Sự khám phá chất phóng xạ của Marie Curie

Vietsciences- Võ thị diệu Hằng     05/05/2004
 

 

Những nghiên cứu của nhà Bác học Marie Curie lúc đầu chỉ để làm luận án về sự Phát Xạ Tự Nhiên mà Becquerel đã khám phá năm 1896.

Từ năm 1898 bà thử tìm những đặc tính của sự phát xạ này một cách chính xác bằng cách đo cường độ tối đa (cường độ này rất yếu) của dòng ion hóa có thể phát ra trong không khí dưới tác dụng của nó.

B
à dùng tĩnh điện kế (électromètre = máy đo électron. Dòng điện phát sinh do sự di chuyển của điện tử) mà Pierre đã hiệu chính, rất thích hợp với những nghiên cứu của bà. Bà thử xác định bằng nhiều thí nghiệm phân tích xem có phải chỉ một mình quặng Uranium mới có sự phát xạ không. Bà khám phá ra rằng những hợp chất của Thorium phát ra cùng một loại tia.
Khoáng Uranium (Pechblende) còn hoạt động gấp bốn lần dự tính. Marie kết luận rằng nếu quặng Uranium hoạt động mạnh như thế là do sự hiện diện của những yếu tố gọi là Radioactif (chất phóng xạ) là những chất có đặc tính là tự biến ra chất khác rồi phát ra năng lượng trong quặng, nhưng với một lượng rất nhỏ nên khó thấy được bằng phương pháp phân tích hóa học cổ điển .

Lúc bấy giờ Pierre cộng tác với Marie. Họ lao vô công việc phân chia chất hóa học một cách nặng nhọc và tỉ mỉ . Thời kỳ đó cuộc nghiên cứu không được tài trợ như ngày nay, nhưng căp vợ chồng trẻ đã xin được một kho trống mà cách nhiệt rất kém, ẩm thấp trong khi mưa gió tuyết bất thường. Ông bà Curie làm việc với một người giúp việc tên André Debierne. Nhờ máy đo tĩnh điện, họ lấy được số đo phóng xạ trong những phần tạo ra do sự phân rã chất hóa học.

Tháng 7 năm 1898 họ khám phá ra chất phóng xạ đầu tiên, đặt tên là Polonium, để kỷ niệm quê hương của Marie.

Sự phân tích chất Baryum thu được trong lúc xử dụng khoáng uranium đã cho phép họ chứng tỏ rắng có một nguyên tố phóng xạ thứ hai hiện diện với một lượng rất nhỏ mà họ gọi là Radium và công bố sự khám phá của họ năm 1898 vừa nhấn mạnh rằng sự phóng xạ của chất này rất Cao.

Marie cũng lập ra một bảng ghi tất cả những nguyên tố phóng xạ được biết vào năm 1910. Những đặc điểm chung để trên cùng một hàng.
 

Những nguyên tố phóng xạ được biết năm 1910

  Thorium. Uranium
Actinium MésoThorium 1 RadioUranium
  MésoThorium 2 Uranium X
RadioActinium RadioThorium Ionium
Actinium X Thorium X Radium
    Radium A
Actinium A Thorium A Radium B
Actinium B1 Thorium B Radium C
Actinium B2 Thorium B Radium C
    Radium D
Actinium C Thorium D Radium E
    Radium F (Polonium)



Ảnh hưởng của chất phóng xạ trong xã hội


Ngày nay ta thường nghe  tin về những chất phóng xạ giết người hay các nạn nhân bị mắc bệnh ung thư vì chất phóng xạ xuất phát từ những vụ thử vũ khí hạt nhân...  Tuy nhiên  cũng những chất phóng xạ đó,  lúc đầu chỉ dùng để chữa trị ung thư. Sự khám phá ra những chất phóng xa đã mang lại nhiều phương tiện để nghiên cứu vể sự cấu tạo nguyên tử và nhân nguyên tử. Marie Curie đã tìm ra những áp dụng của chất phóng xạ trong ngành hóa học, trong ngành chữa trị và nhất là trong môn sinh học. Cách chữa trị Curie, được Pierre hiệu chính trước ngày đám cưới của họ, được kết hợp với ngành giải phẫu và ngành quang tuyến X để chống bịnh ung thư.

Marie quả quyết rằng nếu chất Radium nằm trong tay của kẻ giết người sẽ rất nguy hiểm. Bà thiết lập hơn 200 phòng quang tuyến trong Thế giới Chiến tranh lần thứ Nhất, bà đã cứu giúp cho hơn một triệu người bị thương.

Ngày nay, chất phóng xạ và quang tuyến X được dùng trong ngành Y khoa, trong ngành khảo cổ, ngành địa chất, trong sự trùng tu những tác phẩm nghệ thuật và bảo quản thức ăn. Trong tương lai gần ta hy vọng sẽ có những áp dụng mới có ích ra đời, với điều kiện những nhà khoa học phải hoà khớp khoa học và lương tâm.Thí dụ
 việc khám phá ra tia X của Wilhelm Conrad Röntgen
  tháng 11 năm 1895 tượng trưng cho cuộc cách mạng trong thế giới y khoa vì từ đó về sau, ta có thể "nhìn bên trong" cơ thể con người và sự khám phá ra chất phóng xạ nhân tạo do Irène và Frédéric Joliot-Curie vừa cho được khả năng chế tạo những đồng phân phóng xạ của tất cả những ngyên tố thiên nhiên vừa cho phép ngành Y khoa Hạch Nhân ló dạng. Những đồng phân cho ra những ứng dụng khác nhau, từ những nghiên cứu Y học cho đến những áp dụng chẩn đoán và trị liệu.

 

Những thành công của chất phóng xạ trong Y học

1895 : Wilhelm Conrad Röentgen (Ðức)  khám phá tia X  và khả năng chụp hình bằng tia X, 

1896 tháng 7,  Bs Victor Despeignes (Lyon) báo tin sự trị liệu ung thư đầu tiên bằng tia X

1897 Bs Antoine Béclère đặt máy tia X đầu tiên trong một bệnh viện tại Paris.

1898 tháng 12, Pierre và Marie Curie khám phá chất phóng xạ Radium.

1900 Hai người Ðức Otto Walkhof và Friedrich Giesel báo cáo sự quan sát của họ kết quả về sinh học của chất Radium trên da như tia X.

1901 Pierre Curie và Henri Becquerel công bố về "Tác dụng vật lý của Radium" Một bác sĩ chuyên về da ở bệnh viện Saint Louis Paris, Henri Danlos, công bố kết quả của sự điều trị bệnh Lupus bằng Radium.

Các bác sĩ thử nghiệm càng lúc càng nhiều trên các bệnh khác.

Perthes, người Ðức, bắt đầu kỹ thuật chữa bằng phóng xạ

1904-1906 Jean Bergonié và Louis Tribondeau chứng minh rằng những tế bào ung thư nhạy cảm hơn những tế bào lành mạnh. Rồi họ đặt nền tảng về sinh học đầu tiên cho sự trị liệu bằng tia X.

1905 Sự hiểu biết về tác dụng tốt đẹp của tia Radium để trị các bứu của da và cổ tử cung, đó là sự ra đời của Curiethéraphie (khoa trị liệu Curie)

1906 Armet de Lisle xí nghiệp Radium ứng tiền cho sự thành lập phòng thí nghiệm để nghiên cứu về những tác dụng sinh học và y học của Radium. Tạo ra khoa trị liệu Radium. (Radiumthérapie)

1909 tháng 12, Ðại học Paris và Viện Pasteur quyết định xây Viện Radium.

1914-1918 Marie Curie phụ tá Antoine Béclère với chức vụ trưởng khu tia X cho quân đội.

1918 Thành lập hội Pháp-Anh-Mỹ chống ung thư.

1920 Thành lập tổ chức Curie

1921-1928 Thành lập 21 trung tâm chống ung thư cho nhà thương Paul-Brousse ở Villejuif

1923 Georg de Hevesy (Suède, Thụy Ðiển) dùng những chất đồng phân như là những vết hóa sinh (đặc biệt cho thực vật), một phương cách mà ông đã tưởng tượng năm 1913

1924 Hai y sĩ Mỹ, Blumgart và Weiss, lần đầu tiên dùng vết Radium C để tính tốc độ tuần hoàn máu từ cánh tay này sang cách tay kia của một người.

1934 Irène và Frédéric Joliot-Curie khám phá ra chất phóng xạ nhân tạo
 

 

© http://vietsciences.org   và  http://vietsciences.free.fr  Võ Thị Diệu Hằng