Vụ án Vedan Việt Nam

Vietsciences      28/09/2008

Vụ án Vedan Việt Nam

1-Vedan: Sai sót quản lý hay sai phạm về đạo lý?
2- “Cứu” sông Thị Vải: Ít nhất 10 năm!
3- Vụ xả nước thải ra môi trường của Vedan: Mức ô nhiễm vượt tiêu chuẩn hàng ngàn lần
4- Cách nào “cứu” sông Thị Vải
5- Vụ Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải: Càng kiểm tra, càng lộ nhiều sai phạm
6- Hồ sơ tội ác của bột ngọt/MSG
7- Chuyện không nhỏ của Vedan !
8- Những mục đích lợi nhuận chết người
9- Hàng loạt sai phạm mới của Vedan VN
10- Công ty Vedan Việt Nam Với chiến lược "cắm rễ kinh doanh lâu dài ở Việt Nam"(???!!!)
11- Vedan cố tình gian dối cơ quan quản lý các cấp
12- Phát hiện thêm hệ thống ống xả “chui” thứ 4 của Vedan
13- Cảnh báo từ 11 năm trước bị bỏ qua
14- Công ty CP hữu hạn VeDan Việt Nam chinh phục thử thách
15- Vedan tại Bình Phước cũng xả nước bẩn
16- Trách nhiệm thuộc về chúng ta
17- Vụ nhà máy Vedan tại Bình Phước cũng gây ô nhiễm: Yêu cầu ngưng xả nước thải trực tiếp ra môi trường
18- Mỗi tháng Vedan "đầu độc" sông Thị Vải bằng 105.600m3 nước thải

 

 

1- Vedan: Sai sót quản lý hay sai phạm về đạo lý?

VietNamNet

02:49' 22/09/2008 (GMT+7)

- …Cho dù có xử lý nghiêm khắc, bắt đền bồi, thì trong cái phần thắng của chúng ta, nước sở tại, của ngành tài nguyên- môi trường, lại có vị đắng của “học phí” quá đắt, vì sự bất ngờ, thiếu hiểu biết, kém cỏi và lơi lỏng quản lý…

Thế là cuối cùng, cái chết oan khuất và âm thầm của con sông Thị Vải, dù vẫn phơi dưới thanh thiên bạch nhật suốt 14 năm nay, đã được đưa ra ánh sáng.

Thế là cuối cùng, Công ty Vedan- “thủ phạm” trực tiếp gây nên cái chết của sông, cũng được điểm mặt chỉ tên, sau khi các cơ quan điều tra chính thức vào cuộc với sự mật phục gian nan, vất vả.

Người viết bài này, không muốn nhắc lại 10 hành vi sai phạm của Vedan đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền kết luận và những thủ đoạn quá tinh vi của họ khi đổ thẳng chất thải xuống sông, không qua xử lý bằng những thiết kế kỹ thuật bắt buộc phải có, vì những thông tin trên báo chí quá đủ đầy.

Ông Yang, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Vedan xin lỗi báo chí.

Ảnh: vnexpress.net

 

 

Nước từ Nhà máy bột ngọt Vedan thải ra sông Thị Vải

Ảnh: thanhnien.com.vn

Mà chỉ muốn nói về thái độ nhận thức và xin lỗi của Vedan, đại diện ở đây là ông K.H.Yang, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Vedan Việt Nam. Tại cuộc họp báo mới đây, vị đại diện Công ty Vedan đã phải ba lần xin lỗi trước các cơ quan báo chí, nhưng lại gọi những tổn thất do họ gây ra, tạo nên cơn “sốc nặng” cho cả xã hội chỉ là những sai sót về quản lý.

(Ông Lâm Mậu Phủ, cán bộ quản lý nước thải của Vedan)

Xin trích nguyên văn: “Về bản thân, tôi chưa bao giờ nghe về hai đường ống ấy. Trên danh nghĩa, đó là thiết bị hút nước, làm mát máy…Công ty chúng tôi có những sai sót về vấn đề quản lý. Chúng tôi đã gây ra cho xã hội mọi sự xáo trộn. Chúng tôi đã tỏ thái độ thành khẩn, xin báo chí và xã hội cho chúng tôi thời gian để khắc phục…”

Đọc đến đây, tôi đâm nghi ngờ cái thái độ khiêm tốn cúi đầu lẫn câu nói “thành khẩn” của vị đại diện Vedan và tự đặt câu hỏi: “ Chỉ sai sót về quản lý hay thực chất là cả sai sót quản lý lẫn sai phạm về đạo lý”. Đây là nhận thức hời hợt, là sự cố tình làm giảm nhẹ những lỗi nghiêm trọng hay là sự đánh tráo những khái niệm?

Ai cũng biết, Vedan là doanh nghiệp lớn, già đời của một vùng lãnh thổ có nền kinh tế thị trường mạnh và sớm phát triển. Chọn một quốc gia, một vùng đất đời sống người dân còn rất nghèo, nhận thức của người dân về nhiều phương diện còn lõm bõm; và trình độ lãnh đạo cùng quản lý kinh tế- xã hội của quốc gia đó còn nhiều hạn chế, để đầu tư, kinh doanh và kiếm lợi, hẳn Vedan quá hiểu cái giá phải trả của những xứ nghèo, đặc biệt về môi trường.

Nhất là mặt hàng kinh doanh của Vedan là sản phẩm tinh tuý của những nguyên liệu nông sản thô (khoai, sắn, mì…). 14 năm đã qua, cái chết âm thầm và khổ đau của con sông Thị Vải, từ một “lá phổi” khoẻ mạnh, trong lành của cả một vùng đất đai rộng lớn, trở thành một “lá phổi” mang mầm bệnh, tiêu diệt sự sống của cá tôm, của các loại phù du sinh vật. Nghiêm trọng hơn, để lại hệ lụy đe doạ sức khoẻ của hàng vạn người dân nghèo lương thiện vốn háo hức, trông chờ vào sự đổi đời.

Sự đổi đời với những người nông dân nghèo chưa thể cân đong đo đếm, thì họ đã phải đối diện với môi trường ô nhiễm, với bệnh tật, sống chung với xú khí… Quả thật, trong quy luật cay đắng của kinh tế thị trường giữa xứ giầu, phát triển, khôn ngoan trong dịch vụ thương mại, thuê nhân công rẻ mạt sản xuất hàng hoá, với xứ nghèo chậm phát triển, hạn chế về nhận thức, người dân cần quá nhiều việc làm, cấp quản lý chuyên môn về môi trường lại thiếu nhiều những quy định, chế tài luật pháp, thì sự thua thiệt, thiệt thòi, thông thường thuộc về những xứ nghèo, về những người nghèo.

Tuy nhiên, sự việc của Vedan không phải là dị biệt. Các nhà tư tưởng, các nhà kinh tế- chính trị học kinh điển đã từng cảnh báo, lợi nhuận có thể làm cho những "ông chủ" mờ mắt, bất chấp tội ác với con người. Sự việc của Vedan hẳn chỉ là thêm một minh chứng tàn nhẫn và sinh động của thời hiện đại, củng cố cho quy luật lợi nhuận đó mà thôi

 

Hệ thống xả thải của Vedan như bát quái trận đồ! - Ảnh: beta.baomoi.com

Vedan ngọt, “ngọt” với những ông chủ Vedan và cũng “đắng nghét" với người nghèo!

Chỉ có điều sự nguỵ biện của Vedan là không thể chấp nhận.Việc Vedan thiết kế hẳn một đường ống ngầm suốt 14 năm qua, xả thẳng 5000 m3 nước phế thải/ ngày ra sông Thị Vải không qua xử lý, trốn hơn 90 tỷ đồng phí nước thải; vi phạm nghiêm trọng hàng ngàn lần chỉ tiêu đã quy định, khiến chính các cơ quan chức năng điều tra khi kết luận đã không khỏi bàng hoàng, chẳng lẽ, ban lãnh đạo Vedan không hề biết?

Chẳng lẽ, chỉ khi nghe kết luận của các cơ quan điều tra “bắt tận tay, day tận trán” họ mới cảm thấy “buồn trước những sai sót trên”. Vậy thì những đồng tiền lờ lãi kiếm được nhờ gian lận thiết kế, nhờ nguồn nhân công lao động giá rẻ Vedan có quản lý được không, hay cũng không biết nốt?

Đó thực chất không chỉ là sai sót về quản lý. Đó còn là sai phạm cả về đạo lý, có thể coi là tội ác trong kinh doanh. Bởi lẽ, một vụ giết người, có thể gây ra cái chết của một người, hai người…và thủ phạm dưới bàn tay nghiệp vụ của cơ quan điều tra, có thể điểm mặt chỉ tên. Nhưng sự ô nhiễm trầm trọng dẫn đến cái chết của một dòng sông làm tổn hại sức khoẻ, thẩm thấu và di truyền bệnh tật cho biết bao con người, bao thế hệ của cả một vùng đất, chưa ai có thể thống kê và hình dung hết được, lại chỉ nhân danh “sai sót về quản lý” thôi sao?

Đương nhiên, luật đời nhân- quả, có vay có trả. Với vụ đổ bể này, người tiêu dùng trong nước cực kỳ phẫn nộ. Còn người tiêu dùng các quốc gia sẽ nhìn thương hiệu Vedan với con mắt khác. Và hẳn các quốc gia nghèo mà Vedan có tham vọng nhảy vào đầu tư, cũng sẽ phải cảnh giác hơn, tỉnh táo hơn từ cái chết cảnh báo của con sông Thị Vải.

Nhưng sự sai sót về quản lý, sai phạm về đạo lý cũng không hẳn chỉ có Vedan, mà còn nằm ngay ở cách quản lý và hành xử với dân của các cấp chính quyền cơ sở. Theo phản ảnh của nhiều người dân ấp 1A, xã Phước Thái (Long Thành- Đồng Nai), khu vực ô nhiễm nặng, đã hơn 10 năm nay, bà con nhiều lần lên tiếng kêu cứu, nhờ chính quyền can thiệp, xử lý, nhưng dân kêu cứ kêu, chính quyền nhận đơn cứ nhận, sau đó…im lặng và không trả lời. Nhiều lần như vậy, người dân mất hết niềm tin, phải “cắn răng” sống chung với ô nhiễm (Sông Thị Vải “bệnh nhiều năm”, dân kêu cứu vô vọng)

Vì sao mà các cấp quản lý, chính quyền sở tại lại “vô cảm” với nỗi khốn khổ của dân đến vậy? Vì quá bận, vì nhận thức cũng hời hợt và ngây thơ, hay vì những gì khác? Vì sao con sông Thị Vải chết suốt 14 năm, nước trắng xóa, ai đi qua cũng có thể nhận ra, dù chỉ bằng mắt thường, mà cơ quan quản lý tài nguyên- môi trường như không hề hay biết? Để đến bây giờ, khi mọi việc ngã ngũ, đại diện Bộ Tài nguyên- Môi trường mới lên án Vedan một cách đầy tức giận tại cuộc họp báo mới đây? Cơ quan quản lý tài nguyên- môi trường cũng "vô cảm" nốt, hay vì yếu kém, lơi lỏng quản lý? Vì sao đất nước chúng ta có rất nhiều việc, cơ sự xảy ra đều theo kiểu "mất bò mới lo làm chuồng"? Vì sao chỉ luôn "chữa bệnh" một cách vô vọng mà không phải là dự báo và "phòng bệnh"?

Hay chính sự vô cảm, quan liêu, yếu kém và xa rời dân ấy, vô tình “tiếp tay” cho những gian lận của Vedan khiến Vedan nhởn nhơ kiếm lời một cách nhẫn tâm, bỏ mặc ngoài tai những lời kêu “không thấu”. Chỉ khi bị bắt quả tang về cả thiết kế kỹ thuật lẫn hành vi phạm tội, không chối cãi nổi, họ mới cúi đầu xin lỗi.

Còn sự "sai phạm về đạo lý" ứng xử với môi trường cũng không chỉ có Vedan, không chỉ có chính quyền sở tại, mà còn ở ngay trong mỗi chúng ta, trong tôi, trong anh, trong chị, trong các anh, các chị…Chúng ta phá rừng, chúng ta bắn giết những con chim vô tội, chúng ta thản nhiên vặt hoa, thản nhiên xả rác không chút xấu hổ. Một bộ phận những kẻ lắm tiền còn tàn sát rừng, tàn sát những loài thú quý hiếm với lối sống hưởng thụ ngông cuồng, rửng mỡ…

Sông Nhuệ- dòng sông đã qua đời - Ảnh: Vietimes

Không chỉ có các dòng sông, mà môi trường thiên nhiên trong lành, môi trường sống cũng từ đó mà ô nhiễm, mang mầm bệnh. Ngày 5/6, Ngày Môi trường thế giới chỉ được khuyếch trương như một khẩu hiệu hô hào với vài ba hoạt động nhạt nhẽo, hình thức, không đủ sức biến một vấn đề có tầm quan trọng lớn của cả nhân loại, của mỗi quốc gia thành hiểu biết sâu sắc để từ đó thành hành động của cả quốc gia, thành nếp sống, lối sống văn minh mỗi con người, ứng xử tôn trọng với môi trường, chưa nói đến làm trong lành và làm đẹp môi trường.

Bài học từ sự ô nhiễm dẫn đến cái chết của con sông Thị Vải là bài học đắt giá vô cùng xót xa, vừa nhãn tiền, vừa lâu dài, nhất là với ngành tài nguyên- môi trường, với các cơ quan quản lý chức năng ở một đất nước nông nghiệp đang lẫm chẫm trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hẳn cái chết của con sông Thị Vải không phải bài học đầu tiên, càng chưa phải là bài học cuối cùng. Bởi đất nước ta, còn biết bao dự án, khu công nghiệp, khu chế xuất đang chờ đợi, còn biết bao con sông có thể là nguồn chứa nước thải?

Có bao nhiêu con sông đã qua đời? Sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Thị Vải… Và còn bao nhiêu "con sông Thị Vải" nữa chưa được phát hiện, chưa được đưa ra ánh sáng?

Mọi xử lý về Vedan chắc sẽ phải chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nhưng cái chết của sông Thị Vải liệu có giúp ích và thức tỉnh gì các cơ quan quản lý và bảo vệ tài nguyên- môi trường về những chế tài, những luật định giám sát, thanh tra chặt chẽ từ thủ tục, thiết kế đến thi công, những quy định mang tính pháp lý ràng buộc...khi đất nước này còn phải tiếp tục làm ăn với các đối tác nước ngoài? Khi mà công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn là mục tiêu đất nước phải hướng tới. Bài học gìn giữ và bảo vệ môi trường, bài học làm ăn với các đối tác...xin đừng quên, phải là bài học song hành cùng mục tiêu đó.

Liệu cái chết của sông Thị Vải, có giúp ích gì cho chúng ta? Cho dù có xử lý nghiêm khắc, bắt đền bồi, thì trong cái phần thắng của nước sở tại, của ngành tài nguyên- môi trường, lại có vị đắng của “học phí” quá đắt, vì sự bất ngờ, thiếu hiểu biết, kém cỏi và lơi lỏng quản lý…Có thức tỉnh và giúp ích gì cho mỗi người chúng ta, một thái độ ứng xử văn minh với môi trường, với những dòng sông?

“Hồn sông” Thị Vải có linh thiêng, xin hãy mách bảo cho các cơ quan chức năng, quản lý, mách bảo cho mỗi người dân Việt hành xử làm sao để bảo toàn được sự sống của những dòng sông khác, những vùng đất khác, thoát khỏi cái chết oan vì ô nhiễm trong tương lai, trên hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.?

• Duyên Kỳ

Chẳng phải đất nước của họ đâu mà buộc họ phải gìn giữ môi trường, chỉ cần khai thác nguồn nguyên liệu, lao động đến kiệt quệ, tìm mọi cách tạo ra lợi nhuận ngày càng cao ngất…còn lại là “sống chết mặc bây”(!). Bộ máy quản lý môi trường của nước ta chỉ có mặt để “dạo mát” trong hàng trăm héc-ta hoành tráng và choáng ngợp của nhà máy gieo rắc cái chết . Nghĩ mà buồn. Biết gửi vào đâu những nổi đau của người dân bên dòng sông Thị Vải…(một độc giả)

 

 

2- “Cứu” sông Thị Vải: Ít nhất 10 năm!

Sông Thị Vải ô nhiễm đã được báo động cách đây hơn 10 năm, nhưng đến nay chưa được cải thiện mà còn có dấu hiệu tăng nặng bởi mỗi ngày “uống” hàng chục ngàn m3 nước thải chưa qua xử lý từ các khu công nghiệp (KCN). Nồng độ của hầu hết chất gây ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài lần đến hàng trăm lần. Những giải pháp nào để “cứu” sông Thị Vải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được các nhà khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra tại buổi hội thảo do Tổng cục Môi trường Bộ TN-MT tổ chức ngày 23-9 tại tỉnh Đồng Nai.

• Ô nhiễm vượt tiêu chuẩn... đến 445 lần

TS Hoàng Dương Tùng, Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Thông tin môi trường thuộc Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) đánh giá, nước sông Thị Vải bị ô nhiễm rất cao, vì đây là nơi tiếp nhận các nguồn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý do các KCN, cơ sở sản xuất xả thải ra sông Thị Vải, gây nên hiện tượng ô nhiễm cục bộ về mùi, màu, chất hữu cơ, kim loại nặng… ngày càng tăng dần. Trong khi đó, nồng độ ôxy hòa tan trong nước của sông Thị Vải xuống rất thấp. So sánh kết quả quan trắc ngày 8-5-2006 và kết quả ngày 24-8-2008, cho thấy nồng độ ôxy hòa tan (DO) trong nước tại những vùng bị ô nhiễm trên sông Thị Vải ngày càng lan ra xa. Cụ thể, thời điểm quan trắc năm 2006, độ dài của vùng ô nhiễm nặng (lượng ôxy hòa tan dưới mức 0,1 mg/l) kéo dài khoảng 10km. Đến tháng 8-2008, vùng ô nhiễm nặng đã kéo dài đến trên 15km (sông Thị Vải có chiều dài dòng chính khoảng 40km).

Theo đánh giá của các nhà khoa học, nồng độ của hầu hết chất gây ô nhiễm hữu cơ, các chất dinh dưỡng trong nước sông Thị Vải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Kết quả quan trắc tại 8 điểm trên sông Thị Vải trong những năm qua cho thấy, mức độ ô nhiễm khá cao. Nồng độ kẽm trong nước vượt tiêu chuẩn cho phép 3,9 – 5,3 lần, nồng độ trung bình của Nitơ Amonia tại khu vực ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép 8 – 15 lần. Đặc biệt, ô nhiễm do vi sinh trong nước vượt tiêu chuẩn cho phép 21 – 445 lần là rất đáng báo động.

• Còn nhiều “bản sao” Vedan khác

Kết quả thanh tra, kiểm tra của Tổng cục Môi trường vừa qua tại 77 KCN, cơ sở sản xuất dọc theo dòng sông Thị Vải cho thấy hầu hết cơ sở không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Bộ TN-MT. Trong số 49/77 cơ sở có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chỉ có 21 cơ sở xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam, chiếm 15,6%. Số còn lại đều xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép hoặc không có hệ thống xử lý nước thải. Lượng lớn các chất gây ô nhiễm trong nước thải ra môi trường sông Thị Vải tập trung tại cơ sở sản xuất từ rạch Vedan đến cảng Cái Mép. Theo tính toán của Tổng cục Môi trường, 77 cơ sở sản xuất, KCN thải ra sông Thị Vải hơn 33.000m3/ngày, trong đó có nhiều cơ sở sản xuất xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đang hoạt động tại KCN Gò Dầu, KCN Mỹ Xuân A1, A2, KCN Mỹ Xuân B…

PGS-TS Bùi Cách Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) cho biết, số đơn vị gây ô nhiễm môi trường cho dòng sông Thị Vải từ nhiều năm qua không chỉ riêng có Vedan. Các đợt thanh tra vừa qua cho thấy có rất nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng không đạt tiêu chuẩn. Những cơ sở sản xuất này xả ra dòng sông từ hàng trăm đến hàng chục ngàn m3 nước thải mỗi ngày đã góp phần gây ô nhiễm sông Thị Vải nghiêm trọng hơn. Cũng theo ông Tuyến, qua vụ việc Vedan cho thấy đã đến lúc tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp chưa qua xử lý thải ra sông Thị Vải là điều đáng báo động. Những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại cho người dân thì phải đền bù. Do đó trong thời gian tới Tổng cục Môi trường cũng sẽ yêu cầu các cơ quan điều tra tiếp tục xử phạt nghiêm khắc các cơ sở gây ô nhiễm sông Thị Vải.

Mất 10 năm... để “rửa” sông Thị Vải

Theo các nhà khoa học, để “cứu” sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng hiện nay cần ít nhất 10 năm. Biện pháp trước mắt là tăng cường công tác quan trắc, giám sát môi trường, đặc biệt là giám sát nguồn nước thải ra sông; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra môi trường một cách thường xuyên; có biện pháp buộc các cơ sở sản xuất thực hiện chương trình quan trắc tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trường. Yêu cầu các cơ sở sản xuất phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, đình chỉ hoạt động, không cho tiếp tục xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải ngay từ bây giờ.

GS-TS Lâm Minh Triết, người đã có nhiều năm nghiên cứu về môi trường sông Thị Vải, đề xuất các cơ quan chức năng nên nghiên cứu đào kênh dẫn nước từ sông Thị Vải qua sông Đồng Nai, do sông Đồng Nai có lưu lượng nước chảy mạnh sẽ giúp dần việc tháu rửa ô nhiễm cho sông Thị Vải. Hơn nữa sông Thị Vải hoạt động theo cơ chế bán triều lên xuống nên hướng thoát nước sang sông Đồng Nai sẽ mạnh hơn khi có kênh dẫn. Do đó, việc cải thiện môi trường sông Thị Vải sẽ dễ dàng hơn. TS Nguyễn Văn Nhì, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, cho rằng việc đánh giá nguồn nước sông Thị Vải bị ô nhiễm hiện nay chỉ dừng lại ở mức kiểm tra trên mặt nước sông, còn vùng sâu dưới đáy sông thì chưa thực hiện công tác quan trắc. Do đó mức độ ô nhiễm chưa được kiểm tra đánh giá một cách toàn diện.

Ngoài ra, một số nhà khoa học cũng cho rằng cần nhanh chóng nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại các KCN, cơ sở sản xuất (thay thế cho hệ thống quan trắc thủ công mỗi năm thực hiện 2 – 6 lần) nhằm kiểm tra, theo dõi thường xuyên mức độ ô nhiễm của sông Thị Vải để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đồng thời tăng mức phí xả nước thải công nghiệp bởi hiện nay mức thu phí này quá thấp và tăng cường xử phạt thật nghiêm những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

LÊ LONG

 

 

3- Vụ xả nước thải ra môi trường của Vedan: Mức ô nhiễm vượt tiêu chuẩn hàng ngàn lần

Thứ tư, 24/09/2008, 00:52 (GMT+7)

Một đoạn sông Thị Vải ô nhiễm nổi bọt trắng xóa. Ảnh: L.Long

(SGGP). – Đến ngày 23-9, đoàn kiểm tra gồm Viện Khoa học Hình sự (C21), Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15), Cục Cảnh sát bảo vệ (C22), Cục Cảnh sát môi trường (C36) và đại diện các cơ quan chức năng liên quan tiếp tục điều tra phát hiện ít nhất 5 vị trí đường ống xả thải ra sông Thị Vải.

Thứ trưởng Bộ TN-MT Trần Hoàng Hà đã trực tiếp khảo sát khu vực hệ thống xử lý nước thải hồ sinh học, hệ thống UASB (lọc nhỏ giọt để xử lý nước thải) của Vedan. Theo đoàn kiểm tra, hiện đã xác định được tổng khối lượng xả thải hàng tháng của Vedan tại 2 trụ bơm ở cầu Cảng số 2 và ống xả ngầm dưới nước tại cầu Cảng số 1 ra sông Thị Vải lên đến 70.400m3/tháng.

Hệ thống xử lý nước thải UASB không vận hành đúng thiết kế kỹ thuật theo quy định, bùn thải lỏng không được đưa vào máy ép bùn mà xả trực tiếp vào hệ thống hồ sinh học số 2. Tổng số lượng xả thải của Vedan có thể sẽ không dừng lại ở con số trên vì càng kiểm tra càng phát hiện thêm nhiều tuyến ống nằm trong diện nghi vấn xả chất thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải.

Cũng theo đoàn kiểm tra, nhiều đường ống tại khu vực chứa chất thải của Vedan có dấu hiệu bị cắt bỏ nhằm xóa dấu vết. Cụ thể tại xưởng lên men 2, nhân viên điều tra phát hiện nhiều vết hàn đường ống rất mới, đặc biệt có dấu vết trám lỗ chảy từ bể chứa ra mương thoát nước giải nhiệt. Đại diện xưởng trưởng xác nhận hệ thống này mới được hàn, cắt và trám lỗ khoảng 3 ngày qua để đối phó với cơ quan chức năng.

Theo lời khai của ông Nguyễn Sơn Tú, cán bộ vận hành hệ thống máy bơm nước thải ở xưởng lên men 2, hệ thống xả nước tại đây có 2 đường ống, trong đó 1 đường có đường kính 14cm dẫn về hệ thống xử lý nước thải (có van khóa tự điều khiển), còn 1 đường ống có đường ống 20cm được xả nước thải trực tiếp vào mương thoát nước giải nhiệt ra thẳng sông Thị Vải.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản buộc giữ nguyên hiện trạng và Vedan cũng đã tiếp tục ký vào biên bản vi phạm. Đoàn kiểm tra cũng đã công bố kết quả phân tích hàm lượng các thông số ô nhiễm trong dịch thải của Vedan. Hầu hết thông số ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 từ 10 đến 2.600 lần từ bể bán âm và từ 36 đến 3.675 lần tại bồn chứa 15.000m3 (lấy mẫu lúc bơm xả ra sông Thị Vải).

Ông Trần Hoàng Hà cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc kiểm tra lâu dài là do sự thiếu hợp tác của Vedan. Mặc dù đoàn kiểm tra đã nhiều lần đề nghị Tổng giám đốc Vedan phải trực tiếp có mặt làm việc với đoàn nhưng Tổng giám đốc Vedan vẫn không chịu xuất hiện. Vedan cũng chưa cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu, bản vẽ kỹ thuật thiết kế, xây dựng, hoàn công kể cả xây dựng ban đầu và xây dựng bổ sung hệ thống xử lý nước thải cho đoàn kiểm tra. Nếu Vedan cứ kéo dài không chịu hợp tác, đoàn kiểm tra sẽ phải tăng cường thêm lực lượng và gia hạn thêm thời gian để điều tra làm rõ sai phạm, xử lý cụ thể từng cá nhân, tùy vào mức độ vi phạm - ông Hà cho biết.

Được biết, hôm nay (24-9), Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an sẽ chủ trì cuộc họp để nghe lãnh đạo các cục nghiệp vụ của Tổng cục Cảnh sát và Công an tỉnh Đồng Nai báo cáo tiến độ việc điều tra sai phạm của Vedan.

Đ.HÀ - M.NGUYÊN

 

 

 

4- Cách nào “cứu” sông Thị Vải

VietNamNet

?22:28' 23/09/2008 (GMT+7)

- Chỉ khi sự kiện “Vedan”được phát giác, người ta mới thấy cần phát huy hệ thống quan trắc và giám sát chất lượng nước trên lưu vực sông Thị Vải - công cụ để điểm tên doanh nghiệp đầu độc sòng sông. Và bây giờ, đã là muộn để ngồi lại bàn cách cứu sông Thị Vải...

Hơn 700 đơn tố cáo Công ty Vedan 

Ngày 23/9, tại Đồng Nai đã diễn ra hội thảo “Tăng cường quan trắc và giám sát môi trường nước sông Thị Vải” quy tụ nhiều nhà khoa học, cơ quan quản lý tài nguyên môi trường 3 tỉnh Đồng Nai, TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu chuyện mang tính thời sự 14 năm

Giáo sư Đoàn Cảnh (Trung tâm kỹ thuật môi trường – Bộ Tài nguyên & MT) cho biết: ngay từ năm 2004 ông từng đi khảo sát, làm đề tài khoa học về sông Thị Vải. Lúc đấy, dòng sông đã bị ô nhiễm nặng. Thế nhưng, những lời cảnh báo, đề xuất các giải pháp “cứu” sông Thị Vải của các nhà khoa học đã bị “bỏ qua”…

Giáo sư Đoàn Cảnh: " Việc ô nhiễm nguồn nước sông Thị Vải đã được cảnh báo từ nhiều năm trước"

Đến nay, dọc bờ sông Thị Vải, với tốc độ phát triển “chóng mặt” của công nghiệp và dịch vụ cảng, mức độ ô nhiễm càng nghiêm trọng hơn… Lời cảnh báo 14 năm trước lại thành chuyện thời sự!

Theo khảo sát mới đây của Trung tâm quan trắc và thông tin môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường), sông Thị Vải có chiều dài 76km, bắt nguồn từ xã Nhơn Thọ, Long Thành, Đồng Nai chảy qua huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu) và huyện Cần Giờ (TPHCM). Tuy không có ý nghĩa về mặt cung cấp nước, nhưng sông này rất quan trọng về mặt sinh thái và môi trường.

Nước sông Thị Vải bị ô nhiễm rất cao, vì là nơi tiếp nhận các nguồn nước thải công nghiệp, trong khi khả năng tự làm sạch của dòng sông rất kém. Ngoài ra, sông Thị Vải còn chịu ảnh hưởng của biển do chế độ bán nhật triều (nước sông khó thoát ra biển được do thuỷ triều lên), nên tích tụ ô nhiễm ngày càng nhiều.

 

Mẫu nước lấy từ sông Thị Vải (bên phải) trong một lần tiến hành xét nghiệm. (ảnh do Trung tâm quan trắc và thông tin môi trường - Bộ TM&MT cung cấp)

Các kết quả đo nồng độ ôxy hoà tan (DO) có chỉ số 2mg/1 vào thời điểm 24/8/2009 cho thấy, vùng ô nhiễm nặng kéo dài 15km từ xã Long Thọ (Nhơn Trạch, Đồng Nai) tới khu vực cảng Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu)… Nhiều đoạn sông ô nhiễm nghiêm trọng, trở thành “dòng chảy chết”, hầu như không có sinh vật phù du sinh sống.

Đó là chưa tính, hàm lượng kẽm (Zn) có nồng độ 0,039 – 0,053 mg/l vượt từ 3,9 đến 5,3 lần, có khu vực vượt 9,1 lần (nhà máy xi măng Holcim)...

Theo tính toán, nếu tình trạng ô nhiễm không được can thiệp, đến năm 2010 mức độ ô nhiễm sẽ kéo dài hết sông Thị Vải.

Về nguồn gây ô nhiễm, theo kết quả thanh tra kiểm tra các Khu công nghiệp (KCN) cơ sở sản xuất trên sông Thị Vải 2006 có 28/77 cơ sở sản xuất và KCN vi phạm các quy định về xả nước thải vượt mức quy định. Chỉ có 49/77 cơ sở đầu tư hệ thống xử lý nước thải , trong đó 12 cơ sở (chiếm 15,6%) đạt tiêu chuẩn.

Nguồn nước ô nhiễm cũng khiến một số tàu biển nước ngoài từ chối cập cảng sông Thị Vải vì sợ ăn mòn vỏ. Hiện tượng tôm cá, nghêu của các hộ dân sống trên lưu vực sông Thị Vải chết hàng loạt, ảnh hưởng tới đời sống của hàng chục nghìn hộ dân khu vực này.

Bảo vệ sông bằng quan trắc và chế tài

Theo tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Giám đốc Trung tâm quan trắc và thông tin môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường), để “cứu” sông Thị Vải, cần tăng cường công tác quan trắc, giám sát chất lượng nước sông Thị Vải và nước thải từ các cơ sở sản xuất, KCN...để có giải pháp “phản ứng” nhanh từ cơ quan quản lý Nhà nước.

Ông Tùng nêu thực tế: Hệ thống quan trắc (dùng để đo đạc, phân tích các thông số đánh giá chất lượng nước thông qua chỉ số DO, BOD,COD, kim loại nặng..) được lắp đặt tại các cơ sở sản xuất, KCN, vị trí là đầu nguồn nước do họ thải ra; trong số 54/77 cơ sở thực hiện chương trình giám sát môi trường, chỉ có 39 cơ sở (chiếm 50,6% thực hiện báo cáo đúng tần suất 2 lần/năm. Tuy nhiên, số liệu báo cáo sơ sài, chất lượng thấp…

Hướng sắp tới, Bộ TN&MT sẽ tăng tần suất quan trắc nguồn nước sông Thị Vải từ 2-6 lần/năm lên thành 12 lần/năm (đối với cơ quan quản lý Nhà nước) và từ 2 lên 4 lần/ năm (đối với doanh nghiệp)

Về lắp đặt hệ thống quan trắc, đại diện Công ty phát triển KCN Biên Hoà cho rằng: ngoài việc quan trắc, giám sát ngay tại khu vực xử lý nước thải của doanh nghiệp, rất cần lắp đặt các trạm quan trắc tự động tại một số điểm xả được coi là “điểm nóng” trên sông Thị Vải.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Ngọc Bang (đại diện công ty Hưng Nghiệp Formosa) cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi đầu tư 3 hệ thống xử lý nước thải, cắt cử 21 nhân viên chuyên lo về giám sát môi trường. Hàng tuần 2 lần lấy mẫu nước đi kiểm nghiệm… Làm như vậy mà còn bị mang tiếng là “xả” nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải (?). Thử hỏi, trong số 200 doanh nghiệp xả nước thải ra sông, có bao nhiêu doanh nghiệp làm như chúng tôi. Đã đến lúc phải có chế tài mạnh…”.

Còn theo quan điểm của ông Lê Văn Phước (Viện Môi trường & Tài nguyên, Bộ TN&MT), quan trắc chỉ là một trong nhóm giải pháp tổng thể để ngăn chặn sông Thị Vải biến thành dòng sông chết, bởi theo ông: “Lắp đặt hệ thống quan trắc trong lúc dòng chảy (từ các họng nước thải của DN) vẫn ô nhiễm thì cũng chẳng giải quyết được gì (?) Cần phải áp dụng ngay các giải pháp tổng thể để ngăn chặn ô nhiễm...”.

Tham gia góp ý, TS.Hoàng Dương Tùng cho răng, cần phải “kích” nhiều giải pháp để ngăn chặn và đi tới chấm dứt xả nước thải chưa qua xử lý trên sông Thị Vải. Các giải pháp đưa ra là thường xuyên kiểm tra, thanh tra môi trường, áp dụng các công cụ kinh tế, khoa học công nghệ trong việc xử lý ô nhiễm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ bảo vệ môi trường...

• Thái Thiện

 

 

5- Vụ Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải: Càng kiểm tra, càng lộ nhiều sai phạm

Thanh Niên

24/09/2008 0:25

Công an đang đề nghị đào để kiểm tra hệ thống xả đầy nghi vấn của Vedan - Ảnh: H.T

Hôm qua 23.9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hoàng Hà, trực tiếp khảo sát, lấy mẫu nước xung quanh Công ty Vedan nhằm đánh giá sự khác biệt trước và sau khi phát hiện ra hệ thống xả trực tiếp ra sông Thị Vải.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Hà, sự ô nhiễm đã giảm nhiều so với trước khi cơ quan chức năng phát hiện ra các hệ thống xả chui của Vedan, đặc biệt là về màu sắc và mùi thối. "Đặc biệt lực lượng công an và liên ngành còn phát hiện thêm nhiều khu vực chứa chất thải có dấu hiệu bị Vedan xóa dấu vết, cắt các đường ống bỏ đi, đã bị buộc phải giữ nguyên hiện trạng" - ông Hà cho biết.

Cụ thể tại Xưởng lên men 2, cơ quan chức năng phát hiện nhiều vết hàn đường ống rất mới, có dấu vết trám lỗ chảy từ bể chứa ra mương thoát nước giải nhiệt. Đại diện xưởng xác nhận hệ thống này mới được hàn, cắt và trám lỗ khoảng 3 ngày nay để đối phó với cơ quan chức năng. Theo lời khai của ông Nguyễn Sơn Tú, cán bộ vận hành hệ thống máy bơm nước thải ở Xưởng lên men 2, thì hệ thống này có 1 đường ống (khoảng 20 cm) được xả trực tiếp vào mương thoát nước giải nhiệt (vị trí xả chui thứ 4 bị cơ quan chức năng phát hiện vào ngày 22.9 - PV).

Theo lời trình bày của ông Tú, từ 18 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, các máy bơm của hệ thống này bơm nước thải trực tiếp vào hệ thống mương thoát nước giải nhiệt, chảy trực tiếp ra sông Thị Vải mà không qua xử lý. Sau khi bị lập biên bản, Công ty Vedan thừa nhận, hành vi vi phạm cố ý xả trực tiếp dịch thải sau lên men ra sông Thị Vải mang tính hệ thống, có tổ chức và kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với sông Thị Vải.

Cũng theo ông Hà, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc kiểm tra lâu là do sự thiếu hợp tác của Công ty Vedan như không cung cấp hồ sơ thiết kế nhà máy, báo cáo tác động môi trường… chính vì thế, Đoàn kiểm tra phải tự mò mẫm xác minh. Về trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương, Thứ trưởng Hà cho biết: "Sau khi có kết luận, Đoàn kiểm tra sẽ xem xét trách nhiệm cá nhân cụ thể".

Lời cảnh báo đã có từ 10 năm trước

Hôm qua 23.9, Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) đã tổ chức hội thảo "Giám sát môi trường sông Thị Vải" với sự tham gia của nhiều nhà khoa học. Ý kiến của các nhà khoa học cho thấy, cách đây hơn 10 năm họ đã phát hiện ra sự ô nhiễm trên sông Thị Vải.

Đánh giá mới nhất về môi trường sông Thị Vải, TS Hoàng Dương Tùng, Giám đốc Trung tâm Quan trắc và thông tin môi trường thuộc Cục Bảo vệ môi trường (Bộ TN-MT) cho biết, qua so sánh kết quả quan trắc, thấy vùng ô nhiễm trên sông Thị Vải ngày càng lan xa. Đến ngày 24.8.2008, vùng ô nhiễm nặng đã kéo dài đến trên 15 km. Dự báo, đến năm 2010, vùng ô nhiễm nghiêm trọng của sông Thị Vải có thể kéo dài gấp đôi so với thời điểm hiện nay.

PGS-TS Đoàn Cảnh, nguyên cán bộ Phân viện sinh thái Tài nguyên và Môi trường (nay là Viện Sinh học nhiệt đới TP.HCM) cho biết, vào năm 1997 ông cùng với 22 nhà khoa học khác đã tiến hành điều tra ô nhiễm môi trường sông Thị Vải do các công trình công nghiệp lân cận gây ra.

Sau cuộc điều tra, ông Cảnh hoàn thành báo cáo khoa học dày hơn 100 trang, đánh giá mức độ ô nhiễm sông Thị Vải là rất nghiêm trọng do tích lũy các kim loại nặng làm cho dòng sông mất khả năng tự làm sạch; không khí ở khu vực sông Thị Vải đã ô nhiễm bụi và chất thải SOx, NOx từ các nhà máy.

Từ nhận định này, các nhà khoa học cảnh báo cần phải quản lý chặt chẽ các nguồn nước thải vào sông Thị Vải về số lượng, chất lượng và quy trình xả thải; nghiên cứu các giải pháp xử lý cục bộ tại các KCN và nhà máy đóng trên lưu vực sông Thị Vải…

Ông Cảnh cho biết: "Sau khi hoàn thành công trình nghiên cứu, chúng tôi có gửi cho Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, nhưng rất tiếc báo cáo này lại không được quan tâm". Khi đề cập Công ty Vedan hủy hoại sông Thị Vải, PGS-TS Đoàn Cảnh nói: "Cách đây 10 năm, vai trò của Vedan gây ô nhiễm là rất rõ vì lúc đó có rất ít nhà máy".

Hoàng Tuấn

 

 

 

6- Hồ sơ tội ác của bột ngọt/MSG

(LÊN MẠNG THứ NĂM 18, THÁNG CHÍN 2008)

Về những tác dụng tiêu cực của bột ngọt bạn có thể xem thêm trên Google mục MSG(Monosodium Glutamate) sẽ tìm thấy ở đây nhiều bài viết, phân tích những khía cạnh có hại cho sức khỏe của nhiều nhà nghiên cứu chuyên môn

Nhân vụ Công ty sản xuất bột ngọt Vedan ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, bị phát giác xả nước thải nguy hại chưa qua xử lý ra sông Thị Vải cả hơn 10 năm qua, dư luận trong nước đang khui lại "hồ sơ tội ác của bột ngọt", và trên trang blog "Đời Thế" đã đăng phổ biến tài liệu này .

Đọc xong, nếu các bà nội trợ nào còn muốn ăn bột ngọt, liên hệ Đời. Đời gởi cho mấy vĩ thuốc ngủ, uống cho đi lẹ lẹ đỡ tốn công, tốn của, tốn thời gian...sống.

Ở những nước phát triển, vấn đề thêm chất phụ gia thực phẩm là một việc rất thận trọng. Bột ngọt - MSG đã được họ đưa vào danh sách hạn chế dùng từ những năm 1968 (tức hơn 40 năm nay rồi). Các hội chứng do ăn phải nhiều bột ngọt được các nhà khoa học gọi là "hội chứng ăn nhà hàng Trung Hoa - Chinese Restaurant Syndromes".

Vậy mà VEDAN và khối kẻ khác đang ngày đêm mặc sức tuôn chất độc ra cho dân tình Việt Nam tận hưởng. Mặc khác chúng ta tung hô và khen thưởng nhà đầu tư VEDAN với nhà máy sản xuất chất độc lớn nhất Đông Nam Á. Ngoài cửa VEADAN đường hoàng mời bà con dân tình mở hầu bao rước chất độc để kiếm lời bỏ túi. Cửa sau thì lén lén, lút lút đổ bỏ bao nhiêu chất thải giết người ra sông, ra đất mà không phải tốn một đồng chi phí xử lý.

Giết người bằng 2 đao, 2 đao! Giết trong, giết ngoài! Giết thế hệ đang sống, giết đến thế hệ tương lai!

Thử hỏi có đáng để chúng ta "ăn" vào không?

TẨY CHAY VEDAN! và NGƯNG, GIẢM NGAY BộT NGỌT TRONG KHẨU PHẨN ĂN HÀNG NGÀY tức chúng ta đang tự bảo vệ mình, bảo vệ con cháu nước Việt này...

"Hồ sơ tội ác của nàng bột ngọt"!

Năm 1908, tiến sĩ Kikunae Ikeda (khoa Hóa Viện đại học Hoàng gia ở Đông Kinh) phát hiện trong loại rong lá ấy có một hoạt chất làm cho thức ăn ngon ngọt. Đấy chính là chất "bột ngọt" ngày nay. Tại Mỹ, bột ngọt được gọi là Mono sodium glutamate. Tại Nhật, nó được gọi là Ajinomoto ("Aji" nghĩa là nguồn gốc, "moto" nghĩa là hương vị, "Ajinomoto": nguồn gốc của những hương vị).

Năm 1909, Ikeda và dược sĩ Saburosuke Suzuki mở một công ty chuyên kinh doanh bột ngọt. Đến năm 1933, sản xuất bột ngọt tại Nhật Bản đã đạt đến 4500 tấn/năm. Bột ngọt trở thành gia vị quan trọng, nhất là tại các nước phương Đông.

Nếu ta đưa dư acid amin vào, cụ thể là bột ngọt, chúng sẽ được gan và thận làm việc "hết công suất" để biến thành dạng hòa tan, có thể ra ngoài theo nước tiểu. Nếu bột ngọt đưa vào nhiều quá, gan và thận phải làm việc quá sức, ắt phải có ngày "hết pin". Từ đó dẫn đến một số rối loạn khác. Bột ngọt còn là một chất truyền dẫn thần kinh. Chất này não có thể tự tiết ra khi cần (gọi là glutamat nội sinh). Dùng nhiều bột ngọt, lượng glutamat thừa sẽ gây rối loạn, làm suy thoái não.

Nguyên nhân gây nhiều căn bệnh

Bột ngọt còn là nguyên nhân của nhiều "tội ác":

Gây suyễn: Năm 1981, bác sĩ Gary Backer thấy những bệnh nhân suyễn bị nặng hơn sau khi ăn các món của người Hoa. Tác động gây suyễn của bột ngọt đã được công bố.

Gây trầm cảm: Năm 1978, bác sĩ Artheur Colman phát hiện ra chứng trầm cảm ở một số bệnh nhân do sử dụng bột ngọt. Họ bị căng thẳng, buồn nôn, đau bụng nhẹ...

Nhức đầu: Triệu chứng này hay gặp nhất với những người nhạy cảm với bột ngọt.

Ảnh hưởng đến kinh nguyệt

Giải pháp: thức ăn không bột ngọt

Nói chung, càng tránh dùng bột ngọt chừng nào càng tốt chừng nấy. Cách nấu không cần bột ngọt:

Nguyên liệu phải tươi

Phải công phu mới có nước lèo ngon, ngọt: nấu nhiều xương, củ cãi trắng, mía lau đập dập, võ tôm và đầu tôm cho vào túi vải mỏng hầm chung với xương.

Món kho có thể dùng đường thay thế

Không dùng bột ngọt cho trẻ em dưới 6 tuổi

Lượng bột ngọt có thể cho vào thức ăn của người lớn là 2g nửa muỗng café) cho 0.5kg thịt, cá hay rau.

(Theo Dược sĩ Huy Cường / Vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm)

Một công trình nghiên cứu khoa học của nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Hàn Quốc Hwo Woong Zhong đăng trên tờ tạp chí Khoa học Mỹ số 7/1996 (Science No.7) với tên: "Hội chứng Cao Lâu hay Hội chứng món ăn nhà hàng Tàu" (Chinese Restaurant Syndromes) đã công bố những tác hại của việc dùng bột ngọt trong chế biến thực phẩm:

Nếu dùng bột ngọt nhiều sẽ gây những tác hại cho các nơron thần kinh duy trì chức năng trí nhớ. Mặc dù muối Natri gốc Axít glutamic có tác dụng làm giảm lượng Amoniắc trong hệ tuần hoàn não nên phần nào có tác dụng làm giảm đau đầu (một thời có người đã chữa chứng đau đầu bằng... ăn nhiều bột ngọt!). Nhưng sau đó, chính nó lại hạn chế khả năng trao đổi chất của các tế bào thần kinh, gây nên lão hoá. Đó chính là nguyên nhân làm suy giảm trí nhớ.

Từ công trình nghiên cứu khoa học trên đây, WHO và Tổ chức Lương Nông thế giới - FAO đã khuyến cáo: Không nên dùng bột ngọt trong chế biến cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Theo thống kê thì Châu Âu và các nước phát triển hầu như không sử dụng bột ngọt trong chế biến thực phẩm.

Các nước sản xuất nhiều bột ngọt chỉ để... xuất khẩu (Mỹ tiêu thụ nội địa 0,7% sản lượng; Pháp 0,9%; Braxin 1%). Ngay tại Nhật, nước phát minh ra bột ngọt cũng chỉ làm ra để xuất khẩu, chứ tiêu thụ nội địa chỉ 1,5% sản lượng.

Một số trắc nghiệm của các nhà khoa học nghiện cứu hoá thực phẩm tại Anh và Mỹ còn chỉ ra rằng: Ăn nhiều bột ngọt trong thức ăn một lần có thể gây triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, ngứa dị ứng toàn thân hoặc từng phần; đặc biệt là phản ứng tăng nhanh nhịp tim... rất nguy hiểm cho người cao huyết áp.

Hiện nay, bột ngọt, bột canh (có bột ngọt với tên gọi chất điều vị) luôn là bạn đường thuỷ chung của các món ăn, nhà bếp Việt Nam. Bất kỳ món ăn nào của ta hiện nay cũng đều được nêm cỡ 1 muỗng cà phê bột ngọt là ít nhất. Ngay cả mì ăn liền cũng có tới 4gr bột ngọt/1 gói.

Ở Việt Nam có 2 nhà mày lớn sản xuất bột ngọt ở Việt Trì, Vedan ở Đồng Nai, cộng với nhiều nhà máy lớn nhỏ khác cũng chưa cung cấp đủ nhu cầu trong nước.

Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu bột ngọt từ Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Braxin, và nhất là bột ngọt 3 không (không nhãn, không hạn sử dụng, và không xuất xứ nhà sản xuất) được nhập từ biên giới Trung Quốc.

Chúng ta đang tự đầu độc hoặc bị đầu độc bằng chất độc mang cái tên ngọt ngào "Bột ngọt".

Đã đến lúc các nhà khoa học, các phương tiện thông tin đại chúng cần vào cuộc tuyên truyền, uốn nắn một thói quen có hại của việc lạm dụng bột ngọt trong chế biến thực phẩm.

Đừng để đến lúc các tác hại của hội chứng lạm dụng bột ngọt phát tán thì sẽ là quá muộn.

(http://blog.360.yahoo.com/blog-CkgfBTEzeqkPrBLuE0ZFgw—?cq=1&p=1175)

 

7- Chuyện không nhỏ của Vedan !

Ngày 21/09/2008, 10:49 GMT+7

(VOH) - Những ngày qua sự kiện Công ty Vedan của Đài Loan bị phanh phui bởi lối làm ăn gian trá đã làm cho dư luận nóng tên. Sở dĩ như vậy là bởi vì trong suốt 14 năm trời, kể từ năm 1994, khi đưa dây chuyền sản xuất bột ngọt và nhiều thành phẩm khác vào sản xuất, Vedan đã bắt đầu một chiến dịch đầu độc sông Thị vải.

Ống “hậu kiểm” nước thải xả lén của Vedan VN (Ảnh: NLĐ)

Bằng việc thải trực tiếp ra con sông này mỗi ngày hàng chục ngàn mét khối nước thải độc hại, chừng ấy năm, Vedan đã biến dòng sông tươi mát, là nguồn sống của hàng chục ngàn cư dân trong vùng, thành con sông kinh hoàng với màu nước đổi màu đầy hóa chất và đượm một thứ mùi hôi thối nồng nặc. Tôm cá không còn cũng đồng nghĩa với việc bà con nơi đây rơi vào đói nghèo và cùng quẫn. Chưa kể là 14 năm ròng rã hít thở và tiếp xúc với không khí và nguồn nước đậm đặc hóa chất như thế này, không chừng họ sẽ bị chứng ung thư phổi, da và các loại di chứng khác.

Chừng ấy thời gian tồn tại và hoạt động như vậy, song Vedan vẫn không hề hấn gì, dù dân đã kêu, dù nhà chức trách sở tại đã lờ mờ và nghi hoặc về một điều gì đó không minh bạch trước những dấu hiệu ngày càng rõ nét về môi trường sống xung quanh đang ngày một xấu đi. Và thật là trớ trêu, hàng năm Vedan vẫn nhận được những lời ngợi khen về thành tích bảo vệ môi trường từ ngành chức năng tỉnh Đồng Nai. Nếu không có Cục cảnh sát môi trường Bộ công an vào cuộc thì có lẽ sự thật bên trong của Vedan sẽ vẫn còn là điều bí ẩn. Vâng, thật sự là nhờ nỗ lực của lực lượng này mà cung cách làm ăn của Vedan mới được phơi bày và một phần tội ác đã bị chặn lại. Bằng chứng là ngay từ đầu, Lãnh đạo của Vedan đã chủ trương thiết kế hệ thống thoát xả chất thải nguy hại ra thẳng sông Thị Vải. Bằng mắt thường quan sát thì chỉ thấy phần nổi của hệ thống, còn lượng nước thải có độc tố, không qua xử lý lại được thoát ra sông theo những đường ống ngầm nằm sâu gần 10 mét dưới lòng sông. Lý giải trước thực trạng này, một PCT Tỉnh Đồng Nai cho rằng đã bị Vedan qua mặt và rằng tỉnh có yếu kém trong khâu quản lý. Đó có thể là sự thừa nhận chân thành.Tuy nhiên sự tồn tại của Vedan trong 14 năm theo cung cách làm ăn như vầy mà Tỉnh này hầu như không có một động thái tích cực nào để giảm thiểu hoặc triệt tiêu nạn ô nhiễm ngày càng trầm trọng tại đây, thì quả là khó hiểu.

Sau nhiều ngày đấu tranh căng thẳng bằng những chứng cứ và lập luận chặt chẽ từ phía Cục cảnh sát môi trường Bộ công an và Bộ tài nguyên môi trường, lãnh đạo của công ty Vedan đã buộc phải ký vào biên bản thừa nhận 10 điểm sai phạm nghiêm trọng của đơn vị mình trong suốt thời gian dài vừa nêu trên. Trong đó nổi bật là những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường của VN như xả thải vượt chuẩn cho phép trên mười lần đối với các nhà máy sản xuất khác nhau. Tự ý nâng công suất các nhà máy lên nhiều lần mà không có báo cáo tác động môi trường. Không tuân thủ các qui định về nộp số liệu điều tra, khảo sát về môi trường sản xuất của mình cho ngành chức năng. Thải chất độc hại trực tiếp ra môi trường mà không có thiết bị hạn chế. . . Những sai phạm đã dẫn đến việc Vedan đã biến vùng đất lành chim đậu của Đồng Nai thành vùng đất chết vĩnh viễn, bởi giờ đây khó có thể dùng biện pháp khoa học nào, dù có đổ bao nhiêu tiền tỷ vào thì e rằng cũng khó mà có phép lạ để hồi sinh được nơi này. Rồi đây Vedan sẽ phải chấp nhận những hình thức xử phạt thỏa đáng với những gì họ đã gây ra cho bà con nông dân trong vùng và cho con sông Thị Vải .Hàng chục tỷ hoặc hơn thế nữa để bồi thường thiệt hại, bị đình chỉ hoạt động để khắc phục hậu quả hoặc kể cả việc bị khởi tố theo qui định của Bộ luật hình sự nước CH XHCN VN thì công ty này cũng không thể làm khác. Tuy nhiên sự mất mát lớn nhất mà Vedan khó có thể thu hồi là uy tín của nhãn hiệu này trong lòng người tiêu dùng VN. Nhiều năm qua thương hiệu Vedan đã đồng hành trên khắp nẻo đường của xứ sở mà họ đã chọn để đầu tư và phát triển và trên thực tế nhiều sản phẩm của Vedan đã được các bà nội trợ VN lựa chọn. Tiếc thay cho một sự đánh đổi quá to lớn và đắt giá. Có không ít ý kiến cho rằng cần phải tẩy chay hàng hóa của Vedan - như cách mà nhiều nước đã làm, khi bất bình về một sự cố nào kiểu như Vedan đã gây ra cho nước họ. Dư luận bất bình và phẫn nộ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên điều còn lại giờ đây là cách mà Vedan ứng xử để chuộc lại lỗi lầm của mình. Câu chuyện của Vedan rõ ràng là không nhỏ và nó sẽ là một bài học cho tất cả mọi người. Liệu còn bao nhiêu Vedan khác nữa - với lối làm ăn cẩu thả như vậy, chưa bị phanh phui.Thiết nghĩ đây cũng là kinh nghiệm quí giá cho các ngành các cấp, cho những người làm công tác quản lý trước làn sóng đầu tư đang nở rộ.

Việt Anh

http://www.voh.com.vn/index.aspx?catid=24&id=4473

 

 

 

8- Những mục đích lợi nhuận chết người

Ngày 19/09/2008, 07:58 GMT+7

(VOH) - Trong lịch sử phát triển của mình, Thế giới đã từng chứng kiến nhiều sự kiện gây thương vong hàng loạt như dịch tả, thương hàn, sốt phát ban, sốt rét hay các thiên tai như bão lũ, hạn hán, hỏa hoạn, động đất… hàng chục ngàn, thậm chí gấp nhiều lần số người như vậy đã chết do sự bất cẩn của chính mình và từ những cơn thịnh nộ của thiên nhiên.

Họng cống xả nước thải từ nhà máy Vedan ra sông Thị Vải. (Ảnh: TTO)

Cái chết đến từ bên ngoài thật nguy hại và khó lường, thế nhưng hiện nay, ngay thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 này, người ta đã lại sửng sốt khi phải chứng kiến những cuộc sát thương tập thể dù không gây chết người ngay lập tức, nhưng những di chứng mà nó mang lại cho con người thì quả là ghê gớm. Đó là các hệ lụy mang lại từ lối làm ăn tắc trách, bất chấp dư luận hòng kiếm tiền bằng mọi giá - những mục đích tìm kiếm lợi nhuận chết người của một số tập đoàn kinh tế, các thương gia và cả những người trực tiếp sản xuất…

Tuần qua cả Thế giới chấn động bởi tin hàng ngàn trẻ em Trung Quốc phải chữa trị khẩn cấp sau khi uống sữa bột giá rẻ của tập đoàn Tam Lộc và 22 công ty sản xuất sữa khác ở quốc gia này. Đau lòng ở chỗ, các cháu nhỏ sau thời gian ngắn dùng loại sữa nói trên, đã có cùng triệu chứng là đi tiểu có màu sậm kèm theo sạn. Nguyên nhân là người ta đã pha melamine - 1 loại hóa chất dùng cho việc sản xuất nhựa và chất dẻo vào sữa để tăng protein cho sản phẩm của mình. Hóa chất này đã trực tiếp gây bệnh sỏi thận cho hàng ngàn bệnh nhi. Thông tin ban đầu đã có 3 cháu tử vong, nhưng hàng chục ngàn ca khác đã và chưa được điều trị thì không rõ hậu quả về sau sẽ như thế nào. Là quốc gia đang được xem là có nền kinh tế phát triển quá nóng, Trung Quốc đã từng tai tiếng bởi các vụ thuốc tây giả, thức ăn có hóa chất và hàng tiêu dùng nhiễm các loại chất độc hại, hàng giả, hàng nhái...

Câu chuyện của nước láng giềng còn đang là vấn đề thời sự trên cửa miệng của nhiều người thì lại đến việc dòng sông Thị Vải ở Đồng Nai bị Công ty Vedan “giết chết”. Đã 14 năm trôi qua, kể từ khi đưa vào vận hành, Vedan đã trực tiếp đầu độc con sông này bằng hàng chục ngàn mét khối nước thải độc hại không qua xử lý, hàng ngày được xả thẳng ra sông bằng hệ thống ống ngầm. Mức độ ô nhiễm và độc tới mức chẳng những nhiều năm qua tôm cá chết, người dân không thể xài nguồn nước này mà cả tàu nước ngoài cũng không dám neo đậu tại cảng Thị Vải bởi e ngại dòng nước ngập tràn hóa chất sẽ làm hư vỏ tàu! Mà đâu chỉ có Vedan, mới đây, cảnh sát môi trường còn phát hiện thêm 5 công ty khác của VN cùng tham gia bức tử sông Thị Vải cũng với cung cách tương tự. Trước đó, lãnh đạo 2 TP Hồ Chí Minh và Bình dương đã cùng ngồi lại và có biện pháp cấp thiết nhằm cứu sông Đồng Nai và giải quyết ô nhiễm kênh Ba Bò, cũng là do các khu công nghiệp tại lưu vực sông này thải ra chất độc hại gây ô nhiễm nghiêm trọng và từ lâu dân chúng ở đây đã kêu thấu trời. Nguyên nhân chính để các nhà sản xuất vô tư đổ chất thải ra môi trường sống là do họ không muốn phải đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải tốn kém tiền tỷ - một yêu cầu bắt buộc phải có khi xin giấy phép đầu tư. Biết là độc hại, là ô nhiễm và hủy hoại môi sinh, thậm chí cả chết người, nhưng vì khoản lợi nhuận khổng lồ, họ đã bất chấp tất cả. Việc xử lý hình sự các vi phạm nói trên tới đâu, còn tùy thuộc vào ngành chức năng nhưng thái độ căm phẫn và bất bình của người dân và phản ứng của xã hội trong những ngày qua là dễ hiểu. Phải xử phạt thật nặng, thậm chí là buộc ngưng hoạt động những cơ sở này - nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, liệu sẽ còn bao nhiêu trường hợp nữa như Vedan, như các công ty dệt Nam Phương, dệt nhuộm SI, giấy Mỹ Xuân, thủy sản Tiến Đạt, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 Đồng Nai… hiện đang đêm ngày âm thầm trực tiếp hủy hoại mầm sống? Không thể chỉ kêu gọi lương tâm và đạo đức kinh doanh của họ một cách chung chung, mà điều chính yếu là mọi việc ngay từ đầu phải được thực thi đúng luật. Ngay ngắn, nghiêm túc và bài bản. Hễ không đủ điều kiện là không cấp phép và không được hoạt động. Hễ vi phạm thì phải xử thật nặng, thật nghiêm. Vậy thôi.

Trong công cuộc hối hả làm giàu, cũng cần phải lên án những mánh lới móc túi người dân và cung cách làm ăn dối trá của không ít bọn người vô lương tâm. Mới đây thôi, người ta đã phát hiện ra có đến 20% cây xăng, trong tổng số gần 2000 cây xăng đã kiểm tra trên phạm vi cả nước bơm thiếu cho người dùng. Bằng thủ pháp gắn chíp điện tử vào trụ bơm, họ đã nhận tiền đủ mà bơm xăng thiếu. Một bình nếu bơm theo kiểu này chỉ thực có 90%. Chưa hết người ta còn chế ra thiết bị làm sai lệch đồng hồ tính tiền của xe taxi để bắt khách trả thêm nhiều tiền dù họ không đi tới mức như vậy. Lại một loại lưu manh kinh tế kiểu mới. Còn nhiều, còn quá nhiều các tính toán gian manh mà những kẻ táng tận lương tâm đã và sẽ còn áp dụng để lừa người ngay. Một thời tình trạng hàn the trong bánh phở, amoniac ướp thủy hải sản, 3-MCPD gây ung thư có trong nước tương, rồi bột đá để làm kẹo, thuốc chữa bệnh, rồi cả phân bón giả đã làm người tiêu dùng điêu đứng… sẽ còn những thủ đoạn và mưu chước gì ghê gớm và hãi hùng nữa mà bọn người làm ăn gian dối này sẽ còn đưa ra nay mai? Dư luận mong là sự nghiêm minh của luật pháp, lương tâm của những người có bổn phận kiểm tra, giám sát và cấp phép khi thực thi công vụ... sẽ góp phần không nhỏ vào việc làm giảm bớt và tiến tới loại trừ lối làm ăn nhẫn tâm như thế, bởi đó chính là tội ác. Phải làm cho chúng không có đất sống ở bất kỳ nơi nào trong xã hội này.

Việt Anh

http://www.voh.com.vn/index.aspx?catid=24&id=4396

 

 

 

9- Hàng loạt sai phạm mới của Vedan VN

Cập nhật lúc : 8:46 AM, 24/09/2008

Đến chiều qua, các cơ quan chức năng phát hiện ít nhất năm vị trí đường ống xả thải ra sông Thị Vải. Tổng khối lượng xả thải của Vedan lên đến 70.400 m3 một tháng.

Lực lượng của Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), C36, C15 Bộ Công an đã xác định bổ sung các hành vi vi phạm xả trực tiếp dịch thải sau lên men ra sông Thị Vải và công bố kết quả phân tích hàm lượng các thông số ô nhiễm trong dịch thải sau lên men của Công ty Vedan VN.

Cũng trong ngày hôm qua, ông Trần Hoàng Hà, Thứ trưởng Bộ TN-MT đã cùng đoàn kiểm tra trực tiếp khảo sát khu vực hệ thống UASB (lọc nhỏ giọt để xử lý nước thải). Đoàn kiểm tra đã xác định tổng khối lượng xả thải hàng tháng tại hai trụ bơm ở cầu Cảng số 2 và ống xả ngầm dưới nước tại cầu Cảng số 1 ra sông Thị Vải lên đến 70.400 m3 một tháng.

 

Nước thải chưa qua xử lý từ bể chứa này bị tuồn thẳng ra sông Thị Vải

 

Gian dối

Liên quan đến vụ Công ty Vedan VN xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, hôm nay, 24/9, Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an chủ trì cuộc họp để nghe lãnh đạo các cục nghiệp vụ của Tổng cục Cảnh sát và Công an tỉnh Đồng Nai báo cáo vụ việc.

Trước đó, trả lời Đất Việt, Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ cho biết quan điểm của Tổng cục Cảnh sát là sẽ xử lý nghiêm vụ việc nêu trên, kiên quyết không bao che, dung túng. Biện pháp xử lý sẽ được đưa ra sau khi có kết quả giám định về mức độ độc hại trong nước thải do Công ty Vedan VN xả ra sông Thị Vải. “Doanh nghiệp nước ngoài đến VN làm ăn đều phải tuân thủ pháp luật VN và phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tất cả các doanh nghiệp dù trong nước hay nước ngoài, đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật và đều phải bị xử lý nghiêm nếu vi phạm pháp luật”, Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ nhấn mạnh.

Đoàn kiểm tra đã phát hiện thêm một hệ thống đường ống xả nước thải từ xưởng axit vào hệ thống hồ sinh học tự nhiên số 1. Theo quan sát, nước thải có màu đen, sủi bọt trước khi xả vào hồ sinh học. Qua kiểm tra xác định hệ thống xử lý nước thải UASB không hoạt động theo chế độ tự động, dòng chảy không liên tục từ bể thu gom lên bể lắng hóa học nồng độ cao. Hệ thống này vận hành theo chế độ điều khiển của công nhân vận hành. Ngoài ra, đoàn phát hiện có một số đường ống nối giữa hệ thống UASB với hệ thống hồ sinh học.

Tại thời điểm kiểm tra có hai ống xả bùn xả trực tiếp bùn hoạt tính từ hệ thống bể UASB sang hồ sinh học số 2, hệ thống thiết bị ép bùn không hoạt động. Từ kết quả khảo sát nêu trên, đoàn kiểm tra kết luận hệ thống xử lý nước thải UASB không vận hành đúng thiết kế kỹ thuật theo quy định, bùn thải lỏng không được đưa vào máy ép bùn mà xả trực tiếp vào hệ thống hồ sinh học số 2. Trả lời đoàn kiểm tra, ông Vũ Đức Vinh, công nhân vận hành hệ thống UASB, thừa nhận máy ép bùn đã ngưng hoạt động khoảng 6 năm nay.

Lực lượng kiểm tra tiếp tục phát hiện có một ống xả đường kính khoảng 30 cm tại cầu Cảng số 1, đường ống này được chia đôi thành hai nhánh, một nhánh ra cầu Cảng số 1 và cầu Cảng số 2 nối với bồn chứa 15.000 m3 (bao gồm hai máy bơm 75 HP, mỗi bơm thải khoảng 400 m3 một giờ). Theo lời khai của ông Lâm Mậu Phủ (người điều hành hệ thống này), trung bình một tháng lượng dịch thải sau lên men xả thải tại bồn chứa 15.000 m3 ra cầu Cảng số 1 là: 16 lần x 4 giờ một lần x 400 m3 một giờ = 25.600 m3 một tháng. Còn theo báo cáo của Công ty Vedan, công ty chỉ vận hành một máy bơm tại bồn chứa 15.000 m3. Tuy nhiên, theo khai báo của ông Lâm Mậu Phủ dưới chân bồn có một máy bơm (công suất bơm khoảng 400 m3 một giờ), nhưng thực tế Đoàn kiểm tra đã phát hiện có hai máy bơm có cùng công suất nêu trên. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản về hành vi khai báo gian dối của ông Lâm Mậu Phủ.

Khối lượng xả thải lậu phình to bất ngờ

Theo biên bản vi phạm hành chính công bố tại Công ty Vedan ngày 19/9, Đoàn kiểm tra đã xác định thời gian, khối lượng xả dung dịch thải sau lên men của Công ty Vedan ra cầu Cảng số 1 là 44.800 m3 một tháng. Tuy nhiên chỉ sau vài ngày tiếp tục ”khai quật” hệ thống xả thải như ”mê hồn trận” tại Công ty Vedan, Đoàn kiểm tra đã xác định được tổng khối lượng xả thải hàng tháng tại hai trụ bơm ở cầu Cảng số 2 và ống xả ngầm dưới nước tại cầu Cảng số 1 (ống nối cao su, gân thép nối với hệ thống đường ống Inox) là 70.400 m3 một tháng.

Hệ thống máy bơm và đường ống kỹ thuật nêu trên được lắp đặt và vận hành từ năm 1994 cho thấy các hành vi vi phạm cố ý xả trực tiếp dịch thải sau lên men của Công ty Vedan ra sông Thị Vải mang tính hệ thống, có tổ chức và kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với sông Thị Vải. Theo một cán bộ trong Đoàn kiểm tra, tổng số lượng xả thải của Công ty Vedan sẽ không chỉ dừng lại ở những con số nói trên khi càng đi vào kiểm tra càng phát hiện thêm nhiều tuyến ống nằm trong diện nghi vấn xả lậu ra sông Thị Vải chưa qua xử lý.

Tính đến chiều qua, Đoàn kiểm tra đã phát hiện ít nhất năm vị trí đường ống làm “nhiệm vụ” xả thải ra sông Thị Vải. Trong đó, mới nhất là hệ thống ống nối từ nhà máy lên men 1 và 2 (dùng để sản xuất bột ngọt và lysine) bị phát hiện xả nước thải từ hai nhà máy ra mương thoát nước giảm nhiệt rồi đổ thẳng ra sông Thị Vải, không qua hệ thống xử lý nước thải.

Chiều qua, trao đổi với Đất Việt, Đại tá Lương Minh Thảo, Phó cục trưởng C36 cho biết, Đoàn kiểm tra đã nhiều lần đề nghị Tổng Giám đốc (TGĐ) Công ty Vedan VN phải có mặt trong các buổi kiểm tra, làm việc với đoàn để ký các biên bản theo quy định của pháp luật. Trước đó, Đoàn cũng yêu cầu Công ty Vedan Việt Nam cam kết chậm nhất đến ngày 22/9, TGĐ công ty phải có mặt tại trụ sở để làm việc. Nhưng đến cuối ngày hôm qua (23/9), ông TGĐ vẫn không chấp hành yêu cầu này. Thậm chí, TGĐ cũng không có văn bản ủy quyền cho Phó TGĐ làm việc với Đoàn kiểm tra.

Công bố kết quả phân tích hàm lượng các thông số ô nhiễm trong dịch thải của Công ty Vedan

- Về hàm lượng các thông số ô nhiễm trong dịch thải được bơm ra từ bể bán âm 6.000 - 7.000 m3 (lấy mẫu lúc bơm xả ra sông Thị Vải):

Vedan vẫn chưa cung cấp hồ sơ thiết kế hệ thống xử lý nước thải

Một cán bộ của C36 Bộ Công an cho biết, Đoàn Kiểm tra đã nhiều lần nhắc nhở yêu cầu Công ty Vedan cung cấp toàn bộ các hồ sơ, tài liệu, bản vẽ kỹ thuật thiết kế, xây dựng, hoàn công kể cả xây dựng ban đầu và xây dựng bổ sung của 3 hệ thống xử lý nước thải. Nhưng đến nay (chiều 23.9 - PV) công ty này vẫn chưa cung cấp. Việc làm này biểu hiện sự ngoan cố của phía Công ty Vedan, gây cản trở, khó khăn cho công việc của Đoàn kiểm tra.

Còn theo giải thích của phía Vedan, hệ thống xử lý hiếu khí cũ và UASB đã được xây dựng quá lâu và đều do những nhà thầu của Đài Loan làm bản vẽ quy hoạch sơ bộ. Toàn bộ bản vẽ vào thời điểm đó, chưa có bản vẽ bằng vi tính, chỉ bằng thủ công nên rất khó thu thập lại. Nếu mà kiếm không được thì Công ty Vedan tự vẽ bổ sung.

Trong thời gian thanh tra, kiểm tra vừa qua tại Công ty Vedan, Đoàn cũng phát hiện phía công ty đã tự ý thay đổi, sửa chữa, lắp đặt mới một số đường ống, van, tủ điện. Về việc này, Đoàn yêu cầu Công ty Vedan phải giữ nguyên hiện trạng những nội dung mà Đoàn đã yêu cầu trong các biên bản làm việc trước đó. Trong trường hợp cần phải điều chỉnh, sửa chữa đường ống mà Đoàn đã yêu cầu giữ nguyên hiện trạng thì phải báo cáo với Cục Cảnh sát môi trường.

Nuôi heo xả thẳng nước thải ra môi trường

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã phát hiện trong khuôn viên của Công ty Vedan có 1 trại chăn nuôi heo với số lượng 208 con (trọng lượng 50 kg đến 100 kg một con), gồm 26 chuồng. Tại khu vực này Công ty Vedan sử dụng 1 giếng khoan để rửa vệ sinh chuồng, trại. Tất cả nước thải chăn nuôi được thải trực tiếp vào hệ thống mương thoát hở chảy ra ngoài môi trường không qua hệ thống xử lý. Theo thông tin từ Đoàn kiểm tra, trại chăn nuôi này không có cam kết bảo vệ môi trường theo quy định, giếng khoan khai thác không có giấy phép khai thác nước ngầm theo quy định. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy 1 mẫu nước thải tại mương thu nước thải tại khu vực chăn nuôi heo trước khi thải ra ngoài môi trường. Một thành viên của Đoàn kiểm tra cho biết, khi có kết quả phân tích, Đoàn kiểm tra sẽ chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai để xử lý.

Hơn 700 đơn thư tố cáo hành vi xâm hại môi trường của Vedan

Đến chiều 23/9, đã có trên 700 đơn thư tố cáo, khiếu nại của người dân sống hai bên bờ sông Thị Vải gửi đến Đoàn kiểm tra liên ngành và Cục Cảnh sát Môi trường phản ánh, tố giác hành vi gian dối, xâm hại môi trường của Công ty Vedan gây ra trên dòng sông Thị Vải và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Trong đơn, hầu hết người dân đều “tố” chính Vedan gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sông Thị Vải. Người dân mong các cơ quan bảo vệ pháp luật nhanh chóng điều tra, kết luận vụ việc để xử lý nghiêm hành vi xâm hại môi trường của Công ty Vedan và bồi thường thiệt hại cho người dân.

Nhóm PV

http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/2008/9/15259.datviet

 

 

10- Công ty Vedan Việt Nam Với chiến lược "cắm rễ kinh doanh lâu dài ở Việt Nam"(???!!!)

Năm 1991, Tập đoàn Vedan - Đài Loan đã chọn Đồng Nai - Việt Nam là điểm dừng chân cho dự án đầu tư ra nước ngoài của mình.

Dự án của Vedan với diện tích 120 hécta tại xã Phước Thái (huyện Long Thành) đã biến vùng đất nghèo chỉ có trồng mì, điều và bạch đàn ấy sớm trở thành Khu công nghiệp Gò Dầu phát triển, với những nhà máy nối tiếp mọc lên sau đó. Với 422 triệu USD, Vedan hiện nay đã là một trong 3 công ty có tổng vốn đầu tư nhiều nhất trong số hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai.

“CHẤT LƯỢNG LÊN TRÊN HẾT”

Với các thiết bị tiên tiến và hệ thống điều khiển tự động trong hầu hết các khâu sản xuất, Vedan là nhà máy bột ngọt đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9002 vào năm 1999. Toàn bộ dây chuyền sản xuất được giám sát chặt chẽ, thực hiện mọi tiêu chuẩn của Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, độ thuần khiết của thành phẩm đạt trên 99%. Với khẩu hiệu “Chất lượng lên trên hết”, Vedan Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý và công nghệ đảm bảo chất lượng cao. Vedan đã đưa công nghệ sinh học lên men nguyên liệu nông sản áp dụng với quy mô lớn đầu tiên vào Việt Nam và đã phát huy tiềm năng to lớn của nông sản Việt Nam. Đoạn quảng cáo sản phẩm bột ngọt Vedan trên truyền hình Việt Nam, giai điệu “Vedan Vedan” kết thúc như một điểm nhấn để bất cứ người tiêu dùng nào cũng nhớ đến khi sử dụng sản phẩm.

CHÚ TRỌNG TẠO NGUỒN

NGUYÊN LIỆU

Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi, nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức, nhất là về nguồn nguyên liệu. Trước bối cảnh đó, Công ty Vedan vẫn kiên trì tư tưởng “Cắm rễ, kinh doanh lâu dài ở Việt Nam” và chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo cho sản xuất. Công ty đã liên kết với bà con nông dân và các cấp chính quyền địa phương để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, bằng cách cung ứng các giống tốt, có năng suất và chất lượng cao, cung ứng phân bón, kỹ thuật trồng và có chính sách bao tiêu sản phẩm, đảm bảo giá thu mua, nên người nông dân yên tâm hợp tác lâu dài. Trong năm 2007, phát huy hiệu quả mô hình ký hợp đồng trồng cây củ cải đường, trước đó đã đạt kết quả thử nghiệm đáng mừng tại Tây Ninh, Đồng Nai, Gia Lai, Công ty đã tiếp tục triển khai nhân rộng tại huyện Tuy Phong (Bình Thuận), đã được nhiều hộ nông dân kí hợp đồng, với diện tích 37 ha. Ngoài ra, Công ty cũng phát triển trồng sắn ở các vùng biên giới, thậm chí trồng và thu mua sắn sang cả phần đất biên giới ở Campuchia.

MỞ RỘNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN VỆ TINH

Cùng với việc phát triển vùng nguyên liệu, Công ty đã sử dụng có hiệu quả

nguồn nông sản phong phú của Việt Nam để chế biến, sản xuất thành những sản phẩm có giá trị cao... Không chỉ dừng lại với một nhà máy tại Phước Thái sản xuất bột ngọt, xút - axid, lysin, phụ gia thức ăn gia súc (CMS), sản phẩm công nghệ sinh học (PGA), các loại tinh bột biến đổi dùng cho công nghiệp thực phẩm, dệt, dược phẩm… mà Vedan còn xây dựng thêm 4 nhà máy vệ tinh ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây nguyên và bắc Trung bộ.

Được UBND tỉnh Hà Tĩnh và các ngành liên quan giúp đỡ, ngày 13/06/2007, Công ty Vedan Việt Nam đã khởi công xây dựng nhà máy tinh bột sắn tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, với diện tích 70 hécta, nguồn vốn đầu tư ban đầu là 12 triệu USD, tương đương 182 tỷ đồng Việt Nam, công suất giai đoạn 1 của nhà máy khoảng 5.000 tấn tinh bột sắn/năm. Sản phẩm của nhà máy sẽ được dùng làm nguyên liệu để chế biến bột ngọt và xuất khẩu sang một số nước châu Âu và Trung Quốc, Nhật Bản.

THU HÚT NHÂN TÀI

Với chiến lược “Cắm rễ, kinh doanh lâu dài ở Việt Nam”, Vedan đã nhanh chóng thực hiện chính sách thu hút nhân tài bản địa ở các địa phương, từng bước nâng cao kiến thức, giúp họ trưởng thành. Lực lượng cán bộ, công nhân viên trong Công ty đến nay không chỉ là hơn 1.800 người mà còn có hàng ngàn nông dân đang kết hợp sản xuất, để tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy của Công ty hoạt động. Riêng nhà máy tinh bột sắn tại huyện Kỳ Anh, số lao động địa phương tham gia sản xuất nguyên liệu dự kiến khoảng 1.500 người. Theo ông Vương Triệu Thu - Tổng giám đốc Vedan Việt Nam cho biết, ngoài đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, Vedan Việt Nam còn quan tâm chăm lo, tăng cường phúc lợi, cải thiện đời sống, sinh hoạt cho công nhân viên, đồng thời sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện ở Việt Nam. Vượt qua những khó khăn, thách thức, Công ty Vedan Việt Nam vẫn không ngừng vươn lên phát triển bền vững. Năm 2007, tổng doanh thu của Công ty đạt khoảng 270 triệu USD, tăng khoảng 12% so với năm 2006 (trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 113 triệu USD), nộp ngân sách được 10 triệu USD. Năm 2007, Công ty Vedan Việt Nam đứng thứ 34 trong danh sách Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố.

Công tác trọng điểm của Công ty trong năm 2008 là: Tiếp tục triển khai các dự án phát triển trồng cây nguyên liệu kết hợp với nông dân Việt Nam; trên cơ sở mạng lưới tiêu thụ và thương hiệu hiện có, mở rộng thêm thị trường, nhất là tại các nước Đông Nam Á; tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, hợp tác với các công ty có kĩ thuật tiên tiến, cải tiến công nghệ; theo sự phát triển của kinh tế- xã hội Việt Nam, nghiên cứu tìm thêm lĩnh vực đầu tư mới… Để đạt được những mục tiêu trên, Công ty đã đề ra những giải pháp như: Nghiêm chỉnh thực hiện các quy chế về đảm bảo chất lượng để chất lượng sản phẩm luôn đạt hàng đầu, không ngừng sáng tạo và tiết kiệm để hạ giá thành sản phẩm, thực hiện tiết kiệm nhiên liệu trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là tiết kiệm điện, tạo điều kiện cho sản phẩm của Công ty luôn có sức cạnh tranh tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước. Với những kết quả đạt được và những mục tiêu chiến lược đề ra, Công ty Vedan Việt Nam sẽ mãi luôn là thương hiệu quen thuộc của người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và thị trường châu Á nói chung.

http://irv.moi.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=19505

 

 

11- Vedan cố tình gian dối cơ quan quản lý các cấp

(15:46 23/09/2008)

Tại buổi họp báo về tình hình vi phạm của Công ty Vedan diễn ra tuần qua, giới báo chí vẫn dành nhiều câu hỏi cho đại diện Bộ TN&MT xung quanh việc vì sao Công ty Vedan vẫn được cấp phép xả thải vào nguồn nước, khi Công ty đã “nằm” trong diện bị nghi vấn vi phạm từ mấy năm nay. Để làm sáng rõ vấn đề này, PV báo Tài nguyên & Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thái Lai – Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước xung quanh Giấy phép số 864/GP-BTNMT...

Ông Nguyễn Thái Lai cho biết:

- Tôi sẽ nói về quá trình tiếp nhận, thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp phép xả thải của Vedan. Việc xả nước thải của Vedan phức tạp nên cấp phép phải thận trọng. Quá trình cấp phép đã trải qua 19 bước, trong đó đáng lưu ý là những mốc sau:

Đầu tiên là ngày 29-3-2007, Cục nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của công ty Vedan. Ngày 3-4-2007, Cục gửi Công văn (CV) số 163/TNN yêu cầu Công ty bổ sung hồ sơ theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT (ngày 24-6-2005) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP.

Tiếp đến, ngày 4-6-2007, sau khi xem xét hồ sơ bổ sung và thu thập các thông tin liên quan đến tình hình xả nước thải vào nguồn nước của Vedan, Cục gửi CV đề nghị Vedan trình bày rõ một số nội dung chưa được làm rõ. Cụ thể là bổ sung CV của Cục Bảo vệ Môi trường (BVMT) về việc thông báo kết quả kiểm tra công tác BVMT tại Vedan; bổ sung CV của Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) về việc thẩm định báo cáo ĐTM dự án đầu tư nâng công suất của Vedan; làm rõ về thông số, nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải, chế độ vận hành hệ thống xử lý, lưu lượng và chất lượng đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải...

Sau khi Vedan đã bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, ngày 8-8-2007, Cục đã tổ chức cuộc họp hội đồng thẩm định (HĐTĐ) hồ sơ trên. Tại cuộc họp, các thành viên của HĐTĐ đều nhất trí rằng hồ sơ của Vedan cần tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung.

Ngày 22-1, Bộ TN&MT đề nghị Cục báo cáo trực tiếp lần 2 về hồ sơ đề nghị xả nước thải của Vedan. Trong buổi báo cáo, Bộ đã yêu cầu phải giải trình rõ quy định chế độ quan trắc chất lượng nước thải và nguồn nước tiếp nhận trong Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Sau khi có ý kiến của các đơn vị liên quan và nhận được đơn đề nghị cấp giấy phép của Vedan, trong đó đã bổ sung các cam kết về chất lượng nước thải trước khi thải ra sông đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 loại B và việc thực hiện chế độ quan trắc tự động hàng ngày lưu lượng và chất lượng nước thải, ngày 18- 4, Cục đã gửi Tờ trình lên Bộ. Như vậy, thời gian từ ngày Vedan xin cấp phép đến ngày Bộ cấp phép cho Vedan là hơn 1 năm.

Tại sao Công ty Vedan được cấp phép xả thải khi có nhiều ý kiến của các nhà khoa học đặt dấu hỏi về sự nghiêm túc của Công ty thưa ông?

- Rõ ràng khi mọi thông số, yêu cầu của các cấp quản lý đều được Vedan tìm cách bổ sung đầy đủ thì phải cấp phép cho họ. Nếu hồ sơ đầy đủ rồi mà không cấp, họ lại kêu là mình gây phiền hà, không thực hiện pháp luật, cản trở hoạt động sản xuất. Hơn nữa, muốn quản lý thì chúng ta phải cấp phép thì mới quản được. Vấn đề nằm ở chỗ Vedan cố tình gian dối cơ quan quản lý các cấp bằng những thông số bảo đảm tiêu chuẩn xả nước thải. Để có những con số này, Vedan chỉ cần ngừng xả thải trực tiếp rồi cho vận hành hệ thống xử lý nước thải của mình là nước thải sẽ bảo đảm những thông số cần thiết.

Cũng cần phải khẳng định rằng, giả sử Vedan thực sự thực hiện đúng theo nội dung của Giấy phép xả nước thải mà Bộ cấp thì không có vấn đề gì cho môi trường. Nhưng Vedan đã không tôn trọng pháp luật.

Công ty Vedan chính thức hoạt động từ năm 1994, nhưng mãi đến năm 2007 mới xin phép xả nước thải. Vì sao lại có sự chậm trễ này?

- Rất đơn giản! Nghị định 149/2004/NĐ-CP qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước được Chính phủ ban hành năm 2004. Năm 2005 Bộ TN&MT mới có Thông tư 02/2005/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Đến ngày 11-1-2006, Giấy phép xả nước thải đầu tiên mới được cấp cho Công ty Năng lượng Mêkông - Nhà máy Điện Phú Mỹ 2.2 BOT.

Xin cảm ơn ông!

Mạnh Đức (thực hiện)

 

Lương Duy Hanh trưởng Đoàn kiểm tra:

Hành vi của Vedan là cố ý, mang tính hệ thống, có tổ chức, kéo dài

Thưa ông, việc Công ty Vidan xả thải trực tiếp làm ô nhiễm nặng sông Thị Vải đang là mối quan tâm lớn của công luận. Xin ông cho biết những thông tin mới nhất của Đoàn kiểm tra sau khi đã lập biên bản khẳng định 10 lỗi của Vedan vào ngày 19-9 vừa qua.

Ông Lương Duy Hanh: Từ 8 giờ 30 phút đến 16 giờ 40 phút ngày 20-9, Đoàn kiểm tra tiếp tục công việc tại khu vực hệ thống xử lý nước thải hồ sinh học, hệ thống xử lý nước thải UASB của Vedan, phát hiện một hệ thống đường ống xả nước thải từ xưởng axit vào hệ thông hồ sinh học tự nhiên số 1. Nước thải có màu đen, sủi bọt trước khi xả vào hồ. Qua kiểm tra, xác định hệ thống xử lý nước thải UASB hoạt động không theo chế độ tự động, dòng chảy không liên tục từ bể thu gom lên bể lắng hóa học nồng độ cao, mà vận hành theo chế độ điều khiển của công nhân vận hành. Phát hiện 2 ống xả bùn xả trực tiếp bùn hoạt tính từ hệ thống UASB sang hồ sinh học 2, hệ thống thiết bị ép bùn không hoạt động.

Từ kết quả khảo sát này có thể kết luận hệ thống xử lý nước thải UASB không vận hành đúng thiết kế kỹ thuật theo quy định. Theo ông Vũ Đức Vinh, công nhân vận hành hệ thống UASB, máy ép bùn đã ngưng hoạt động khoảng 6 năm nay.

Đoàn kiểm tra phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường, phát hiện 1 đường ống xả (đường kính khoảng 30 cm) tại cầu cảng số 1. Đường ống được chia thành 2 nhánh. Một nhánh ra cầu cảng số 1 và cầu cảng số 2 nối với bồn chứa 15.000 m3 mà đoàn kiểm tra đã phát hiện tại biên bản ngày 10 và ngày 15/9. Theo lời khai của ông Lâm Mậu Phủ, người điều hành hệ thống, trung bình mỗi tháng lượng dịch thải sau lên men xả tại bồn chứa 15.000 m3 ra cầu cảng số 1 là 25.600 m3. Ông Phủ cho biết dưới chân bồn có 1 máy bơm công suất khoảng 400 m3/giờ, nhưng đoàn đã phát hiện có 2 máy bơm cùng công suất như vậy. Hành vi khai báo gian dối của ông Phủ là trái với quy định pháp luật Việt Nam.

Vậy tính đến thời điểm này, lượng nước thải từ Vedan ra sông Thị Vải là bao nhiêu thưa ông?

Ông Lương Duy Hanh: tính đến cuối ngày 20/9, đã xác định được tổng khối lượng xả thải tại 2 trụ bơm cầu cảng số 2 và ống xả ngầm dưới nước tại cầu cảng số 1 là 70.400 m3/tháng, tăng hơn nhiều so với con số 44.800m3/tháng theo lời khai của công nhân vận hành. Hệ thống máy bơm và đường ống kỹ thuật này được lắp đặt và vận hành từ năm 1994.

Xin ông cho biết mức độ ô nhiễm trong dịch thải Vedan xả ra sông Thị Vải?

Ông Lương Duy Hanh: Theo kết quả xét nghiệm các mẫu dịch thải ngày 18/9 vừa qua, hàm lượng 7 thông số ô nhiễm trong dịch thải bơm từ bể bán âm 6.000-7.000m3 ra sông Thị vải đều vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó tổng P vượt thấp nhất là 10 lần, cao nhất là độ màu vượt 2.600 lần, C0D vượt 195 lần, B0D5 vượt 191 lần, tổng chất lơ lửng (TSS) vượt 101 lần, Amonia vượt 16 lần và tổng nitơ vượt 77 lần.

Đối với dịch thải bơm từ bồn chứa 15.000 m3 ra sông Thị Vải, các thông số ô nhiễm còn trầm trọng hơn: độ màu vượt 3.675 lần, COD vượt 2.957 lần, BOD5 vượt 1.057 lần, tổng chất lơ lửng vượt 136 lần, amonia vượt 26 lần, tổng nitơ vượt 339 lần và tổng p vượt 31 lần.

Với những bằng chứng đã kiểm tra, điều tra tại Vedan tới thời điểm này, ông có đánh giá gì về mức độ vi phạm của công ty này?

Ông Lương Duy Hanh: Tại biên bản làm việc lần thứ 6 ngày 20-9, chúng tôi đã có kết luận các hành vi vi phạm cố ý xả trực tiếp dịch thải sau lên men của Công ty Vedan ra sông Thị Vải mang tính hệ thống, có tổ chức, kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với sông Thị Vải. Đoàn kiểm tra đã nhiều lần đề nghị Tổng Giám đốc Công ty phải có mặt để làm việc và ký các biên bản theo quy định, ngày 19/9 Công ty hứa có Tổng Giám đốc làm việc nhưng đã không có mặt theo biên bản cam kết, đồng thời cũng không có văn bản ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc làm việc với Đoàn kiểm tra.

Trân trọng cảm ơn ông !

PV thực hiện

http://www.monre.gov.vn/monreNet/default.aspx?tabid=210&ItemID=51067

 

 

12- Phát hiện thêm hệ thống ống xả “chui” thứ 4 của Vedan

(15:54 23/09/2008)

Ngày 22/9, Đoàn khám nghiệm hiện trường của Bộ Công an, gồm: Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm Kinh tế và Chức vụ (C15), Cục Cảnh sát Môi trường (C36), Cục Cảnh sát Khoa học Hình sự (C21), Cục Cảnh sát Bảo vệ (C22), cùng với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai và Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an Đồng Nai đã tiếp tục khai quật hệ thống ống ngầm xử lý nước thải của Công ty Vedan và đã phát hiện đường ống thứ 4 của Công ty này xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. .

Hệ thống ống này được nối với Nhà máy lên men 1 và 2 (dùng để sản xuất bột ngọt và lysin) xả theo mương giảm nhiệt rồi đổ ra sông Thị Vải. Đoàn kiểm tra cho biết, phải rất khó khăn mới phát hiện được đường ống này, vì được Công ty Vedan lắp đặt rất tinh vi. Khi Đoàn yêu cầu phía Công ty đóng tất cả các van lại và mở van của hệ thống đường ống này, quan sát ở cầu cảng cho thấy nước sủi bọt khí, và có màu đỏ ngầu trào lên.

Trước đó, Đoàn công tác trên cũng đã phát hiện đường ống thứ 3, sau khi yêu cầu phía Công ty Vedan vận hành thử hệ thống xử lý nước thải của Công ty này. Như vậy, sau khi Cục cảnh sát Môi trường mật phục trong một thời gian dài đã phát hiện 2 hệ thống ống ngầm của Vedan chôn sâu dưới lòng đất để xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, từ 10/9 đến nay cơ quan điều tra đã phát hiện được 4 hệ thống ống ngầm xả nước thải chui của Vedan.

Đoàn khám nghiệm vẫn tiếp tục công việc khai quật để phục vụ công tác điều tra. Đoàn cũng cho biết, ngoài số đường ống đã phát hiện, nhiều khả năng còn những đường ống xả lén nước thải nữa của Vedan, mà Đoàn tiếp tục khai quật để làm rõ.

Sỹ Tuyên

Vedan và căn bệnh thường ngày của cơ quan nhà nước

Ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại sông Thị Vải

Lại một lần nữa chúng ta phải đặt câu hỏi với những "danh hiệu" như bằng khen, huy hiệu, huân chương... mà nhà nước ban thưởng cho một số người, tổ chức trong nhiều năm qua, khi mà giá trị của những tấm bằng này hình như là "vô giá"!

Gần đây, các phương tiện thông tin lại rộ lên việc "bắt quả tang" công ty Vedan gây ô nhiễm môi trường.

Trong họp báo trên truyền hình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi Trường Phạm Khôi Nguyên đã trả lời với thái độ thể hiện sự căm phẫn tột độ, đến nỗi có người cảm tưởng cứ như Vedan vừa "Dội bom rải thảm xuống đất nước ta trước đó vài giờ"...

Hoá ra, họ đã nằm "chềnh ềnh" ở đó đến mười mấy năm trời! Trớ trêu thay, kẻ mà hôm nay ta đã "bắt tận tay, day tận mặt" (lời Bộ trưởng Khôi Nguyên) lại có cả bằng khen! Lại một lần nữa chúng ta phải đặt câu hỏi với những "danh hiệu" như bằng khen, huy hiệu, huân chương... mà nhà nước ban phát cho một số người, tổ chức trong nhiều năm qua, khi mà giá trị của những tấm bằng này "vô giá"!

Qua vụ Vedan, chúng ta càng thấy sự bức xúc của công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Rõ ràng hiệu quả làm việc của các cơ quan nhà nước thật "đáng buồn". Chỉ cần thông qua sự trả lời của các cơ quan chức năng, đủ thấy phong cách làm việc của các cơ quan kiểm tra và thanh tra chức năng chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa"(!?)

Bởi sự việc vỡ lở sau nhiều năm mà bây giờ mới phát hiện ra, đã không tự kiểm điểm cách làm việc lại đổ cho "nếu bằng mắt thường thì không thể phát hiện ra"! Thế hoá ra suốt bấy nhiêu năm "các vị" chỉ đi thanh tra và kiểm tra toàn "bằng mắt" sao?

Chẳng lẽ một nhà máy rộng hàng chục ha đất và hệ thống nước thải không có thiết kế sao? Dù anh có làm tinh vi đến mấy, dù ai vận hành hệ thống thải thì cuối cùng cũng phải có ống thải ra khỏi hàng rào nhà máy.

Các nguyên vật liệu Vedan nhập vào đều phải qua cảng cửa khẩu. Sản lượng thành phẩm hàng năm của Vedan chúng ta đều biết chính xác. Vậy thì chưa cần phải múc từng đơn vị chất thải về kiểm tra thì về mặt lý thuyết chắc đã "có vấn đề môi trường".

Thực tế, lần đầu tiên vận hành đã có hiện tượng ô nhiễm nặng (cá chết hàng loạt). Dân biết và đã phản ảnh. Các cấp có thẩm quyền đã làm gì khi người dân phản ảnh? Các nhà chuyên môn khi đó ở đâu? .

Ai cũng biết các cơ quan chức năng có đầy rẫy những kỹ sư, tiến sỹ thậm chí cả những giáo sư đầu ngành về môi trường. Chỉ có điều, liệu cơ quan có sử dụng họ hay không, có tôn trọng kết quả thanh tra của họ không. Và chính họ có "thắng nổi" những "sức ép" khi thanh, kiểm tra và viết báo cáo hay không?

Tôi tin chắc rằng, trong những hồ sơ gửi lãnh đạo Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng như lãnh đạo tỉnh quản lý công ty Vedan, hãy còn đó những bộ hồ sơ tổng kết năm về môi trường của Vedan với toàn những kết luận "tốt" .

Nếu ta vẫn giữ cung cách làm việc mà không có một cuộc "cách mạng" trong cải cách nền hành chính bao cấp lạc hậu đến "vô cảm" như hiện nay thì có thể khẳng định rằng: Vedan không phải vụ đầu tiên và cũng sẽ không phải là vụ cuối cùng.

 

13- Cảnh báo từ 11 năm trước bị bỏ qua

NLĐ

Cập nhật: 18-09-2008 09:45 (GMT+7)

Khu thu gom nước thải của Vedan (Ảnh do Chi cục Bảo vệ Môi trường Đồng Nai cung cấp)

Từ năm 1997, các nhà khoa học đã khảo sát, báo động mức độ ô nhiễm nghiêm trọng ở sông Thị Vải - khu vực gần nhà máy Vedan nhưng cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai lúc đó cho rằng chất thải từ Vedan không ô nhiễm như thế...

Ngày 17-9, phóng viên Báo NLĐ tìm gặp lại các nhóm nhà khoa học đầu tiên thực hiện đề tài khảo sát môi trường và tài nguyên ở sông Thị Vải (do Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường tỉnh Đồng Nai đặt hàng) và được biết ô nhiễm ở khu vực này đã được xác định, lên tiếng báo động từ năm 1997. Lúc đó, nguồn nước thải ra sông ở đây chủ yếu bắt nguồn từ nhà máy của Vedan.

Nguồn lợi thủy sản giảm 50%-70%

“Khi đi thực tế ở khu vực gần Vedan, chúng tôi đã thấy nước dơ kinh khủng, đen sẫm” - PGS-TS Hoàng Đức Đạt, nguyên trưởng Phòng Tài nguyên sinh học (Viện Sinh học Nhiệt đới TPHCM), kể lại. Là người phụ trách tổ khảo sát về diễn biến nguồn lợi thủy sản sông Thị Vải (một phần trong đề tài nghiên cứu, khảo sát môi trường và tài nguyên sông Thị Vải), PGS-TS Đạt cho biết thêm: “Những đêm đi thực tế khi ấy, gặp những người dân đánh bắt cá ở đó, ai cũng phản ánh nước sông quá dơ, ngứa không chịu được. Vào những lúc nguồn nước dơ từ Vedan thải ra, cá chết rất nhiều, đến cả cua ở dưới đáy sông cũng trồi lên. Lúc đó, qua điều tra, xác định được nguồn lợi thủy sản ở khu vực này giảm khoảng 50%-70%”.

Đã ô nhiễm nghiêm trọng từ năm 1997

Khi vấn đề ô nhiễm ở sông Thị Vải được phản ánh, hay tin Vedan sẽ chở chất thải ra biển để đổ nên nhóm nghiên cứu đã tổ chức mai phục và nhận định tình trạng này có thể đã xảy ra. Bởi vì nhiều lần nhóm nghiên cứu phát hiện khi tàu vừa từ nhà máy Vedan chạy ra thì một phần thân tàu chìm xuống nước - chứng tỏ tàu chở rất nặng. Thế nhưng khi chạy ra chưa tới cửa biển, nhóm nghiên cứu nhận thấy thân tàu nổi lên nhẹ tênh, chứng tỏ tàu đã trút bỏ một khối lượng vật chất rất nặng.

PGS-TS Đoàn Cảnh, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho hay: Việc khảo sát lúc đó kéo dài cả năm, được thực hiện rất công phu, có áp dụng cả phương pháp đo nhanh tại chỗ. Ngoài phân tích thủy sinh, nhóm nghiên cứu còn kết hợp với trung tâm hạt nhân phân tích mức độ ô nhiễm trong bùn. Kết quả cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng. Ngoài ra, khu vực này cũng xác định có ô nhiễm kim loại ở mức độ nhẹ, đáng lưu ý là bùng phát nhiều nhóm tảo lạ. Ở khu vực gần nhà máy Vedan, vào thời điểm thực hiện nghiên cứu, khi dùng vật nặng thả xuống đáy thì thấy khí metan nổi lên. Điều này cho thấy mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng.

Sau khoảng một năm khảo sát, nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận: Ô nhiễm ở sông Thị Vải, phía bờ Công ty Vedan VN là nặng nhất. Nguyên nhân là do nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất. Do đó, nếu không tìm cách khắc phục, dòng sông sẽ tiếp tục “chết”. “Dù đề tài nghiên cứu được nghiệm thu nhưng do có nhiều ý kiến của các nhà khoa học ở Hà Nội, lãnh đạo Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho rằng chất thải từ Vedan không ô nhiễm như thế” - PGS-TS Hoàng Đức Đạt thất vọng nói.

Sông Thị Vải đang ô nhiễm mức nguy hiểm

Theo kết quả quan trắc của Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM, trong các tháng đầu năm 2008, nồng độ DO (ôxy hòa tan) ở sông Thị Vải không đạt tiêu chuẩn, có thời điểm bằng 0. Điều này chứng tỏ nước sông Thị Vải nói chung và nước tại khu vực nhà máy Vedan nói riêng đã bị ô nhiễm ở mức nguy hiểm. Mức độ ô nhiễm hữu cơ cũng được xác định ở mức báo động. Tổng số chất rắn lơ lửng hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần tiêu chuẩn nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh.

NLĐ

 

 

14- Công ty CP hữu hạn VeDan Việt Nam chinh phục thử thách

“Vedan tuyệt vời càng tuyệt vời hơn”, đó là thương hiệu đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và thị trường châu á nói chung, là niềm kiêu hãnh của Công ty Vedan Việt Nam. Giá trị tồn tại của Công ty là ở chỗ đã sử dụng có hiệu quả nguồn nông sản phong phú của Việt Nam làm nguyên liệu để gia công sản xuất thành những sản phẩm có giá trị cao như mỳ chính, axit glutamic, tinh bột, tinh bột biến đổi, lysine, xút, axit clohydric...

Năm 2005 là năm đầy thách thức đối với Công ty Vedan Việt Nam, do giá dầu tiếp tục tăng ở mức cao, các nguyên liệu đầu vào liên tục tăng giá, một số nước áp dụng chính sách chống phá giá với hàng Việt Nam... khiến sản xuất kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Song, nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của Chính phủ và những nỗ lực của tập thể CBCNV, Công ty Vedan Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh của một doanh nghiệp lớn ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Những kết quả đạt được

Về tiêu thụ sản phẩm: Do sử dụng lượng nông sản lớn của Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất, với thiết bị và công nghệ tiên tiến, chế tạo ra các loại sản phẩm có chất lượng cao, được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận, nên sản phẩm của Công ty không những đứng vững mà ngày càng tăng thêm, các sản phẩm mới và thị trường mới luôn phát triển, nhất là thị trường Đông Nam á. Năm 2005, tổng doanh thu của Công ty đạt khoảng 220 triệu USD, tăng 8,4% so với năm 2004; Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 88,3 triệu USD, tăng 19%.

Về sản xuất, chế tạo: Năm 2005, hầu như sản xuất của Công ty đã sử dụng hết công suất, trừ mặt hàng tinh bột sắn. Ngay từ đầu năm, Công ty đã lên kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất và xin phép tăng vốn đầu tư. Tới quý 4 năm 2005, các hạng mục đầu tư mới đều lần lượt hoàn thành. Tính tới nay, vốn đầu tư của Công ty tại Việt Nam đã đạt tới 438,82 triệu USD. Bên cạnh việc mở rộng năng lực sản xuất các cơ sở hiện có, Công ty còn đầu tư xây dựng mới cơ sở sản xuất ở Gia Lai với công suất ban đầu là 20.000 tấn tinh bột/năm, cơ sở sản xuất ở Hà Tĩnh dự kiến trong năm 2006 có thể đưa vào sản xuất.

Các xưởng sản xuất của Công ty đều được chứng nhận ISO 9001 - 2000. Năm 2005, các sản phẩm mỳ chính, bột gia vị, tinh bột, tinh bột biến đổi đều được chứng nhận HACCP. Điều đó đã khẳng định rằng, Công ty có một cơ cấu sản xuất hoàn chỉnh với thiết bị công nghệ hiện đại và trình độ kỹ thuật cao của CBCNV.

Về mặt tài chính, xã hội: “Lấy từ xã hội, dùng cho xã hội” là tư tưởng nhất quán từ trước tới nay của Tập đoàn Vedan. Hàng năm, Công ty đều tích cực tham gia các hoạt động xã hội và công ích như quyên góp xóa đói giảm nghèo, xây nhà tình thương, tài trợ các hoạt động văn hóa, giáo dục v.v... Năm 2005, Công ty đã quyên góp cho hoạt động công ích và xã hội là 1.200 triệu đồng.

Về mặt phát triển nông thôn: Một trong các sách lược đầu tư nhất quán của Công ty là quy hoạch sản xuất kết hợp với chiến lược phát triển nông thôn của Nhà nước. Phương thức thu mua nông sản để sản xuất, cung cấp phân bón cho nông dân trồng trọt, đã trở thành mô hình sản xuất sinh thái hoàn chỉnh của Công ty. Năm 2005, Công ty đã tăng vốn đầu tư xây dựng xong Xưởng phân bón dạng khô, cung cấp loại phân bón giá rẻ cho nông dân các vùng sâu vùng xa. Ngoài ra, Công ty cũng quy hoạch đầu tư khoảng 12 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột và tinh bột biến đổi ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời, Công ty cũng đang hợp tác với các công ty quốc tế nổi tiếng để du nhập vào Việt Nam các loại cây trồng mới, tăng giá trị sản xuất, góp phần nâng cao đời sống nông dân và tạo điều kiện cung ứng nguyên liệu ổn định cho Công ty.

Kế hoạch phát triển Công ty trong tương lai:

Tạo nguồn nguyên liệu đa dạng: Công ty luôn dựa vào mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp của Nhà nước, tăng cường việc thu mua nông sản và hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt cho nông dân. Với cây sắn, Công ty đã có các nhà máy chế biến ở Phước Thái - Đồng Nai, Phước Long - Bình Phước, Hàm Thuận Nam - Bình Thuận và đầu tư xây dựng thêm Nhà máy Veyu ở Gia Lai, Nhà máy tinh bột và sản phẩm hữu quan tại Kỳ Anh - Hà Tĩnh.

Ngoài ra, Công ty đang trồng thử một loại cây trồng mới cho nguyên liệu đường với loại giống mới nhất. Hiện cây trồng này chưa được nhân rộng ở nhiều nơi trên thế giới, nếu trồng thành công ở Việt Nam, sẽ là một mốc đáng ghi nhớ của nông nghiệp Việt Nam. Các loại nông sản phong phú khác của Việt Nam như gạo, ngô, khoai lang... Công ty cũng có kế hoạch nghiên cứu chế biến, với mong muốn nhiều loại nông sản của Việt Nam có thể gia công thành những sản phẩm có giá trị phụ gia cao.

Kế hoạch đầu tư: Việt Nam là đầu mối giao thông quan trọng ở Đông Nam á, chính trị ổn định, kinh tế phát triển nhanh chóng, đó là tiền đề để Công ty tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cao sức cạnh tranh lâu dài và góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Dự kiến, trong năm 2006, Công ty sẽ đầu tư thêm 18 triệu USD, chỉnh hợp lại sản phẩm phát triển theo hướng xây dựng cơ sở sản xuất Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và kinh doanh của Vedan tại khu vực ASEAN và châu á.

Phát triển sản phẩm mới: Năm 2006, Công ty sẽ tăng cường nghiên cứu phát triển công nghệ lên men vi sinh, kết hợp môi trường sinh vật riêng có của Việt Nam. Ngoài ra, Công ty cũng tiến hành các thử nghiệm để chuyển giao kỹ thuật sản xuất nhằm phát triển sản phẩm mới hoặc nâng cao năng suất. Công nghệ chuyển đổi của các sản phẩm tinh bột và sản phẩm sau tinh bột sẽ là đối tượng phát triển trọng điểm của Công ty.

Vấn đề bản địa hóa và đào tạo: Công ty tiếp tục tăng cường công tác bản địa hóa, đào tạo các nhân tài bản địa ưu tú, lấy họ làm cốt cán để Công ty cắm rễ sâu ở Việt Nam, làm ăn và phát triển lâu dài ở Việt Nam.

Với chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu đa dạng, tận dụng nông sản của Việt Nam, phát triển với tầng sâu hơn, tăng cường quan hệ với các nước ASEAN và sự cố gắng của mọi thành viên, Công ty Vedan Việt Nam sẽ càng trưởng thành, vững vàng hơn, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm điều hành của Công ty tại ASEAN.

 

 

15- Vedan tại Bình Phước cũng xả nước bẩn

* TP.HCM cam kết: Không để xảy ra trường hợp như Vedan

* Nước thải sau xử lý cũng không đạt yêu cầu!

Nước thải từ nhà máy bột mì của Vedan tại Bình Phước không qua hệ thống xử lý - Ảnh: Q.Thanh

TT - Đó là phát hiện mới nhất của Sở Tài nguyên - môi trường, cảnh sát môi trường và cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước tại Nhà máy tinh bột mì Phước Long của Vedan. Đáng lưu ý, ngay cả nước thải sau xử lý của nhà máy này cũng không đạt yêu cầu!

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, ngày 23-9 Sở Tài nguyên - môi trường kết hợp với cảnh sát môi trường và cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước đã kiểm tra việc bảo vệ môi trường tại Nhà máy tinh bột mì Phước Long - một cơ sở sản xuất thuộc Công ty cổ phần hữu hạn Vedan VN ở tỉnh Bình Phước.

Điều bất ngờ là qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra phát hiện một lượng nước thải khá lớn của nhà máy không được đưa qua hệ thống xử lý, chỉ lắng lọc sơ bộ rồi thải ra môi trường. Đó là nước thải của khâu xử lý sơ bộ củ mì trước khi đưa vào nghiền thành bột. Theo quy định, lượng nước thải này phải được xử lý đạt yêu cầu mới được xả ra môi trường. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Nhà máy tinh bột mì Phước Long, đồng thời yêu cầu đình chỉ xả nước thải chưa xử lý đạt yêu cầu ra môi trường.

Một cán bộ có trách nhiệm cho biết chiếu theo quy định hiện hành thì nhà máy tinh bột mì của Vedan tại Bình Phước có vi phạm. Tuy nhiên mức độ vi phạm cụ thể đến đâu sẽ được xác định sau khi các mẫu nước thải được phân tích cũng như sự việc được báo cáo UBND tỉnh.

Kênh Ba Bò (quận Thủ Đức, TP.HCM) bị ô nhiễm nghiêm trọng- Ảnh: Q.Thanh

Nhà máy này hiện có bốn dây chuyền sản xuất, nếu hoạt động hết công suất sẽ đạt khoảng 1.600 tấn mì nguyên liệu/ngày đêm. Lượng nước sử dụng của nhà máy khoảng 4.000m3/ngày đêm, trong đó khoảng 1.000m3 dùng cho rửa máy móc và khâu xử lý sơ bộ củ mì nguyên liệu. Nhà máy cũng có hệ thống xử lý nước thải trên 4.000m3/ngày đêm và hệ thống các hồ sinh học.

Theo thông tin Tuổi Trẻ nắm được, ngay cả nước thải của nhà máy đã qua hệ thống xử lý và chảy qua các hồ sinh học vẫn không đạt tiêu chuẩn loại B đối với một số chỉ tiêu kiểm soát ô nhiễm, trong đó có chỉ tiêu COD (nhu cầu oxy hóa học). Theo tính toán của cơ quan chuyên môn, định mức cứ 1 tấn sản phẩm của nhà máy thì phát sinh khoảng 12m3 nước thải.

Chúng tôi cũng đã trực tiếp ghi nhận tại hiện trường khu vực nhà máy vào cuối tuần qua. Sau đó đã mời lãnh đạo nhà máy cùng người dân địa phương chứng kiến mùi thối, chua nồng nặc bốc lên từ con kênh nhỏ, mà theo giải thích của lãnh đạo nhà máy thì đây là con kênh chỉ dùng để xả thải nước rửa bùn đất của củ mì.

GIÁNG HƯƠNG

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=280146&ChannelID=3

 

 

16- Trách nhiệm thuộc về chúng ta

Thứ sáu, 26/09/2008, 00:16 (GMT+7) Báo SGGP—thư độc giả

 

Chuyện Công ty Vedan hay các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường khác kéo dài trong nhiều năm rõ ràng là sự cố ý của các doanh nghiệp này nhằm tối đa hóa lợi ích cho mình. Thế nhưng nếu chỉ cho rằng đó là lỗi của riêng doanh nghiệp là điều chưa thỏa đáng vì nếu nhìn sâu xa hơn, chính chúng ta đã tạo “cơ hội” cho các doanh nghiệp ấy thực hiện hành vi gian dối của mình.

Trước hết những vấn đề về môi trường mà chúng ta đang phải đối mặt chính là hệ quả của cách chúng ta quan niệm về phát triển đất nước. Mặc dù không nói ra công khai nhưng chắc chắn nhiều năm trước đây, khi đất nước còn nhiều khó khăn, chúng ta đã chấp nhận quan điểm phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu, và mọi thứ đều ưu tiên cho phát triển kinh tế.

Còn những vấn đề khác như công bằng xã hội hay bảo vệ môi trường đã không được quan tâm đầy đủ. Chính vì quan niệm cần phải phát triển kinh tế nên chúng ta đã nới lỏng rất nhiều những yêu cầu khắt khe về bảo vệ môi trường, bởi chúng ta lo ngại rằng nếu “làm căng” về môi trường thì sẽ không thu hút được đầu tư, mà không thu hút được đầu tư thì sẽ không có ngoại tệ và công ăn việc làm cho người dân.

Thả lỏng về môi trường đã từng trở thành một trong những yếu tố “hấp dẫn” nhà đầu tư xây dựng nhà máy hoạt động những ngành nghề “có sức tàn phá lớn” đối với môi trường.

Thả lỏng về môi trường đã biến đất nước chúng ta trở thành nơi “hấp dẫn” để xây dựng những nhà máy “có sức tàn phá lớn” đối với môi trường. Ảnh: HOÀNG ANH THƯ

Chính vì quan niệm như vậy nên trong một thời gian dài những hình thức chế tài hành vi vi phạm môi trường của các doanh nghiệp hết sức nhẹ nhàng, không đủ sức răn đe.

Cho đến nay quan niệm này vẫn còn chi phối nên những sửa đổi trong luật về môi trường mới nhất cũng chỉ có hình phạt cao nhất là 500 triệu đồng mà thôi.

Trong khi ai cũng biết, với hơn 14 năm vi phạm, Vedan đã thu lợi nhiều hơn số tiền phạt tối đa đó hàng chục lần. Chúng ta tạo ra luật nhưng không buộc được các doanh nghiệp hành xử theo luật. Vậy lỗi này của doanh nghiệp hay của chúng ta?

Cũng chính vì quan niệm ưu tiên mọi thứ cho đầu tư, cho phát triển kinh tế nên trong một thời gian dài việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các dự án đầu tư hết sức hời hợt.

Và điều sai lầm trầm trọng nhất của chúng ta là gần như bỏ lỏng vấn đề hậu kiểm. Do biết được chúng ta chỉ quan tâm đến “tiền kiểm” mà bỏ lỏng “hậu kiểm” về đánh giá tác động môi trường nên khi lập dự án đầu tư, các doanh nghiệp thường thuê những cơ quan có uy tín lập báo cáo đánh giá tác động về môi trường để tạo sự tin tưởng cho các cơ quan thẩm định.

Chính ông Lê Bắc Huỳnh, Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước đã thừa nhận: vì Công ty Vedan đã thuê một đơn vị có uy tín về lĩnh vực môi trường là Trung tâm Công nghệ Môi trường thuộc Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam tư vấn nên cục “rất tin tưởng” (Tuổi Trẻ, 19-9-2008). Chỉ quan tâm vấn đề tiền kiểm và bỏ lơ hậu kiểm cũng là một lỗi “nặng” nữa của chúng ta chứ không phải của các công ty.

Một trách nhiệm khác của chúng ta đó là do xem nhẹ môi trường nên chúng ta đã không trao việc thẩm định môi trường cho những người có chuyên môn, có năng lực. Sau khi sự việc Vedan vỡ lở thì câu nói cửa miệng của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai là do năng lực của cơ quan chuyên trách về môi trường của tỉnh có hạn.

Nếu thật sự những cán bộ phụ trách về môi trường tại Đồng Nai yếu kém thì tại sao lại để sự yếu kém đó tồn tại những 14 năm? Phải chăng vì xem nhẹ môi trường nên ta chấp nhận cho những người kém chuyên môn phụ trách lĩnh vực này? Nếu đúng như vậy thì trách nhiệm ở đây lại thuộc về chúng ta chứ không ai khác cả.

Qua sự việc của Vedan lần này, việc đầu tiên có lẽ là nhìn lại quan niệm của chúng ta về phát triển và từ đó phải làm lại luật về bảo vệ môi trường. Kế đến phải thẩm định lại năng lực của những cán bộ đang phụ trách lĩnh vực môi trường tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước để tránh tình trạng khi mọi việc vỡ lở thì biện bạch là do kém chuyên môn.

Cuối cùng, bản chất của mọi doanh nghiệp luôn là tối đa hóa lợi nhuận. Việc của chúng ta là phải làm sao buộc các doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận trong những điều kiện và khuôn khổ thích hợp, tức không gây tổn hại đến quyền được sống trong một đất nước sạch sẽ của các thế hệ tương lai.

LÊ MINH TIẾN

http://www.sggp.org.vn/nhipcaubandoc/2008/9/166367

 

 

17- Vụ nhà máy Vedan tại Bình Phước cũng gây ô nhiễm: Yêu cầu ngưng xả nước thải trực tiếp ra môi trường

Thứ sáu, 26/09/2008, 00:05 (GMT+7)

(SGGP). – Ngày 25-9, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở Tài nguyên - Môi trường, Cảnh sát môi trường và các cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước đã tiếp tục kiểm tra, lấy mẫu nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường của Nhà máy chế biến tinh bột mì Vedan tại xã Bù Nho, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.

Theo đoàn kiểm tra, nhà máy chế biến tinh bột mì của Vedan tại Bình Phước đã vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Cụ thể, một lượng lớn nước thải tinh bột mì đã qua chế biến của nhà máy đã không được đưa qua hệ thống xử lý nước thải mà xả thẳng trực tiếp ra môi trường thông qua một đường mương thoát nước phía sau nhà máy.

Khu vực chứa khoai mì và tinh bột mì của nhà máy cũng không đảm bảo vệ sinh, phát tán nặng mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản và đại diện Nhà máy chế biến tinh bột mì Vedan ở Bình Phước là ông Chen Tung Ming cũng đã ký vào biên bản vi phạm.

Ông Huỳnh Viết Thống, Chánh Thanh tra Sở TN-MT tỉnh Bình Phước, Phó trưởng đoàn kiểm tra cho biết, nhà máy chế biến tinh bột mì của Vedan tại Bình Phước hoạt động từ năm 1998 với công suất chế biến khoai mì khoảng 500 tấn/ngày, khối lượng nước thải 1.000m3/ngày đêm.

Trước mắt, đoàn kiểm tra đã yêu cầu nhà máy ngưng việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Đồng thời, đoàn kiểm tra tiến hành lấy một số mẫu nước thải chưa qua xử lý tại mương thoát nước của nhà máy đưa đi giám định. Sau khi có kết quả phân tích mức độ gây ô nhiễm, sẽ trình vụ việc lên UBND tỉnh Bình Phước để có hình thức xử lý thích đáng.

Ông Thống cũng cho biết, đúng 8 giờ sáng hôm nay (26-9), lãnh đạo nhà máy chế biến tinh bột mì của Vedan tại Bình Phước phải cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến việc xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải cho Cảnh sát môi trường tỉnh Bình Phước để cơ quan này điều tra, làm rõ vi phạm.

Đ.HÀ

http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2008/9/166365/

 

 

18- Mỗi tháng Vedan "đầu độc" sông Thị Vải bằng 105.600m3 nước thải

23:54' 26/09/2008 (GMT+7)

- Ngày 26/9, đoàn kiểm tra Bộ TN&MT đã kết thúc quá trình làm việc tại Công ty Vedan, đồng thời công bố báo cáo tổng hợp nêu rõ hàng loạt sai phạm, kiến nghị chuyển xử lý theo pháp luật các hành vi vi phạm có tính nghiêm trọng.

Theo đoàn kiểm tra, ngoài 10 hành vi vi phạm đã được lập biên bản vi phạm hành chính (VietNamNet đã đề cập) Công ty Vedan còn có các hành vi vi phạm như: chưa thực hiện lắp đặt hệ thống đo lưu lượng và quan trắc tự động theo kết luận kiểm tra ngày 29/6/2006 của Cục Bảo vệ môi trường và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Kết quả xét nghiệm mẫu nước thải tại khu vực bể bán âm và bồn chứa của Công ty Vedan cho thấy các thông số về độ màu, COD, BOD5... tỷ lệ vượt từ 10 cho đến 2.000 lần, cá biệt lên tới 3.675 lần.

Ngoài ra, Công ty đã tự ý nâng công suất và đưa công trình vào hoạt động nhưng không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm dự án đầu tư nâng công suất đối với phân xưởng sản xuất Xút – Axít từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.

Dự án đầu tư nâng công suất đối với một loạt nhà máy: bột ngọt (từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng); tinh bột biến tính (từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng); Lysine (từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/tháng) bột gia vi cao cấp (20 tấn/tháng); PGA (700 tấn/năm); phân Vedagro 70.000 tấn/ năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng) và cảng 12.000 tấn.

 

Một con mương xả nước thải của Vedan.

Công ty Vedan đã thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm dịch thải sau lên men của Nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysine từ bể chứa bán âm và bồn chứa theo hệ thống đường ống (có đoạn chôn ngầm, có đoạn đi trên bề mặt đất) ra cầu cảng số 1 qua đường ống cao su gân thép chìm sâu dưới sông Thị Vải và cầu Cảng số 2 qua 2 trụ bơm cũng được cắm sâu xuống lòng sông nhằm đổ trực tiếp ra sông Thị Vải.

Việc lắp đặt hệ thống xả dịch thải trên của Công ty Vedan là trái với quy trình kỹ thuật xử lý chất thải, không đúng với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

 

Hệ thống ống chằng chịt, trong đó có nhiều đường ống ngầm xả thẳng nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải.

Theo tính toán của đoàn kiểm tra, tổng lượng dịch thải sau lên men xả trực tiếp ra sông Thị Vải đã xác định được tính đến ngày 25/92008 từ xưởng Lysinee và các bể chứa là 105.600 m3/tháng.

Ngoài ra, Vedan còn thiết kế và lắp đặt hệ thống van xả, hệ thống bơm và đường ống kỹ thuật để bơm nước thải của Nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysine từ 03 bể chứa ra hệ thống mương thoát nước giải nhiệt vào khoảng thời gian từ 18 giờ 00 tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Tổng khối lượng nước xả thải vào hệ thống mương thoát nước giải nhiệt tương đương với lượng nước thải vào hệ thống xử lý hiếu khí là 1.560 m3/ngày.

Công ty Vedan đã thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm dịch thải sau lên men của nhà máy sản xuất bột ngọt và lysine từ bể chứa bán âm (có dung tích 6.000 - 7.000m3, bồn chứa 15.000m3) và một số bồn bể khác theo hệ thống đường ống ngầm kết hợp với nổi đưa chất thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải.

Tổng khối lượng dịch thải sau lên men mà Vedan xả trực tiếp ra sông Thị Vải là 105.600m3/tháng (trước đó chỉ phát hiện 44.800 m3/tháng). Ngoài ra, khối lượng dịch thải sau lên men, Vedagro dạng lỏng và CMS hiện đang lưu giữ trong các bồn chứa và bể chứa của Công ty Vedan là 20.500m3.

Theo đoàn kiểm tra, các hành vi vi phạm cố ý xả trực tiếp dịch thải sau lên men của Công ty Vedan ra sông Thị Vải mang tính hệ thống, có tổ chức và kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với sông Thị Vải.

Từ các nhận định trên, đoàn công tác Bộ TN&MT sẽ kiến nghị xử lý theo pháp luật 2 hành vi ”có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường”, cụ thể là việc thiết kế, lắp đặt hệ thống bồn chứa, bể chứa, máy bơm, hệ thống đường ống kỹ thuật tinh vi... xả trực tiếp dịch thải sau lên men ra sông Thị Vải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Hành vi trốn nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (dịch thải sau lên men xả ra tại cầu Cảng số 1 và cầu Cảng số 2) và nước thải phát sinh từ nhà máy nước cấp theo quy định tại Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Pháp lệnh Phí và lệ phí.

• Thái Thiện

http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/09/805746/

 

            ©  http://vietsciences.free.frfr  và http://vietsciences.org