Vụ án Vedan Việt Nam (Hồ sơ 12)

Vietsciences-           

 

Vụ án Vedan Việt Nam

 

1/Vedan đầu tư nhà máy tinh bột thứ 3
2/Vedan chuyển nhượng quyền sở hữu
3/Vedan cố tình gian dối cơ quan quản lý các cấp
4/Vedan thừa nhận 10 hành vi “giết” sông Thị Vải
5/Đồng Nai:Đề nghị lập tổ công tác xử lý “hậu” Vedan
6/Đồng Nai hoàn toàn có thể đình chỉ hoạt động của Vedan
7/Cử tri bức xúc với Vedan, Miwon, Hào Dương…
8/Xung quanh vụ việc Vedan chưa ngã ngũ: Cần quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân
9/Đồng Nai:"Lờ" lệnh cấm, Vedan vẫn xả nước thải ra sông Thị Vải
10/Vedan tiếp tục xả thải, bất chấp lệnh cấm
11/Chính phủ phải vào cuộc mới xử lý được vấn đề Vedan
12/Vedan VN bất tuân "lệnh" Bộ Tài nguyên và Môi trường
13/Không xử lý được Vedan, nỗi niềm luật pháp Việt Nam
14/Chỉ Thủ tướng mới có thẩm quyền đình chỉ Vedan
15/Vedan xuất bán chất thải sang Đài Loan?
16/Ô nhiễm sẽ khiến Việt Nam "căng thẳng" về nguồn nước
17/Hiện tượng nước sông Thị Vải "ăn mòn" vỏ tàu: Vẫn chờ Bộ Tài nguyên - Môi trường
18/Sông Thị Vải ô nhiễm “tấn công” Cần Giờ
19/Cảnh báo về một giải pháp “cứu” sông Thị Vải
20/Sông Thị Vải không còn... thở
21/"Mất bò mới lo làm chuồng"!
22/Tàu từ chối qua sông Thị Vải vì ô nhiễm: Còn chờ khảo sát
23/Vụ Vedan “giết” sông Thị Vải: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra
24/Người dân đang chờ xem Vedan bị xử lý thế nào!
25/Dòng sông chết!
26/Ai “đầu độc” sông Thị Vải?
27/Ăn thủy sinh sống ở vùng nước ô nhiễm có thể bị chết
28/Hít nhiều khí độc NH3 và H2S có thể gây tử vong
29/Đồng Nai:"Lờ" lệnh cấm, Vedan vẫn xả nước thải ra sông

_____________________________________________________________________________________

 

1- Vedan đầu tư nhà máy tinh bột thứ 3

Thứ tư, 15 Tháng mười hai 2004, 06:02 GMT+7




Tags: Hà Tĩnh, Đồng Nai, Long Thành, Bình Thuận, Bình Phước, vốn đầu tư nước ngoài, nhà máy tinh bột, trụ sở chính, một nhà máy, máy chế biến, công, thứ, 3
Sau hai nhà máy chế biến tinh bột tại Bình Phước và Bình Thuận, Công ty bột ngọt Vedan (100% vốn đầu tư nước ngoài, có trụ sở chính đặt tại Long Thành, Đồng Nai) đang đầu tư tiếp một nhà máy công suất chế biến 600 tấn tinh bột/ngày tại Hà Tĩnh với vốn đầu tư 14 triệu USD.
Như vậy đến nay Vedan đã tăng vốn đầu tư tại VN lên 422 triệu USD. Hiện một dự án tương tự tại Gia Lai cũng đang được thương thảo.
KIM LOAN

Lâm mậu Phủ, phụ trách xả nước thải của cty Vedan

2-Vedan chuyển nhượng quyền sở hữu

Thứ sáu, 8/11/2002, 08:29 GMT+7

Quyết định chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của Tập đoàn các Xí nghiệp liên hợp Vedan (Đài Loan) trong công ty cổ phần hữu hạn Vedan - Việt Nam cho Công ty Burghley Enterprises Pte,Ltd (Singapore) vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chính thức phê chuẩn.
Quyết định này cho phép Burghley Enterprises thành lập công ty 100% vốn nước ngoài để sản xuất tinh bột, nước đường, mì chính, sản phẩm công nghệ sinh học, xút, axít, xây dựng các nhà máy thực phẩm mì ăn liền, nước giải khát, rau câu xanh lục. Công ty này sẽ sở hữu cụm sản xuất phát điện công suất 60 KW tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và nhà máy chế biến tinh bột mì Phước Long tại xã Bù Nho, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.
Burghley Enterprises có vốn đầu tư đăng ký trên 387 triệu USD, vốn pháp định 99 triệu USD.
(Theo Đầu Tư)

3- Vedan cố tình gian dối cơ quan quản lý các cấp

 

Monre.gov.vn, ngày 23/09/2008

Tại buổi họp báo về tình hình vi phạm của Công ty Vedan diễn ra tuần qua, giới báo chí vẫn dành nhiều câu hỏi cho đại diện Bộ TN&MT xung quanh việc vì sao Công ty Vedan vẫn được cấp phép xả thải vào nguồn nước, khi Công ty đã “nằm” trong diện bị nghi vấn vi phạm từ mấy năm nay. Để làm sáng rõ vấn đề này, PV báo Tài nguyên & Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thái Lai – Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước xung quanh Giấy phép số 864/GP-BTNMT...
Ông Nguyễn Thái Lai cho biết: Tôi sẽ nói về quá trình tiếp nhận, thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp phép xả thải của Vedan. Việc xả nước thải của Vedan phức tạp nên cấp phép phải thận trọng. Quá trình cấp phép đã trải qua 19 bước, trong đó đáng lưu ý là những mốc sau: Đầu tiên là ngày 29-3-2007, Cục nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của công ty Vedan. Ngày 3-4-2007, Cục gửi Công văn (CV) số 163/TNN yêu cầu Công ty bổ sung hồ sơ theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT (ngày 24-6-2005) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP.
Tiếp đến, ngày 4-6-2007, sau khi xem xét hồ sơ bổ sung và thu thập các thông tin liên quan đến tình hình xả nước thải vào nguồn nước của Vedan, Cục gửi CV đề nghị Vedan trình bày rõ một số nội dung chưa được làm rõ. Cụ thể là bổ sung CV của Cục Bảo vệ Môi trường (BVMT) về việc thông báo kết quả kiểm tra công tác BVMT tại Vedan; bổ sung CV của Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) về việc thẩm định báo cáo ĐTM dự án đầu tư nâng công suất của Vedan; làm rõ về thông số, nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải, chế độ vận hành hệ thống xử lý, lưu lượng và chất lượng đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải...
Sau khi Vedan đã bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, ngày 8-8-2007, Cục đã tổ chức cuộc họp hội đồng thẩm định (HĐTĐ) hồ sơ trên. Tại cuộc họp, các thành viên của HĐTĐ đều nhất trí rằng hồ sơ của Vedan cần tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung. Ngày 22-1, Bộ TN&MT đề nghị Cục báo cáo trực tiếp lần 2 về hồ sơ đề nghị xả nước thải của Vedan. Trong buổi báo cáo, Bộ đã yêu cầu phải giải trình rõ quy định chế độ quan trắc chất lượng nước thải và nguồn nước tiếp nhận trong Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Sau khi có ý kiến của các đơn vị liên quan và nhận được đơn đề nghị cấp giấy phép của Vedan, trong đó đã bổ sung các cam kết về chất lượng nước thải trước khi thải ra sông đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 loại B và việc thực hiện chế độ quan trắc tự động hàng ngày lưu lượng và chất lượng nước thải, ngày 18- 4, Cục đã gửi Tờ trình lên Bộ. Như vậy, thời gian từ ngày Vedan xin cấp phép đến ngày Bộ cấp phép cho Vedan là hơn 1 năm.
Tại sao Công ty Vedan được cấp phép xả thải khi có nhiều ý kiến của các nhà khoa học đặt dấu hỏi về sự nghiêm túc của Công ty thưa ông?
Rõ ràng khi mọi thông số, yêu cầu của các cấp quản lý đều được Vedan tìm cách bổ sung đầy đủ thì phải cấp phép cho họ. Nếu hồ sơ đầy đủ rồi mà không cấp, họ lại kêu là mình gây phiền hà, không thực hiện pháp luật, cản trở hoạt động sản xuất. Hơn nữa, muốn quản lý thì chúng ta phải cấp phép thì mới quản được. Vấn đề nằm ở chỗ Vedan cố tình gian dối cơ quan quản lý các cấp bằng những thông số bảo đảm tiêu chuẩn xả nước thải. Để có những con số này, Vedan chỉ cần ngừng xả thải trực tiếp rồi cho vận hành hệ thống xử lý nước thải của mình là nước thải sẽ bảo đảm những thông số cần thiết. Cũng cần phải khẳng định rằng, giả sử Vedan thực sự thực hiện đúng theo nội dung của Giấy phép xả nước thải mà Bộ cấp thì không có vấn đề gì cho môi trường. Nhưng Vedan đã không tôn trọng pháp luật.
Công ty Vedan chính thức hoạt động từ năm 1994, nhưng mãi đến năm 2007 mới xin phép xả nước thải. Vì sao lại có sự chậm trễ này?
Rất đơn giản! Nghị định 149/2004/NĐ-CP qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước được Chính phủ ban hành năm 2004. Năm 2005 Bộ TN&MT mới có Thông tư 02/2005/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Đến ngày 11-1-2006, Giấy phép xả nước thải đầu tiên mới được cấp cho Công ty Năng lượng Mêkông - Nhà máy Điện Phú Mỹ 2.2 BOT.
Xin cảm ơn ông!
Mạnh Đức (thực hiện)
Lương Duy Hanh trưởng Đoàn kiểm tra: Hành vi của Vedan là cố ý, mang tính hệ thống, có tổ chức, kéo dài
Thưa ông, việc Công ty Vidan xả thải trực tiếp làm ô nhiễm nặng sông Thị Vải đang là mối quan tâm lớn của công luận. Xin ông cho biết những thông tin mới nhất của Đoàn kiểm tra sau khi đã lập biên bản khẳng định 10 lỗi của Vedan vào ngày 19-9 vừa qua?
Từ 8 giờ 30 phút đến 16 giờ 40 phút ngày 20-9, Đoàn kiểm tra tiếp tục công việc tại khu vực hệ thống xử lý nước thải hồ sinh học, hệ thống xử lý nước thải UASB của Vedan, phát hiện một hệ thống đường ống xả nước thải từ xưởng axit vào hệ thông hồ sinh học tự nhiên số 1. Nước thải có màu đen, sủi bọt trước khi xả vào hồ. Qua kiểm tra, xác định hệ thống xử lý nước thải UASB hoạt động không theo chế độ tự động, dòng chảy không liên tục từ bể thu gom lên bể lắng hóa học nồng độ cao, mà vận hành theo chế độ điều khiển của công nhân vận hành. Phát hiện 2 ống xả bùn xả trực tiếp bùn hoạt tính từ hệ thống UASB sang hồ sinh học 2, hệ thống thiết bị ép bùn không hoạt động.
Từ kết quả khảo sát này có thể kết luận hệ thống xử lý nước thải UASB không vận hành đúng thiết kế kỹ thuật theo quy định. Theo ông Vũ Đức Vinh, công nhân vận hành hệ thống UASB, máy ép bùn đã ngưng hoạt động khoảng 6 năm nay. Đoàn kiểm tra phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường, phát hiện 1 đường ống xả (đường kính khoảng 30 cm) tại cầu cảng số 1. Đường ống được chia thành 2 nhánh. Một nhánh ra cầu cảng số 1 và cầu cảng số 2 nối với bồn chứa 15.000 m3 mà đoàn kiểm tra đã phát hiện tại biên bản ngày 10 và ngày 15/9. Theo lời khai của ông Lâm Mậu Phủ, người điều hành hệ thống, trung bình mỗi tháng lượng dịch thải sau lên men xả tại bồn chứa 15.000 m3 ra cầu cảng số 1 là 25.600 m3. Ông Phủ cho biết dưới chân bồn có 1 máy bơm công suất khoảng 400 m3/giờ, nhưng đoàn đã phát hiện có 2 máy bơm cùng công suất như vậy. Hành vi khai báo gian dối của ông Phủ là trái với quy định pháp luật Việt Nam.
Vậy tính đến thời điểm này, lượng nước thải từ Vedan ra sông Thị Vải là bao nhiêu thưa ông?
Tính đến cuối ngày 20/9, đã xác định được tổng khối lượng xả thải tại 2 trụ bơm cầu cảng số 2 và ống xả ngầm dưới nước tại cầu cảng số 1 là 70.400 m3/tháng, tăng hơn nhiều so với con số 44.800m3/tháng theo lời khai của công nhân vận hành. Hệ thống máy bơm và đường ống kỹ thuật này được lắp đặt và vận hành từ năm 1994.
Xin ông cho biết mức độ ô nhiễm trong dịch thải Vedan xả ra sông Thị Vải?
Theo kết quả xét nghiệm các mẫu dịch thải ngày 18/9 vừa qua, hàm lượng 7 thông số ô nhiễm trong dịch thải bơm từ bể bán âm 6.000-7.000m3 ra sông Thị vải đều vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó tổng P vượt thấp nhất là 10 lần, cao nhất là độ màu vượt 2.600 lần, C0D vượt 195 lần, B0D5 vượt 191 lần, tổng chất lơ lửng (TSS) vượt 101 lần, Amonia vượt 16 lần và tổng nitơ vượt 77 lần.
Đối với dịch thải bơm từ bồn chứa 15.000 m3 ra sông Thị Vải, các thông số ô nhiễm còn trầm trọng hơn: độ màu vượt 3.675 lần, COD vượt 2.957 lần, BOD5 vượt 1.057 lần, tổng chất lơ lửng vượt 136 lần, amonia vượt 26 lần, tổng nitơ vượt 339 lần và tổng p vượt 31 lần.
Với những bằng chứng đã kiểm tra, điều tra tại Vedan tới thời điểm này, ông có đánh giá gì về mức độ vi phạm của công ty này?
Tại biên bản làm việc lần thứ 6 ngày 20-9, chúng tôi đã có kết luận các hành vi vi phạm cố ý xả trực tiếp dịch thải sau lên men của Công ty Vedan ra sông Thị Vải mang tính hệ thống, có tổ chức, kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với sông Thị Vải. Đoàn kiểm tra đã nhiều lần đề nghị Tổng Giám đốc Công ty phải có mặt để làm việc và ký các biên bản theo quy định, ngày 19/9 Công ty hứa có Tổng Giám đốc làm việc nhưng đã không có mặt theo biên bản cam kết, đồng thời cũng không có văn bản ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc làm việc với Đoàn kiểm tra.
Trân trọng cảm ơn ông!
http://www.nea.gov.vn/Sukien_Noibat/Tinkhac/Thang%209-2008/monre_23-9-08.htm
 

Sai phạm liên tiếp, Vedan vẫn được cấp phép xả nước thải
Từng bị xử phạt liên tiếp vì sai phạm, nhưng tháng 4 năm nay, công ty Vedan vẫn được cấp giấy phép xả thải vào sông Thị Vải. Theo Bộ Tài nguyên Môi trường, việc cấp phép này đúng quy trình.
> 'Vedan đã kiếm lời trên sức khỏe người dân từ nhiều năm'/ Tẩy chay sản phẩm các công ty đầu độc môi trường
Giấy phép xả thải vào nguồn nước của Vedan được lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường ký ngày 23/4/2008. Theo đó, Vedan được phép xả thải vào nguồn nước tại 2 cửa xả trên sông Thị Vải và rạch Nước Lớn trên địa phận huyện Long Thành (Đồng Nai).
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, việc cấp giấy phép xả nước thải phải tuân theo những quy định tại Nghị định 149. Công ty xin phép phải có hồ sơ, được hội đồng thẩm định đồng ý đề xuất Bộ cấp giấy phép.
"Chúng tôi khẳng định, với quy trình này, Bộ Tài nguyên Môi trường đã làm đúng. Vấn đề ở đây là việc phân tích mẫu nước tại nguồn tiếp nhận thì Bộ không thể trực tiếp tham gia được", ông Hà nói.

Vedan dựng hệ thống xử lý nước thải như "trận đồ bát quái". Ảnh: Cục CSMT.
Ông Hà cho rằng, trách nhiệm phân tích mẫu nước thuộc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai vì trong công văn của Sở gửi về Bộ cũng đã xác nhận chất lượng nguồn nước tiếp nhận đảm bảo theo quy định và kiến nghị Bộ cấp phép cho Công ty Vedan. Bộ yêu cầu chất lượng nguồn nước tiếp nhận vào sông Thị Vải phải đạt loại B (nước phục vụ sản xuất nông nghiệp) là hoàn toàn phù hợp và đúng với quy định của pháp luật.
Trả lời báo Lao Động ngày 17/9, ông Hoàng Văn Thống, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai lại cho rằng, do lượng nước thải của Vedan trên 5.000 m3 một ngày nên theo quy định, việc cấp giấy phép và thanh kiểm tra thuộc thẩm quyền Bộ Tài nguyên Môi trường.
Trước thông tin cho rằng, nhiều thành viên hội đồng thẩm định có ý kiến phản đối cấp giấy phép cho Vedan, ông Lê Bắc Huỳnh - Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên Môi trường - khẳng định, việc cấp giấy phép xả nước thải cho công ty Vedan dựa trên cơ sở báo cáo của công ty cũng như ý kiến của hội đồng khoa học, các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực và cơ quan quản lý của trung ương, địa phương.
"Trong quá trình xem xét cấp giấy phép xả nước thải cho công ty Vedan, chúng tôi đã có lần trả lại hồ sơ. Có thể vì điều này mà có thông tin cho rằng nhiều thành viên trong hội đồng thẩm định phản đối cấp giấy phép cho công ty Vedan", ông Huỳnh giải thích.

Các đường ống dẫn nước thải chỗ nổi, chỗ chìm, chạy vòng vo lẫn cả vào ống cấp nước, cấp nguyên liệu. Ảnh: Cục CSMT.
Theo ông Huỳnh, hồ sơ đầu tiên mà hội đồng thẩm định nhận được từ Vedan vào tháng 3/2007. Hồ sơ này không đủ điều kiện, hội đồng thẩm định không đồng ý và trả lại ngay.
"Sau đó, chúng tôi nhận được hồ sơ mới, hội đồng thẩm định có biên bản đã nhất trí xem xét đề nghị cấp phép, nhưng yêu cầu phải có các biện pháp kiểm tra, giám sát, buộc doanh nghiệp thực hiện đúng quy định trong giấy phép như chất lượng nước thải đạt loại B, nơi xả nước, lượng nước thải", ông Huỳnh nói.
Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai, Vedan từng bị xử phạt 4 lần, với tổng tiền 23 triệu đồng vì xả thải không đạt chuẩn, từng phải đền bù 15 tỷ đồng cho nông dân dưới danh nghĩa hỗ trợ nuôi trồng thủy sản. Lần cuối cùng Vedan bị phạt mức 9 triệu đồng là tháng 7/2005, vì "thực hiện không đúng những nội dung trong đánh giá tác động môi trường" và "xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép".
Nguyễn Hưng

4- Vedan thừa nhận 10 hành vi “giết” sông Thị Vải

Thứ bảy, 20/9/2008, 09:31 GMT+7
Ngày 19/9, sau hơn 8 giờ làm việc, tranh cãi với Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT), Công ty Vedan Việt Nam đã ký biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên nước, thừa nhận 10 nội dung vi phạm. Việc Công ty Vedan lắp đặt hệ thống xả nước thải ra sông Thị Vải đã trốn không đóng tiền phí nước thải 91 tỷ đồng.
Trốn đóng phí 91 tỉ đồng
Buổi làm việc bắt đầu từ 8h sáng, kết thúc vào 15h chiều cùng ngày. Đoàn kiểm tra liên ngành Bộ TN&MT, do ông Lương Duy Hanh, Cục Bảo vệ môi trường làm trưởng đoàn đã lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên nước ngay sau khi công bố kết quả các mẫu nước thải lấy đột xuất tại Công ty Vedan.
Lãnh đạo Công ty Vedan, ông K.H.Yang - Phó Chủ tịch HĐQT đã ký vào biên bản vi phạm hành chính, thừa nhận hàng loạt vi phạm.

Đoàn kiểm tra đang lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với Công ty Vedan
Cụ thể, Công ty Vedan đã xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở lên trong lượng nước thải 50 m³/ngày đến dưới 5000 m³/ngày tại 3 nhà máy: Nhà máy sản xuất tinh bột biến tính; Nhà máy sản xuất bột ngọt và Nhà máy sản xuất Lysin, vi phạm Khoản 8, Điều 10, Nghị định 81/2006NĐ-CP.
Công ty không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; thải mùi hôi thối, khó chịu trực tiếp vào môi trường không thông qua các thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường; quản lý vận chuyển và xử lý chất thải độc hại không đúng qui định…
Đặc biệt, công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép, vi phạm Khoản 4, Điều 9, Nghị định số 34/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Theo kết quả phân tích của đoàn kiểm tra liên ngành công bố, sau khi lấy mẫu nước thải tại Vedan cho thấy có nhiều chỉ tiêu vượt hàng ngàn lần qui định cho phép như: chỉ tiêu màu vượt 2.600 lần, hàm lượng ôxi hóa vượt gần 3.000 lần và nhiều tiêu chuẩn khác vượt hàng trăm lần.
Chính những chất thải chưa qua xử lý được Vedan lén lút xả qua hệ thống ngầm đã góp phần “giết chết” sông Thị Vải suốt 14 năm qua.
Cũng theo cách tính của đoàn kiểm tra liên ngành, việc Công ty Vedan lắp đặt hệ thống xả nước thải ra sông Thị Vải đã trốn không đóng tiền phí nước thải 91 tỷ đồng.
Về hành vi gian dối xây dựng hệ thống xử lý nước “ngầm”, hết sức tinh vi để xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải trong suốt 14 năm qua, đoàn kiểm tra liên ngành đã quyết định chuyển sang cơ quan điều tra để làm rõ. Nếu vi phạm pháp luật Hình sự sẽ bị khởi tố.
Có dấu hiệu xoá hiện trường
Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, đoàn công tác liên ngành đã thực hiện biện pháp ngăn chặn hành chính để bảo đảm việc xử phạt. Cụ thể, đình chỉ hành vi xả nước thải không đạt tiêu chuẩn cho phép vào môi trường (sông Thị Vải).

Ông K.H.Yang - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Vedan Việt Nam (ngoài cùng bên phải) đang chờ ký biên bản xử phạt , thừa nhận 10 nội dung vi phạm
Trong thời gian cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra, điều tra, yêu cầu Công ty Vedan giữ nguyên hiện trạng toàn bộ hệ thống cấp, thoát, bể chứa nhiên liệu…
Đại tá Lương Minh Thảo, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường cho biết, đã cho lực lượng đến Công ty Vedan để bảo vệ hiện trường, bảo đảm hiện trường không bị thay đổi. Việc làm này xuất phát từ việc công ty đã tự ý thay đổi, sửa chữa một số bộ phận hệ thống xử lý nước thải, không giữ nguyên tình trạng ban đầu (có vết hàn mới, thay ốc...).
Cũng theo ông Thảo, đến nay Công ty Vedan vẫn chưa nộp bản thiết kế xây dựng nhà máy, cũng như hệ thống xử lý nước thải cho đoàn liên ngành. Còn theo “giải trình” của Vedan, hệ thống này do nhà thầu Đài Loan thực hiện, nhưng vào thời điểm đó chỉ vẽ bằng thủ công nên rất khó thu thập được, nếu cần công ty sẽ tự vẽ bổ sung.

Hệ thống nước thải chằng chịt của Công ty Vedan
Ngày 20/9, dự kiến lực lượng Cảnh sát Môi trường sẽ tiến hành kiểm tra, thực nghiệm hiện trường nhằm củng cố chứng cứ, xác định hành vi, kết luận có xử lý hình sự được hay không việc xả nước thải của Vedan.
Chiều 19/9, trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Hợp, Vụ trưởng vụ thi đua khen thưởng, Bộ TN&MT cho biết, các bước giải quyết những vi phạm của Vedan sẽ là: Đình chỉ hoạt động của Vedan, yêu cầu khắc phục hậu quả; Tạm đình chỉ hiệu lực giấy phép xả nước thải và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra tiếp tục điều tra vụ việc.
Theo ông Hợp, quyết định đình chỉ hoạt động của Vedan sẽ sớm được ban hành, có thể là vào đầu tuần tới. Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục tiến hành thanh tra, kiểm tra để làm rõ những sai phạm của Vedan.
Vedan đã phải ký nhận vào một văn bản hành chính, theo đó thừa nhận 10 hành vi vi phạm của mình:
1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng thải từ 50m³/ngày đến dưới 5.000 m³/ngày đối với Nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của Công ty; vi phạm khoản 11, Điều 10, nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m³/ngày đến dưới 5.000m³/ngày đối với các Nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysin của Công ty; vi phạm khoản 8 Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m³/ngày đến dưới 5.000/ngày đối với các nhà máy khác của Công ty; vi phạm khoản 8, Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; vi phạm khoản 4, Điều 27, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo; vi phạm khoản 3, Điều 8, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với phân xưởng sản xuất Xút- Axít từ 3.116 tấn/ tháng lên 6.600 tấn/ tháng; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với các Nhà máy bột ngọt từ 5.000tấn/ tháng lên 15.000 tấn/tháng; tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/ tháng lên 4.000 tấn/tháng; Lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng; bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng; PGA 700 tấn/năm; phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn); 280.000 tấn/ năm (lỏng) về cảng 12.000 tấn; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường; vi phạm điểm b, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường, vi phạm khoản 3, Điều 15, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép; vi phạm khoản 4, Điều 9, Nghị dịnh 34/2005/NĐ- CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong tài nguyên nước.
Theo Thái Thiện - Tuyết Nhung

:
http://tintuconline.com.vn/vn/xahoi/223704/
 

5- Đồng Nai:Đề nghị lập tổ công tác xử lý “hậu” Vedan

19/10/2008 (GMT+7)
- Theo quan điểm Bộ TN&MT: UBND tỉnh Đồng Nai phải áp dụng Luật bảo vệ môi trường để ra quyết định đình chỉ hoạt động của Công ty Vedan.

Thông tin từ Đồng Nai, Sở TN&MT vừa có tờ trình kiến nghị UBND tỉnh cho thành lập “Tổ công tác liên ngành” gồm 7 cơ quan, đơn vị đại diện cho Sở TN&MT, Sở NN-PTNT, Sở LĐ-TBXH, Sở KH-ĐT, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an Đồng Nai và UBND huyện Long Thành nhằm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả gây ô nhiễm môi trường tại công ty Vedan Việt Nam.


Với sai phạm đã được làm rõ, việc tạm thời đóng cửa nhà máy của Vedan chỉ còn là vấn đề thời gian...
TIN LIÊN QUAN

Cũng liên quan tới xử lý “hậu” Vedan, ngày 18/10, trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết đã nhận được văn bản của UBND tỉnh Đồng Nai về việc xử lý Vedan, tuy nhiên đây chỉ là văn bản dưới dạng trao đổi vướng mắc.

Theo ông Hà, việc xử phạt vi phạm hành chính đã được thanh tra Bộ TN&MT tiến hành xử, còn việc ra quyết định tạm đình chỉ được quy định trong một văn bản pháp luật khác cao hơn pháp lệnh là Luật bảo vệ môi trường.
Do vậy, ngay sau khi tỉnh Đồng Nai có văn bản trao đổi, Bộ đã có ý kiến trả lời, hướng dẫn tỉnh áp dụng các điều khoản nào của Luật bảo vệ môi trường để ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động.
• Châu Giang
Your browser does not support inline frames or is currently configured not to display inline frames.
http://www.vietnamnet.vn/xahoi/200

6- Đồng Nai hoàn toàn có thể đình chỉ hoạt động của Vedan

TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 18-10, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà khẳng định bộ có nhận được văn bản của UBND tỉnh Đồng Nai về vướng mắc phát sinh trong triển khai xử lý vi phạm của Vedan. Nhưng ông Hà cho rằng đây chỉ là văn bản trao đổi, phối hợp để xử lý cho đúng nhất, hiệu quả nhất.


Trong công văn của UBND tỉnh Đồng Nai, địa phương này cho rằng hình thức xử lý tạm đình chỉ hoạt động của Vedan thuộc hình phạt bổ sung trong quyết định xử phạt hành chính. Hành vi vi phạm của Vedan đã bị xử phạt hành chính tại quyết định 131 của chánh thanh tra Bộ Tài nguyên - môi trường nên UBND tỉnh Đồng Nai “không thể ra quyết định xử phạt hành chính bằng quyết định riêng lẻ tiếp theo đối với hành vi vi phạm hành chính của Công ty cổ phần hữu hạn Vedan”. Công văn lý giải vì pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.
Tuy nhiên, ông Hà cho biết sau khi có thông tin trên báo chí về việc này, ông đã trực tiếp trao đổi với lãnh đạo tỉnh này và nhận được khẳng định từ phía tỉnh: không có ý kiến như vậy và cũng không có thông tin nào không ủng hộ trong các phương án xử lý vi phạm của Vedan.
Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, đây chỉ là cách hiểu của địa phương khi có vướng mắc thì trao đổi để cùng xử lý. Trên thực tế, việc xử phạt vi phạm hành chính Bộ Tài nguyên - môi trường đã tiến hành xử phạt rồi. Còn việc ra quyết định tạm đình chỉ được quy định, điều chỉnh trong một văn bản pháp luật khác cao hơn pháp lệnh là Luật bảo vệ môi trường.
Ông Hà cũng cho biết sau khi tỉnh Đồng Nai có văn bản trao đổi, Bộ Tài nguyên - môi trường đã có ý kiến trả lời, hướng dẫn tỉnh áp dụng văn bản nào về pháp lệnh xử phạt hành chính và theo điều khoản nào của Luật bảo vệ môi trường để ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Phạm Khôi Nguyên đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị tỉnh này ban hành theo thẩm quyền quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất của Vedan cho đến khi hoàn thành biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn VN về môi trường.
8/10/809200/

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=283888&ChannelID=3

 

7- Cử tri bức xúc với Vedan, Miwon, Hào Dương…

TT - Theo Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, đã có 2.466 ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân gửi tới QH. Ông Huỳnh Đảm, chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, cho biết nông dân phàn nàn nhiều việc Chính phủ dự báo sai tình hình an ninh lương thực và giá gạo thế giới rồi ra quyết định tạm dừng xuất khẩu trong thời điểm giá cao, gây thiệt hại cho họ.
Bên cạnh đó, tình trạng nhiều nông dân không có đất sản xuất, một phần do Nhà nước thu hồi nhưng đền bù chưa thỏa đáng, không được đào tạo nghề… khiến nguy cơ tái nghèo đang hiển hiện.
Thời gian qua cử tri đã kiến nghị nhiều lần nhưng ô nhiễm môi trường còn diễn biến nghiêm trọng hơn. Nhân dân bức xúc, bất bình trước những vụ việc mới được phát hiện gần đây như Vedan, Miwon, Hào Dương... Theo ông Huỳnh Đảm, cử tri kiến nghị Chính phủ xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm và sớm có giải pháp khắc phục tình trạng trên.
C.V.KÌNH

Xung quanh vụ việc Vedan chưa ngã ngũ: Cần quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Thứ sáu, 24/10/2008, 23:12 (GMT+7)
* Các nhà khoa học nên giúp doanh nghiệp tìm cách xử lý chất thải kinh tế nhất

Việc xử lý Công ty Vedan chưa ngã ngũ vẫn tiếp tục là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm của các đại biểu QH. Dưới đây, phóng viên Báo SGGP ghi lại một số ý kiến của các ĐBQH bên lề phiên họp ngày 24-10 nhìn nhận vấn đề này từ những khía cạnh khác nhau.

Từ trái qua phải: ĐBQH Lê Thị Nga, ĐBQH Dương Trung Quốc, ĐBQH Nguyễn Lân Dũng.
ĐBQH Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của QH:
Cần có quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân!

Từ năm 1999, khi sửa đổi Bộ luật Hình sự đã có nhiều ý kiến đưa ra là nên quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Tuy nhiên, cho đến giờ, BLHS sắp sửa đổi cũng không quy định điều đó. Và đây chính là một kẽ hở giúp Vedan “thoát hiểm”. Cá nhân tôi cho rằng, qua những vụ việc xảy ra vừa rồi, nếu có chế định đó, việc xử lý sẽ rất thuận. Bởi vì nếu đủ điều kiện quy định trách nhiệm của cá nhân trong những vụ án vi phạm về môi trường như Vedan thì cũng không đúng. Cho dù ông giám đốc có chỉ đạo thực hiện việc xả chất thải chưa xử lý, làm ô nhiễm môi trường thì cũng đã có sự bàn bạc trong ban GĐ. Như vậy, vì lợi ích chung của công ty đó mà chỉ có cá nhân giám đốc phải chịu trách nhiệm thì cũng không hết lẽ, không sát với loại tội phạm này.

Nếu có thể quy trách nhiệm hình sự cho cả pháp nhân, quyết định đình chỉ hay tước giấy phép hoạt động… với tính chất là một hình phạt hình sự, sẽ đảm bảo tính trừng phạt tới từng thành viên trong pháp nhân. Xử lý pháp nhân khi đó sẽ triệt để hơn.

Đây mới là gốc rễ cần xử lý của vấn đề. Còn việc tỉnh Đồng Nai hay Bộ Tài nguyên - Môi trường ra quyết định phạt thì theo tôi, không khó giải quyết. Chính phủ có đầy đủ công cụ để phân định rõ ràng về thẩm quyền giải quyết, xử lý. Chính phủ có Bộ Tư pháp, có Vụ pháp chế của Văn phòng Chính phủ... đều có thể đóng vai trò như trọng tài để giải quyết việc đó.

ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai):
Phạt nghiêm, nhưng phải nghĩ đến quyền lợi của người lao động “hậu Vedan”

Tôi không thể bênh Vedan, cái sai của doanh nghiệp này đã rõ, phải nghiêm trị. Nhưng vấn đề là trị để dứt bệnh tận gốc, chứ đừng chỉ để cho hả giận. Quan điểm của tôi là đình chỉ doanh nghiệp để họ khắc phục ô nhiễm, cho họ cơ hội sửa sai chứ không nên đóng cửa vĩnh viễn doanh nghiệp. Cần nghĩ đến cuộc sống của hơn 3.000 công nhân, chưa kể những nông dân có thu nhập ổn định nhờ cung cấp nguyên liệu cho Vedan.

Ở tầm vĩ mô, cần có sự đánh giá chính xác hơn cái gọi là “thành tích tăng trưởng”. Lẽ ra chúng ta phải tính GDP xanh, GDP thực sự, sau khi đã trừ đi chi phí cần thiết để bảo vệ môi trường. Và cần thấy là những sự vụ hiện nay là hệ quả của cả một quá trình. Nói cho cùng thì không chỉ Vedan bức tử sông Thị Vải, cũng không phải đến tận bây giờ vấn đề sông Thị Vải đang chết mới được đặt ra! Nếu cơ quan chức năng kiên quyết điều tra, xử lý sớm thì chắc hậu quả không nghiêm trọng đến như vậy.

ĐBQH Nguyễn Lân Dũng (Đắc Lắc):
Các nhà khoa học nên giúp doanh nghiệp tìm ra cách xử lý ô nhiễm kinh tế nhất

Tôi nói từ góc độ khoa học. Ô nhiễm nước thải của doanh nghiệp này là ô nhiễm hữu cơ, xử lý không khó. Vấn đề chỉ là chi phí vận hành hệ thống xử lý thôi. Nước thải đó cũng có thể chế biến thành phân bón dạng lỏng, tốt cho cây trồng đấy, nhưng chi phí vận chuyển là lớn, vận động được bà con nông dân sử dụng cũng không dễ, vì họ chưa hiểu, chưa quen. Chuyện sẽ phải đặt ra cho toàn bộ hệ thống nhà máy đang chế biến củ mì trên toàn quốc chứ không chỉ Vedan; vì thế các nhà khoa học, kinh tế nên cùng chia sẻ, gợi ý cho doanh nghiệp cách làm tốt nhất, hiệu quả nhất.
ANH PHƯƠNG ghi

8- Xung quanh vụ việc Vedan chưa ngã ngũ: Cần quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân

(SGGP). - Công ty cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam (viết tắt là Công ty Vedan) vừa có văn bản (do Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vedan Yang Kun Hsiang ký) gởi Bộ TN-MT, Tổng cục Môi trường, UBND tỉnh Đồng Nai và Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai về phương án thực hiện cải thiện môi trường của Vedan.
Theo đó, Công ty Vedan nộp số tiền phạt 267,5 triệu đồng; bán toàn bộ số heo đang nuôi và dỡ bỏ trại chăn nuôi heo; tháo dỡ toàn bộ hệ thống đường ống, cống ngầm, máy bơm và các thiết bị khác có liên quan bị nghi ngờ sử dụng để xả chất lỏng từ khu vực sản xuất của công ty ra sông Thị Vải.
Đồng thời, Công ty Vedan sẽ ứng dụng các chế phẩm hóa học, sinh học để xử lý màu, mùi hôi thối tại các hồ xử lý nước thải và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải hiện hữu. Đấu nối toàn bộ nước thải của các nhà máy khác vào hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của công ty. Cải tạo hệ thống nước thải bùn từ nhà máy tinh bột và xử lý nước thải cấp đạt tiêu chuẩn môi trường.
Ngoài ra, Công ty Vedan sẽ đầu tư thêm 2 hệ thống xử lý nước thải mới công suất 1.500-2.000m3/ngày; lắp đặt hệ thống đo lưu lượng và quan trắc tự động liên tục một số thông số ô nhiễm theo quy định hiện hành…

Trong văn bản này, Công ty Vedan cũng đề nghị các cơ quan chức năng tính lại số tiền trên 127 tỷ đồng truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của công ty vì cho rằng phương thức tính toán có sai lệch, đề nghị tiến hành đánh giá lại trên cơ sở căn cứ thực tế và khoa học.
L.LONG


http://www.sggp.org.vn/phapluat/2008/10/169523/
 

9- Đồng Nai:"Lờ" lệnh cấm, Vedan vẫn xả nước thải ra sông Thị Vải

00:03' 30/10/2008 (GMT+7)
- Cho dù đã tạm ngưng hoạt động 3 nhà máy, nhưng Công ty Vedan Việt Nam vẫn tiếp tục xả nước thải xuống sông Thị Vải, bất chấp việc Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) đình chỉ giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của công ty này.

Ông Lê Viết Hưng - Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai xác nhận thông tin này chiều 29/10. Ông Hưng cho biết: thời gian qua, tổ công tác liên ngành (do UBND tỉnh lập) đã tiến hành kiểm tra, giám sát Vedan việc thực hiện theo quyết định xử phạt hành chính số 131 ngày 6/10 của Chánh Thanh tra Bộ TN-MT.


Trụ sở Công ty Vedan Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai. Ảnh: VNN

Tuy nhiên, Vedan vẫn chưa thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu của cơ quan chức năng, mặc dù trên danh nghĩa đã giảm công suất của tất cả các nhà máy thuộc Vedan VN xuống còn 30- 40%; tạm ngưng hoạt động 3 nhà máy: nhà máy tinh bột, nhà máy Lysin, nhà máy phát điện…

Và công ty này tiếp tục xả nước thải xuống sông Thị Vải, bất chấp quyết định số 1999/QĐ-BTNMT ngày 6/10/2008 của Bộ TN-MT về việc đình chỉ hiệu lực giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của Vedan VN trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký quyết định.



Theo ông Hưng, Sở TN-MT đã báo cáo sự việc lên UBND tỉnh Đồng Nai để có biện pháp buộc Vedan VN chấp hành quyết định của Bộ TN-MT về việc xả nước thải.

"Trường hợp Vedan “phớt lờ”, tỉnh sẽ đề nghị Bộ TN-MT tiến hành cưỡng chế đối với doanh nghiệp này" - ông Hưng nói.
Còn theo Tổ công tác liên ngành tỉnh Đồng Nai, dù chưa thống kê được tổng lượng nước xả thải vào sông Thị Vải là bao nhiêu, nhưng ước tính mỗi ngày tổng lượng nước đầu vào để sản xuất của Vedan Việt Nam là 15.000 m3, giảm hơn 40% so với trước đây (28.000m3).

Cũng theo thông tin từ Công an tỉnh Đồng Nai, Công ty Vedan đã 2 lần bán chất thải từ cảng Vedan sang Đài Loan (thông qua hệ thống tàu biển) với tổng lượng là 130.000 tấn vào các ngày 27/9 và 13/10/2008.

Tuy nhiên, theo Chi Cục Hải quan huyện Long Thành, về thủ tục xuất nhập khẩu đối với hai lô hàng trên, Công ty Vedan đã thực hiện đúng quy định pháp luật.

Ngày 29/10, Công an Đồng Nai cho biết thực hiện chuyển hồ sơ sang Thanh tra sở TN-MT tỉnh để xử phạt đối với Công ty TNHH Giặt mài Civic (vốn đầu tư Đài Loan đóng tại khu công nghiệp Biên Hòa I) theo quy định của pháp luật.

Được biết, ngày 7/10, Phòng Cảnh sát môi trường Đồng Nai đã phát hiện công ty Civic xả nước thải lén chưa qua xử lý ra sông Đồng Nai thông qua hệ thống đường ống dẫn “ngầm” dưới đất và sử dụng máy bơm 1,5 HP, bơm nước thải trực tiếp ra mương thoát nước đổ ra sông Đồng Nai.

Công ty này đã không xuất trình được báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án có 50.000 sản phẩm/năm; không lập thủ tục và chưa có giấy phép xả nước thải sản xuất ra môi trường sông Đồng Nai với lưu lượng nước thải từ 10m3 đến dưới 50m3/ ngày đêm.
• Thái Thiện
http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/81090
 

10- Vedan tiếp tục xả thải, bất chấp lệnh cấm

Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, công ty Vedan hiện vẫn tiếp tục xả nước thải ra sông Thị Vải bất chấp lệnh cấm có hiệu lực từ 6/10 của Bộ Tài nguyên Môi trường .
> 'Thủ tướng có thể ủy quyền cho Đồng Nai đóng cửa Vedan'
Theo ông Hưng, ngay sau khi tiếp nhận các quyết định xử phạt Vedan của Bộ Tài nguyên Môi trường, tổ kiểm tra liên ngành tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp xuống kiểm tra, đôn đốc công ty này thực hiện các nội dung xử phạt, khắc phục. Vedan đã tạm ngừng hoạt động 3 nhà máy gồm tinh bột, lysin, phát điện. Các nhà máy còn lại đều giảm từ 30-40% công suất.

Tuy nhiên, hiện tại, Vedan vẫn tiếp tục xả nước thải xuống sông Thị Vải, bất chấp việc Bộ Tài nguyên Môi trường ra quyết định đình chỉ hiệu lực giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn 6 tháng (kể từ ngày 6/10).
Hiện nay, mặc dù chưa thống kê được tổng lượng nước xả thải vào sông Thị Vải là bao nhiêu, nhưng theo tổ công tác liên ngành, mỗi ngày tổng lượng nước đầu vào để sản xuất là 15.000m3 (trước đây 28.000m3).

Vedan vẫn xả thải bất chấp lệnh cấm của Bộ Tài nguyên Môi trường. Ảnh: Thiên Chương.
"Chúng tôi đã báo cáo vấn đề này với UBND tỉnh để có biện pháp buộc Vedan phải chấp hành quyết định của bộ về việc xả nước thải. Nếu Vedan cố tình không thực hiện, có lẽ phải đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường cưỡng chế", ông Hưng nói.
Đến nay Vedan vẫn chưa tháo gỡ đường ống xả trộm trước đây. "Trong tuần này, chúng tôi sẽ yêu cầu Vedan phải tháo dỡ ngay hệ thống này", ông Hưng cho biết.
Trước đó, trao đổi với VnExpress.net, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng: "Việc xử lý Vedan còn tùy thuộc vào thái độ chấp hành quyết định của Vedan. Nếu công ty này không chấp hành, có thể tính đến biện pháp cưỡng chế tạm đóng cửa, thậm chí rút giấy phép", ông Cường nói.
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/10/3BA07EBA/
Nguyễn Hưng

 

11- Chính phủ phải vào cuộc mới xử lý được vấn đề Vedan

Đó là quan điểm của Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trước tình huống Bộ Tài nguyên - Môi trường và UBND tỉnh Đồng Nai có quan điểm trái ngược nhau về việc xử lý sai phạm tại nhà máy Vedan.
> Bộ Tài nguyên đề nghị tỉnh Đồng Nai 'đóng cửa' nhà máy Vedan/ UBND tỉnh Đồng Nai không thể 'đóng cửa'
- Nhiều ý kiến cho rằng, việc xử lý các doanh nghiệp vi phạm môi trường như Vedan, Miwon... vẫn còn nhẹ với hậu quả gây ra với môi trường. Dưới góc độ pháp luật, bà nhìn nhận thế nào?
- Theo quan điểm của tôi, quy định của pháp luật về mức xử phạt còn nhẹ trong một số trường hợp. Ví dụ Nghị định về xử phạt trong lĩnh vực môi trường chỉ quy định mức phạt tối đa là 70 triệu đồng, Pháp lệnh về xử lý hành chính thì mức phạt cao nhất là 500 triệu đồng.
Với một số doanh nghiệp lớn, vi phạm nghiêm trọng thì mức này là nhẹ so với nguồn lợi bất chính họ thu được. Việc quy định mức phạt quá cụ thể cũng dễ lạc hậu và nhiều khi không tương xứng với hành vi vi phạm. Tôi đề nghị, nên xử phạt căn cứ theo số ngày, tháng xả trộm, khối lượng xả, doanh thu...
- Trong vài năm gần đây, ô nhiễm môi trường được đánh giá là nghiêm trọng nhưng chưa có vụ xả thải "bẩn" nào bị xử lý hình sự. Cơ sở pháp lý để xử lý tội danh hiện đang ở mức nào?
- Hiện nay Bộ Luật hình sự cũng đã quy định về tội phạm môi trường, có riêng một chương, một mục.Ví dụ điều 183 về gây ô nhiễm nguồn nước, điều 184 về gây ô nhiễm đất, rồi tội hủy hoại rừng, buôn bán động vật hoang dã...
Đặc điểm lớn nhất của Bộ Luật hình sự là trách nhiệm hình sự quy cho cá nhân, không phải trách nhiệm của tổ chức. Muốn xử lý hình sự thì phải cá thể hóa trách nhiệm cá nhân. Khi cá thể hóa thì phải xử theo chế định đồng phạm, tức là họ phải có sự bàn bạc, câu kết, có người tổ chức, thực hành, giúp sức...
Theo điều 183 Bộ Luật hình sự, cá nhân đã bị xử phạt hành chính về môi trường mà cố tình không khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền mới bị xem xét xử lý hình sự.
- Với trường hợp cụ thể là Vedan, đơn vị này đã bị xử phạt, yêu cầu khắc phục hậu quả nhiều lần vẫn tái phạm nhưng cơ quan chức năng cho rằng không thể xử lý hình sự. Theo bà, vướng mắc nằm ở đâu?
- Tôi cho rằng, không phải do lãnh đạo Vedan là người nước ngoài mà không xử lý được. Lâu nay, người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam vẫn xử lý bình thường. Vấn đề ở đây là có cá thể hóa được trách nhiệm của họ hay không. Khi cá thể hóa được trách nhiệm rồi thì phải cộng thêm những dấu hiệu đã quy định trong luật như bị xử lý hành chính, không khắc phục, tái phạm trong vòng một năm... để xử lý hình sự.
- Hiện tỉnh Đồng Nai và Bộ Tài nguyên Môi trường đang có quan điểm khác nhau về cơ sở pháp lý để tạm đóng cửa Vedan. Bà bình luận thế nào về cơ sở pháp lý đóng của Vedan?
- Rõ ràng ở đây đang có sự lúng túng của các cơ quan chức năng trong việc hiểu và vận dụng quy định pháp luật. Với những sai phạm nghiêm trọng, theo quy định của pháp luật thì có thể tạm đình chỉ hoạt động nhà máy. Nhưng trong trường hợp Vedan thì phải nghiên cứu kỹ, phải nghiên cứu hồ sơ cụ thể.
Với tình hình hiện nay, theo tôi phải có "trọng tài". Chính phủ phải vào cuộc mới xử lý được.
- Trả lời báo giới Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường đã xung phong trả lời chất vấn tại kỳ họp này. Xin hỏi, bà có chất vấn về vấn đề môi trường và cụ thể là Vedan không?
- Tôi đã gửi 3 câu hỏi chất vấn về ô nhiễm môi trường, Vedan... tới Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường. Trong phát biểu sáng nay, tôi cũng đề nghị Quốc hội kiến nghị Chính phủ tổng kiểm tra, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường và đưa vào chương trình giám sát năm 2009 nội dung này.
Trao đổi với VnExpress.net, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Bộ đang nghiên cứu tính pháp lý trong việc xử lý tạm đóng cửa nhà máy Vedan. "Hiện, tôi chưa thể nói tỉnh Đồng Nai hay Bộ Tài nguyên Môi trường ai đúng ai sai. Nếu đại biểu Quốc hội có yêu cầu, tôi sẽ trình bày cụ thể vấn đề này trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội đầu tuần tới".
Việt Anh - Nguyễn Hưng thực hiện
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/10/3BA07C0A/

12-Vedan VN bất tuân "lệnh" Bộ Tài nguyên và Môi trường

30/10/2008


(LĐ) - Hôm qua (29.10), Sở TNMT Đồng Nai cho hay, sở vừa kiểm tra và phát hiện Cty CPHH Vedan Việt Nam (Vedan VN) vẫn tiếp tục xả nước thải ra sông Thị Vải, bất chấp việc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã đình chỉ hiệu lực giấy phép xả nước thải vào nguồn nước từ ngày 6.10.

Trả lời chất vấn PV hôm qua (29.10), ông Lê Viết Hưng (GĐ Sở TNMT Đồng Nai) cho biết, trong những ngày qua, tổ công tác kiểm tra liên ngành Đồng Nai đã trực tiếp xuống kiểm tra, đôn đốc việc Vedan VN khắc phục theo quyết định xử phạt hành chính 131, ngày 6.10 của Chánh Thanh tra Bộ TNMT.

Hiện nay, Vedan VN đã tạm ngừng hoạt động 3 nhà máy gồm: Nhà máy tinh bột, nhà máy Lysin, nhà máy phát điện. Ngoài ra, tất cả các nhà máy của Vedan VN đều giảm từ 30-40% công suất.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, Vedan VN vẫn tiếp tục xả nước thải xuống sông Thị Vải, bất chấp việc Bộ TNMT đã ban hành Quyết định 1999/QĐ-BTNMT, ngày 6.10 về việc đình chỉ hiệu lực giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của Vedan VN trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký quyết định.

Hiện nay, mặc dù chưa thống kê được tổng lượng nước xả thải vào sông Thị Vải là bao nhiêu, nhưng theo tổ công tác liên ngành, mỗi ngày tổng lượng nước đầu vào để sản xuất là 15.000m3, giảm hơn 40% so với trước đây (28.000m3).

"Chúng tôi đã báo cáo vấn đề này với UBND tỉnh để có biện pháp buộc Vedan VN phải chấp hành quyết định của bộ về việc xả nước thải. Nếu Vedan VN cố tình không ngừng, có lẽ phải đề nghị Bộ TNMT cưỡng chế. Ngoài ra ngay trong tuần này, chúng tôi cũng yêu cầu Vedan VN phải tháo dỡ ngay đường ống xả thải lén trước đây" - ông Hưng nói.
Ngô Nguyên
http://www.laodong.com.vn/Home/Vedan-VN-bat-tuan-lenh-Bo-Tai-nguyen-va-Moi-truong/200810/112395.laodong


 

13- Không xử lý được Vedan, nỗi niềm luật pháp Việt Nam

Cập nhật: 2:50 PM, 30/10/2008


Vụ việc Công ty Vedan của Đài Loan đã 14 năm cố ý xả nước thải độc hại giết chết dòng sông Thị Vải đã bị cơ quan chức năng kiểm tra lật tẩy bộ mặt gian trá của họ gây nên sự bức xúc gay gắt của công luận cả nước suốt hai tháng nay.
Với sai phạm đã chuyển sang mức độ tội cố ý gây hậu quả trên mức nghiêm trọng kéo dài và rõ ràng như vậy những tưởng người đứng đầu Vedan khó mà thoát tội hình sự ấy vậy mà công luận bất ngờ ngớ người ra vì đối chiếu các luật chúng ta khó xử lý hình sự Vedan.

Bởi theo bộ luật hình sự nước ta quy định tội làm ô nhiễm môi trường phải hội đủ 3 yếu tố: Đó là cá nhân cụ thể; từng bị xử lý hành chính; gây hậu quả nghiêm trọng trong khi Vedan đã bị phạt hành chính trên một năm nay phát hiện có sai phạm coi như chưa bị phạt hành chính (trong vòng một năm để điều kiện xử lý hình sự là hợp quy) nên không xử được?

Đã vậy trong khi ta có luật bảo vệ môi trường, luật hình sự và 300 văn bản dưới luật để vận dụng vào việc xử lý tạm đóng cửa Vedan cũng đang có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa UBND Đồng Nai và Bộ TN-MT vì ai cũng bảo việc đó không thuộc trách nhiệm của mình?

Việc đóng cửa Vedan gây lúng túng đến mức ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp khi trả lời phóng viên báo chí đang dự kỳ họp thứ 4 QH khoá XII có nói nếu phải ra quyết định tạm đóng cửa Vedan thì bộ này phải có công văn trình Thủ tướng chỉ định cho UBND Đồng Nai ra quyết định. Vị bộ trưởng này còn nói do đây là công ty nước ngoài nên còn vướng Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa nhà nước ta và phía Đài Loan đã ký nên phải cân nhắc thận trọng.

Đành rằng xử phạt, truy tố, rút giấy phép đầu tư một công ty trong và ngoài nước đều phải rất cẩn trọng trên cơ sở luật pháp quy định nhưng một khi nhà đấu tư đã suốt 14 năm vì lợi nhuận to lớn, cố ý làm hại môi trường Việt Nam, làm hàng vạn người dân mất cơ hội sản xuất, sức khoẻ bị huỷ hoại mà khi viện đến luật để ra tay xử lý thì lại bị vướng đủ điều.

Trước thực trạng này thiết nghĩ các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật và Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cần khẩn trương rà xét các điều khoản bất cập của các bộ luật trong đó có luật hình sự và luật bảo vệ môi trường và đề nghị Quốc hội đưa vào chương trình sửa đổi hoàn thiện luật hơn để bớt đi tình trạng luật của ta nhiều nhưng hiệu lực yếu kém như trường hợp khó xử Vedan về loại tội huỷ hoại môi trường và một số loại tội phạm khác.
Bạn Trịnh Thanh Phi
http://www.laodong.com.vn/Home/Khong-xu-ly-duoc-Vedan-noi-niem-luat-phap-Viet-Nam/200810/112499.laodong

14- Chỉ Thủ tướng mới có thẩm quyền đình chỉ Vedan

21:48' 28/10/2008 (GMT+7)
- "Các cơ quan có thẩm quyền đã xem xét cân nhắc khả năng xử lý trách nhiệm hình sự với Vedan nhưng chúng ta vẫn có những vướng mắc về mặt pháp lý", Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trao đổi với báo chí bên hành lang phiên họp QH ngày 28/10.
Không phải "đẩy" trách nhiệm lên Chính phủ

Bộ trưởng Hà Hùng Cường. Ảnh: LN
Với tư cách Bộ trưởng Tư pháp, ông đánh giá thế nào về tranh cãi pháp lý giữa UBND tỉnh Đồng Nai với Bộ TN&MT trong thẩm quyền xử lý vi phạm Vedan?

- Vấn đề này phải dựa trên nhiều văn bản pháp lý chứ không chỉ Luật Bảo vệ TNMT vì bên cạnh còn có pháp luật về bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đầu tư, xử lý vi phạm hành chính...
Áp dụng theo điều 49 Luật Bảo vệ TNMT về xử lý vi phạm thì có điểm chưa rõ. Nhưng đã đến mức phải tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động của công ty chưa thì còn phải cân nhắc.
Trước mắt, nên dừng ở 2 quyết định của Bộ TN&MT là đủ. Một là quyết định xử phạt hành chính, hai là quyết định đình chỉ xả nước thải vào nguồn nước.
Trước mắt, quyết định của Bộ trưởng TNMT tạm đình chỉ giấy phép xả nước thải là đầy đủ rồi vì bản chất hoạt động của công ty này là dùng nước và xả nước. Những hoạt động khác không liên quan như sản xuất kinh doanh, trồng sắn… không nhất thiết phải đình chỉ.
Tất nhiên còn phải phụ thuộc vào thái độ DN. Nếu DN không thực hiện nghiêm túc thì có thể áp dụng các chế tài khác như tạm thời đình chỉ toàn bộ hoạt động, thậm chí cuối cùng là rút giấy phép đầu tư.
UBND tỉnh Đồng Nai cho là thẩm quyền xử lý thuộc Bộ TNMT còn Bộ lại cho rằng việc quản lý các cơ sở trên địa bàn thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh?
- UBND tỉnh Đồng Nai cũng có lý của họ vì chưa rõ cơ sở pháp lý để họ ra quyết định đình chỉ một liên doanh đóng trên địa bàn. Phải có sự ủy quyền của Thủ tướng thì UBND tỉnh này mới làm được.
Luật Tổ chức HĐND, UBND cũng đã quy định về việc quản lý các cơ sở trên địa bàn, nhưng trong những vụ việc cụ thể lại không có những quy định rõ ràng.
Đây là công ty Đài Loan đầu tư vào Việt Nam, có hiệp định bảo hộ đầu tư được ký giữa hai bên.
Vậy để đình chỉ hoạt động của Vedan thì Bộ TNMT hay UBND tỉnh Đồng Nai có thẩm quyền?
- Mặc dù Vedan đóng trên địa bàn Đồng Nai nhưng kết quả khám phá, phát hiện ra vi phạm là của Thanh tra Bộ TNMT. Vậy thì nó thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT và Bộ này đã làm, với cơ sở pháp lý đúng đắn và đầy đủ trách nhiệm.
Còn làm tiếp nữa hay không thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng nhiều mặt, trong đó có thái độ khắc phục và chấp hành quyết định xử phạt hành chính của công ty này. Bởi vì mục đích của ta không phải là triệt tiêu sản xuất.
Dùng đến biện pháp cuối cùng này thì không phải thẩm quyền của Bộ TNMT hay UBND tỉnh Đồng Nai nữa mà là của Thủ tướng. Nếu thấy cần thiết đến mức phải đình chỉ thì Bộ Tư pháp sẽ đề nghị Thủ tướng ủy quyền cho UBND tỉnh Đồng Nai xử lý.
Vậy là trách nhiệm lại tiếp tục được đẩy lên Chính phủ?
- Nói là đẩy lên cũng không đúng bởi việc quy trách nhiệm cho UBND tỉnh Đồng Nai chưa rõ ràng. Hơn nữa khởi sự việc này là Bộ TNMT, kết quả thanh tra cũng là của Bộ TNMT.
Vướng mắc pháp lý
Thủ tướng đã có chỉ thị quy định trách nhiệm của người đứng đầu nhưng đến giờ chưa có người đứng đầu nào chịu trách nhiệm về các sai phạm trong địa bàn, lĩnh vực quản lý của mình?
- Tôi chưa thể nói được gì. Nhưng với trường hợp Vedan thì phải tính, vì khi họ vào hoạt động, chúng ta chưa có luật bảo vệ môi trường, khi có luật thì chúng ta mới yêu cầu có đánh giá tác động môi trường, mà cái này lại do Bộ Khoa học Công nghệ phê duyệt.

Ô nhiễm nghiêm trọng ngay cửa xả của Vedan VN. Ảnh: Hồ Thu
Do đó, trước khi nhà máy đi vào vận hành, lẽ ra phải kiểm tra rõ nhưng chúng ta không kiểm tra, vì thế có cả trách nhiệm của địa phương lẫn trung ương. Quy trách nhiệm cả cho ông Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng không được.
Với những sai phạm tương tự tại nhiều quốc gia, họ đã có thể bị truy tố. Vậy tại sao ở nước ta lại không làm được? Vướng ở những quy định nào thưa ông?
- Quả thật, các cơ quan có thẩm quyền đã xem xét cân nhắc khả năng xử lý trách nhiệm hình sự nhưng chúng ta vẫn có những vướng mắc về mặt pháp lý.
Lần này Chính phủ đã đề nghị với QH sửa đổi tội danh này trong Bộ luật Hình sự. Nếu được chấp thuận thì việc xử lý hình sự sẽ thuận lợi hơn vì trong các yếu tố cấu thành tội phạm về môi trường có điều kiện là sai phạm đó đã có quyết định xử lý hành chính trong thời gian 1 năm về trước nhưng nếu không khắc phục hậu quả thì mới xử lý hình sự.
Có ĐB nêu rằng tại sao không xử lý pháp nhân, nhưng Bộ luật Hình sự của chúng ta chưa quy định việc này.
• Lê Nhung (ghi)

http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2008/10/810690/
 

 

15- Vedan xuất bán chất thải sang Đài Loan?

TT(Đồng Nai) - Chiều 29-10, Phòng cảnh sát môi trường (PC 36) Công an tỉnh Đồng Nai khẳng định lực lượng này vừa phát hiện Công ty cổ phần hữu hạn Vedan VN đã xuất bán 130.000 tấn chất thải sang Đài Loan.
Chi cục Hải quan huyện Long Thành xác nhận số chất thải này làm đúng trình tự pháp luật và được Vedan xuất sang Đài Loan ngày 27-9 và 13-10-2008, thời điểm công ty này đang bị cơ quan chuyên môn kiểm tra, xử lý. Một nguồn tin cũng nói rằng tối 28-9 có một tàu nước ngoài cập cảng Vedan để lấy nước thải và chở đi đâu không rõ.
Trong khi đó, ông Lê Viết Hưng, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường (TN-MT) Đồng Nai, khẳng định: “Từ trước đến nay sở chưa bao giờ làm thủ tục cho bất cứ một doanh nghiệp nào xuất chất thải ra nước ngoài, kể cả Vedan”.
Cũng liên quan đến Vedan, Công an Đồng Nai lưu ý Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai trong thời gian chờ có quyết định tạm đình chỉ, không loại trừ Vedan tìm cách xóa dấu vết hiện trường nên cần có biện pháp giám sát quá trình khắc phục.
* Sáng 29-10, báo cáo với đoàn kiểm tra của Bộ TN-MT, Sở TN-MT Đồng Nai cho biết Vedan đã bị Bộ TN-MT rút giấy phép xả thải ra sông Thị Vải nhưng qua kiểm tra vẫn phát hiện công ty này xả nước thải ra sông, tuy lượng nước thải này đều đã qua các khâu xử lý theo quy định. Sở đã đề nghị Vedan trong tuần này phải ngưng xả thải tại các nhà máy có nguồn thải lớn, tháo dỡ đường ống xả đã chôn lấp để lén xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Sở đã kiến nghị UBND tỉnh đề nghị Vedan chấp hành việc ngưng xả thải, nếu không thực hiện tỉnh sẽ kiến nghị Bộ TN-MT cưỡng chế thi hành để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Theo Sở TN-MT, Vedan đã hoàn thành việc nộp phạt và mới ngưng hoạt động nhà máy sản xuất lysin, tinh bột và nhà máy phát điện, đồng thời giảm công suất hoạt động của các nhà máy còn lại từ 30-40%. Vedan cũng chính thức đề nghị Sở TN-MT cho phép được duy trì hoạt động như hiện nay để đảm bảo đời sống cho công nhân.
H.MI - K.CƯƠNG

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=285541&ChannelID=17
 

16- Ô nhiễm sẽ khiến Việt Nam "căng thẳng" về nguồn nước

00:19' 30/10/2008 (GMT+7)
- Đó là nhận định của ông Des Cleary - Cố vấn trưởng dự án “đánh giá nguồn nước ViệtNam” bên lề hội thảo cùng tên do ADB và Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước tổ chức tại Hà Nội hôm 29/10.

Ông Des Cleary cho biết, từ kết quả của Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và dự án đánh giá ngành nước cho thấy, Việt Nam đang phải đối mặt các vấn đề đáng kể trong ngành nước.



Kết quả nghiên cứu của dự án chỉ ra rằng, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nước của các sông quốc tế. "Có tới 40% lượng nước mặt phát sinh trong nước, ngoài ra, có 6 lưu vực sông lớn của Việt Nam phụ thuộc vào dòng chảy từ các nước khác; gần 57% tổng lượng nước của Việt Nam thuộc lưu vực sông Cửu Long, hơn 16% thuộc lưu vực sông Hồng- Thái Bình và hơn 14% thuộc lưu vực sông Đồng Nai - tất cả các sông này đều là sông quốc tế" - ông Des Cleary nói.

Thêm vào đó, thực tế lượng nước có sẵn, đặc biệt trong mùa khô chỉ đạt 20-30% tổng lượng nước bình quân năm. Vì thế, vấn đề nguồn nước cung cấp đảm bảo đang trở thành vấn đề lớn.

Thời điểm hiện tại, các lưu vực sông: Đồng Nai, sông Hồng, sông Mã..., lượng nước đang ở mức hoặc đang tiếp cận mức thiếu nước cục bộ hay thiếu nước không thường xuyên cao trong mùa khô theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đặc biệt, là tình trạng ô nhiễm của các sông ngày càng gia tăng. Vì lẽ đó, mức căng thẳng về nước sẽ là vấn đề trong tương lai gần!” - vị cố vấn trưởng dự án khẳng định.


Nguồn nước bị các sông bị ô nhiễm -trong ảnh là sông Vàm Cỏ Đông, thuộc tỉnh Tây Ninh-là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng căng thẳng nguồn nước trong tương lai gần! (Ảnh: VNN)

Dự án đánh giá ngành nước Việt Nam nhằm thiết lập khung hướng dẫn các quyết định phát triển trong ngành nước và nhằm hỗ trợ Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế đạt được các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước trong vòng 10 năm tới. Khung này sẽ phù hợp với việc thông qua các sáng kiến quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

Để đạt được những mục tiêu trên, dự án đã đưa ra 5 biện pháp để quản lý hiệu quả ngành nước: Củng cố hệ thống pháp luật, chính sách và chiến lược về tài nguyên nước; Cải thiện môi trường xã hội và điều kiện sống cho người dân, đặc biệt là người nghèo (bao gồm tạo điều kiện tham gia cho người nghèo); Quản lý hiệu quả và sử dụng bền vững tài nguyên nước; Đa dạng sinh học liên quan đến nước được bảo tồn, ô nhiễm được phòng ngừa và chất lượng môi trường được cải thiện; Nâng cao năng lực thể chế.
• Hà Lê
http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/810909/
 

17- Hiện tượng nước sông Thị Vải "ăn mòn" vỏ tàu: Vẫn chờ Bộ Tài nguyên - Môi trường

Nước sông Thị Vải, đoạn chảy qua cảng Gò Dầu đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

Cập nhật lúc 06:10 - Thứ tư, 06/08/2008
Đã hơn 3 tháng sau khi các Cty vận tải có tàu đậu bốc dỡ hàng tại cảng Gò Dầu, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, phản ánh về tình trạng vỏ tàu bị nước sông Thị Vải ăn mòn thì các cơ quan chức năng địa phương vẫn chưa đưa ra được lời giải thích thuyết phục. Thay vào đó, "trái bóng trách nhiệm" được đá lên trên cho Bộ TN-MT.
Đậu một đêm, sơn vỏ tàu biến màu
Đây là khẳng định của một Cty đường biển lớn nhất Nhật Bản trên bản tin MSI Marine, số ra ngày 11/6/2008. Cụ thể, bản tin này đã mô tả hiện tượng đổi màu lớp sơn bảo vệ phần dưới thân tàu và lớp vỏ ngoài thân tàu bị ăn mòn đối với hầu hết các tàu ra vào cảng Gò Dầu từ năm 2007. Cụ thể, độ dày của lớp vỏ ngoài của một số tàu vận tải thường xuyên ra vào cảng Gò Dầu trên sông Thị Vải đã mỏng đi khoảng 40%; lớp sơn bảo vệ màu đỏ của một số tàu chỉ sau một đêm đã chuyển sang màu đen khi đậu trên dòng sông đen Thị Vải. Để tìm hiểu sự tác động của nước sông Thị Vải đối với việc ăn mòn kim loại, một Cty có nhà máy trong khu công nghiệp Gò Dầu đã thử kiểm tra mức độ ăn mòn của nước sông bằng cách đặt 2 tấm sắt xuống nước. Một tấm đặt ngay khu vực cảng Gò Dầu, một tấm ở đoạn sông khác cách xa vài cây số. Sau 3 ngày, tấm sắt đặt ở cảng Gò Dầu đã bị gỉ sét và mặt trên xuất hiện một lớp bụi mạt màu nâu; sau 7 ngày thì độ gỉ sét càng lớn, tấm bản sắt xuất hiện một số lỗ thủng nhỏ, trong khi tấm sắt kia mức độ ăn mòn ít hơn.
Đại diện Cty phân bón Việt Nhật (có nhà máy đặt tại khu công nghiệp Gò Dầu) cho biết: Trước khi thông tin về hiện tượng vỏ tàu bị nước sông Thị Vải "ăn mòn" được công bố trên bản tin MSI Marine, nhiều chủ tàu thuyền của Nhật Bản đã e ngại và từ chối các hợp đồng vận chuyển nguyên liệu sản xuất cho nhà máy qua cảng Gò Dầu.
Còn chờ khảo sát
Ngay sau khi các chủ tàu có văn bản phản ánh về hiện tượng này, đầu tháng 7/2008, Sở Tài nguyên - Môi trường Đồng Nai đã có buổi họp khẩn bàn hướng giải quyết. Kết quả của buổi họp khẩn này là... chờ hướng dẫn của Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Song song đó, trả lời về thắc mắc của các Cty về việc nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước sông Thị Vải có liên quan gì đến việc vỏ tàu bị ăn mòn, ông Phan Văn Hết - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Đồng Nai cho rằng việc gây ô nhiễm và khắc phục tình trạng ô nhiễm sông Thị Vải không chỉ là trách nhiệm riêng của tỉnh Đồng Nai. Trong khi đó, một số nhà khoa học đã từng làm công tác điều tra, khảo sát và quan trắc nước sông Thị Vải, đều thừa nhận là nước sông Thị Vải có ô nhiễm cục bộ. Thậm chí đoạn sông dài 10 km từ xã Long Thọ đến huyện Phú Mỹ đã hoàn toàn chết hẳn, không sinh vật nào có thể sống trong làn nước đen ô nhiễm.
Không phải đến khi vỏ tàu bị ăn mòn, người ta mới chú ý đến tình trạng ô nhiễm của sông Thị Vải. Từ năm 2006, Cục Bảo vệ môi trường đã xác định năm khu vực ô nhiễm chính trên sông Thị Vải, trong đó có đoạn qua cảng Gò Dầu. Các nhà khoa học làm công tác điều tra, khảo sát và quan trắc nước trên dòng sông này cũng thừa nhận tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở đây.
Và trong khi các ngành chức năng đang trình văn bản, đang báo cáo và chờ ý kiến chỉ đạo thì sông Thị Vải tiếp tục oằn mình vì nước thải ô nhiễm và DN tiếp tục gặp khó khăn trong vận chuyển hàng hóa khi các Cty vận tải từ chối cho tàu vào cảng Gò Dầu vì sợ nước sông "ăn mòn" vỏ tàu.
Một số DN trong khu công nghiệp Gò Dầu đã tự bỏ kinh phí thuê Cty Tư vấn môi trường quốc tế đến khảo sát, quan trắc chất lượng nước để tìm ra nguyên nhân. Thế nhưng Sở TN-MT Đồng Nai đã không đồng ý với cách làm này bằng thông báo: Việc khảo sát, phân tích mẫu tìm ra nguyên nhân phải do cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện. Các tổ chức nước ngoài không được phép tự tiện quan trắc, điều tra, khảo sát chất lượng nước sông Thị Vải khi không được sự đồng ý của lãnh đạo tỉnh.
Thế Anh
http://www.dddn.com.vn/20080805023141171cat104/Hien-tuong-nuoc-song-Thi-Vai-an-mon-vo-tau-Van-cho-Bo-Tai-nguyenMoi-truong.htm

18- Sông Thị Vải ô nhiễm “tấn công” Cần Giờ

Sông Thị Vải ô nhiễm đã được đánh động cách nay khoảng… mười năm, nhưng đến nay chưa được cải thiện, mà còn có dấu hiệu tăng nặng.
Ô nhiễm không chỉ tác động tiêu cực đến cư dân sống tại lưu vực sông Thị Vải ở tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, mà còn lan về huyện Cần Giờ, TP.HCM “tấn công” vào các bãi nuôi nghêu

Từ năm 2002, Cần Giờ có diện tích sân nghêu lên đến 2.800ha, bao gồm ở các xã Long Hòa, Lý Nhơn và thị trấn Cần Thạnh. Nghề nuôi nghêu phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, nhiều cư dân địa phương đã khá và giàu lên vì nghề này.

Năm 2007, do triển khai công trình khu đô thị lấn biển Cần Giờ, nên diện tích sân nghêu đã giảm khoảng 600ha. Hiện nay nghề nuôi nghêu chủ yếu tập trung nhiều ở thị trấn Cần Thạnh (1.165ha), xã Lý Nhơn (300 ha) và Long Hoà (164ha) với năng suất 10 – 15 tấn/ha. Tuy nhiên, từ tháng 12.2007 đến nay, đã xuất hiện tình trạng nghêu chết hàng loạt: khoảng 730ha nghêu bị ảnh hưởng, 560 gia đình bị thiệt hại về sản lượng nghêu thịt, nghêu giống, trị giá gần 200 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Lương, trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cần Giờ cho biết, có nơi lượng nghêu chết lên đến 70 – 80%, làm nhiều hộ dân trắng tay, và mắc nợ ngân hàng. Cần Giờ đang vào mùa thả giống nghêu, nhưng người dân chờ cơ quan chức năng kết luận về nguyên nhân nghêu chết trước khi tiếp tục thả nuôi.

Theo chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM), nghêu chết do nguồn nước bị nhiễm chất BOD rất cao, vượt ngưỡng cho phép trong nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn. Kết quả phân tích trên các mẫu cho thấy: chỉ số thấp nhất cũng trên 15mg BOD/lít, trong khi mức giới hạn cho phép để nuôi nghêu là dưới 10mg BOD/lít.

Ngoài ra, sự phát triển quá mức của một số loài tảo mà nguyên nhân được xác định là do môi trường nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các cơ quan như: chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; chi cục Bảo vệ môi trường đã nhiều lần quan trắc, nhưng do nguồn gây ô nhiễm không xuất phát từ thành phố, nên thành phố đã không giải quyết được hậu quả.



Các cử tri Cần Giờ kiến nghị thành phố đề nghị hai địa phương mà sông Thị Vải đi qua (Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu), kể cả bộ Tài nguyên môi trường cần có các biện pháp xử lý, ngăn chặn các doanh nghiệp, các khu công nghiệp xả nước thải ra gây ô nhiễm cho con sông. Ông Bùi Văn Khê, ủy viên UBND huyện Cần Giờ đề nghị thành phố phải xây dựng hệ thống thông tin về tình hình ô nhiễm để khuyến cáo cho người dân trong việc nuôi nghêu, chứ hiện nay, họ hoàn toàn mù tịt về các thông tin môi trường.

 

19- Cảnh báo về một giải pháp “cứu” sông Thị Vải

Chất thải công nghiệp "phủ trắng" nhiều đoạn sông Thị Vải.
(Dân trí) - Để cứu sông Thị Vải đang “hấp hối”, UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất giải pháp đào kênh dẫn nước từ thượng nguồn để pha loãng “độc chất” tại đây. Tuy nhiên, Viện quy hoạch thuỷ lợi miền Nam cảnh báo, cách làm này có thể mang lại hệ luỵ xấu khó lường.
Trong những ngày qua, dư luận cả nước đang dồn mối quan tâm về sự kiện Công ty Vedan của Đài Loan đang “giết chết” dòng sông Thị Vải (tỉnh Đồng Nai). Trước một dòng sông đang “hấp hối”, cơ quan chức năng từ cấp Sở đến Bộ đều đang vất vả tìm cách giải “bài toán” và khắc phục hậu quả được xem là rất nghiêm trọng này.
Nhiều phương pháp được đề xuất với kinh phí lên đến cả ngàn tỷ đồng. Trong đó, một giải pháp được đưa ra là đào kênh, cung cấp nước để pha loãng “độc chất”, nâng cao khả năng tự làm sạch của sông. Giải pháp này được ông Ao Văn Thinh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai từng đề xuất tại một cuộc họp về lưu vực sông Đồng Nai ở TPHCM vừa qua.
Theo ông Ao Văn Thinh, nên đào một con kênh để dẫn nước từ sông Đồng Môn (thượng nguồn sông Thị Vải) vào pha loãng nước sông Thị Vải đang bị ô nhiễm. Cách làm này không chỉ giúp dòng sông có khả năng tự làm sạch mà còn rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng hóa vào các khu công nghiệp trên địa bàn.
Ý kiến của ông Ao Văn Thinh cũng trùng với đề xuất của Cảng vụ Hàng hải Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đó, tuyến kênh sẽ có quy mô lớn với chiều dài 20-25km, đáy rộng 180m, sâu 10-10m. Tính toán của Cục hàng hải cho hay kinh phí để cứu sông Thị Vải theo phương pháp này lên đến cả ngàn tỷ đồng.
Tuy nhiên, một số đơn vị khác lại cho rằng đây chỉ là cách giải quyết phần ngọn trong quá trình cải tạo dòng sông Thị Vải.
Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn mà trực tiếp là Viện quy hoạch thủy lợi Miền Nam cảnh báo sẽ có thêm nhiều “dòng sông chết” nếu triển khai theo phương pháp này (!?). Lý do Viện đưa ra là lưu lượng nước trên sông Đồng Nai hiện nay đang từ 300-320m3/s. Nếu đào kênh để dùng nước ngọt từ sông Đồng Nai súc nước bẩn trong sông Thị Vải thì phải cần ít nhất trên 100m3/s nước đầu nguồn. Như vậy, lưu lượng nước trên sông Đồng Nai chỉ còn 200-220 m3/s. Đó là chưa kể vào năm 2010-2012, khi công trình nhà máy nước Phước Hòa đi vào hoạt động, lưu lượng nước sông Đồng Nai chỉ còn 140-160m3/s.
Hơn nữa, khi đào kênh, một lượng lớn nguồn nước ngọt tại sông Đồng Nai sẽ vào sông Thị Vải dẫn đến việc phá vỡ môi trường tự nhiên vùng hạ lưu, mà ảnh hưởng trực tiếp là rừng ngập mặn Cần Giờ (TPHCM). Đến lúc này, nguồn nước sinh hoạt của người dân và các Khu công nghiệp tại Đồng Nai và vùng lân cận như TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ bị đe dọa nghiêm trọng khi nước mặn xâm nhập. Nếu tính đến cả trường hợp hồ Trị An cạn kiệt thì đời sống người dân chưa biết sẽ ảnh hưởng đến mức nào.
Sông Thị Vải là một dòng sông rộng và lòng sông sâu, chịu ảnh hưởng của thủy triều. Tình trạng ô nhiễm do chất thải từ các Khu công nghiệp đã vượt quá khả năng tự làm sạch của dòng sông này. Trên thực tế, tình trạng ô nhiễm còn đang khoanh vùng trong dòng sông Thị Vải. Nếu chúng ta vẫn quyết tâm xử lý ô nhiễm bằng cách đào một con kênh lớn để đẩy chất thải thì vô hình chung đã mở đường cho tình trạng ô nhiễm dây dưa và lan rộng ra cả sông Đồng Nai.
Phó Viện trưởng Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam Nguyễn Ngọc Anh cho biết, trong xử lý nguồn xả thải, phương pháp pha loãng ô nhiễm sẽ không cải thiện được tổng lượng ô nhiễm thải vào dòng sông. Vì vậy, đứng về góc độ khoa học, phương pháp pha loãng ô nhiễm bị nghiêm cấm dùng trong xử lý nguồn xả thải. “Sông Đồng Nai là dòng sông tự nhiên, nếu tác động mạnh đến việc phân bổ dòng chảy tự nhiên của Đồng Nai, nhiều hệ lụy sẽ xảy ra với những tác hại mà chúng ta chưa lường trước được”, ông Anh nói.
Công Quang
http://dantri.com.vn/Sukien/Canh-bao-ve-mot-giai-phap-cuu-song-Thi-Vai/2008/9/251762.vip


 

20- Sông Thị Vải không còn... thở

30-09-2007




Phát triển công nghiệp dọc sông Thị Vải đã làm dòng sông này bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nhiều đoạn sông Thị Vải - vùng đông Nam bộ thuộc Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM - đang bị nạn ô nhiễm môi trường hủy diệt. Điều này chỉ mới xảy ra độ chục năm trở lại đây, khi nhà máy công nghiệp, cảng sông... mọc lên dày đặc.

Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, rất "đặc trưng"... mùi nước sông Thị Vải tại khu vực cảng Gò Dầu (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai). Màu nước nâu nâu, đỏ đỏ chạy dài hàng chục kilômet khiến tất cả những ai có dịp quan sát dòng sông này đều khó quên.

Các nhà chuyên môn cho rằng mùi hay màu cũng chỉ là một trong những biểu hiện của tình trạng ô nhiễm. Còn muốn biết đích thực mức độ ô nhiễm nặng nhẹ đến đâu, nhất định phải phân tích mẫu nước mới có thể đánh giá được.

Dòng sông chết

GS.TS Lâm Minh Triết - nguyên viện trưởng Viện Tài nguyên và môi trường ĐH Quốc gia TP.HCM - nói rằng nồng độ oxy hòa tan trong nước là một trong những thông tin đầu tiên, rất quan trọng để đánh giá môi trường nước có còn sự sống hay không.

Một kết quả phân tích mẫu nước năm 2004 được Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp ghi: "Điểm lấy mẫu ở khu vực gần cửa xả nước thải của Công ty Vedan".

Kết quả: nồng độ oxy hòa tan trong nước (đơn vị mg/lít) qua bốn đợt phân tích (khoảng ba tháng/đợt) tương ứng là 0,3; 0,3; 2,2 và 2,6.

Đối chiếu với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt VN thì kết quả đo đạc nồng độ oxy hòa tan trong nước ở hai đợt đầu tiên còn rất xa mới đạt được mức thấp nhất của tiêu chuẩn (2mg/lít); kết quả đo đạc chỉ tiêu này của hai đợt cuối năm 2004 cũng chỉ mới xấp xỉ mức thấp nhất của tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, nếu so sánh với tiêu chuẩn nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh, các mức nồng độ oxy hòa tan trong nước qua các đợt phân tích của năm 2004 là không đạt yêu cầu (thấp nhất phải đạt là 5mg/lít).

Các nhà chuyên môn khẳng định những kết quả phân tích mẫu nước này là chứng cứ xác thực nhất để nói rằng chất lượng nguồn nước ở sông Thị Vải đã bị suy giảm nghiêm trọng. Hay nói cách khác, với mức nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp đến như vậy, kéo dài hàng chục kilômet trên sông Thị Vải, coi như không còn sự sống ở những đoạn sông này.

Trong một diễn biến khác, tại báo cáo Thủ tướng Chính phủ về ô nhiễm sông Thị Vải vào tháng 08/2006, Bộ Tài nguyên - môi trường nhìn nhận một thực trạng xót xa: "Khu vực bị ô nhiễm nặng nhất kéo dài khoảng 10 km từ xã Long Thọ (Nhơn Trạch, Đồng Nai) đến xã Mỹ Xuân (Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu), nồng độ oxy hòa tan trong nước chỉ ở mức từ 0,5mg/lít trở xuống".

Bộ này giải trình với Thủ tướng rằng "với nồng độ oxy thấp như vậy, các sinh vật ở dưới nước không thể sinh trưởng và phát triển được. Môi trường ở sông Thị Vải cũng không còn khả năng tự làm sạch...".

Số liệu "thăm khám sức khỏe" sông Thị Vải ở các năm tiếp theo cũng hết sức đáng buồn: 2005 và 2006, qua kết quả phân tích mẫu nước thì nồng độ oxy hòa tan trong nước chẳng nhích lên được chút nào, thậm chí còn thấp hơn.

Trong khi đó, kết quả đo đạc chất lượng nước sông Thị Vải mới nhất do Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM thực hiện, được công bố vào tháng 05/2007, cho thấy thượng nguồn sông Thị Vải (khu vực gần điểm xả nước thải của Công ty Vedan) có lúc bằng... không.

Ô nhiễm chì rất nặng

Sông Thị Vải còn bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất lơ lửng, mùi hôi, vi khuẩn và đáng lo hơn là các chất độc hại kim loại nặng.

Trước đây, yêu cầu phân tích mẫu nước theo dõi diễn biến "sức khỏe" của sông Thị Vải do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện vào thời điểm năm 2005, trong tất cả sáu vị trí có lấy mẫu nước trên sông Thị Vải để phân tích đều phát hiện có sự hiện diện của chì, cadimi và đều vượt tiêu chuẩn cho phép.

Đến cuối năm 2006, cơ quan chuyên môn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đưa ra kết luận rất đáng lo ngại trên sông Thị Vải "ô nhiễm chì nặng và rất nặng (tùy vào từng khúc sông)".

Theo số liệu cập nhật gần đây nhất, tháng 05/2007, sự hiện diện của chì và cadimi vẫn ở mức báo động "ô nhiễm nặng", vượt tiêu chuẩn cho phép 4-5 lần.

Chưa hết, cơ quan chức năng còn phát hiện có cơ sở sản xuất công nghiệp thải cả chất xyanua - một loại chất độc hại với môi trường và sức khỏe cộng đồng - vào sông Thị Vải với hàm lượng vượt chuẩn cho phép hàng chục lần.

Quá nhiều thủ phạm đầu độc sông Thị Vải

Theo một con số thống kê, lượng nước thải công nghiệp đổ xuống sông Thị Vải trong một ngày ước khoảng trên 33.000m3. Nhưng phần lớn lượng nước thải này không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn đã tống thẳng ra sông Thị Vải.

Đơn cử, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (thuộc Đồng Nai) tập trung các ngành dệt nhuộm, cơ khí, điện tử... với lượng nước thải hàng nghìn mét khối/ngày.

Nhưng có những thời điểm trong thành phần nước thải của khu công nghiệp này chất ô nhiễm hữu cơ vượt chuẩn cho phép hơn gấp đôi, chất dinh dưỡng vượt chuẩn gấp 5-6 lần, còn vi khuẩn có khu vực vượt chuẩn hơn 1.000 lần...

Tại một số khu vực là đường thoát nước thải của khu công nghiệp luôn bốc mùi hôi thối, người dân phản ảnh có lúc ô nhiễm nghiêm trọng làm tôm, cá ở các ao đầm trong khu vực chết hàng loạt.

Các cơ quan chuyên môn tính toán chỉ riêng một doanh nghiệp sản xuất gạch men thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng tải lượng các chất ô nhiễm gồm các chất hữu cơ, cặn lơ lửng... thải thẳng xuống sông Thị Vải khoảng hơn 4.000 kg/ngày.

Dọc sông Thị Vải có hàng trăm nhà máy công nghiệp mỗi ngày thải ra sông Thị Vải thấp thì vài trăm kilogam tổng các chất ô nhiễm, còn mức trung bình thì mỗi nhà máy cũng thải cả nghìn kg các chất ô nhiễm/ngày...
 

21- "Mất bò mới lo làm chuồng"!

Tháng 11/2006, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phê duyệt kế hoạch tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Vải (đoạn thuộc tỉnh). Kèm theo kế hoạch qui mô này là 11 chương trình, dự án.
Biện pháp được xem là cứng rắn gây chú ý nhất là quyết định hạn chế cấp phép đầu tư năm loại dự án gồm xi mạ, chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón và sản xuất bột giấy.
Đồng thời tỉnh cũng quyết định từ tháng 11/2006 tạm thời không cấp phép đầu tư đối với năm loại dự án chế biến bột sắn, chế biến mủ cao su, sản xuất hóa chất cơ bản, nhuộm và thuộc da.

 

22- Tàu từ chối qua sông Thị Vải vì ô nhiễm: Còn chờ khảo sát

Mấy tháng gần đây, nhiều tàu của Nhật Bản đã từ chối vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá cho một số nhà máy qua cảng Gò Dầu (huyện Long Thành, Đồng Nai). Lý do, khi vào cảng tàu phải đi qua đoạn sông Thị Vải, thân tàu bị ăn mòn.

Sông Thị Vải mỗi ngày phải tiếp nhận 45.000m3 nước thải
Ăn mòn thân tàu
Ngày 11.6 vừa qua, bản tin MSI Marine của một công ty bảo hiểm tàu biển Nhật Bản lên tiếng cảnh báo, qua khảo sát đã phát hiện hiện tượng đổi màu lớp sơn bảo vệ phần dưới thân tàu và lớp vỏ ngoài thân tàu bị ăn mòn đối với hầu hết các tàu ra vào cảng Gò Dầu từ năm 2007. Độ dày của lớp vỏ ngoài mỏng đi khoảng 40%, lớp sơn bảo vệ màu đỏ chỉ sau một đêm đã chuyển sang màu đen.
Hậu quả, nhiều doanh nghiệp tại khu vực này đang đứng trước khó khăn vì không tìm được tàu vận chuyển nguyên liệu để sản xuất.
Theo ông Shinya Kajita, tổng giám đốc công ty phân bón Việt Nhật (đặt tại KCN Gò Dầu), trước khi MSI Marine đưa thông tin, nhiều chủ tàu Nhật Bản cũng đã từ chối thẳng các hợp đồng vận chuyển nguyên liệu cũng như hàng hoá cho nhà máy, khiến cho tình hình hoạt động gặp khó khăn và sắp tới có thể phải ngừng sản xuất vì thiếu nguyên liệu.
Tương tự, nhiều công ty khác cũng gặp nhiều khó khăn khi nhập nguyên liệu, hàng hoá qua cảng Gò Dầu như: công ty TPC, Exxon Mobile, Shell... Ông Nguyễn Hữu Niếu, giám đốc nhà máy Shell cho biết, hiện nay công ty đang gặp phải áp lực lớn là không tìm được tàu đủ tiêu chuẩn để vận chuyển hàng hoá. Theo ông Niếu, cách đây vài năm, một số hãng tàu lớn của Singapore đã “rỉ tai” nhau về chuyện này khi phát hiện vỏ tàu bị gỉ sét nghiêm trọng, phần trước mũi tàu không biết lý do gì đã có những lỗ thủng khoảng 4mm, nhiều mối hàn bị bong tróc. Đến tháng 7.2007, nhiều chủ tàu gửi thông báo từ chối không nhận vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá cho Shell qua cảng Gò Dầu nữa.
Shell thử kiểm tra bằng cách đặt hai tấm sắt xuống nước, một tấm đặt ngay khu vực cảng Gò Dầu, một ở đoạn sông khác cách xa vài cây số. Sau ba ngày, tấm sắt đặt ở cảng Gò Dầu đã bị gỉ sét và mặt trên xuất hiện một lớp bụi mạt màu nâu. Sau bảy ngày thì độ gỉ sét càng lớn, tấm sắt xuất hiện một số lỗ thủng rò rỉ nhỏ, trong khi tấm kia thì mức độ ăn mòn ít hơn.
Doanh nghiệp không được tự khảo sát
Theo sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai, sông Thị Vải (nằm giữa địa phận Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu) có 10 khu công nghiệp đang hoạt động. Lưu lượng nước thải ra sông khoảng 45.000m3/ngày, riêng tại địa phận Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 25.000m3.
Trong một cuộc họp bàn về hướng tháo gỡ cho doanh nghiệp do sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai tổ chức mới đây, ông Nguyễn Viết Trọng, phó giám đốc Cảng vụ Đồng Nai cho biết, theo phản ánh của một số chủ tàu thuyền của Việt Nam ra vào cảng Gò Dầu, trước đây khoảng 5 năm, tàu mới lên kỳ đà để làm đồng vỏ tàu, giờ chỉ 4 năm tàu đã phải lên đà. Trước, tàu chỉ cần dùng 6 – 10 tấn vỏ nhôm, bây giờ phải cần từ 10 – 13 tấn vỏ nhôm.
Một số nhà khoa học đã từng làm công tác điều tra, khảo sát và quan trắc nước sông Thị Vải, đều thừa nhận là nước sông Thị Vải có ô nhiễm cục bộ như đoạn 10km qua xã Long Thọ đến Phú Mỹ. Nhưng các thông số và hàm lượng ô nhiễm trên chưa thể xem là nguyên nhân duy nhất gây ra hiện tượng hư hỏng vỏ tàu thuyền ra vào cảng Gò Dầu. Tiến sĩ Phạm Văn Phước, viện Tài nguyên môi trường cho biết: “Chắc chắn phải có sự ảnh hưởng do sự ô nhiễm của nước sông Thị Vải, nhưng kết quả quan trắc, hàm lượng amoniac, BOD và COD chưa phải vượt ngưỡng để gây ảnh hưởng lớn đến tàu thuyền”. Theo tiến sĩ Phước, để xác định mức độ ảnh hưởng đến đâu, cần phải làm một số phương pháp điện hoá mới biết. Ông Phan Văn Hết, phó giám đốc sở Tài nguyên và môi trường Đồng Nai cũng cho rằng chưa thể kết luận được nguyên nhân chính xác, sở sẽ làm khảo sát và phân tích mẫu.
Hiện nay, nhiều công ty ở khu vực cảng Gò Dầu đã bàn với nhau để thuê công ty tư vấn môi trường quốc tế đến khảo sát, quan trắc chất lượng nước để tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, ông Hết cho rằng, việc này sẽ do cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện, luật pháp Việt Nam chưa cho phép các doanh nghiệp tự làm việc này, mà chỉ được quyền phản ảnh lên các cơ quan hữu quan để đề nghị xem xét và xử lý. Ông Hết cũng cho biết thêm, sở sẽ báo cáo bộ Tài nguyên và môi trường, Khoa học và công nghệ để tìm hướng giải quyết.
bài và ảnh V.Hoà – G.Khánh
www.moitruong.com.vn
Cập nhật: 06/08/2008


http://www.thuonghieuviet.com/News/Detail/?gID=6&tID=18&cID=6000
 

23- Vụ Vedan “giết” sông Thị Vải: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra

ướng chỉ đạo khẩn trương điều tra
* “Rất buồn vì Vedan đã qua mặt nhà quản lý”!
Trao đổi với PV, sáng 16-9, thiếu tướng Phạm Quý Ngọ - tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - khẳng định doanh nghiệp Vedan hay bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại VN đều phải tuân thủ pháp luật của VN, phải đảm bảo môi trường VN.
Thiếu tướng Ngọ còn cho biết Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an, chỉ đạo cơ quan điều tra phải khẩn trương tiến hành làm rõ vụ việc. Thủ tướng cũng nhấn mạnh dù doanh nghiệp nước ngoài đi nữa mà vi phạm pháp luật VN cũng phải xử lý nghiêm.

Họng cống đưa nước thải từ nhà máy Vedan ra sông Thị Vải (tại ấp 1, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai) - Ảnh: Hà Mi
Đánh giá về vi phạm của Công ty Vedan Việt Nam, ông Ngọ nêu rõ: “Vụ cơ quan công an đã phát hiện Công ty Vedan có đường ống ngầm để xả nước thải bẩn ra sông Thị Vải gây ô nhiễm môi trường: đối với Công ty Vedan, chúng tôi phải xem xét lại các bản vẽ thiết kế ban đầu, các cam kết về việc tuân thủ, chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường khi công ty này tiến hành xây dựng nhà máy. Cơ quan công an cũng xem xét hậu quả, mức độ ảnh hưởng, tác động đến nguồn nước, đến môi trường. Dự kiến cuối tuần này sẽ có kết quả giám định chính thức, khi đó có thể đánh giá hậu quả để đưa ra các biện pháp xử lý.
Theo ông Ngọ, Cục Cảnh sát môi trường (C36) đang xác minh các vi phạm của công ty này, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sẽ tiếp tục giao cơ quan điều tra tiến hành điều tra xử lý. Quan điểm của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát là phải điều tra các vi phạm một cách nghiêm túc, không khoan nhượng. Thiếu tướng Ngọ nói: “Tôi có thể khẳng định cơ quan công an sẽ làm rất nghiêm túc. Hành vi của Công ty Vedan đã cho thấy có những vi phạm nghiêm trọng về mặt pháp luật. Cơ quan điều tra sẽ không bao che cho bất kỳ hành vi vi phạm nào”.
Hôm qua, đại tá Nguyễn Xuân Lý (cục trưởng C36) cho biết sai phạm của Công ty Vedan có tính chất hệ thống và đặc biệt nghiêm trọng, đủ dấu hiệu cấu thành tội gây ô nhiễm nguồn nước (điều 183 Bộ luật hình sự năm 1999). Ông Lý khẳng định C36 đủ cơ sở và căn cứ pháp lý khẳng định công ty đã cố tình xây dựng hệ thống đường ngầm để đưa chất thải độc hại xuống sông Thị Vải. Trước đó, công ty này đã bị xử lý hành chính vào năm 2006 và cũng đã phải ký văn bản bồi thường cho các hộ dân nuôi cá trong vùng 15 tỉ đồng do gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Ông Lý cho biết C36 đang chờ kết quả giám định từ Bộ Tài nguyên - môi trường về hàm lượng các chất độc hại có trong nước thải của Vedan thải ra sông Thị Vải. Sau đó, C36 sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị khởi tố vụ án hình sự để điều tra.
M.QUANG

24- Người dân đang chờ xem Vedan bị xử lý thế nào!

Hàng trăm bạn đọc đã gửi ý kiến về tòa soạn tỏ thái độ bất bình, phẫn nộ và đề nghị xử lý nghiêm vụ việc sau khi đọc bài: “Vedan “giết” sông Thị Vải” (Tuổi Trẻ 15-9) và “Vụ Vedan “giết” sông Thị Vải: “Thành công” suốt 14 năm!” (Tuổi Trẻ 16-9)...
họ
Sông Thị Vải ô nhiễm nặng nề do Vedan xả nước thải trực tiếp ra sông - Ảnh: T.T.D.
Chúng tôi là nạn nhân của Vedan
* Tôi sống tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Nhà máy bột ngọt Vedan 2km. Thực tế cho thấy Vedan xả nước thải thẳng xuống sông Thị Vải từ rất lâu rồi. Cứ mỗi chiều, người dân khu vực chúng tôi ở phải ngửi mùi hôi rất khó chịu từ chất thải của Nhà máy Vedan. Khoảng năm 1997, do người dân phản ứng dữ quá nên Vedan có khắc phục một thời gian, nhưng sau đó họ tinh vi hơn là lợi dụng những lúc trời mưa mới xả nước thải xuống sông (sẽ ít bốc mùi hôi hơn). Thời gian lâu như vậy rồi mà không thấy cơ quan chức năng vào cuộc, và người dân chúng tôi phải gồng mình sống chung với mùi hôi.
Bây giờ Vedan bị bắt quả tang xả nước thải độc hại ra sông Thị Vải. Người dân chúng tôi đề nghị phải xử lý nghiêm khắc và rốt ráo vụ này. Chúng tôi đang theo dõi và chờ xem Vedan bị xử lý thế nào!
Hoàng Lan
* Gia đình tôi sống tại Phước Lập, Mỹ Xuân, Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu), cách Nhà máy Vedan VN khoảng 4km. Thực tế cho thấy mùi hôi từ khí thải và nước thải của Nhà máy Vedan tỏa ra xa trong phạm vi hơn 10km2, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và môi trường sống của người dân. Tôi đề nghị phải chế tài nghiêm khắc đối với hành vi cố tình gây ô nhiễm môi trường của Vedan, đồng thời xem xét trách nhiệm của những người có chức năng bảo vệ môi trường ở địa phương.
Duong Hoang Nguyen (dvs-hull@...)
* Tôi từng sống ở khu vực Vedan nhiều năm. Trước kia khi chưa có Công ty Vedan, nước sông khu vực này rất trong, nhưng từ khi Vedan thành lập, hoạt động và xả nước thải trực tiếp ra sông thì nước sông đen ngòm và hôi kinh khủng.
Tôi đề nghị cơ quan có thẩm quyền nên mạnh tay đình chỉ hoạt động của Vedan, buộc công ty này phải trả giá cho hành vi hủy hoại môi trường sống của người dân chúng tôi.
Nguyễn Văn Hòa (vanhoa8989@...)
* Tôi đã từng làm việc tại khu vực Nhà máy Vedan - Gò Dầu trong dự án chỉnh trị đoạn cong Gò Dầu. Khi thi công tại khu vực đó, tôi đã nghe dân chài kể lại không một loài cá trắng nào sống được! Sau đó, tôi làm ở công trình cảng tại khu vực Phú Mỹ, huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu) và nhìn thấy nước sông Thị Vải đen ngòm do Nhà máy Vedan thải nước thải ra sông mỗi ngày. Lúc ấy, công nhân chúng tôi phải lặn ngụp trong dòng nước sông để thi công và ai cũng bị nổi mẩn, ngứa ngáy đến mấy ngày. Đã vậy, nước sông còn bốc mùi hôi không thể ăn cơm được.
Từng là nạn nhân của Vedan nên tôi hiểu công ty này đã “giết” hại môi trường thế nào. Rất mong xử lý nghiêm công ty này cho dân nhờ.
tran.thanhtung@...
Phải xử lý hình sự
* Theo tôi, hành vi của Vedan là cố tình vi phạm pháp luật, cần phải xử lý hình sự. Từ trước đến nay người dân đã kêu nhiều, báo chí cũng tốn rất nhiều giấy mực xung quanh câu chuyện gây ô nhiễm của Vedan, nhưng các cơ quan có trách nhiệm ở tỉnh Đồng Nai đã không quan tâm xử lý công ty này đến nơi đến chốn. Đến tận hôm nay khi Bộ Tài nguyên - môi trường vào cuộc, hành vi hủy hoại môi trường của Vedan mới bị bắt quả tang. Vì vậy, cùng với việc xử lý Vedan, tôi đề nghị phải xử lý cả cán bộ có trách nhiệm liên quan tại tỉnh Đồng Nai.
Mạnh Tiến (Nhơn Trạch, Đồng Nai)
* Lâu nay các cơ quan chức năng cứ loanh quanh câu hỏi: “Bằng chứng đâu?” khi được yêu cầu xử lý các vụ việc gây ô nhiễm. Nay cảnh sát môi trường đã bắt quả tang hành vi xả nước thải ra sông Thị Vải của Công ty Vedan là bằng chứng rõ ràng và đầy đủ nhất.
Không thể tưởng tượng được với lượng nước thải ra sông mỗi ngày là 50.000m3 thì hậu quả sẽ như thế nào! Đây là hành vi coi thường luật pháp VN, vi phạm Luật bảo vệ môi trường một cách cố ý và có hệ thống nên không thể chấp nhận được. Vì vậy, tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tiến hành khởi tố vụ án này để làm gương.
Nguyễn Văn Hùng
(TP Huế)
Vedan và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Mấy ngày nay không ai không đau lòng trước những tin tức dồn dập về vụ phát hiện Công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Có thể nói hành động của Vedan không những gây bất bình với dư luận xã hội, mà còn nêu một tấm gương xấu về một tinh thần trách nhiệm xã hội mà cộng đồng doanh nghiệp VN đang hướng tới.
Trước xu thế làm ăn với thế giới, doanh nghiệp VN đang trong quá trình hội nhập các chuẩn mực hành xử, trong đó việc tuân thủ một số quy tắc kinh doanh có trách nhiệm với xã hội đóng vai trò điều kiện tiên quyết. Trách nhiệm của ban giám đốc trước hội đồng quản trị được cụ thể hóa bằng trách nhiệm của công ty với người tiêu dùng, thể hiện qua chất lượng sản phẩm, điều kiện lao động và đặc biệt là ảnh hưởng của sản xuất với môi trường xung quanh.
Bên cạnh đó, từ những năm 1970 luận điểm nhà kinh tế học Milton Friedman “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận của họ” đã được chứng minh bằng thực tế và được nhiều tập đoàn và công ty đa quốc gia định chế hóa thông qua chính sách phát triển kinh doanh của mình. Một đằng đây là hình thức xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả nhất khi sản phẩm của mình có điểm khác biệt nổi bật so với các mặt hàng cùng chủng loại. Một đằng nó đánh trúng vào tâm lý chung của giới tiêu thụ khi tận dụng những vấn đề xã hội thành một phương châm cho mặt hàng kinh doanh.
Tập đoàn Nike những năm 1990 bị tẩy chay trên toàn cầu vì điều kiện lao động khắc nghiệt tại các nhà máy ở Đông Á và Đông Nam Á. Sản phẩm muối iôt của Unilever trong một thời gian ngắn có thể chiếm 35% thị trường Ấn Độ vì đã xây một chiến lược đúng đắn, gắn kết sản phẩm của mình với sức khỏe cộng đồng thông qua hợp tác với Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF). Xu thế phát triển kinh doanh trên thế giới đang tập trung phụng sự xã hội cũng như đáp ứng những nhu cầu mà xã hội, khách hàng, người tiêu dùng của mình quan tâm. Làn sóng này không thể nào đảo ngược.
Vì thế, qua trường hợp của Vedan không chỉ Nhà nước, các doanh nghiệp đang hướng tới các giá trị phục vụ cộng đồng, hay người dân bên sông Thị Vải chịu nhiều ô nhiễm, mà bất kỳ người nào trong mỗi chúng ta cũng phải có trách nhiệm bày tỏ thái độ trước những việc làm sai trái tương tự.
Về mặt quản lý vĩ mô, khi các doanh nghiệp vẫn còn chưa ngộ ra rằng phát triển bền vững chính là phương thức tối đa hóa lợi nhuận một cách hiệu quả nhất, thì những biện phát xử lý nghiêm minh, chế tài bằng pháp luật của chính quyền đối với đối tượng sai phạm cùng việc xây dựng một cơ chế khuyến khích dư luận đứng ra tự bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình sẽ là những điều tối cần thiết để hình thành ý thức trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp ở ta trong thời gian hội nhập sắp tới.
NGUYỄN CHÍNH TÂM (TP.HCM)

)

http://www.vnchannel.net/news/xa-hoi/200809/vu-vedan-giet-song-thi-vai-thu-tuong-chi-dao-khan-truong-dieu-tra.104101.html

25- Dòng sông chết!

02-03-2006 14:00:12 GMT +7

Hiện nay, sông Thị Vải như một túi thuốc độc khổng lồ, đe dọa đến cuộc sống và sinh mạng của nhiều người Hiện nay, sông Thị Vải như một túi thuốc độc khổng lồ, đe dọa đến cuộc sống và sinh mạng của nhiều người.Tôi từng nhiều lần đi trên sông Thị Vải. Khi đó nơi đây còn náo nhiệt ghe tàu. Người dân xã Thạnh An, huyện Cần Giờ - TPHCM và các địa bàn lân cận Long An, Đồng Nai đổ về đây dùng điện, đóng đáy để bắt thủy sản.

Lực lượng Thanh tra nguồn lợi thủy sản phải dùng đến ca nô để rượt đuổi họ. Nay, mặt sông này yên lặng đến... lạnh người.

Cá chết trắng sông

Chiếc ca nô chở tôi càng tiến ra sông Thị Vải, tốc độ càng giảm. Tài công chỉ lái một tay, tay còn lại... bịt mũi. Lúc này, tôi bắt đầu hối hận vì không mang theo khẩu trang như lời cảnh báo của bạn đồng hành. Cả không gian rộng lớn xồng xộc mùi thối nồng nặc. Cái mùi khó chịu gấp trăm ngàn lần kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè trước đây. Mùi thối không phải của rác, nước thải sinh hoạt mà là sự tích tụ lâu ngày của hóa chất. Mặt nước đen kìn kịt, pha lẫn màu vàng bờn bợt. Càng đến gần khu vực Long Thành, Đồng Nai, mùi hôi thối càng nặng thêm...

Tôi bắt đầu thấy chóng mặt. Lúc này, người đồng hành mới cho biết: “Mỗi lần chạy ca nô qua con sông này, 2 - 3 ngày sau tôi phải uống thuốc vì mũi viêm, đầu nhức!”. Năn nỉ mãi, anh tài công mới chịu dừng ca nô, lấy sợi dây buộc vào cổ chai nước suối, thả xuống sông múc nước để tôi ghi hình.

Thời gian gần đây, cá tôm trên sông Thị Vải, sông Cá Quảng Bé chết hàng loạt. Theo người dân địa phương, cá chết có hiện tượng nổ mắt, miệng mở to và mang bị hoại tử. “Trên 20 năm làm nghề ở đây, chưa bao giờ tôi thấy cá tôm lại chết lạ như thế này. Chỉ có chất độc mới có thể gây cho cá nổ mắt, mang hoại tử”, ngư dân Trương Văn Ninh nói.

Bỏ nhà đi lánh nạn
Code:
Sông Thị Vải có chiều dài 76 km, chảy qua địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu và TPHCM. Con sông này từ bao đời đã cung cấp một lượng lớn nguồn lợi thủy sản. Theo người dân sở tại, từ khi các nhà máy công nghiệp mọc lên dọc theo dòng sông này, như Vedan, Đạm Phú Mỹ, Phân bón Con Cò... cũng là lúc cuộc sống và sức khỏe của họ bị đe dọa bởi sông Thị Vải đã trở thành túi chứa các chất thải công nghiệp độc hại.


Xã đảo Thạnh An có trên 1.500 hộ. Hầu hết người dân ở đây mưu sinh bằng nghề nuôi và đánh bắt thủy hải sản. Với tập tục nuôi quảng canh nên mỗi đầm nuôi có diện tích nhỏ nhất không dưới 100.000 m2, lớn nhất lên đến 300.000-400.000 m2. Gia đình anh Ninh canh tác đầm tôm có diện tích 250.000 m2, mỗi năm “bèo” lắm anh cũng kiếm được 130-170 triệu đồng. Giờ đây, ngày nào anh cũng bó gối trên bờ, nhìn đầm tôm trống trơn mà bần thần vì tôm không sống nổi với nguồn nước đã quá ô nhiễm. Với trên 20 năm sinh sống tại đây, anh quá rõ sự ô nhiễm của con sông này. Bằng kinh nghiệm, anh có thể canh con nước triều để lấy vào đầm khi độ độc trong nước bị pha loãng. Còn với thực tại, kinh nghiệm 20 năm của anh coi như bỏ đi. Không riêng gì anh, chỉ tính riêng khu vực sông Cá Quảng Bé, Tắc Cò, Gò Da, gần 80 đầm tôm và cá của các hộ dân cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

“Tôm chết, cá chết, tiền mất, còn hy vọng làm lại được. Sức khỏe con người mới là quan trọng”- lời khuyên của vợ một phần nào đã an ủi anh Ninh. Ngư dân Quách Trung Quân lại khác. Tiếc 40 triệu đồng đầu tư giống, khi tôm chết, dù nhiều người can ngăn, anh vẫn bất chấp lội xuống đầm để vớt xác tôm. Được chừng 5 phút, cả người anh phát ngứa, không chịu nổi đành phải leo lên bờ. Qua ngày hôm sau, anh phát hiện toàn bộ đầu ngón chân và tay đen sạm, bốc mùi hôi, còn da bàn tay và chân nhăn nheo, phồng rộp. Quá sợ hãi, anh đành cho 2 con nghỉ học, di tản sang nhà nội ở tận Đồng Nai. Nhiều ngư dân khác tại khu vực này cũng rơi vào tình cảnh giống anh Quân.

Theo người dân ở đây: Nhiều đoàn công tác của các bộ, ngành đã đến đây khảo sát. Nhưng đến rồi lại đi. Còn kết quả thế nào, xử lý ra sao không một ai biết. “Chúng tôi cần tiền, nhưng không đến mức phải đánh đổi sức khỏe, mạng sống của mình. Họ đừng nghĩ có tiền, đem chút ít bồi thường cho dân như Công ty Vedan đã làm trước đây là có thể qua chuyện. Giờ đây chúng tôi cần cái lớn hơn – sự trong sạch của dòng sông để chúng tôi mưu sinh. Con cháu không phải thấp thỏm lo sợ bệnh tật. Nhưng biết chờ đến bao giờ?” - lão ngư Nguyễn Hữu Quyết thở dài.

Bài và ảnh: Lê Cường

Nguồn: http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/143948.asp

26- Ai “đầu độc” sông Thị Vải?

03-03-2006 08:07:59 GMT +7

Khoảng năm 1993, con sông Thị Vải cũng đã từng bị “hấp hối”. Các ngư dân xã đảo Thạnh An cũng đã một lần trắng tay. Khi đó, Công ty Vedan VN đã đến bồi thường thiệt hại cho ngư dân. “Họ bồi thường nghĩa là họ thừa nhận con sông bị ô nhiễm là do chất thải từ nhà máy họ. Tôi cũng đã được họ trả cho 6 triệu đồng” - ngư dân Trương Văn Ninh khẳng định.

MÔI TRƯỜNG: Như Báo Người Lao Động ngày 2-3 đã đưa tin, sông Thị Vải dài 76 km, chảy qua địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TPHCM; dòng sông hiện đang như một túi thuốc độc khổng lồ, đe dọa đến cuộc sống và tính mạng của cư dân trong khu vực.

Nhiều đơn vị sản xuất đang ngày đêm xả nước thải độc hại vào sông Thị Vải: Công ty Vedan VN, KCN Nhơn Trạch 2, KCN Nhơn Trạch 1, KCN Nhơn Trạch 3, Nhà máy Gạch men Hoàng Gia... Chính họ là những thủ phạm đang “đầu độc” dòng sông, gây hậu quả nghiêm trọng khó lường.

Khoảng năm 1993, con sông Thị Vải cũng đã từng bị “hấp hối”. Các ngư dân xã đảo Thạnh An cũng đã một lần trắng tay. Khi đó, Công ty Vedan VN đã đến bồi thường thiệt hại cho ngư dân. “Họ bồi thường nghĩa là họ thừa nhận con sông bị ô nhiễm là do chất thải từ nhà máy họ. Tôi cũng đã được họ trả cho 6 triệu đồng” - ngư dân Trương Văn Ninh khẳng định.

Ngoài Vedan, còn ai nữa?

Theo số liệu của Cục Bảo vệ Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), mỗi ngày nhà máy sản xuất của Công ty Vedan VN thải ra sông Thị Vải 4.150 m3, một lượng nước thải quá lớn. Trong khi cả Khu Công nghiệp Gò Dầu, Nhơn Trạch (Đồng Nai), lượng nước thải đẩy ra sông Thị Vải cũng chỉ dừng ở mức 500 m3/ngày và 2.000 m3/ngày.

Ngư dân lao đao

Từ sáng sớm đến gần giữa trưa, ngư dân Nguyễn Văn Thiệt vẫn ngồi bất động trên mui ghe, mắt nhìn xa xăm không buồn nói lời nào, bỏ mặc những người trong gia đình bận tay đan lại những tấm lưới rách bên dưới.
Ông nhớ lại thời hoàng kim trước đây, cũng trên con sông Thị Vải này,
Vị trí này, mỗi ngày ông kiếm không dưới 300.000 đồng, không những đủ để nuôi 8 miệng ăn trong gia đình mà còn có của dư để sắm lưới, sửa ghe.

Giờ đây, ông biết rằng con sông này trên mình đang mang căn bệnh hiểm nghèo, tôm cá không thể sống được, nhưng chiếc ghe nhỏ không thể ra biển lớn. Từ sáng sớm 28-2, ông đưa cả gia đình lên ghe, tìm lại chỗ cũ để buông lưới, hy vọng trời thương kiếm chút gì để lấp bụng. Neo ghe giữa sông gần một buổi trời, nhưng ông cũng chỉ thu được vài con cá bé xíu xấu số, lợi dụng nước triều lên để bơi vào. Chắc chắn 8 miệng ăn trong gia đình ngày hôm đó không được no cái bụng. Cuộc sống ngày mai, ngày mốt và dài hơn nữa đang đè nặng lên đôi vai ông.

Đó là cách đây hơn 10 năm. Còn hiện tại, sông Thị Vải phải oằn mình gánh thêm một lượng lớn nước thải từ các khu công nghiệp nằm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như Khu Công nghiệp Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân B1, Mỹ Xuân A2, Phú Mỹ 1, Cái Mép.

Theo các cơ quan môi trường, trong số những khu công nghiệp này, có những nhà máy nằm sát sông Thị Vải hoạt động trong các lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm rất cao như Đạm Phú Mỹ, Phân bón Con Cò, Nhiệt điện Phú Mỹ...

Con người cũng đang bị “đầu độc”

“Môi trường nước ở khu vực sông Thị Vải đã bị ô nhiễm quá nặng, không thích hợp cho cá, tôm sống và phát triển bình thường”. Đó là khẳng định của tiến sĩ Lý Thị Thanh Loan, Giám đốc Trung tâm Quan trắc - Cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Nam Bộ (MCE), thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II.

Một kết quả báo động mà MCE tiến hành khảo sát khi được người dân phản ánh tình trạng cá chết, đó là hàm lượng khí độc NH3 và H2S trong thủy vực sông rất cao so với ngưỡng thích hợp cho điều kiện phát triển bình thường của các loài thủy sản.

Cụ thể, giới hạn cho phép NH3 trong môi trường nước phải nhỏ hơn 0,6 mg/lít và H2S nhỏ hơn 0,005 mg/lít, nhưng thực tế trên sông Thị Vải thành phần khí độc hiện đang ở mức 1,73 và 0,8.

Bên cạnh đó, hàm lượng ô xy trong nước cũng rất thấp (1,2 mg/lít), dưới ngưỡng cho phép để duy trì sự sống. Sông Cá Quảng Bé (nhánh của sông Thị Vải), chảy qua địa phận của xã Thạnh An, chất lượng nước cũng rất xấu do hàm lượng khí độc NH3 quá cao (3,75 mg/lít), cao hơn rất nhiều so với sông Thị Vải.

Lý giải vì sao cá trên sông và trong các đầm nuôi của ngư dân chết có hiện tượng nổ mắt và miệng mở to, tơ mang bị hoại tử? Bà Loan cho rằng khi hàm lượng NH3 trong môi trường nước vượt quá ngưỡng cho phép thì dẫn đến tình trạng tơ mang cá bị hoại tử. “Khẳng định việc có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không thuộc bên lĩnh vực y tế. Tuy nhiên theo tôi, ngoài ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản và kinh tế của người dân, sức khỏe con người chắc chắn cũng bị ảnh hưởng. Vì mùi hôi thối của dòng sông quá nồng nặc, đường hô hấp của con người không thể chịu được, nếu ở lâu. Theo tôi, ngành y tế nên sớm vào cuộc” - bà Loan nói.
Quote:
TIẾN SĨ NGUYỄN PHƯỚC DÂN, PHÓ TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TPHCM:
Ăn thủy sinh sống ở vùng nước ô nhiễm có thể bị chết

Phóng viên: /i]Tình trạng cá chết trên sông Thị Vải, nước của sông bốc mùi hôi thối nồng nặc, tiến sĩ có thể cho biết nguyên nhân của các hiện tượng này? [/i]

- Tiến sĩ Nguyễn Phước Dân: Cá chết với những hiện tượng nổ mắt, miệng mở to và mang bị hoại tử có rất nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không nghĩ đến việc cá mắc một loại bệnh nào đấy. Tuy nhiên, nếu tôm hay một số loài thủy sinh khác cũng bị chết... thì có thể nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm quá nặng. Tôi cho rằng, nước thải công nghiệp có nồng độ chất hữu cơ như BOD, COD quá ngưỡng cho phép (>2) khi xuống nước đã tiêu hủy ô xy hòa tan, gây thiếu hụt ô xy và thủy sinh bị chết.
Còn các nhà máy đạm, phân bón thì thải nitơ hữu cơ rất nhiều, làm nước có mùi hôi thối nồng nặc rất khó chịu.

* Sông Thị Vải bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân tại các địa phận mà sông đi qua?

- Vấn đề này rất cần báo động. Nếu chúng ta ăn phải những sinh vật sống ở nguồn nước có kim loại nặng, bị ô nhiễm cao lâu ngày sẽ tích tụ sinh học và gây ra hàng loạt bệnh, không loại trừ khả năng bị ung thư. Trường hợp nếu độc tố đó quá cao, có thể bị chết ngay.

* Theo ông, cần làm gì để nước sông Thị Vải sạch trở lại?

Tôi cho rằng, sở dĩ ô nhiễm nguồn nước ở mức báo động này vì các cơ sở công nghiệp dọc con sông chưa xử lý hoặc xử lý sơ sài nước thải. Để giải quyết “hậu quả” môi trường này, chúng ta cần có sự đồng tâm hiệp lực của các cơ quan ban ngành đưa ra những biện pháp triệt để.
M.DUNG thực hiện

 

27- Ăn thủy sinh sống ở vùng nước ô nhiễm có thể bị chết

 

28- Hít nhiều khí độc NH3 và H2S có thể gây tử vong

Khi con người hít phải khí NH3 trên mức nồng độ cho phép là 25 mg/m3 sẽ có triệu chứng chóng mặt, rát mắt, đau đầu. Nếu hít phải nhiều sẽ gây viêm và tổn thương đường hô hấp. Cụ thể là bị viêm phổi và các bệnh về phổi, mức độ từ nhẹ đến nặng như sau: lưỡi khô và phồng rộp; bỏng trong cổ họng, ho; ho co giật; khó thở một phần do co thắt phản xạ họng; mù từng phần hoặc toàn phần; phù phổi; tử vong do xuất huyết phổi hoặc do mất phản xạ vì khó thở.

Đối với H2S, nồng độ cho phép là 15 mg/m3, đó là loại khí gây kích ứng các niêm mạc, kết mạc và đường hô hấp khi con người hít phải. Tùy theo mức độ từ nặng đến nhẹ mà người nhiễm khí này sẽ bị mất tri giác bất ngờ, co giật và dãn đồng tử; động kinh, ho khạc ra máu; ứ tiết phế quản, cảm giác yếu mệt và dễ tử vong do ngạt.

S. NHUNG ghi
 

29- Đồng Nai:"Lờ" lệnh cấm, Vedan vẫn xả nước thải ra sông

00:03' 30/10/2008 (GMT+7)
- Cho dù đã tạm ngưng hoạt động 3 nhà máy, nhưng Công ty Vedan Việt Nam vẫn tiếp tục xả nước thải xuống sông Thị Vải, bất chấp việc Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) đình chỉ giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của công ty này.

Ông Lê Viết Hưng - Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai xác nhận thông tin này chiều 29/10. Ông Hưng cho biết: thời gian qua, tổ công tác liên ngành (do UBND tỉnh lập) đã tiến hành kiểm tra, giám sát Vedan việc thực hiện theo quyết định xử phạt hành chính số 131 ngày 6/10 của Chánh Thanh tra Bộ TN-MT.


Trụ sở Công ty Vedan Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai. Ảnh: VNN

Tuy nhiên, Vedan vẫn chưa thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu của cơ quan chức năng, mặc dù trên danh nghĩa đã giảm công suất của tất cả các nhà máy thuộc Vedan VN xuống còn 30- 40%; tạm ngưng hoạt động 3 nhà máy: nhà máy tinh bột, nhà máy Lysin, nhà máy phát điện…

Và công ty này tiếp tục xả nước thải xuống sông Thị Vải, bất chấp quyết định số 1999/QĐ-BTNMT ngày 6/10/2008 của Bộ TN-MT về việc đình chỉ hiệu lực giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của Vedan VN trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký quyết định.



Theo ông Hưng, Sở TN-MT đã báo cáo sự việc lên UBND tỉnh Đồng Nai để có biện pháp buộc Vedan VN chấp hành quyết định của Bộ TN-MT về việc xả nước thải.

"Trường hợp Vedan “phớt lờ”, tỉnh sẽ đề nghị Bộ TN-MT tiến hành cưỡng chế đối với doanh nghiệp này" - ông Hưng nói.
Còn theo Tổ công tác liên ngành tỉnh Đồng Nai, dù chưa thống kê được tổng lượng nước xả thải vào sông Thị Vải là bao nhiêu, nhưng ước tính mỗi ngày tổng lượng nước đầu vào để sản xuất của Vedan Việt Nam là 15.000 m3, giảm hơn 40% so với trước đây (28.000m3).

Cũng theo thông tin từ Công an tỉnh Đồng Nai, Công ty Vedan đã 2 lần bán chất thải từ cảng Vedan sang Đài Loan (thông qua hệ thống tàu biển) với tổng lượng là 130.000 tấn vào các ngày 27/9 và 13/10/2008.

Tuy nhiên, theo Chi Cục Hải quan huyện Long Thành, về thủ tục xuất nhập khẩu đối với hai lô hàng trên, Công ty Vedan đã thực hiện đúng quy định pháp luật.

Ngày 29/10, Công an Đồng Nai cho biết thực hiện chuyển hồ sơ sang Thanh tra sở TN-MT tỉnh để xử phạt đối với Công ty TNHH Giặt mài Civic (vốn đầu tư Đài Loan đóng tại khu công nghiệp Biên Hòa I) theo quy định của pháp luật.

Được biết, ngày 7/10, Phòng Cảnh sát môi trường Đồng Nai đã phát hiện công ty Civic xả nước thải lén chưa qua xử lý ra sông Đồng Nai thông qua hệ thống đường ống dẫn “ngầm” dưới đất và sử dụng máy bơm 1,5 HP, bơm nước thải trực tiếp ra mương thoát nước đổ ra sông Đồng Nai.

Công ty này đã không xuất trình được báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án có 50.000 sản phẩm/năm; không lập thủ tục và chưa có giấy phép xả nước thải sản xuất ra môi trường sông Đồng Nai với lưu lượng nước thải từ 10m3 đến dưới 50m3/ ngày đêm.
• Thái Thiện
http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/81090
Thứ năm, 30/10/2008
Vụ Vedan: Đồng Nai đã “phớt lờ” những cảnh báo ?
Posted by Quản trị on October 28, 2008
* Mỏ Bô-Xít tại Đắc Nông Tây Nguyên
Tiền Phong, Thứ Ba, 28/10/2008, 15:08
Vụ Vedan: Đồng Nai đã “phớt lờ” những cảnh báo ?
TP- Dư luận vẫn bức xúc đặt câu hỏi: Vai trò quản lý nhà nước ở đâu khi sự việc Cty Vedan “bức tử” sông Thị Vải xảy ra trong một thời gian dài và gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng.
Mới đây PV Tiền phong đã có cuộc làm việc với ông Dương Quốc Sĩ- Chủ nhiệm chuyên đề: “Khảo sát đánh giá bổ sung nguồn thải từ các khu công nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải” thuộc báo cáo khoa học cấp tỉnh “
Điều tra và lập phương án xử lý ô nhiễm môi trường sông Thị Vải do các công trình công nghiệp lân cận gây ra” do chính Sở KHCN&MT tỉnh Đồng Nai và Phân viện sinh thái - Tài nguyên và môi trường, Viện sinh học nhiệt đới (Thuộc Viện KHCN Việt Nam) thực hiện, TS Đoàn Cảnh, Phân Viện trưởng phân viện Sinh thái - Tài nguyên và môi trường làm Chủ nhiệm đề tài.
Theo đó, những vấn đề nhức nhối về môi trường tại nhà máy Vedan đã được cảnh báo cả chục năm trước đây.
Sông Thị Vải bị “đầu độc” từ 11 năm qua
Ông Sĩ cho biết, việc điều tra nghiên cứu được kết thúc vào tháng 10/1997, tức là ngay sau khi nhà máy Vedan được khởi công xây dựng 4 năm và đi vào hoạt động. Ngay thời điểm đó, nhiều nhà khoa học đã bày tỏ ý kiến quan ngại về mức độ gây ô nhiễm môi trường của Vedan.
Theo bản báo cáo khảo sát, Vedan sử dụng các nguyên liệu chính như: đường, mật, tinh bột, các loại Vitamin… Công suất của nhà máy theo thiết kế mỗi năm sản xuất được: 60.000 tấn bột, 63.000 tấn đường; 60.000 tấn bột ngọt; 100.000 tấn a xit citric; 100 tấn thuốc trừ sâu vi sinh, gần 6,6 triệu thùng giấy và thùng đóng lon; 7,2 triệu thùng thực phẩm ăn liền… Đặc biệt nhà máy Vedan còn có công suất sản xuất khoảng 40.000 tấn xút loại 100% và 34.800 tấn a xit Clo hidric…
Theo số liệu thu thập được (của Trung tâm phân tích môi trường EPC) thì lượng nước thải của Vedan là 3.976,6m3/giờ. Cụ thể, để chế biến 800-1.000 tấn khoai, mì thì lượng nước thải chừng 10.000m3/ngày với hàm lượng 5g/l protein, 3g/l chất béo, 20g/l xơ bã và 25g/l hydrat carbon. Đặc biệt tại phân xưởng sản xuất bột ngọt, một số chỉ số cao hơn nhiều.
Cũng theo khảo sát của các nhà khoa học, nước thải của Vedan từ miệng thải giáp nhà máy Super phosphat Long Thành thấy còn khá nhiều cặn bã lơ lửng, nước có màu đỏ vàng. Những sản phẩm này khi gặp hóa chất do các nhà máy lân cận thải ra sẽ tương tác và chuyển thành hàng loạt các chất hữu cơ gây tác hại xấu đến môi trường.
Cũng theo nghiên cứu thì hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường như: chỉ số COD, BOD; độ kiềm, protein, lipit, SO4… đều cao hơn nhiều so với nhà máy tại Tây Ninh, Bình Định.
Như vậy trong nước thải của Vedan ngoài lượng NH4, COD, BOD cao có chứa những hợp chất hữu cơ từ nguồn gốc thực vật. Trong điều kiện dung dịch nước thải có chứa hàng loạt gốc a xít (do một số nhà máy gần đó thải ra) với vi sinh có trong tự nhiên sẽ chuyển thành CH4, C02, các chất chứa lưu huỳnh.
Quá trình phân hủy protein bên cạnh amoniac còn có lượng sulfur. Những chất này bắt nguồn từ các a xít amin chứa lưu huỳnh như cystin, cystein, methionin… khi kết hợp với nhau tạo thành màu đen của nước và kết tủa lắng xuống đáy sông lẫn trong bùn. Sự tích tụ này sẽ có hại cho chất lượng môi trường trên tuyến sông.
Và còn có thể xuất hiện mưa a xít !
Không chỉ cảnh báo về ô nhiễm nguồn nước thải, các nhà khoa học cũng chỉ ra việc khắc phục ô nhiễm không khí nếu chỉ “nâng cao ống khói” thì chưa đảm bảo.
Thực tế theo khảo nghiệm của TS F.G. Mugiacaep thì các khí thải khi gặp những phần tử ẩm (nước ta độ ẩm rất cao) mà trong hơi ẩm có chứa Natri clorua (muối ăn- NaCl), điều này phổ biến ở khu vực dọc sông Thị Vải nơi có nồng độ NaCl trong nước cao nên rất dễ tạo mưa a xít hoặc các hạt mù a xít.
Lượng a xít này hoặc ảnh hưởng ngay tại nhà máy hoặc rơi xuống các địa phương khác khi có tốc độ gió lớn. Chính vì không có biện pháp kiểm tra tại ống thải mà chỉ đo đạc tại khu vực xung quanh nên số liệu thu được chỉ cho biết nồng độ khí tồn tại chứ không phản ánh được nồng độ tác hại thực tế đã rơi xuống đất qua con đường nước mưa hoặc hạt ẩm.
Bản báo cáo nhấn mạnh: “ Đây chính là điều quan tâm đo đạc nếu như muốn đánh giá thực trạng ô nhiễm khí”. Tương tự, các nhà khoa học cũng kiến nghị: “Để có thể đánh giá mức độ ô nhiễm từ nguồn nước thải này cần khảo sát, kiểm nghiệm các chỉ tiêu thành phần hữu cơ trong nước (kể cả sau thời gian biến đổi)”.
Trao đổi với chúng tôi, TS Đoàn Cảnh, Chủ nhiệm đề tài cho biết, đây là bản báo cáo khoa học cấp tỉnh. Kinh phí khoảng 240 triệu đồng do Sở KHCN& MT tỉnh Đồng Nai cấp. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trong 2 năm (1996-1997). Sau khi kết thúc nghiên cứu, bản báo cáo cùng với những đề xuất kiến nghị đã được gửi lên UBND tỉnh Đồng Nai.
Ấy vậy mà, những cảnh báo và kiến nghị của các nhà khoa học về ô nhiễm sông Thị Vải do Vedan gây ra từ 11 năm trước dường như đã bị “bỏ qua”. Hàng trăm triệu đồng ngân sách dành cho công tác nghiên cứu trở nên vô nghĩa. Trách nhiệm này thuộc về ai?
Phùng Sưởng
http://ykienblog.wordpress.com/2008/10/28/v%E1%BB%A5-vedan-d%E1%BB%93ng-nai-da-%E2%80%9Cph%E1%BB%9Bt-l%E1%BB%9D%E2%80%9D-nh%E1%BB%AFng-c%E1%BA%A3nh-bao/

 

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org