Bốn lực cấu tạo vũ trụ

Vietsciences-Trịnh Xuân Thuận    3 tháng 11/2004
     

Phạm Văn Thiều chuyển ngữ

Màn đêm buông, Những ngọn đèn  bật sáng. Rồi cơn giông tới. Những tia chớp chiếu sáng  bấu trời. Gió giật mạnh. Những chiếc  lá  bị gíó bứt khỏi cành lượn lờ trên không theo những đường cong ngoạn  mục trước  khi đậu xuống đất. Trong  cái cảnh tượng  quen thuộc đó của cuộc sống thường  nhật đã bộc  lộ những  lực tự nhiên. Toàn bộ những biến đổi diễn ra  trong thế giới xung quanh chúng ta đều được thực hiện thông  qua các  lực. Chỉ có bốn lực cơ bản đã tạo ra sự cực kỳ phong phú và đa dạng của những biến đổi và chuyển động trong tự nhiên. Lực  hấp dẫn của trái đất làm cho những chiếc lá  úa tàn rơi xuống đất sau khi đã lượn  lờ theo gió. Lực điện từ tạo ra ánh sáng trong  các ngôi nhà và các tia chớp trên  bu trời . Lực  hạt nhân gọi là "yếu" gây ra sự phân rã của các  nguyên tử và sự phóng xạ, nó cho phép các  nhà  máy điện  hạt nhân hoạt động  bình thường, cung cấp điện  năng đến từng  nhà cho chúng ta. Lực  hạt nhân gọi là "mạnh" cho phép sự tồn  tại của hạt nhân các  nguyên tử tạo nên nhà cửa, hoa lá, cây cối và đất đai.

Lực  hấp dẫn

Chất keo dính của vũ trụ

Lực  hấp dẫn ngự trị trong thế giới vĩ mô. Vai trò của nó trên trái đất đã đuợc  nhận ra ngay từ những tiếng  bập bẹ đầu tiên của loài nguời: tất ca các  vật đều rơi từ cao xuống thấp. Trong  vũ trụ của Aristote vào thế kỷ thứ 4 trước Công  nguyên, chuyển động thẳng đứng  này chỉ đặc trưng cho thế giới không hoàn  hảo của trái đất và mặt trăng.Thế giới hoàn hảo của các  hành tinh khác, của mặt Trời và các  ngôi sao có chuyển động tròn lý tưởng và không bị lực  hấp dẫn chi phối. Khái niệm hấp dẫn của vũ trụ , tức  là hấp dẫn tác động đến toàn bộ vũ trụ, ch xuất hiện cùng với Newton vào thế kỷ 17. Lực  hấp dẫn chinh là chất "keo dính" của vũ trụ. Nó hút các  vật này về phía các  vật khác. Nó giữ cho chúng ta ở trên  mặt đất, giữ cho mặt Trăng  quay quanh trái Đất và các  hành tinh quay xung  quanh mặt Trời, giữ cho các  ngôi sao ở trong thiên hà và các thiên hà trong các đám thiên hà. Nếu loại bỏ lực  hấp dẫn đi, chúng ta sẽ trở nên trôi nổi trong  không gian. Mặt Trăng và các hành tinh cùng  các  ngôi sao sẽ tan tác trong  khoảng  bao la của vũ trụ.

Không có gì có thể thoát được ành hưởng của hấp dẫn. Tất cả những gì là khối lượng  hay năng lượng đều phải tuân theo luật lệ của nó. Nhưng có điều nghịch lý là, mặc dù có ảnh hưởng rộng  khắp như vậy, nhưng lực  hấp dẫn lại cực  kỳ yếu. Nó là  lực  yếu nhất trong số bốn lực của tự nhiên. Ở mức độ của hạt sơ cấp, lực  này nhỏ không đáng  kể. Nguyên tử hydrogen, nguyên tử đơn giản nhất và cũng  là nguyên tử nhẹ nhất trong số tất cả các  nguyên tố của vũ trụ, gồm có một electron  liên  kết với một proton. Lưc  hấp dẫn giữa electron  và  proton nhỏ hơn lực điện giữa hai hạt đó cỡ 1040 (1 và 40 con số 0 tiếp theo) lần. Nguyên tử hydrogen cũng  rất nhỏ (cỡ 10-8 cm = 0,00000001 cm) vì lực điện đủ mạnh để kéo electron lại gần proton. Nếu loại bỏ lực điện đi, và chỉ để lại lực  hấp dẫn, thì nguyên tử hydrogen sẽ phồng to cho tới khi chiếm toàn bộ vũ trụ. Lực  hấp dẫn yếu tới mức không thể hút giữ cho electron ở cách proton một khoảng  nhỏ hơn vài chục tỉ năm ánh sáng

Cường độ của lực  hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của hai vật liên quan. Sở dĩ lực  hấp dẫn giữa proton và electron yếu cũng  là do khối lượng cực  kỳ nhỏ của electron (10-17 g, con số khác không đầu tiên đứng sau 27 con số 0) và của proton, mặc dù proton  lớn gấp 2000 lần electron. Do sự cực  kỳ yếu và ít quan trọng của lực hấp dẫn ở thang nguyên tử, nên chỉ còn cách áp dụng cho nó câu ngạn ngữ: "đoàn kết tạo sức  mạnh". Vì chỉ một hạt không đủ nặng để thể hiện được ảnh hưởng của mình nên nó phải thể hiện thông qua các vật lớn hơn  và có khối lượng  lớn hơn, chứa một số rất lớn các  hạt đó. Con số này lớn tới mức khó tưởng tượng  nổi khi người ta biết rằng 1 gam nước  chứa  tới khoảng 1024 hạt.  Thậm chí ở thang các vật trong cuộc sống hàng  ngày của chúng ta lực hấp dẫn vẫn chưa đáng  kể. Bạn (giả sử nặng 70 ký) không hề cảm nhận được lực hấp dẫn mà người đối thoại với bạn (giả sử người đó nặng 50 ký) tác dụng lên cảm thấy bị "hút" về phía  người đó thì hoàn toàn không  phải là do lực  hấp dẫn mà là do một cái gì đó khác.. Khi bạn đi qua một tòa nhà  lớn nng  hàng  tấn bạn cũng  không  hề nhận thấy nó bị hút áp vào những  bức tường của nó. Cn phải có những dụng cụ cực  kỳ tinh xảo mới có thể đo được ảnh hưởng  hấp dẫn của một tòa nhà  lớn. Chỉ thang  thiên văn lực  hấp dẫn mới thực sự cm nhận được  và mới có tiếng  nói của nình. Khối lượng  lớn của trái Đất (cỡ 6 x 1027 g) đã giữ cho chúng ta khỏi phải nổi trôi trong  không gian, như các  nhà du hành trong  khoang con tàu vũ trụ và giữ cho mặt Trăng không trôi dạt ra xa  trái đất. Mặt Trời  (nặng 1033 g), các ngôi sao (nặng  cỡ 1033 g), các thiên hà (1045 g), các cụm thiên hà (1046 g), các đám thiên hà 1048 g) và cuối cùng, vũ trụ (?) tạo nên các  nấc thang tăng dần về khối lượng và một vương quốc mở rộng  mãi mãi trong đó lực hấp dẫn ngự trị với tư cách một ông chủ độc tài.

Hình: các nhà khoa học có công lớn trong việc phát hiện/phát triển các nguyên lí về 4 lực cuả vũ trụ
(đặt chuột lên vị trí cuả mỗi ảnh để xem thêm chi tiết)

Lực Điện từ

Chất keo dính của các nguyên tử

Như chúng ta đã thấy, lực điện từ mạnh hơn lực hấp dẫn. Sức mạnh của lực điện từ làm cho một thanh nam châm dễ dàng hút được  một chiếc đinh bất chấp lực  hấp dẫn của toàn bộ khối lượng Trái Đất tác dụng lên nó. Lực điẹn từ tạo nên các nguyên tử bằng cách buộc các electron (mang điện tích âm)vào các hạt nhân. Một hạt nhân nguyên tử là một tâp hợp các loại protn (mang điện dương) và các neutron (hạt có khối lượng gần bằng  proton, nhưng  không  mang điện, như tên của nó đã chỉ rõ) đươc  liên  kết với nhau bằng  lực  hạt nhân mạnh. Như vậy, chỉ cần cộng các điện tích dương của proton là ta có được điện tích dương của hạt nhân.

Trong thế giới điện tử, người ta được biết khi trên danh thiếp của mình có ghi điện tích dương hoặc âm. Bởi vì trái với lực hấp dẫn -lực tác dụng lên tất cả các khối lượng hoặc năng lượng-, lực điện từ có sự phân biệt rõ ràng. Tất cả những  hạt không có điện tích, chẳng  hạn như hạt ánh sáng (photon) hoặc  hạt neutron đều bị loại ra và không thèm biết tới. Đối với những  hạt mang điện, lực điện từ áp đặt cho chúng những quy tắc ứng xử rất nghiêm ngặt: các điện tích trái dấu hút nhau và điện tích cùng dấu đẩy nhau. Một proton và một electron sẽ hút nhau, nhưng  hai proton sẽ đẩy nhau. Trái với lực hấp dẫn chỉ có hút, lực điện từ có thể  hút hoặc đẩy tuỳ thuộc vào điện tích.

Miền tác dụng của lực điện từ không chỉ ngừng  lại trong thế giới nguyên tử.  Nó can thiệp vào cả việc tạo ra những cấu trúc  phức tạp hơn. Nó gắn các nguyên tử lại bằng cách buộc chúng phải chia sẻ các electron của mình để tạo nên các phân tử. Ví dụ, để tạo nên  phân tử nước, lực điện từ gắn hai nguyên tử hydro với một nguyên tử oxy. Rồi nó lại đẩy cho các phân tử kết hợp với nhau thành những chuỗi dài mà biểu hiệu cao nhất của chúng là các chuỗi xoắn kép ADN, cho phép có sự sống và di truyền nó. Do vậy, lực điện từ -chất keo  gắn các nguyên tử- chính là nhân tố chủ yếu tạo ra sự cố kết, sự cứng rắn và vẻ đẹp của những  vật xung quanh chúng ta. Thiếu nó, Trái Đất không còn là rắn nữa, bộ xương của bạn sẽ không còn  mang nổi cơ thể bạn, và bàn tay bạn có thể dễ dàng cắt ngang qua những trang  giấy của quyển sách này. Vẻ đẹp cua những hình khối điêu khắc của Rodin, những đường con tuyệt  mỹ trên cơ thể người phụ nữ hay những đường nét mảnh mai và tinh tế của đóa hồng, biết bao những  khoái cảm thẩm mỹ đó đều do lực điện từ mang đến cho chúng ta. Thiếu nó, thế giới sẽ không còn những hình khối và trở nên tẻ nhạt. Nếu chỉ bỏ mặc cho mỗi một lực  hấp dẫn thôi, thì các nguyên tử sẽ có những kích thước khổng  lồ và các ngôi sao chỉ là  những hạt nhân to tướng gồm toàn các proton  hoặc  neutron.

Cũng như lực hấp dẫn, lực điện từ yếu dần theo quy luật tỷ lệ nghịch với bình phương  khoảng cách giữa hai hạt tích điện. Nhưng, trái lại với lực  hấp dẫn -lực che đậy sự yếu ớt của mình ở thang  lớn bằng cách cộng ngày càng nhiều khối lượng- lực điện từ lại phụ thuộc vào độ lớn điện tích mà đại lượng  này rất khó làm cho tăng được. Bởi vì, nếu các điện tích dương được cộng  lại và các điện tích âm bị trừ đi khiến cho đa số các  vật trong vũ trụ đều trung hòa về điện, thì chúng sẽ không có điện tích tổng cộng. Cuốn sách, cái ghế, ngôi nhà, Mặt Trời, các  ngôi sao, các thiên hàvà có thể cả vũ trụ nữa đều là trung hòa về điện. Lực điện từ không có ảnh hưởng gì đối với chúng. Vì vậy, sức  mạnh của lực điện từ nói chung chỉ giới hạn trong thế giới nguyên tử. nó để mặc cho lực  hấp dẫn cai quản cả vũ trụ  bao la.

Như tên của nó đã chỉ rõ, lực điện từ có bản chất kép. Nó hút hoặc đẩy chiếc đinh dính vào nam châm do lực từ của nó. Hai mặt này của lực điện từ liên  hệ khắng khít với nhau. Mặt này không tách rời khỏi mặt kia. Một điện tích chuyển động sinh ra một lực từ. Một từ trường biến thiên lại gây ra dòng điện. Từ trường của Trái Đất làm cho kim la bàn của nhà thám hiểm chỉ về cực Bắc là kết quả của chuyển động các hạt tích điện (các  proton và  electron) trong vùng tâm Trái Đất. Những vùng  này nóng và bị nén mạnh bởi áp lực của các  lớp ngoài của vỏ Trái Đất tới mức tâm Trái Đất không còn rắn nữa mà ở trạng thái magma và dung  nham lỏng trong đó vật chất được phân tách thành các  proton và electron. Cũng tương tự nhu vậy, từ trường  của Mặt Trời, của các sao hoặc của Ngân Hà đều là kết quả của những chuyển động của vật chất đã được  phân tách thành các điện tích.

Sự kết nối khắng khít giữa điện và từ đã được các  nhà  vật lý người scotland là James Maxwell thực hiện vào năm 1864

Lực yếu

Lực gây phân rã

Vật chất nói chung không  phải là vĩnh cửu. Trong số hàng  trăm hạt "sơ cấp" tạo nên vật chất có rất ít hạt bất tử. Xếp vào hàng những  hạt bất tử hiếm hoi đó là electron, photon và một hạt trung hòa có khối lượng  bằng  không hoặc cực  kỳ nhỏ bé có tên  là neutrino. Còn lại tất cả các hạt khác đều sống trọn cuộc đời mình rối chết. Ngay cả proton cũng chỉ mon  men tới cõi bất tử (tuy nhiên cuộc đời của nó rất dài, ít nhất cũng tới hàng  ngàn tỉ tỉ tỉ năm (1032năm). Cái chết của một hạt sơ cấp được thể hiện ở sự phân rã của nó thành các  hạt khác. Quá trình này sẽ tiếp diễn cho tới khi hoàn toàn biến hóa thành các  hạt bất từ hay còn gọi là các  hạt bền.

Lực điều khiển phân rã và  biến hóa này là lực có biệt danh là "yếu". Như tên của nó đã chỉ rõ, lực  này không  mạnh lắm. Mặc dù vẫn  lớn hơn  lực  hấp dẫn nhiều, nhưng  lực  này yếu hơn  lực điện từ tới 1000 lần. Miền tác dụng của nó cũng  rất nhỏ. Nó chỉ có sức  mạnh trong thế giới nguyên tử, tức  là trên những  khoảng cách cỡ  10-16 cm. Trong cuộc sống hàng  ngày của chúng ta, lực  này ẩn  kín tới mức người ta phát hiện ra nó một cách tình cờ.  Vào một đêm năm 1896, nhà  vật lý người Pháp Henri Becquerel tình cớ đặt một tấm kính ảnh vào ngăn kéo cạnh các tinh thể sulfat uranium. Hôm sau khi ông  quay lại thì một lớp màn bí mật đã phủ lên  tấm kính ảnh. Nghiên cứu kỹ, ông  phát hiện ra rằng các  nguyên tử uranium đã phân rã thành các  hạt khác  làm đen kính ảnh. Ông gọi quá trình phân rã là "phóng  xạ".

Lực  yếu chiếm một vị trí khá cách biệt trong  bộ bốn  lực: ngoài tính yếu của nó ra, nó còn được dùng để "gắn kết" các  hạt như các  lực  khác. Nó an  phận làm cho vật chất  chết đi bằng  cách bắt phải phân rã. Nếu như lực  này biến  mất thì nó cũng  không  khiến cho người ta cảm nhận sự thiếu vắng ngay tức  khắc. Mặt Trời khi đó sẽ tắt sau vài triệu năm (thay vì cả chục tỷ năm) bởi vì lực yếu gây ra một số phản ứng  hạt nhân trong  lòng  Mặt Trời, những  phản ứng  hạt  nhân cung  cấp năng  lượng  và  tuổi thọ cho nó. Nhưng, trên  hết, vật chất sẽ  sống lâu hơn. Vũ trụ khi dó sẽ nhan  nhản đủ các loại hạt lạ lùng và kỳ quặc cùng chung sống với các  loại hạt electron, photon và proton quen thuộc. Một hóa học mới và xa lạ, một sự sống phức tạp khác biệt với sự sống của chúng ta (sự sống dựa trên hóa học của carbon) có thể sẽ nảy nở và phát triển.

Lực mạnh

Chất keo dính của các  hạt:

Các hạt nhân nguyên tử là tập hợp của các  hạt proton và neutron. Tất cả các proton đều mang cùng một điện tích dương. Lực điện tử ra lệnh cho chúng phải đẩy nhau, thế mà chúng  vẫn ương  bướng tụ tập trong  các  hạt nhân nguyên tử. Cần phải có một lực  mạnh hơn lực điện từ rất nhièu và chống  lại lực này để giữ cho các proton hợp lại và là chất keo dính của chúng. Đây là lực "mạnh", mạnh nhất trong  bốn lực. Nó mạnh hơn lực điện từ tới 100 lần. Vương quốc của nó, cũng chính là vương quốc của lực yếu, là rất nhỏ bévà ảnh hưởng của nó chỉ có tác dụng trên những  khoảng cách trong  nguyên tử, tức là cỡ 10-13 cm. Lực này cũng có tính chọn lọc, nó chỉ tác dụng  lên các  hạt nặng như proton  và neutron chứ không đếm xỉa tới các  hạt nhẹ như electron, photon  và neutrino. Khái niệm nặng  nhẹ ở đây chỉ có tính chất tương đối. Proton và  neutron thực tế chẳng  nặng là baọ10-24 g) nhưng dù sao chúng cũng  nặng  hơn gấp 1836 lần electron. Người ta còn chưa biết chính xác khối lượng của neutrino, nhưng  chắc  chắn là nó nhỏ hơn nhiều khối lượng của electron. Còn đối với photon, nó không có khối lượng. Xứ mù anh chột làm vua mà!

Cuộc  phiêu du vào hế giới vật chất của các  nhà  vật lý trong suốt hơn  hai mươi năm qua đã tiết lộ cho họ thấy rằng cả proton  lẫn neutron đều không  phải là các  hạt sơ cấp không  thể chia được nữa như người ta vẫn tưởng. Thực tế chúng được tạo bởi các hạt sơ cấp hơn có tên là "quark" được đặt bởi người đã phát minh ra chúng là nhà  vật lý người Mỹ thích văn chương, Murray Gell-Mann. Ông đã nhớ tới câu "Ba quark cho Muster Mark" trong cuốn tiểu thuyết Finnegans Wake của nhà  văn, nhà sáng  tạo ngp-n ngữ tuyệt vời James Joyce. Cũng như cho "Muster Mark", ba  là số quark cần thiết để tạo nên một proton hoặc một neutron. Chất keo kết dính ba  hạt này chính là lực  mạnh. Nếu như lực  mạnh này biến đi, chúng ta sẽ sống trong một thế giới của các quark tự do, không còn proton cũng chẳng có neutron, không có nguyên tử cũng chẳng có phân tử, không có Trái Đất cũng chẳng có Mặt Trời, không có các  ngôi sao cũng chẳng có các  thiên hà.

Sau khi chúng ta đã làm quen với bốn lực, chúng ta còn phải làm quen rộng  hơn nữa với các định luật chi phối thế giới vi mô. Sự làm quen này rất quan trọng để hiểu được sự tiến hóa của vũ trụ, bởi lẽ cái vô cùng nhỏ sẽ đẻ cái vô cùng lớn và vũ trụ sẽ  nảy ra từ cái "gần như không có gì". Lại một lần nữa, ở đây, cũng như với cặp không-thời gian, lẽ phải thông thường lại phải chịu một thử thách cam go.

 

Tóm tắt (Huỳnh Đức Thắng)

1) Lực hấp dẫn (Force de gravité):

- Trọng  lực, thủy triều

- Hàn gắn các hành tinh, sao, thiên hà   lại với nhau

- Sự bành trướng vũ trụ

2) Lực điện từ (Force électromagnétique):

- Điện, từ tính, ánh sáng

- Phản  ứng hóa học và sinh học

- Hàn gắn các nguyên tử và phân tử lại với nhau

- Lan rộng ảnh hưởng đến cấu trúc các đại phân tử

3) Lực hạt nhân  mạnh (Force  nucléaire forte, interaction forte)

- Hàn gắn nhân các nguyên tử

- Lan rộng ảnh hưởng trong khoảng cách vô cùng nhỏ (10-13m)

Lực  hạt nhân  yếu (hay lực Fermi: interaction faible )

- Không  ảnh hưởng đến các cấu trúc  bền trong thiên nhiên

- Phóng xạ bêta

- Giữ cho mặt trời sáng

5) Nguyên tắc hàn gắn (soudure):

- Khi kết hợp hai nguyên tố lại với nhau, lực sẽ biến đổi ra năng lượng và bị mất một phần khối lượng của chúng

- Năng lượng  này , gọi là lực nối, sẽ phát ra trong  không gian, thường  là dưới dạng  photon

-Hệ thống vừa tạo thành có khối lượng  nhỏ hơn khối lượng của hai nguyên tố ban đầu và phức  tạp hơn.

- Các photon mang theo chúng năng lượng để tạo ra những  hệ thống   càng  phức  tạp hơn

 

Bài đọc thêm:

Lực hấp dẫn , tác giả Richard Feynman

© http://vietsciences.free.fr  Phạm Văn Thiều dịch