Mắt và màu sắc

Top Phan Chiêu Quân
 

 

1) Sự cảm nhận một tác nhân kích thích (stimulus):

Mắt ta có một chủ đích chính xác khi nhìn những đồ vật chung quanh ta : nhận một tác nhân kích thích màu sắc đến võng mạc (rétine), là phần nhạy cảm với tia sáng.Muốn vậy, nhiều yếu tố được dùng mà chủ yếu là giác mạc (cornée), tròng đen (iris), thủy tinh thể (cristallin) và thủy tinh dịch (humeur aqueuse).

 

Tác nhân đi xuyên qua những thứ này: Giác mạc , khi nó bẻ gãy tia sáng, là yếu tố đầu tiên tham gia vào sự tạo thành hình ảnh trên võng mạc. Con ngươi (pupille) là trung tâm của lòng đen, kiểm soát lượng ánh sáng phải đi vào trong mắt. Thủy tinh thể, kiểm soát bởi những cơ mí (muscles ciliaires) (ở phía trong mắt), thi hành sự điều chỉnh: nó điều tiêu (focaliser) hình của vật nó quan sát (gần hay xa) để thành hình ảnh chính xác nơi võng mạc.

 

Nhỡn cầu

   

  

2) Võng mạc:

Những hình ảnh mà ta nhận được , thí dụ từ một phim hay một tuồng hát mà ta đã quan sát, sẽ truyền đến đây. Võng mạc chứa hai loại cơ quan tiếp thu, những tế bào nhạy cảm với những tia sáng, gọi là tế bào hình nón (cône) hay hình que (bâtonnet) bởi hình dáng của chúng. Hai loại tế bào này khác nhau, chúng không cùng độ nhạy nơi quang phổ. Võng mạc còn chứa nhiều loại tế bào khác, nhất là những tế bào lưỡng cực (cellule bipolaire), được hoạt động nhờ những phân tử neurotransmetteurs tạo thành bởi những tế bào hình nón và hình que. Những phân tử này tạo ra những khớp thần kinh (synapse). Sau đó những tế bào lưỡng cực liên lạc với những tế bào hạch (cellule ganglionnaire) có chứa những sợi trục (axone) để tạo thành dây thần kinh mắt (nerf optique).Ngoài ra, trong võng mạc còn có những tế bào dọc (cellule horizontale) và những tế bào amacrine (xem hình). Chúng phát từ nguồn gốc thần kinh và dùng để giữ cho nối giữa những tế bào lưỡng cực và tế bào hạch chắc chắn.

 

Võng mạc (cắt dọc mắt)

 

a) Cắt dọc mắt
b) Cắt ngang võng mạc, mô tả cấu trúc từng lớp của nó
c) Cấu trúc một tế bào nón và một tế bào que riêng rẽ
d) Nối khớp thần kinh (liaison synaptique) ở vùng cơ sở tế bào que
e) Những khúc ngoài của tế bào que
f) Nối khớp thần khinh que với những tế bào mõng mạc khác.

 

3) Hố màng lưới (fovéa), tế bào hình nón và hình que:   

           
Lấy bất kỳ một vật. Ta biết là chúng truyền những tia sáng. Những tia này hội tụ trên một vùng của giác mạc: hố màng lưới, là một vùng mà nơi đó mắt thu nhận cao nhất. Hố màng lưới chứa một số lớn tế bào tiếp thu là những neurone đẵ được bổ túc như ta vừa nói.

Có 3 loại Tế bào hình nón: 
Nón S nhạy cảm với những sóng ngắnNón M: nhạy cảm với những sóng trung bình
Nón L: nhạy cảm với những sóng dài.
Những nón S nhạy cảm với màu xanh dương

Trong mắt có 100 triệu tế bào que, 4 triệu tế bào nón và chỉ 1 triệu tế bào hạch đủ bảo đảm sự dẫn truyền của thần kinh não .