Helicobacter Pylori

Vietsciences-Phan Chiêu quân           25/03/05

 

Helicobacter Pylori - bệnh đau dạ dày - Tế bào gốc tái tạo niêm mạc

Ước tính có khoảng 5-10% dân số trên thế giới bị bệnh đau dạ dày. Riêng bên Mỹ có đến 25 triệu người bị bịnh, số đàn ông và đàn bà bịnh ngang nhau. Ở Việt Nam tỉ lệ này là 7%. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất mà y học ngày nay mới phát hiện ra đó là có đến hơn 70% số dân có nguy cơ bị nhiễm chứng bệnh này và nguyên nhân chính đã được xác định là vi trùng Helicobacter Pylori.

Phải đến 100 năm sau (1892-1982), qua biết bao công trình nghiên cứu của nhiều nhà Khoa học, mới tìm ra nguyên do chứng đau dạ dày là do con vi trùng Helicobacter pylori.


1)TIẾN TRÌNH KHÁM PHÁ HELICOBACTER PYLORI

Forward (Modlin)
1892 Bizzozero (Figura)
1917 Kobayashi (Fukuda)
1940 Freedberg (Freedberg)
1950 Fitzgerald (O'Connor/O'Morain)
1957 Susser (Sonnenberg)
1957 Lieber (Lieber)
1966 Ito (Ito)
1973 Morozov (Morozov)
1975 Steer (Steer)
1978 Ramsey (Harford/Peterson)
1979 Phillips (Phillips/Lee)
1973 Yao (Xiao/Yao)
1979 Warren (Warren)
1982 Marshall (Marshall)
1990 Unge (Unge)


Năm 1982, hai nhà Khoa học người Úc Robin Warren và Barry Marshall đã tìm ra mối liên hệ giữa bactérie Helicobacter và chứng loét dạ dày (ulcer), chớ không phải do stress. Hội Khoa học đã quá chậm chạp để công nhận sự tìm ra này.

Năm 1996: Công nhận là phải chữa trị bằng kháng sinh (antibiotique)
1997: Tìm ra génome của Hélicobacter Pylori.


2) NGUYÊN NHÂN CHỨNG LOÉT BAO TỬ

Ðầu thế kỷ thứ 20, người ta cho rằng nguyên nhân của đau dạ dày là yếu tố tâm lý, sự căng thẳng thần kinh hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, di truyền, nghiện thuốc lá... Rồi có nhiều acide trong dạ dày (acide gastrique) tiết nhiều làm gây ulcer dạ dày, nên người ta chỉ cho bịnh nhân nghỉ ngơi, uống thuốc chống acide (antacid)Thật ra, đó chỉ là những yếu tố thuận lợi làm bệnh phát triển chứ không phải là nguyên nhân sinh bệnh.

Ðến năm 1982, Robin Warren và Barry Marshall đã phát hiện rằng Helicobacter Pylori (HP) chính là thủ phạm gây nên bệnh loét dạ dày - tá tràng. HP có hình xoắn với 4-7 râu ở mỗi đầu. Khi thâm nhập vào bao tử, vi khuẩn này sẽ phá huỷ lớp chất nhầy che phủ bề mặt dạ dày. Trong khi lớp chất nhầy này có tác dụng bảo vệ niêm mạc khỏi bị chất acidet và các men tấn công. Nếu chỗ nào bị hư hại nặng thì sự tấn công sẽ tiếp diễn và gây ra hiện tượng loét.

Có hàng tỉ vi trùng này trong bao tử, nếu không bị diệt trừ thì sẽ tồn tại suốt đời người bị nhiễm. Vi trùng này có thể gây ra rối loạn tiêu hoá, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến loét dạ dày, loét tá tràng, ung thư dạ dày, u ác tính tế bào limphô ở niêm mạc dạ dày... Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định HP còn là một trong số những tác nhân chính gây ung thư, có vai trò quan trọng trong diễn tiến đưa đến ung thư dạ dày. HP có mặt trong khoảng 65-70% trường hợp viêm dạ dày, 70-80% ung thư dạ dày, hơn 90% các trường hợp loét bao tử hoặc tá tràng. Nguy cơ ung thư bao tử ở người bị nhiễm HP sẽ tăng từ 6-10 so với người không bị nhiễm.

Ước tính có khoảng trên 50% dân số bị nhiễm vi khuẩn này, đặc biệt ở những nước đang phát triển thì tỉ lệ này còn tăng cao hơn với 60-80%. Riêng Việt Nam, con số này là 70%. Sự lây truyền vi trùng này chủ yếu qua đường miệng hoặc chất thải (nghĩa là thức ăn bị nhiễm vi trùng HP) . Ruồi cũng là một con vật trung gian góp phần lây lan HP qua đường thực phẩm.


3) TRIỆU CHỨNG:

Khi bụng đói thấy đau: giữa hai bữa ăn hay sáng sớm. Có bệnh lâu dài, ulcer làm lở dạ dày và chảy máu nên có khi ói ra máu hay đi cầu có máu đỏ sậm hay đen ăn không còn thấy ngon và cơ thể yếu dần.


4) TẾ BÀO GỐC TÁI TAO NIÊM MẠC

Giáo sư Xu Rongxiang, một chuyên gia nổi tiếng trong điều trị bỏng, đã thông báo kết quả công trình mới của ông tại Bắc Kinh. 

Giáo sư Xu và nhóm của ông đã nuôi cấy mô dạ dày và ruột từ tế bào gốc của chuột trong một chất lỏng dinh dưỡng chứa GIC (vật liệu được sử dụng để kích thích tế bào gốc, giúp chúng phát triển thành tế bào chuyên hóa). Sau 18 ngày, tế bào gốc sinh sôi và phát triển khá tốt, dần hình thành các tế bào niêm mạc hoàn chỉnh.

Nghiên cứu cũng xác định rằng GIC có thể cải thiện quá trình tái tạo niêm mạc ruột, dạ dày, và giúp sửa chữa các mô niêm mạc.

5) ĂN SỐNG SU XANH BROCOLI :

Ăn sống su xanh brocoli  sẽ chữa được bệnh ung thư dạ dày

5) ÐIỀU TRỊ:

Nhiễm HP có thể được phát hiện bằng nhiều kỹ thuật như: Nội soi dạ dày - tả tràng. Hoặc nhanh hơn, người ta có thể thử máu hay thử hơi thở. Người ta cho uống một dung dịch , sau một giờ thì thử hơi thở...

Còn hướng điều trị được cho là hiệu quả nhất do các chuyên gia hàng đầu về tiêu hoá khuyến cáo tại Hội nghị về điều trị loét dạ dày - tá tràng (vừa tổ chức ở Việt Nam và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào giữa tháng 10 năm 2002 là phối hợp giữa ba loại dược phẩm: 1 thuốc chống tiết acide và 2 thuốc kháng sinh có hiệu lực diệt HP cao là Clarithromycine và Amoxicilline. Việc tuân theo đúng theo lời chỉ dẫn của y sĩ điều trị hết sức quan trọng.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh dùng vị cay, chua, hoặc dùng những chất gây tăng tiết acide như chè, càphê, bia, sữa... Đặc biệt, không nên hút thuốc lá vì các hoá chất trong khói thuốc sẽ làm chậm đi 50% tiến độ lành sẹo của những vết loét dạ dày - tá tràng.

© http://vietsciences.free.fr Phan Chiêu quân