các nhà máy phớt lờ các biện pháp kiểm soát ô nhiễm mà từ lâu là tiêu chuẩn các nước phát triển. Và chính phủ các nước châu Á thất bại trong việc thực thi các quy định pháp luật nhằm ngăn chặn việc không khí bị ô nhiễm.
Khi các thành phố ở châu Á tiếp tục mở rộng cùng với sự tăng lên của các phương tiện giao thông, vấn đề kiểm soát ô nhiễm càng trở lên cấp bách. Công nghệ kiểm soát ô nhiễm không khí có hiệu quả hiện đã có và đang được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và Bắc Mỹ. Đã đến lúc người châu Á nhận ra rằng ô nhiễm không khí là một vấn đề rất nghiêm trọng.
Nguồn khí thải độc hại với mức độ nguy hiểm tại hầu hết các thành phố châu Á làm cho hàng triệu người bị mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh hen, bệnh về mắt, dị ứng về da . Hậu quả là người dân nghèo thành thị phải chi những khoản tiền vốn rất khó kiếm vào việc chữa bệnh.
Chi phí cho việc chống ô nhiễm không khí sẽ làm giảm khoản ngân sách đầu tư cần thiết vào các lĩnh vực khác như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Ví dụ ở Manila, thiệt hại về kinh tế và chi phí cho các nỗ lực nhằm làm giảm tác động của ô nhiễm mỗi năm lên tới triệu USD.
Vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên bức xúc. Trung Quốc có hơn 100 thành phố có số dân trên 1 triệu người. Số lượng các phương tiện tham gia giao thông ở những nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan sẽ tăng gấp đôi trong vòng 10 năm nữa.
Tuy nhiên, tình hình này có thể thay đổi được. Cách đây 40 năm ở thành phố Kitakyushu của Nhật Bản, trước tình trạng các nhà máy gây ô nhiễm, các bà vợ của các công nhân ngành thép đã phát động một chiến dịch ‘Chúng tôi muốn trả lại mầu xanh cho bầu trời của chúng ta.
Ngày nay, thành phố này đã có một bầu không khí trong lành và bầu trời trong xanh. Với những luật lệ chặt chẽ về môi trường, việc quản lý hợp lý chất lượng không khí, những khuyến khích về kinh tế, với sự phát triển của công nghệ và sự tham gia của xã hội đã giúp thành phố Kitakyushu trở thành mô hình cho các thành phố khác và các nước khác trong việc quản lý chất lượng không khí trong khi vẫn duy trì được tốc độ phát triển kinh tế.
Một số nơi ở châu Á cũng có tiến bộ trong bảo vệ môi trường. Năm 1998, Philippines thông qua Đạo luật Không khí trong lành, vốn trước đó bị ách lại ở Nghị viện, sau khi 5 triệu người ký vào bản kiến nghị bày tỏ sự lo lắng về nạn ô nhiễm môi trường ở thành phố.
Năm 1998, Tòa án Tối cao Ấn Độ đưa ra phán quyết rằng chính phủ nước này đã không làm hết trách nhiệm trong việc làm giảm ô nhiễm do hàng nghìn xe ô tô và xe ba bánh chạy bằng dầu diesel gây nên. Tòa đã buộc chính phủ phải có hành động ngay. Ngày nay, New Delhi có lượng xe chạy bằng gas nhiều nhất ở châu Á và mức độ ô nhiễm không khí đã giảm đáng kể.
Rất nhiều thành phố áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí và thường xuyên thông báo rộng rãi về chất lượng không khí. Xăng pha chì đã bị loại bỏ ở hầu hết các nước châu Á chỉ trừ ở Indonesia.
Đây là những bước tiến thực sự, kết quả của những cuộc vận động tích cực và kiên trì của các cá nhân và các tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm. Trong 5 năm tới các loại ô tô ở Nhật Bản, châu Âu và Bắc Mỹ sẽ giảm đến 95% lượng khí thải độc hại so với năm 1960. Chính phủ các nước châu Á cần đặt ra thời hạn cho các phương tiện sử dụng ở những nước này cần đạt được các mục tiêu tương tự. Các nhà máy điện giờ đây có thể lắp đặt các thiết bị làm giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Tất nhiên, công nghệ kiểm soát ô nhiễm sẽ tiêu tốn một khoản kinh phí khá lớn, nhưng cái giá phải trả cho ô nhiễm sẽ còn cao hơn đối với tính mạng con người, sức khoẻ và làm chậm tốc độ phát triển kinh tế. Công cụ cho việc giảm ô nhiễm đã có. Không biết sử dụng chúng sẽ là thiển cận và có tội với các thế hệ tương lai.
Supat Wangwongwatana và Jan van Heeswijk
(Theo Diễn đàn Thông tin Quốc tế)
Cái giá quá đắt của phát triển
Gửi ngày 17 tháng 11 năm 2007 lúc 8:53 am

Trung Quốc đã lên kế hoạch chi hàng trăm tỉ nhân dân tệ trong vài năm tới để làm sạch những con sông chính, nguồn tài nguyên vô giá đang cạn kiệt.
Bệnh nặng mới chữa
Trung Quốc là nơi tiêu thụ nguồn nước nhiều nhất. Hiện nay, khoảng 600 thành phố Trung Quốc đang thiếu nước, trong đó 100 thành phố thiếu nước nghiêm trọng. Thảm kịch thiếu nước còn tồi tệ hơn khi nó bị ô nhiễm chất thải công nghiệp.
Chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch chi ít nhất 256,5 tỉ nhân dân tệ (34,2 tỉ USD) để làm sạch 11 dòng sông bị ô nhiễm cho đến năm 2010. Lưu vực các dòng sông này chiếm khoảng 2,75 triệu km2 ở 23 tỉnh thành, nơi cư trú của 788 triệu dân. Dự án chủ yếu tập trung kìm hãm mức độ ô nhiễm, xử lý chất thải tại thành thị, hạn chế ô nhiễm lan rộng. Nếu mức thải ô nhiễm tiếp tục duy trì như hiện nay, số tiền mà chính phủ phải bỏ ra để làm sạch 11 con sông này sẽ tăng lên 400 – 450 tỉ nhân dân tệ. Ngân sách dùng cho việc làm sạch sông hồ chiếm khoảng 2% GDP năm 2006 của Trung Quốc. Trong những năm 1996 – 2004, Trung Quốc phải chi 953 tỉ nhân dân tệ kiểm soát mức độ ô nhiễm (chiếm 1% GDP).
Cái giá phải trả cho việc hiện đại hoá một cách thiếu tính toán và làm sạch hệ thống nước là một chủ đề thường xuyên gây nhiều tranh cãi. Ông Chen Jingbao, phó chủ tịch hạt Pingyang, Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang nói: “Không giảm mức độ ô nhiễm tại sông, người dân hai bên sông sẽ phản đối. Nếu làm điều đó, các cơ sở kinh doanh không bằng lòng”.
Công nghiệp hoá: con dao hai lưỡi
Khu vực Shuitou hiện được coi là “thủ đô thuộc da” vì những hoạt động công nghiệp thuộc da đã giải quyết việc làm cho khoảng 100.000 người tại 1.200 cơ sở. Ngành công nghiệp này sử dụng tràn lan hợp chất sulfide và vôi làm ô nhiễm nguồn nước tại địa phương, người dân sống dọc khu vực sông doạ biểu tình nếu tình hình không được cải thiện.
Sau nhiều năm chần chừ, áp lực của công chúng đã khiến chính quyền hạt Pingyang buộc các cơ sở giảm số lò nhuộm từ 3.300 xuống còn 500 và quy hoạch lại các cơ sở nhỏ từ 1.200 xuống còn 39 khu vực sản xuất quy mô lớn. Giang Tô đã áp dụng một luật mới yêu cầu các thành phố ở khu vực thượng lưu Thái Hồ phải bồi thường nếu những dòng nước chảy xuôi không sạch. Tỉnh này cũng ký một thoả thuận với các tỉnh Sơn Đông, An Huy và Chiết Giang cùng giải quyết vấn đề ô nhiễm của sông. Theo hiệp ước “bồi thường sinh thái vùng”, các tỉnh dọc hạ lưu sông sẽ cảnh báo cho các tỉnh thượng lưu về những mối nguy hiểm môi trường, và có quyền yêu cầu đóng cửa các nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm ở các tỉnh thượng lưu, yêu cầu các tỉnh thượng lưu trả tiền bồi thường.
Theo SGTT

http://www.thoisohoa.net/index.php?menu=detail&mid=3&nid=804
 

23- Những cái giá phải trả cho việc xây dựng sân golf

Một phần sân gofl Chí Linh (Hải Dương). (Ảnh: TTXVN)

ThienNhien.Net - Golf - môn thể thao thu hút số đông các doanh nhân và tầng lớp thượng lưu, nó đem lại một doanh thu lớn cho các “ông chủ”. Chính điều đó đã thúc đẩy một cách mạnh mẽ sự ra đời của các sân golf mới. Song sự bùng nổ này báo trước những hậu quả nặng nề mà môi trường và xã hội gánh phải, đó là những bài học ở một số nước Đông Nam Á và trên thế giới đã trải qua. Và liệu Việt Nam sẽ theo vết xe đổ đó?

Vườn Pak Ahmad là một khu đất nhỏ nằm ngay dưới thác Seven Wells ở đảo Langkawi phía ngoài bờ biển Malaysia. Đây là vườn xoài duy nhất ở thung lũng và sự tồn tại của nó đang bị đe dọa bởi kế hoạch xây dựng sân golf. Người Nhật mê chơi golf đang hướng ra nước ngoài và Đông Nam Á là khu vực hấp dẫn.

Ngày càng nhiều công dân châu Á - nhất là doanh nhân - chọn golf làm môn thể thao, dẫn tới sự bùng nổ sân golf và gây áp lực nặng nề về môi trường và xã hội do việc nuôi giữ các bãi cỏ xanh rộng lớn cần xén tỉa gọn ghẽ là rất khó khăn trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nhiều sâu bệnh và cỏ dại.

Môi trường phải trả giá

Đảo Langkawi đã từng có hai sân golf và ba sân golf nữa đã được lập kế hoạch. Theo nhà hoạt động môi trường Nhật Bản Gen Morita, để xây dựng một sân golf ở đây, các nhà đầu tư phải xóa sổ hàng trăm héc ta rừng. Việc chặt cây phát cỏ làm xói mòn, lở đất; độ dốc tự nhiên cùng mực nước ngầm sẽ bị thay đổi. Hậu quả là nền đất sẽ bị suy yếu, dễ bị hủy hoại bởi mưa gió và động đất.

Cỏ trên sân golf cần phải được tưới nước thường xuyên. Một sân golf 18 lỗ tiêu thụ mỗi ngày 5.000 3 nước, tương đương lượng nước sinh hoạt cho 2.000 gia đình và sự “khát nước” này có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Chính phủ Malaysia đã chi hơn 7,5 triệu đôla xây hệ thống cấp nước cho một khu nghỉ dưỡng sân golf ở đảo Redang, lấy nước từ Terengganu, nơi một đợt dịch tả vừa hoành hành vì không đủ nước sạch.

Theo Morita, trung bình mỗi năm một sân golf sử dụng 1,5 tấn hóa chất hóa học, trong đó có axit silic, ôxit nhôm và ôxit sắt - các tác nhân có tiềm năng gây ung thư. Chất xúc tác làm cứng đất để gia cố nền và bờ các hồ nhân tạo ở sân golf có sử dụng acrylamide là một chất cực độc. Hóa chất ngấm xuống đất và nguồn nước ngầm khiến người dùng nước có thể bị nhiễm độc và rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương. Morita nói thêm: “Không chỉ làm nhiễm độc nguồn nước, mà có rất nhiều hóa chất được phun vào không khí ở sân golf. Người ta không nhận thấy mình đang hít thở chất độc”.

Mối nguy hiểm của việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân hóa học đã được chứng minh tại Câu lạc bộ Sapporo Kokusai Country ở thành phố Hiroshima. Những người quản lý đã cho phun hợp chất đồng để cỏ khỏi héo vì tuyết mùa đông. Khi mưa xuống, hóa chất tan vào hệ thống thoát nước, giết chết hơn 90.000 con cá của một dự án thủy sản gần đó. Hậu quả của việc sử dụng hóa chất này là nhiều người mắc bệnh viêm mũi dị ứng, phát ban kinh niên và hen suyễn. Tỷ lệ người mắc bệnh hen suyễn ở thành phố này cao gấp năm lần so với trung bình toàn nước Nhật.

Nhà nghiên cứu kinh tế môi trường New Zealand - Darryl Carlin cho rằng các sân golf là một hình thức độc canh không thân thiện với môi trường, nơi mà đất và cỏ ngoại lai, phân hóa học, các loại thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt cỏ dại đã làm thay việc của hệ sinh thái tự nhiên.

Cộng đồng cũng phải trả giá

Cuộc đua xây dựng sân golf không chỉ tác động đến môi trường. Tại Thái Lan, các nhà đầu tư mua hết đất xung quanh một địa điểm dự định làm sân golf, khiến người dân địa phương rất khó khăn khi qua lại và buộc phải bán đất. Một tờ báo địa phương ở Thái Lan thuật lại lời kể của một bà cụ ở miền Bắc đất nước đã được các nhà đầu tư bảo rằng: “Nếu không bán đất, bà sẽ phải mua một chiếc trực thăng để đi lại, vì mỗi khi bà rời nhà và đi qua đất của chúng tôi, chúng tôi sẽ kiện bà ra tòa”.

Tại Cimacan (Tây Java, Indonesia) năm 1991, để xây dựng sân golf người ta đã phải di dời 287 hộ nông dân. Người dân mất đất được nhà đầu tư thanh toán 1,5 xu (cent) cho mỗi mét vuông đất. Những nông dân không còn đất lại đi làm thuê cho những người chủ đất mới. Công việc ở sân golf đã làm thay đổi mạnh mẽ lối sống độc lập và tính tự tin mà họ từng có. Thông thường sự thay đổi này dẫn đến sự suy sụp của các cộng đồng dân cư địa phương. Những người không được làm việc tại sân golf phải bỏ lên các thành phố lớn, góp phần làm tăng các vấn nạn đô thị như nhà ổ chuột, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường...

Theo bà Anita Pleumaron, thành viên của Mạng lưới Du lịch châu Á (ANTENNA), trái với tuyên bố của các nhà đầu tư, việc phát triển sân golf thường đem lại rất ít lợi ích cho kinh tế địa phương mà phần lớn lợi nhuận sẽ về tay các nhà đầu tư nước ngoài. Bà nói: “Người mất mát nhiều nhất chính là dân địa phương khi chính quyền không những không trả phí tổn về môi trường và xã hội do các sân golf gây ra mà thậm chí còn trợ cấp cho ngành kinh doanh này bằng việc miễn giảm tiền thuế để xúc tiến du lịch sân golf”.

Mặc dù sân golf có những hệ lụy đáng kể nhưng cư dân địa phương thường bị loại ra khỏi việc quyết định có nên xây dựng sân golf không. Khi xây dựng luận chứng cho sân golf Sho Lo Tung ở Hong Kong, Carlin gọi điện thoại tới Câu lạc bộ Hong Kong Royal Jockey để hỏi xem liệu họ có quan tâm tới ý kiến của những nhà hoạt động môi trường không, người có trách nhiệm đã trả lời đơn giản: “Tôi không làm việc với những kẻ lập dị” và cúp máy.

Ngẫm đến Việt Nam

Thời gian vừa qua, dư luận dồn nhiều sự chú ý đến đề xuất dự án xây dựng Tam Đảo II, tại tỉnh Vĩnh Phúc. Một khu vui chơi giải trí với diện tích gần 200 ha dự kiến sẽ được xây dựng ngay trong vùng lõi VQG Tam Đảo, cách thị trấn Tam Đảo I khoảng 15 km. Một loạt các hạng mục công trình như: sân bay, sân golf, trường đua ngựa, khách sạn... sẽ được xúc tiến tại đây.

Điều đáng nói, nếu Tam Đảo II được tiến hành xây dựng, trong đó bao gồm một phần mục là sân golf, đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo có nguy cơ bị phá hủy nghiêm trọng. Cùng với đó, cuộc sống của cư dân trong vùng đệm VQG sẽ bị ảnh hưởng theo, với các hiện tượng như: hạn hán, sạt lở, ô nhiễm về nguồn nước... Hiện nay, khi Tam Đảo II chưa chính thức bắt tay vào xây dựng, tình trạng này đã và đang xảy ra. Thêm nữa, việc đồng thuận cho xây dựng Tam Đảo II sẽ tạo ra một tiền lệ xấu trong việc bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam.

ThienNhien.Net
 

24- Gần 9.700 tỷ đồng xây khu xử lý chất thải rắn

08-10-2008



Chất thải rắn không được xử lý như thế này (Ảnh: nea.gov.vn)

ThienNhien.Net - Ngày 06/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.

Công tác quản lý chất thải rắn được xã hội hóa để huy động các nguồn lực tham gia đầu tư các công trình xử lý và quản lý chất thải rắn. Từ nay đến năm 2020, sẽ xây dựng 7 khu xử lý chất thải rắn liên tỉnh với tổng vốn đầu tư 9.683 tỷ đồng (khoảng 598 triệu USD).

Theo quy hoạch, các trung tâm này được xây dựng để bảo đảm xử lý triệt để, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, nâng cao hiệu quả công tác xử lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại.

Quy hoạch nêu rõ ưu tiên áp dụng công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận để tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế chôn lấp nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất.
Theo TTXVN, 08/10/2008


Cái giá rất đắt cho sự phát triển!
________________________________________
Nhiều người trong chúng ta vẫn tự hào trước tốc độ phát triển GDP, và nói rằng đổi mới chính trị là không cần thiết. Nhưng có lẽ họ không biết rằng, để đổi lấy GDP, chúng ta đang làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, dầu mỏ...) và phá hủy môi trường sống của mình.

Ở những nước phát triển, chi phí duy trì và bảo vệ môi trường được tính vào chi phí sản xuất, khi nói tới tăng trưởng 3 hay 5% GDP, người ta đã trừ chi phí bảo vệ môi trường ở trong đó. Ở Việt nam, mức tăng trưởng 7% chưa hề tính tới chi phí bảo vệ môi trường, bởi đơn giản là chính quyền và các công ty chẳng thèm quan tâm đến môi trường. Nếu trừ chi phí này, chúng ta chắc chắn sẽ có mức tăng trưởng thấp hơn nhiều.

Hãy xem những cái giá phải trả cho sự phát triển ở Việt Nam qua một vài ví dụ trên báo chí:

+ Xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng? --> Chế biến đầu vỏ tôm bằng a-xít, sông và người cùng chết

+ Xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới? --> Nhiều dòng sông ở ĐBSCL đang bị nghẹt thở trước sự tấn công của trấu từ các nhà máy xay lúa thải xuống.

+ Phát triển các khu công nghiệp? --> Hóa chất độc hại, xác cá thối rữa ngập sông Sài Gòn

Hình như chúng ta đang kiếm tiền bằng cách uống thuốc độc?


Thứ năm, ngày 24 tháng một năm 2008
Môi trường và phát triển bền vững_cái giá phải trả là cần thiết!
Một bài báo khá hay, đại ý là các nước nên cân nhắc, xem xét lại chính sách phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên!
Đỉnh điểm dầu mỏ
Có lẽ một ngày nào đó, các nhà sử học sẽ nhìn nhận lại cách thức mà các nền chính trị, kinh tế, truyền thông và thương mại hiện đại tạo ra một thể chế công nghiệp gây lãng phí môi trường tự nhiên và xã hội, để rồi gọi đó là sự tăng trưởng”
Đỉnh điểm dầu mỏ (hay cao điểm trữ lượng dầu thô - oil peak) là mức sản lượng khai thác dầu ở trạng thái bình ổn trước khi bắt đầu sút giảm do thiếu lượng giếng khoan mới để bù vào nhu cầu sử dụng năng lượng của thế giới. Sự suy giảm này đơn thuần là một qui luật tự nhiên, vì không còn nhiều dầu để mà khai thác nữa.
Tốc độ khám phá các giếng dầu mới trên thế giới đã bão hòa vào năm 1965 và sản lượng dầu đã vượt qua tốc độ này hằng năm kể từ giữa thập niên 1980. Các mỏ dầu có trữ lượng lớn cũng đã đạt mức đỉnh về sản lượng vào giữa thập niên 1960.
Vào ngày 19-10-2007 vừa qua, giá dầu đã có lúc đạt 90 USD/thùng, và việc giá dầu đạt 100 USD/thùng là điều có thể xảy ra trong tương lai gần.
GDP dựa trên nguồn năng lượng giá rẻ
Các chuyên gia kinh tế nói rằng không bao giờ có một bữa ăn miễn phí. Đó là sự thật. Vậy mà qua nhiều thập kỷ, loài người đã dùng bữa trên chiếc bàn Trái đất mà không phải tính tiền. Chúng ta nên sớm dự tính khi nào thì tờ hóa đơn sẽ được chìa ra.
Một trong những sai lầm của nền văn minh hiện đại chính là sự định giá quá thấp nguồn năng lượng do thiên nhiên mang lại, và đã đánh đổi những nguồn tài nguyên không thể tái tạo này để lấy mức tăng trưởng giả tạo và lệ thuộc.
Giá trị của nước máy có thể được nâng lên gấp 10.000 lần nhờ những nỗ lực “kinh doanh” của các tập đoàn đa quốc gia như Coca Cola và Pepsi, bằng cách đóng chai plastic và chuyên chở qua 9.000 dặm từ đảo Fiji về Mỹ để phục vụ những ai có tiền! Chắc chắn số nhiên liệu hóa thạch sử dụng lãng phí cho việc chuyên chở này không nhỏ chút nào.
Giờ đây, xu hướng trong tương lai đã quá rõ ràng. Các tiêu chuẩn sống, như sức khỏe, an ninh, nghề nghiệp, thực phẩm… đều phụ thuộc giá dầu, khiến con người sẽ có một tương lai hoàn toàn khác với những gì mà Friedman và nhiều người tưởng tượng trong “version” toàn cầu hóa 3.0! Cần phải cân nhắc xem liệu các nước phát triển sẽ thích nghi thế nào với một thế giới mà nguồn cung giá rẻ (nông sản, thực phẩm) từ các nước nghèo luôn bị gián đoạn do các quốc gia này đang phải vất vả chống đỡ cuộc khủng hoảng khí hậu. Cũng thế, với các nước đang phát triển, những cơ sở hạ tầng cho công nghệ sản xuất mà họ đang hăng hái và cần cù xây dựng sẽ không còn giá trị, vì xác suất đánh mất thị trường mục tiêu thuộc các quốc gia Bắc Bán cầu khá cao, một khi việc vận chuyển hàng hóa là “nhiệm vụ bất khả thi” do giá dầu tăng!
Sai lầm lớn nhất chính là hệ thống kinh tế hiện đại của chúng ta trong một thế giới phát triển quá mức đã được xây dựng như thể nguồn tài nguyên năng lượng không bao giờ cạn. Thế giới 3.0 đang bắt đầu bằng những cuộc chiến tranh giành thứ vàng đen quí hiếm, như trường hợp vừa qua của Iraq chẳng hạn, và sự phân hóa cục bộ xã hội loài người như những pháo đài thời Trung cổ với nguồn lương thực thực phẩm và năng lượng tự cung tự cấp. Sự tham lam của con người sẽ được trả giá bằng chính hành động chia rẽ của họ.
Hiện tại, giá thương mại của một thùng dầu thô khoảng hơn 85 USD. Nhưng đó có phải là giá trị chính xác của dầu thô? Marty Sereno, giáo sư Đại học California, đã tính toán như sau:
“Một thùng dầu thô chứa 42 gallon (gần 160 lít) dầu, có thể chiết xuất ra 20 gallon (75 lít) xăng. Mỗi gallon xăng hàm chứa 36 kilowatt giờ năng lượng hóa học. Trong khi đó, một sức ngựa tương đương với 3/4 kilowatt, và sức hoạt động liên tục của con người chỉ bằng từ 1/10 đến 1/5 kilowatt. Vì thế, 20 gallon xăng từ một thùng dầu thô sẽ hàm chứa 180 kilowatt giờ. Nếu chia mức năng lượng trên cho 1/8 kilowatt - dựa trên hiệu năng làm việc liên tục của một người - thì chúng ta sẽ có được 1.440 giờ làm việc nghiêm túc. Giả sử con người đó phải làm việc 6 giờ/ngày, thì chúng ta cần 240 ngày để đạt được hiệu năng của 180 kilowatt giờ, tương đương với chế độ làm việc năm ngày một tuần trong suốt một năm. Tóm lại, một thùng dầu thô = một năm lao động thật nghiêm túc của một cá nhân. Theo luật ở Mỹ, một năm lao động như thế phải được trả ít nhất 10.000 USD”.
Lược trích từ:
http://www.laxanhvn.com/blog/2008/01/24/115/#comment-136

25- Cái giá rất đắt cho sự phát triển!

Còn đây là ý kiến của ta:
Đỡ phải sửa "bê nguyên xi" về vậy:
Mình rất ấn tượng với nội dung mà bạn đề cập!
MÌnh cũng là một người nghiên cứu về toàn cầu hóa - để tìm kiếm cơ hội từ nó!Nhưng có lẽ - rất ít khi - mình đề cao việc “phát triển bền vững” (riêng về vấn đề môi trường) trong các dự án mình xây dựng!Có lẽ, mình sẽ phải cân nhắc nhiều hơn về vấn đề này trong tương lai!!
Bạn quan tâm đến môi trường, và dễ dàng - bạn có thể chỉ ra rất nhiều những hậu quả mà việc chạy theo các chỉ số phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên - là không bền vững, là sẽ để lại hệ quả đau đớn cho tương lai!
Điều đó đúng - nhưng chỉ là một phần của sự thật!
Chắc chẩng ai trong số chúng ta - muốn “cắt đi” những phần của cải to lớn, mà phải mất hàng triệu năm mới hình thành được ở bất kì nơi nào trên thế giới! Nhưng vì nhiều lý do - chúng ta đã - đang và sẽ tiếp tục làm điều đó!
Cái chúng ta lên bàn luận - là cách làm như thế nào, và một kế hoạch, kế hoạch thay thế khi những nguồn năng lượng tự nhiên cạn kiệt!
Phân tích mặt trái - có thể bạn đã quá rõ - vậy thì mình sẽ góp một tiếng nói - bào chữa cho những gì đang diễn ra!
Chúng ta không cần phân tích xa xôi - xem việc tăng giá nguyên liệu thô, sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế TG! Mà chúng ta hãy nhìn vào VN, vào một mặt hàng nguyên liệu xuất khẩu chủ lực của chúng ta “Than đá”!
Có thể nhiều người không quan tâm - nhưng giá than bán trong nước hiện này chỉ = 80-85% giá xuất khẩu - đó là một quy định hành chính, để hỗ trợ việc sản xuất trong nước, vì dù sao đó cũng là “của nhà làm ra”!
Không ai để ý - cho đến gần đây - các bác ở tập đoàn than & khoáng sản VN đề xuất tăng giá tại thị trường VN = giá thế giới! Và ngay lập tức - người ta đã đo lường được tác động của nó!
Các ngành chịu tác động mạnh nhất(không kể đến người dân), đó là: Nhiệt điện, Hóa Chất, và Phân bón!Ở đây mình không có con số - nhưng VN ta thiếu điện - và việc đầu tư cho thủy điện là rất tốn kém và cần thời gian, vì thế, nhiệt điện đang góp phần không nhỏ vào “an ninh năng lượng” của VN.
Ngành hóa chất, ảnh hưởng cũng không dễ đo lường, nhưng riêng ngành phân bón, các quan chức ngành này - hết sức bi quan… Bi quan vì tình hình hiện tại - phân bón liên tục tăng, nông dân đã “kêu thấu trời xanh”.. vậy mà các bác ý bảo là nếu tăng giá than như thế - phân bón bình quân tăng 30-50%!
Chào thua!!Có lẽ lúc ấy - người VN sẽ xài đồ nông nghiệp của thái lan - hay TQ! Và ảnh hưởng của nó sẽ là trực tiếp tới khoảng 2/3 dân số nước ta!
Vậy thì không có gì là khó hiểu - khi người ta đễ xuất một việc ngược lại, thay vì tăng - có lẽ ta lên “giảm giá”!!!Và đó là trong bối cảnh trữ lượng than đang sụt giảm thê thảm!!
Đó có thể là một phần lý do các nước vẫn “phải” dựa vào nguyên liệu thô - nhất là các nước đang phát triển!
Nhưng thuyết sách đó - đúng hay sai còn tùy thuộc vào cách hành động của mỗi quốc gia!
Người nhật - từ xuất khẩu kim loại quý (chủ yếu là vàng, rồi đến kỹ nghệ, sau đó là cả con người, đã “ngoi lên” vị trí thứ nhì trong nền kt TG.
Nước Hàn Quốc, tài nguyên thô đầu tiên họ xuất khẩu lại chính là công nhân, kỹ sư, bác sỹ - trong thời kì đầu sau chiến tranh đầy gian khổ!
Thứ họ thế chấp để vay tiền từ Mỹ - chính là tiền lương của những con người HQ đang ngày đêm làm việc trong những ngôi mỏ cũ nát, những công trường nguy hiểm tại nước ngoài(rất nhiều ở Đức)@!
Nước Mỹ, thứ họ xuất khẩu, đặc biệt nhất, lại là sự bảo vệ, sự ổn định, tiềm lực và tài lực hay thậm chỉ cả chính sách - để có thể phát triển!
Người mỹ đã “đóng gói xuất khẩu” nhiều thứ - trong đó có cả quan điểm, có cả triết lý của mình!Như vậy cái thứ gọi là “nguyên liệu thô” ở đây - phải tính cả con người (chả trách có nước chuyên lập đội lính đánh thuê)!
Vậy thì so với những nguyên liệu thô kia - liệu con người có giá trị “gấp bao nhiêu lần”??
Ta không thể so sánh!
Và xin được xin lỗi - các vị giáo sư khả kính! Quan điểm ngô nghê của các bác - cháu xin tiếp thu - nhưng mà các bác nên hiểu - các bác mà đánh giá kiểu ấy - hóa gia một con ngựa - đáng giá (về mặt lao động) bằng vài chục con người à?
Các bác quên đi (hay cố tình quên đi) cái gọi là “hàm lượng chất sám” trong mỗi sản phẩm mà con người làm ra? Nó - đáng giá bằng hàng tỷ lần mấy cái nguyên liệu thô của các bác!
Không có nguyên liệu thô của ta - chắc không đến nỗi quá khó để chuyển sang điện hạt nhân - siêu rẻ(nhưng hơi “bẩn”). Còn nếu không xuất khẩu nguyên liệu thô - thì rất nhiều nước - sẽ đi vào ngõ cụt trong con đường phát triển!!
Và thứ mà tôi tâm đắc trong “toàn cầu hóa”! Đó là “một cơ hội” - một cơ hội để từ vị thế một kẻ bán đi tài nguyên đất nước chỉ để “tồn tại”, chúng ta có cơ hội để phát triển, để bình đẳng, đó không chỉ là một quan điểm về “thế giới phẳng” mà đó còn là một “giấc mơ”, một giấc mơ của hàng tỷ những con người nghèo khó, những đất nước nghèo khó!!
Ngày mai, có thể tôi vẫn sẽ bán nguyên liệu với giá cứ coi là rẻ mạt đi! Nhưng nếu nguồn nguyên liệu đó, để - không chỉ nuôi sống cái dạ dày của đất nước tôi, mà còn để nuôi sống các phòng thí nghiệm,nuôi sống các trường đại học, nuôi sống sinh viên, nuôi sống kỹ sư, nuôi sống các nhà khoa học của tôi - vì một ngày kia - tôi sẽ không phải tiếp tục làm điều mà hôm nay và ngày mai tôi vẫn “phải làm”!
Và vì thế, tôi vẫn “khuyến khích” nếu người dân của tôi dấn thân vào chỗ nguy hiểm, chỗ độc hại - chỉ để kiếm một thứ - mà biết bao kẻ coi là tầm thường - tiền bạc! Nhưng tôi - hơn ai hết, sẽ Sử dụng những đồng tiền “mồ hôi - máu thịt” của đồng bào ấy một cách khôn ngoan nhất, để ngày mai - con cháu họ không phải bước tiếp những bước đi khó nhọc của cha ông - mà có một con đường, một cơ hội - trải thảm đỏ - để họ có thể khẳng định mình với thế giới!!!
Bản thân tôi - cũng từng có thể coi là một người hoạt động vì môi trường - suốt một thời gian! Nhưng sau đó - tôi hiểu ra rằng - gốc rễ của vấn để là ở - thứ khác!Và tôi đi giải quyết nó!
Được đăng bởi luungoclong vào lúc 11:14
http://taichinhcanhan-luungoclong.blogspot.com/2008/01/mi-trng-v-pht-trin-bn-vngci-gi-phi-tr-l.html

26- Nhiều dòng sông... chờ chết

Lao Động Cuối tuần số 41 Ngày 12/10/2008 Cập nhật: 5:23 AM, 12/10/2008

Sông Kim Ngưu - một dòng sông chết ở Hà Nội.
(LĐCT) - "Có những đoạn trên hệ thống sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai - Sài Gòn, oxy hoà tan gần như bằng không, trở thành những dòng sông chết".
Ông Hoàng Dương Tùng - Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Thông tin môi trường, thuộc Cục Bảo vệ môi trường - nhận định tại cuộc họp báo công bố Báo cáo Môi trường toàn cầu (GEO-4) hồi tháng 7.2008.

Theo ông, ngoài bụi, ô nhiễm sông cũng là một vấn đề nghiêm trọng, mà chủ yếu do nước thải sinh hoạt, công nghiệp của các thành phố lớn thải ra. "Nếu tính đến các tổn thất môi trường, thì "có ý kiến cho rằng GDP năm nay của chúng ta không thể đạt mức 8,5%, mà chắc chắn là thấp hơn thế, có thể chỉ 4-5% thôi", ông Tùng cho hay.

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, hiện mỗi ngày đêm có khoảng 500.000m3 nước thải của khu vực nội thành đổ vào bốn con sông thoát nước chính và một số hồ của Hà Nội. Trong 500.000m3 nước thải đó thì có khoảng 100.000m3 là nước thải của các cơ sở công nghiệp, cơ sở dịch vụ và bệnh viện...

Tất cả lượng nước thải đó đều đổ vào bốn con sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét, những con sông đóng vai trò thoát nước chính của Hà Nội. Điều này khiến bốn sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét bị ô nhiễm nặng, mặc dù đã được nạo vét, cải tạo.

Nước của các con sông đen kịt, bốc mùi hôi thối, cộng với lượng rác thải trôi lềnh bềnh, nên nó được coi là những con sông chết. Cùng với bốn con sông trên, các hồ chứa nước và hồ điều hoà trên địa bàn thành phố cũng trong tình trạng ô nhiễm tương tự.

Thủ phạm góp phần làm chết dần các dòng sông là các khu công nghiệp (KCN), doanh nghiệp. Đây là kết luận của Bộ Tài nguyên&Môi trường sau khi kiểm tra trên diện rộng đối với bảy KCN, 127 cơ sở đang hoạt động trong KCN, bốn cụm công nghiệp (CCN) và 24 cơ sở đang hoạt động trong CCN, 7 làng nghề và 13 cơ sở đang hoạt động trong làng nghề, 55 cơ sở ngoài các KCN, CCN và làng nghề.

Do tình trạng ô nhiễm nặng nề, dùng nước ở các sông này làm nước ăn dễ gây ung thư. Trong khi đó, người sử dụng nước có chứa các kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân huỷ, các chất này sẽ tích tụ trong cơ thể, làm hỏng gan, thận, xương hoặc gây ra các hậu quả khác như làm suy giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư, sinh con quái thai, biến đổi gene...

Tại cuộc họp Uỷ ban Bảo vệ Môi trường lưu vực sông Cầu tổ chức ngày 29.9 tại Vĩnh Phúc, hiện có khoảng 800 cơ sở có nguồn thải ra lưu vực sông Cầu, chủ yếu từ khai khoáng và tuyển quặng, bên cạnh đó, nằm trên lưu vực sông Cầu còn có khoảng 200 làng nghề các loại chủ yếu tập trung ở Bắc Ninh và Bắc Giang, phần lớn nước thải không được xử lý, xả trực tiếp ra sông vào lưu vực sông Cầu.

Trong khi đó, theo đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khoa học, do khai thác không hợp lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên không bền vững nên lưu vực sông Cầu đang suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.
Anh Xuân
http://www.laodong.com.vn/Home/Nhieu-dong-song-cho-chet/200810/109646.laodong

 

 

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org