Cách tra cứu thông tin khoa học Y học

Vietsciences- Nguyễn Đình Nguyên     13/06/2007
 
Những bài cùng tác giả

 

Tra cứu thông tin là một giai đoạn không thể thiếu được trong một quy trình nghiên cứu khoa học. Bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào cũng được hình thành từ một ý tưởng nghiên cứu. Ý tưởng nghiên cứu là một sự “sáng tạo” nhưng cần phải dựa trên một nền tảng thông tin và y văn hiện hành, chứ không thể là một ý tưởng viễn vông. Khởi sự cho một nghiên cứu khoa học, nhà khoa học bắt đầu từ những câu hỏi: Cái gì? Vấn đề gì? Tại sao? Người ta đã biết gì? Còn những gì chưa được biết hoặc chưa được nhắc đến? Cần phải nghiên cứu gì? Và mục tiêu tối hậu của nghiên cứu là gì? Để trả lời những câu hỏi đó, người nghiên cứu khoa học cần phải có thông tin khơi mào.

Một điều may mắn là trong thời đại ngày nay, thông tin đã được quản lý và lưu trữ bằng hệ thống điện toán liên mạng, nên việc tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng rất nhiều và hiệu quả nhanh chóng không ngờ. Tuy nhiên, vì dữ liệu thông tin khoa học là đồ sộ, trong khi đó những vấn đề chúng ta cần để phục vụ cho một mục đích nghiên cứu lại quá khu trú và hạn hẹp. Cho nên, chúng ta cần phải có một kỹ năng tìm kiếm thông tin sao cho chúng ta có thể tìm được những gì chúng ta cần tìm một cách có hiệu quả. Về kỹ năng tìm kiếm thông tin là một vấn đề khá rộng, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi cố gắng hướng dẫn tóm tắt cách tìm kiếm thông tin khoa học Y học trên hệ thống quản trị dữ liệu thông tin của Thư viện Y khoa Quốc gia thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Mỹ- một hệ thống quản trị thông tin Y học lớn nhất thế giới hiện hành, hệ thống quản trị dữ liệu điện toán PubMed. Với mục đích là tiện ích, chúng tôi cũng đưa ra một vài ví dụ minh hoạ để cho bạn đọc có thể bắt tay thực hành ngay.

 

Hệ thống quản trị dữ liệu điện toán PubMed là gì?

Là một hệ thống truy tìm dữ liệu tương tác của Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (NLM)
Quản trị các dữ liệu thuộc lĩnh vực Y khoa, điều dưỡng, nha khoa, dược khoa, di truyền, thông tin sinh học và các ngành thuộc lĩnh vực khoa học đời sống.
Quản lý hơn 15 triệu tài liệu thông tin có thể trích dẫn được từ nguồn dữ liệu MEDLINE, PreMEDLINE và các nguồn dữ liệu liên quan khác.
Quản lý các thông tin có thể trích dẫn được từ năm 1950 trở lại đây.

 

Tại sao chúng ta lại lựa chọn hệ thống quản trị dữ liệu PubMed để truy tìm tài liệu?


PubMed là hệ thống quản trị các thông tin cập nhật nhất về các bài báo khoa học đã được đăng trên các tập san có thông qua hệ thống bình duyệt nghiêm túc. Quan trọng hơn đó là hệ thống cho phép truy tìm tài liệu đáng tin cậy mà lại miến phí; PubMed còn tạo đường dẫn đến nơi để có thể truy nhập và tải xuống tài liệu cần tìm hữu hiệu.
Để vào trang nhà PubMed chúng ta sử dụng địa chỉ (http://www.pubmed.gov). Sau khi gõ “enter” ta có trang nhà sau (Figure 1):
Ngoài hệ thống quản trị dữ liệu PubMed ra, trong trang nhà này chúng ta còn thấy có nhiều hệ thống quản trị dữ liệu khác, có thể tham khảo ở thanh mục lục ở bên trái (Figure 2). Ở mục “PubMed Services”, chúng ta còn có thể tra cứu các mục khác như “Journal Database” (Dữ liệu về các tập san), “MeSH Database” (dữ liệu đề mục khoa), hay “Clinical queries” (dữ liệu về các thử nghiệm lâm sàng) vân vân. Ngoài ra còn có các đường liên kết (link) với các nguồn dữ liệu khác trong mục “Related Resources”.


Figure 1


Dù là hệ thống dữ liệu nào cũng đều có nguyên tắc chung trong tìm kiếm thông tin.


Trình tự các bước tìm kiếm thông tin:


1- Xác định thông tin tìm kiếm


Trước khi bắt tay vào việc tìm kiếm thông tin, chúng ta cần phải có một hoạch định thông tin cần tìm, theo công đoạn thiết lập mục tiêu nghiên cứu bằng những câu hỏi nên trên. Xây dựng chuỗi thông tin cần tìm theo nguyên tắc hình phễu, tức là thông tin từ tổng quát đến cụ thể, từ diện rộng đến thu hẹp, từ dàn trải đến khu trú với mục đích có thể bao quát được hết nội dung cần tìm.


Các bước xác định thông tin:


Thông tin ý tưởng: Là những ý tưởng nảy ra trong nghiên cứu để xác định mục tiêu tối hậu của nghiên cứu.
Thí dụ, muốn tìm thông tin về các yếu tố nguy cơ của gãy xương đùi ở phụ nữ tuổi mãn kinh, thì các thông tin ý tưởng gồm gãy xương, phụ nữ, yếu tố nguy cơ, tuổi mãn kinh, xương đùi

Xác định từ, cụm từ chính: Chúng ta phân làm nhóm, nhóm thông tin cụ thể và nhóm thông tin không cụ thể.
 

Nhóm thông tin cụ thể: là chúng ta đã biết đích xác tác giả bài báo, hoặc tên bài báo, loại nghiên cứu, năm xuất bản hoặc tập san đã xuất bản.
Nhóm thông tin không cụ thể là những thông tin không nằm trong mục trên nhưng là thông tin cần tìm đã nêu ra trong thông tin ý tưởng.

Figure 2

Đối với nhóm thông tin cụ thể:
Tác giả: Viết theo quy định họ đầy đủ, tên viết tắt đi trước và tên đệm viết tắt theo sau nếu có. Thí dụ: Kanis JA hoặc Nguyen TV
Vì có những họ lại trùng với một số từ có nghĩa, nên để xác định rõ là tên tác giả, chúng ta có thể thêm vào một ký hiệu [Au] (viết tắt của chữ Author) đi sau. Thí dụ Wood [Au] có nghĩa tác giả có họ là Wood.
Tên bài: Tên bài báo chúng ta có thể viết chính xác hoặc chỉ viết những cụm từ chúng ta biết có chứa trong tiêu đề bài báo.
Tên tập san: Chúng ta có thể tra cứu tên tập san theo:
Tên đầy đủ: Thí dụ tập san: New England Journal of Medicine
Tên viết tắt: New Engl J Med hoặc NEJM
Hoặc theo mã số điện tử quốc tế của tập san (eISSN): eISSN của tập san New England Journal of Medicine là 1533-4406.
Do vậy chúng ta cần biết chính xác tên đầy đủ của tập san hoặc tên viết tắt (abbreviation) của tập san. Muốn biết tên đầy đủ, tên viết tắt của tập san hoặc mã số của tập san, cần tra cứu ở kho dữ liệu về các tập san khoa học, bạn có thể tải về theo địa chỉ này http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/citmatch_help.html#JournalLists.
Các mục tìm kiếm thông tin cụ thể có thể khai thác thêm ở mục tìm kiếm Giới hạn (Limits) và Preview/Index sẽ được trình bày ở phần dưới.

Đối với nhóm thông tin không cụ thể:

Một khi chúng ta không biết chắc bài báo nào hoặc tác giả nào chúng ta cần tìm, chúng ta phải xác định từ chính và cụm từ chính chúng ta cần tìm. Từ chính và cụm từ chính trước hết phải là những thuật ngữ tra cứu chuẩn, thông qua hệ thống đề mục nghiên cứu Y khoa (MeSH, Medical Subject headings) . Thông qua hệ thống này chúng ta có thể sử dụng nhiều cụm từ thuật ngữ để chỉ một chủ đề, nhằm mở rộng phạm vi nội dung tìm kiếm mà không đi ra ngoài chủ đề cần tìm. Chúng ta có thể tìm và tải xuống ở địa chỉ này:

 http://www.nlm.nih.gov/mesh/meshhome.html


Thí dụ tìm về loãng xương:

 Thuật ngữ tra cứu chuẩn là osteoporosis, hoặc mở rộng ra là osteoporotic.
Hoặc tìm về một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên: Khi đó thuật ngữ tra cứu chuẩn có thể là randomized controlled trial(s), randomized placebo-controlled trial(s), hoặc RCT, RCTs.
Sau đó chúng ta phải mở rộng những từ chính, cụm từ chính sang những từ liên quan để mở rộng phạm vi tìm kiếm.
Trong thí dụ về loãng xương: ngoài osteoporosis và osteoporotic ra thì cần phải suy đoán những từ có thể liên quan, thí dụ như: bone mineral density, low bone mineral density, hay kể cả osteopenia (thiếu hụt chất xương).
Như vậy để tìm kiếm một thông tin có liên quan đến thông tin ý tưởng ban đầu chúng ta cần tìm về các yếu tố nguy cơ của gãy xương đùi ở phụ nữ tuổi mãn kinh, chúng ta có các cụm từ chính sau: risk factor(s), hip fracture, postmenopause hoặc postmenopausal và women hoặc cả female.

 

2- Nhập thông tin tìm kiếm:

Đối với thông tin về một bài báo cụ thể: Chúng ta nhập nối các yếu tố như tên tác giả với tên bài báo bằng liên từ “and”.


Thí dụ: Kanis JA and assessment of fracture risk
hoặc Nguyen T and BMJ and 1993


***Việc sử dụng càng nhiều liên từ “and” thì khả năng thu hẹp phạm vi tìm kiếm càng rõ rệt. Điều này có ích cho chúng ta khi tìm kiếm một thông tin xác định, cụ thể.

Đối với thông tin không cụ thể:

Mặc dù mục đích tìm các yếu tố nguy cơ của gãy xương đùi ở phụ nữ tuổi mãn kinh, với các cụm từ chính sau: risk factor(s), hip fracture, postmenopause hoặc postmenopausal và women hoặc cả female. Nhưng để cho chúng ta có thể có một thông tin dồi dào trước khi sàng lọc, thu hẹp phạm vi tìm kiếm, chúng ta chỉ sử dụng một số ít các từ tìm kiếm chính. Ở đây, thí dụ, chúng ta chỉ sử dụng hai cụm từ “risk factor(s)” và “hip fracture”. Tuy nhiên chúng ta thấy “hip fracture” vẫn là một từ kép, nên nếu chúng ta để đi liền thì việc kết quả tìm kiếm có thể bị thu hẹp vì có thể có một số bài báo chứa thông tin cả fracture và hip mà hai từ này không được sử dụng đi kèm, nên chúng ta tảch ra làm hai là hip và fracture.
Như vậy cụm từ tìm kiếm chúng ta nên nhập là: “risk factors AND hip AND fracture”
hoặc “risk factor AND hip AND fracture”.

 

3- Sàng lọc thông tin:


Khi có một danh sách các bài báo có thể có chứa các cụm từ tìm kiếm hiện lên, chúng ta cần sàng lọc lại những thông tin thực sự cần thiết bằng cách đọc lướt qua tiêu đề bài.
Nếu danh sách thông tin hiện lên nhiều quá, chúng ta đành phải thu hẹp phạm vi tìm kiếm bằng cách thêm từ khoá cần tìm vào cụm từ tìm kiếm, thí dụ là “risk factors AND hip AND fracture AND women”.
Sau đó chúng ta đánh dấu các thông tin “cảm thấy” là cần thiết.
Rồi quay trở lại tìm kiếm một lần nữa theo nguyên tắc thu hẹp dần phạm vi tìm kiếm.

Các cách thức để khu trú, giới hạn thông tin trên PubMed:

Sử dụng thuật ngữ logic: AND, OR hoặc NOT
Thí dụ osteporosis AND Women; hay osteoporosis OR low bone mineral density; hoặc osteoporosis NOT corticorsteroid-induced
***Ghi chú: AND, OR và NOT phải gõ chữ HOA.

Sử dụng “Nhãn”(tag) tìm kiếm để giới hạn nội dung:
Các “nhãn” chính hay sử dụng được tóm tắt trong bàng dưới đây:


Table 1: “Nhãn” giới hạn thông tin tìm kiếm

“Nhãn” giới hạn tìm kiếm Nghĩa
Affiliation [AD] Địa chỉ tác giả
All Fields [ALL] Tất cả các mục
Author [AU] Tác giả
Corporate Author [CN] Đồng tác giả
EC/RN Number [RN] Số đăng bộ
Entrez Date [EDAT] Ngày dữ liệu được đăng bộ lên mạng tìm kiếm
Filter [FILTER] Lọc
First Author Name [1AU] Tác giả đầu
Full Author Name [FAU] Tên đầy đủ của tác giả
Grant Number [GR] Mã số ngân sách nghiên cứu
Investigator [IR] Nhà nghiên cứu
Issue [IP] Số bộ của tập san
Journal Title [TA] Tên tập san
Language [LA] Ngôn ngữ dùng trong bài
Last Author [LASTAU] Tác giả cuối
MeSH Date [MHDA] Dữ liệu trong MeSH
MeSH Major Topic [MAJR] Chủ đề chính trong MeSH
MeSH Subheadings [SH] Phụ đề trong MeSH
MeSH Terms [MH] Thuật ngữ trong MeSH
NLM Unique ID [JID] Mã số của bài báo trong hệ thống PubMed
Other Term [OT] Thuật ngữ khác
Pagination [PG] Số trang
Personal Name as Subject [PS] Tên riêng mà là một chủ điểm
Pharmacologic Action MeSH Terms [PA] Các thuật ngữ về Dược tính trong hệ MeSH
Place of Publication [PL] Nơi ấn bản
Publication Date [DP] Ngày ấn bản
Publication Type [PT] Loại nghiên cứu
Publisher Identifier [AID] Nhà xuất bản của tập san
Secondary Source ID [SI] Mã phụ của nguồn tin
Subset [SB] Cụm tìm kiếm
Substance Name [NM] Tên hoá chất
Text Words [TW] Từ khoá trong bài
Title [TI] Tên bài báo
Title/Abstract [TIAB] Trong tiêu đề hoặc tóm tắt của bài
Transliterated Title [TT] Tiêu đề đã được chuyển ngữ
UID [PMID] Mã số trong PubMed
   



Volume [VI] Số bộ của tập san


***Ghi chú: Có thể gõ chữ hoa hay chữ thường khi dùng “Nhãn” tìm kiếm.


Phần phụ chú của bài có cung cấp thêm các thuật ngữ viết tắt nhằm phục vụ tra cứu nhanh trong hệ thống PubMed.


Một số giải thích vắn tắt: Khi ta gõ các “Nhãn” tìm kiếm này, tức là ta muốn giới hạn thuật ngữ tìm kiếm nằm trong khu vực cố định nào đó.


Thí dụ: Với địa chỉ tác giả ta có thể tìm ví dụ như Garvan[ad] AND Institute[ad]. tức là ta tìm địa chỉ của tác giả là ở Viện Garvan. Hoặc khi dùng đuôi lệnh [all] thì chức năng tìm kiếm sẽ lục soát hết các kho trữ liệu có từ tìm kiếm liên quan. Tương tự, [au], tìm cụm từ là tên tác giả; [fau], tên tác giả đầy đủ; [ta], tên tập san; [dp], ngày bài báo ấn hành, [edat], ngày đầu tiên bài báo được lên mạng tìm kiếm; [mhda], ngày bài báo được đăng nhập vào hệ thống MeSH; [pt], loại nghiên cứu, thí dụ như thư gửi biên tập, nghiên cứu gốc, hay bài tổng quan (review); [ti], tên bài báo; [ti/abstract], tên bài hoặc trong tóm tắt.
Để mở rộng cụm từ tìm kiếm với các từ cùng tiền tố: dùng dấu * gõ sau tiền tố cần tìm thí dụ: osteo*, hệ thống sẽ rà soát tất cả các từ khởi đầu là osteo: như osteomalacia, osteoporosis, osteopenia, osteophyte vân vân.

Để kết hợp hai nội dung tìm kiếm riêng biệt: sử dụng dấu #. Bằng cách bấm vào “History”, gõ dấu # trước mỗi set nội dung tìm kiếm và nối với nhau bằng AND, thí dụ #1 AND #2.
 

4-Giới hạn nội dụng thông tin và tìm kiếm theo từng chủ mục:


Ở PubMed ta có thể tìm kiếm khu trú theo “Limits” hoặc theo “Index” (danh mục).
Ví dụ vào mục Limits (Figure 7) Thí dụ giới hạn theo thời gian, giới hạn theo ngôn ngữ, giới hạn theo đối tượng nghiên cứu.
Ở đây ta muốn giới hạn tìm kiếm chủ đề “gãy xương” ở “tuổi mãn kinh” và loại nghiên cứu là “thử nghiệm lâm sàng”. Trình tự như sau:
1. Gõ vào ô “for”: fracture*/dt AND postmeno*
2. Bấm enter hoặc bấm vào nút search.
3. Bấm vào nút Limits.
4. Chọn Publication Types, lần theo thanh cuốn (drop down menu).
5. Chọn Clinical Trial
6. Bấm Go.
Hoặc sử dụng mục “Preview/Index” để tìm kiếm
1. Bấm vào MeSH Browser (ở thanh dưới ô gõ từ tìm kiếm, cạnh ô “Limits”).
2. Gõ từ: fractures. Bấm nút Go.
3. Bấm vào [detailed display]. Chọn drug therapy.
4. Bấm vào nút Add.
5. Gõ từ: bisphotphonates or SERMS. Bấm nút Go.
6. Bấm nút Add.
7. Gõ từ: postmenopause.
8. Bấm nút Add.
9. Bấm vàoPubMed Search.
10. Bấm vào Preview/History.
11. Bấm vào All Fields vào thanh cuốn.
12. Bấm vào Publicaton Type. Bấm vào nút Index.
13. Nếu muốn chọn nhiều loại nghiên cứu khác nhau thì giữ nút Ctrl và chọn từng mục cần chọn. Lựa chọn có thể là: clinical trial (tức là bao gồm cả controlled clinical trial, randomized controlled trial, clinical tral phase I-IV), các nghiên cứu đánh giá (evaluation studies), các hướng dẫn thực hành lâm sàng (practice guideline), nghiên cứu tổng hợp (meta-analysis), nghiên cứu đa địa danh (multicenter study), bài nghiên cứu tổng quan (review, bao gồm tất cả các loại tổng quan).
14. Sau đó bấm nút And.
15. Cuối cùng bấm nút Go.
***Ghi chú: Do danh sách chọn các loại nghiên cứu dài, nên có thể không có các nào chọn hết được, muốn vậy nên tiến hành theo các bước sau:
1. Sử dụng từ chủ điểm tìm kiếm thông qua hệ thống MeSH.
2. Xoá (Clear) các lệnh tìm kiếm trước.
3. Bấm vào Preview/Index.
4. Từ mục All Fields theo thanh cuốn, chọn Publication Type. Bấm vào nút Index.
5. Bấm giữ nút CTRL, chọn những loại nghiên cứu bạn muốn tìm xuất hiện trên thanh cuốn.
6. Bấm vào nút AND.
7. Bấm vào nút Down ở vùng Index.
8. Bấm giữ CTRL, Bấm tiếp tục vào các loại nghiên cứu cần tìm ở cửa sổ thanh cuốn bên cạnh.
9. Lúc này mới bấn vào nút OR để thêm các thuật ngữ tìm kiếm vào ô lệnh tìm kiếm.
10. Bấm trở lại nút Down. Bấm giữ nút CTRL, chọn các loại nghiên cứu trong cửa sổ thanh cuốn cuối cùng.
11. Bấm trở lại nút OR.
12. Rồi bấm vào nút Preview ở trên đầu thanh công cụ tìm kiếm. Lúc này các trích dẫn sẽ được nối lại với các loại nghiên cứu không kể đến loại chủ đề nào.
13. Bấm vào nút History để kết nối hai mảng dữ liệu tìm kiếm vừa tìm.
Như vậy qua một chu trình từ phác thảo thông tin ý tưởngà xác định từ chínhà tìm kiếm và sàng lọc thông tin, chúng ta đi từ một thông tin rộng và loãng đến cuối cùng chúng ta có được những thông tin cần tìm kiếm khu trú, sát với tiêu chí tìm kiếm và với mật độ thông tin dày đặc hơn; như mô hình Figure 3 mô tả dưới đây.



Figure 3    Chu trình tìm kiếm thông tin


5- Tóm tắt công năng tra cứu của PubMed:
 

Table 2

Công cụ tìm kiếm PubMed
URL pubmed.gov
Truy cập Mạng miễn phi
Từ khoá Thực hiện tìm kiếm theo từ khoá nhập vào. Kết nối những tiêu ngữ có liên quan. Nếu không tìm thấy tiêu ngữ thì hệ thống sẽ rà soát các từ này xuất hiện trong tất cả các bài viết.
Chủ đề tìm kiếm Sử dụng kết nối thuật ngữ tự động. Các thuật ngữ được so sánh với hệ thống MeSH (tiêu ngữ Y khoa), theo bản danh sách tiêu đề bài báo, danh sách cụm từ và thư mục tác giả. Hệ thống tìm MeSH cho phép chúng ta lựa chọn tiêu ngữ đặc hiệu. Tự động rà soát thuật ngữ và tiêu ngữ MeSH. Chúng ta có thể tắt chức năng rà soát các đầu đề tìm kiếm (subject headings) bằng lệnh (eye[mh:noexp]) , nhưng không thể tắt được chức năng rà soát các tiêu ngữ (subheadings).
Tìm kiếm cụm từ Nên tìm kiếm theo những cụm từ liên quan gần hoặc có liên hệ (tức là phổ tìm rộng) trước. Không nên tìm kiếm bằng cách dùng những từ chính xác ngay.
Tìm kiếm theo tiền-vị tố PubMed chỉ thực hiện tìm kiếm những từ có cùng tiền tố bằng cách gõ tiền tố rồi thêm dấu “*”, ví dụ osteo* thì các cụm từ có tiền tố “osteo” như: osteoporosis, osteopenia, osteomalacia, osteophyte vân vân sẽ được tìm kiếm. PubMed không tìm kiếm được thân tố (tức là các từ có giống thân từ, ví dụ maxilofaciology, facial có chung thân tố là “faci”.
Trình tự xuất hiện Từ bài mới nhất trở lui theo thời gian
Giới hạn tìm kiếm Tìm kiếm giới hạn theo: ngôn ngữ, năm ấn bản, loại ấn bản, nghiên cứu trên con người hay động vật, theo từng chủ mục (như AIDS, Bioethics, Cancer, Complementary Medicine, Core collection journals, toxicology vân vân), theo tuổi đối tượng nghiên cứu, tìm kiếm chỉ theo một tiêu chuẩn cụ thể (thí dụ chỉ tìm từ xuất hiện trong tiêu đề bài báo, trong tóm tắt (abstract) hoặc tên tác giả). Cũng có thể chỉ chọn một từ đơn độc vào trong các ô danh mục tìm kiếm.
Các tìm kiếm mở rộng Sử dụng hệ thống lọc thông tin để tìm kiếm các thưẻ nghiệm lâm sàng ("Clinical Queries"), các bài nghiên cứu tổng quan ("Systematic Reviews"), hoặc nghiên cứu về Định tính (Quality), các nghiên cứu liên quan đến Chi phí (Cost-related research)
Tìm kiếm dữ liệu tập san (Journals Database), Khớp các trích dẫn (Citation Matcher) Kết nối với các bài viết có nội dung liên quan chủ đề tìm kiếm (related articles), đường kết nối tới nơi để tải nguyên bài báo.
Sử dụng "History" có thể tinh lọc lại việc tìm kiếm và có thể kết nối các lệnh tìm kiếm lại với nhau.
PubMed còn cho phép chúng ta gửi điện thư (email) các nội dung đã tìm được đến người khác.

 

6- Minh hoạ tìm kiếm thông tin trên dữ liệu thông tin mạng của PubMed

 

Tra cứu thông tin là một công việc đòi hỏi sự công phu và phức tạp, bởi vì hệ thống quản trị dữ liệu chứa đựng thông tin quá lớn. Trong khi đó, đối với những người làm lâm sàng thì chúng ta lại cần những nội dung trực tiếp liên quan. Để có thể ứng dụng thực hành ngay, chúng tôi đưa ra các minh hoạ ví dụ đơn giản để tìm kiếm những thông tin thiết thực: (1) Để kiểm chứng số lượng nghiên cứu của một nhà khoa học liên quan đến một lĩnh vực cụ thể; (2) Tìm thông tin liên quan đến một vấn đề chi tiết và (3) Tìm bằng chứng khoa học cao nhất cho một thuật trị liệu. Chúng ta lần lượt giải quyết ba vấn đề này.

Câu hỏi 1: Tìm kiếm tất cả các bài viết có liên quan đến tác giả Nguyen TV trong lĩnh vực nghiên cứu loãng xương, có bao nhiêu bài tác giả đứng tên đầu (first authors) và bao nhiêu bài tác giả đứng tên cuối (last author).

Bước 1: Xác định thông tin tìm kiếm: tác giả Nguyen TV, thông tin về loãng xương, tên đầu và tên cuối Vào trang nhà có chứa dữ liệu của PubMed bằng đường dẫn: http://www.pubmed.gov, gõ “enter” trên máy ta có khung sau (Figure 4).
Bước 2: Tìm tác giả Nguyen TV

Gõ vào cửa sổ tìm kiếm sau chữ “for”: Nguyen TV [Au] (tức là Nguyen TV là tác giả). Sau khi bấm GO chúng ta xác định có 187 kết quả.

Bước 3: Tìm thông tin liên quan đến loãng xương

Chúng ta biết loãng xương là một lĩnh vực rộng, do đó cụm từ chính có liên quan khá nhiều, chúng ta phải xác định được phạm vi liên quan: các cụm từ sau có thể cần phải sử dụng: osteop* (tức là những từ có bắt đầu bằng osteop), bone mineral density, BMD, fracture(s).
Gõ chữ “osteop*”, tìm thấy 56982 kết quả
Gõ chữ “bone mineral density”, có 24579 kết quả
Gõ chữ “BMD” có 9449 kết quả.
Gõ chữ fracture* (cả “s”) có 143933 kết quả.

Bước 4: Từng bước kết nối thông tin tìm kiếm Chọn vào nút “History” chúng ta sẽ thấy theo hình Figure 5.
Bước 5: Kết nối từng cặp một giữa tên tác giả và chủ đề loãng xương Trong ô lệnh ta gõ:

#1 AND #2 (tức là kết nối giữa tác giả Nguyen TV (#1) và osteop* (#2), nhớ AND phải viết hoa. Bấm “Go”, chúng ta có 58 kết quả.
Lần lượt gõ: #1 AND #3, Go, có 52 kết quả
#1 AND #4, Go, có 37 kết quả
#1 AND #5, Go , có 44 kết quả
Vào lại “History” lúc này chúng ta có thêm 4 danh mục tìm kiếm mới #6 đến #9.

Bước 6: Gộp thông tin
Dùng logic OR, kết nối:
Gõ “#6 OR #7 OR #8 OR #9”, rồi bấm “Go”
Chúng ta thu được 71 kết quả
Bước 7: Mở rộng tên tác giả: Vì trong tiếng Anh, nhiều khi ban biên tập hoặc tập san không yêu cầu dùng tên đệm mà chỉ có họ và tên đầu viết tắt, vậy để tránh sai sót chúng ta cần mở rộng tên tác giả. Gõ vào cửa sổ tìm kiếm sau chữ “for”: Nguyen T [Au] (tức là Nguyen T là tác giả). Sau khi enter chúng ta xác định có 2195 kết quả.
Bước 8: Kết nối thông tin lần hai Lập lại các bước 4 đến 6, nhưng lần này #1 được thay bằng #11 (tác giả Nguyen T)
#11 AND #2, Go, có 85 kết quả
#11 AND #3, Go, có 73 kết quả
#11 AND #4, Go , có 44 kết quả
#11 AND #5, Go , có 74 kết quả
#12 OR #13 OR #14 OR #15, Go, có 113 kết quả
Bước 9: Gộp thông tin lần hai. Chúng ta kết nối hai mảng thông tin sau: Tác giả là Nguyen TV và loãng xương với Tác giả Nguyen T và loãng xương Vào History để kiểm tra và gõ lệnh:
#10 OR #16
Như vậy sau khi mở rộng tìm kiếm tên tác giả, chúng ta tăng được kết quả tìm kiếm lên được 113 bài báo.
113 bài báo này sẽ được sắp xếp theo trình tự thời gian từ gần đây nhất đến cũ nhất. Theo mặc định thì PubMed cho thấy 20 bài tromg mỗi trang, nếu muốn xem hết 113 bài báo này trong một trang chúng ta xuống dưới cuối trang, vào thanh cuốn chỗ “Show”, chọn số 200 (vì chỉ có 113 bài).
Bước 10: Hand search, tức là bằng thủ công để check lại cho chính xác. Chúng ta thấy trong tổng số 113 bài có liên quan, lần lượt đi qua danh sách tác giả chúng ta thấy các bài mã số thứ tự : 4, 58, 71, 83, 106-110 không phải là tác giả Nguyen TV hoặc Nguyen T. Còn lại các bài số 35, 39, 66, 70, 77 là tác giả Nguyen T nhưng không liên quan đến loãng xương. Ta loại những bài này ra, còn lại 96 bài.
Bước 11: Xác định tác giả đầu Dùng tổ hợp lệnh:
“#19 AND Nguyen TV [1Au] OR #19 AND Nguyen T [1AU]”, rồi bấm GO. Chúng ta có 27 bài.
Bước 12: Xác định tác giả cuối Dùng tổ hợp lệnh:
“#19 AND Nguyen TV [LASTAU] OR #19 AND Nguyen T [LASTAU]”, rồi bấm GO. Chúng ta có 17 bài.

Như vậy câu trả lời tương đối của chúng ta trong một số bước tìm kiếm nhanh cho thấy tác giả Nguyen TV có ít nhất là 96 bài báo khoa học viết về đề tài loãng xương và các bệnh liên quan, trong số đó có 27 bài báo tác giả đứng tên tác giả đầu và 17 bài tác giả đứng tên cuối. Tuy nhiên để không bỏ sót, chúng ta có thể tiếp tục các bước tìm kiếm như đã trình bày, sử dụng các thuật ngữ khác có thể có liên quan đến loãng xương để tăng hiệu năng tìm kiếm.

Câu hỏi 2: Tìm các bài báo có chứa tiêu đề là các yếu tố nguy cơ của gãy xương đùi viết bằng tiếng Anh

 

Bước 1: Xác định thông tin tìm kiếm: yếu tố nguy cơ, gãy xương đùi. Từ tiếng anh cần phải xác định là risk factor(s) và hip fracture (s).
Trong tiêu đề bài báo, nên chúng ta dùng nhãn (tag) là [TI]
Bước 2: Tìm kiếm thông tin Gõ risk[TI] AND factor*[TI], rồi GO, chúng ta có 38551 kết quả
Gõ hip[TI] AND fracture*[TI] rồi GO, chúng ta có 4294 kết quả
Bước 3: Kết hợp thông tin Vào “History”
Gõ #1 AND #2, rồi Go, ta có 106 bài
Bước 4: Giới hạn thông tin bằn tiếng Anh Vào “Limits”, chọn ở Language “English”
Sau đó bấm Go, chúng ta còn lại 98 bài báo có liên quan đến risk factor(s) và hip fracture(s) trong các tiêu đề bài báo tiếng Anh.



Câu 3: Tìm các bài báo có liên quan đến meta-analysis hoặc review hoặc các thử nghiệm lâm sàng có liên quan đến sử dụng thuốc trị loãng xương loại bisphosphonates để điều trị gãy xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh.


Như đã nêu, hệ thống PubMed sử dụng từ khoá chuẩn trong hệ mã thuật ngữ y khoa MeSH, do đó chúng ta có thể sử dụng ngay những thuật ngữ này tìm kiếm.
 

Bước 1: Xác định những từ khoá cần tìm Meta-analysis, reviews, clinical trials
Fracture(s)
Postmenopau*
Bisphosphonate* hoặc Diphosphonate*
 
Bước 2: Thực hiện tìm kiếm 1. Gõ lại nguyên văn dòng lệnh dưới đây vào trong ô lệnh tìm kiếm của PubMed:.
meta-analysis[mh] OR meta-analysis[pt] OR medline[tiab] OR metaanaly*[tiab] OR "meta analysis" OR overview*[tiab] OR clinical trial[pt] OR multicenter study[pt] OR evaluation studies[pt] OR validation studies[pt] OR review[pt] OR systematic review*
Ta có 1729728 bài
2. Gõ fracture*[TI] (tìm từ fracture(s) trong đề bài. Ta có 65952 bài.
3. Gõ postmenopau*, ta có 30052 bài
4. Gõ Bisphosphonate* OR Diphosphonat ta có 10180 bài.
Bước 3: Kết nối thông tin Vào History ta gõ dòng lệnh
#1 AND #2 AND #3 AND #4. rồi GO.
Ta thu được 71 bài liên quan.
Bước 4: Giới hạn thông tin trong tiếng Anh

Vào Limits, ta chọn English trong mục “Language”, kết quả có tất cả 63 bài báo tiếng anh có liên quan đến meta-analysis hoặc review hoặc thử nghiệm lâm sàng có đề cập đến việc sử dụng bisphosphonates để điều trị gãy xương cho phụ nữ tuổi mãn kinh.


 

 

Figure 4

 

 

Figure 5

 

 

Figure 6

 

 

7-Hướng dẫn tìm kiếm nâng cao các nghiên cứu lâm sàng sử dụng hệ thống lọc các Phương pháp nghiên cứu (Research Methodology Filters).

Để nâng cao kỹ năng tìm kiếm thông tin, chúng tôi giới thiệu một số cách thức khác để bạn đọc rộng đường tham khảo.

Có hai lựa chọn: Hoặc là sau khi vào Pubmed.gov, vào thanh mục lục bên trái để vào “Clinical queries” hoặc vào theo địa chỉ http://www.ncbi.nlm.nih.gov:80/entrez/query/static/clinical.html)

Các tìm kiếm về lâm sàng có bốn mục nghiên cứu: điều trị, chẩn đoán, căn nguyên và tiên lượng (therapy, diagnosis, etiology, prognosis) và nó có khả năng chú trọng tìm kiếm về độ nhạy và độ đặc hiệu (sensitivity or specificity).

Ví dụ:

1. Chọn therapysensitivity.
2. Gõ vào ô lệnh: fracture AND postmenopause AND bisphosphonates
3. Bấm enter hoặc chọn nút search.
4. Kiểm tra kết quả. Lúc này có thể kết hợp Limits để giới hạn việc tìm kiếm.

**(Bạn cũng có thể gõ ngay dòng lệnh: fracture postmenopause bisphosphonates)

Bằng cách lựa chọn Systematic Reviews, khi đó chủ điểm lựa chọn sẽ được khu trú  vào các bài nghiên cứu tổng hợp hoặc những bài liên quan. Tuy nhiên lựa chon Systematic Reviews không phải là giới hạn mà chỉ khu trú vào lĩnh vực này thôi.

Một ví dụ khác từ trang Clinical Queries:

1. Chọn Systematic Reviews.
2. Gõ vào cửa số tìm kiếm: osteoporosis AND men
3. Bấm enter hoặc bấm vào nút search.
4. Kiểm tra kết quả. Có thể giới hạn tìm kiếm bằng cách dùng nút limit.

Thí dụ giới hạn năm ấn bản, giới hạn ngôn ngữ là tiếng Anh:

7-Sử dụng một số thuật ngữ qua hệ thống MeSH:

Khi chúng ta đã hoàn thành các giai đoạn tìm kiếm nội dung theo tiêu đề hoặc nội dung tìm kiếm chính, chúng ta có thể lọc các bài báo theo các chức năng lọc của hệ thống tra cứu MeSH định sẵn dưới đây:

Therapy Filter (các nghiên cứu trị liệu)

research design [mh]
clinical trials [mh]
comparative study [mh]
placebos [mh]
multicenter study [pt]
clinical trial [pt]
random* [tiab]
placebo*[tiab]
clinical trial* [tiab]
controlled clinical trial [pt]
randomized controlled trial[pt]
practice guideline [pt]
feasibility studies [mh]
clinical protocols [mh]
single blind* [tiab]
double blind* [tiab]
triple blind* [tiab]
treatment outcomes [mh]
epidemiologic research design[mh]
double blind method [mh]
pilot projects [mh]

Therapy Best Terms (Các thuật ngữ trong nghiên cứu điều trị có giá trị nhất)

comparative study [mh]
placebos [mh]
clinical trial [pt]
random* [tiab]
controlled clinical trial [pt]
randomized controlled trial [pt]
double blind method [mh]

Therapy Filter String (dùng cụm dòng lệnh lọc các nghiên cứu trị liệu)

Bạn chỉ đơn giản là gõ lại nguyên văn dòng lệnh dưới đây vào trong ô lệnh tìm kiếm của PubMed sau khi đã thực hiện xong bước tìm kiếm thông tin chủ điểm.

research design [mh] OR clinical trials [mh] OR comparative study [mh] OR placebos [mh] OR multicenter study [pt] OR clinical trial [pt] OR random* [tiab] OR placebo*[tiab] OR clinical trial* [tiab] OR controlled clinical trial [pt] OR randomized controlled trial [pt] OR practice guideline [pt] OR feasibility studies [mh] OR clinical protocols [mh] OR single blind* [tiab] OR double blind* [tiab] OR triple blind* [tiab] OR treatment outcomes [mh] OR epidemiologic research design [mh] OR double blind method [mh] OR pilot projects [mh]

Therapy Best Terms String (dùng cụm dòng lệnh lọc các nghiên cứu trị liệu có giá trị nhất)

Gõ lại nguyên văn dòng lệnh dưới đây vào trong ô lệnh tìm kiếm của PubMed sau khi đã thực hiện xong bước tìm kiếm thông tin chủ điểm.

comparative study [mh] OR placebos [mh] OR clinical trial [pt] OR random* [tiab] OR controlled clinical trial [pt] OR randomized controlled trial [pt] OR double blind method [mh]

Diagnosis Filter (Lọc các nghiên cứu chẩn đoán)

"sensitivity and specificity"[mh]
diagnostic errors[mh]
sensitivity[tiab]
specificity[tiab]
predictive value*
likelihood ratio*
false negative*
false positive*
controlled clinical trial [pt]
randomized controlled trial [pt]
double blind method[mh]
single blind method[mh]
practice guideline[pt]
diagnosis, differential[mh]
consensus development conference[pt]
random*[tiab]
random allocation[mh]
single blind* [tiab]
double blind* [tiab]
triple blind* [tiab]
likelihood functions[mh]
area under curve[mh]
reproducibility of results[mh]

Diagnosis Best Terms (các thuật ngữ chẩn đoán có giá trị nhất)

"sensitivity and specificity"[mh]
sensitivity OR specificity[tiab]
likelihood ratio*
practice guideline[pt]
likelihood functions[mh]

Diagnosis Filter String (dùng cụm dòng lệnh lọc các nghiên cứu chẩn đoán)

Gõ lại nguyên văn dòng lệnh dưới đây vào trong ô lệnh tìm kiếm của PubMed sau khi đã thực hiện xong bước tìm kiếm thông tin chủ điểm.

"sensitivity and specificity"[mh] OR diagnostic errors[mh] OR sensitivity[tiab] OR specificity[tiab] OR predictive value* OR likelihood ratio* OR false negative* OR false positive* OR controlled clinical trial [pt] OR randomized controlled trial [pt] OR double blind method[mh] OR single blind method[mh] OR practice guideline[pt] OR diagnosis, differential[mh] OR consensus development conference[pt] OR random*[tiab] OR random allocation[mh] OR single blind* [tiab] OR double blind* [tiab] OR triple blind* [tiab] OR likelihood functions[mh] OR area under curve[mh] OR reproducibility of results[mh]

Diagnosis Best Terms String (dùng cụm dòng lệnh lọc các nghiên cứu chẩn đoán có giá trị nhất)

Gõ lại nguyên văn dòng lệnh dưới đây vào trong ô lệnh tìm kiếm của PubMed sau khi đã thực hiện xong bước tìm kiếm thông tin chủ điểm.

"sensitivity and specificity"[mh] OR sensitivity[tiab] OR specificity[tiab] OR likelihood ratio* OR practice guideline[pt] OR likelihood functions[mh]

Etiology Filter

random*[tiab]
cohort*[tiab]
risk*[tiab]
causa*[tiab]
predispos*[tiab]
odds ratio[mh]
case control*
odds ratio*
controlled clinical trial [pt]
randomized controlled trial[pt]
risk[mh]
practice guideline[pt]
epidemiologic studies[mh]
case contol studies[mh]
cohort studies[mh]
age factors[mh]
comorbidity[mh]
epidemiologic factors[mh]

Etiology Best Terms

risk[mh]
age factors[mh]
comorbidity[mh]
epidemiologic factors[mh]

Etiology Filter String

Gõ lại nguyên văn dòng lệnh dưới đây vào trong ô lệnh tìm kiếm của PubMed sau khi đã thực hiện xong bước tìm kiếm thông tin chủ điểm.

random*[tiab] OR cohort*[tiab] OR risk*[tiab] OR causa*[tiab] OR predispos*[tiab] OR odds ratio[mh] OR case control* OR odds ratio* OR controlled clinical trial [pt] OR randomized controlled trial [pt] OR risk[mh] OR practice guideline[pt] OR epidemiologic studies[mh] OR case contol studies[mh] OR cohort studies[mh] OR age factors[mh] OR comorbidity[mh] OR epidemiologic factors[mh]

Etiology Best Terms String

Gõ lại nguyên văn dòng lệnh dưới đây vào trong ô lệnh tìm kiếm của PubMed sau khi đã thực hiện xong bước tìm kiếm thông tin chủ điểm.

risk[mh] OR age factors[mh] OR comorbidity[mh] OR epidemiologic factors[mh]

Prognosis, natural history

cohort studies[mh]
prognosis[mh]
mortality[mh]
morbidity[mh]
"natural history"
prognost*[tiab]
course[tiab]
predict*[tiab]
outcome assessment[mh]
outcome*[tiab]
inception cohort*
disease progression[mh]
survival analysis[mh]

Prognosis and Natural History Best Terms

cohort studies[mh]
prognosis[mh]
disease progression[mh]

Prognosis and Natural History String

Gõ lại nguyên văn dòng lệnh dưới đây vào trong ô lệnh tìm kiếm của PubMed sau khi đã thực hiện xong bước tìm kiếm thông tin chủ điểm.

cohort studies[mh] OR prognosis[mh] OR mortality[mh] OR morbidity[mh] OR "natural history" OR prognost*[tiab] OR course[tiab] OR predict*[tiab] OR outcome assessment[mh] OR outcome*[tiab] OR inception cohort* OR disease progression[mh] OR survival analysis[mh]

Prognosis and Natural History Best Terms String

Gõ lại nguyên văn dòng lệnh dưới đây vào trong ô lệnh tìm kiếm của PubMed sau khi đã thực hiện xong bước tìm kiếm thông tin chủ điểm.

cohort studies[mh] OR prognosis[mh] OR disease progression[mh]

Meta-analysis, reviews, clinical trials, and other publication types

meta-analysis[mh]
meta-analysis[pt]
medline[tiab]
metannaly*[tiab]
"meta analysis"
overview*[tiab]
clinical trial[pt]
multicenter study[pt]
evaluation studies[pt]
validation studies[pt]
review[pt]
systematic review*

Meta-analysis, reviews, clinical trials, and other publication types String

Gõ lại nguyên văn dòng lệnh dưới đây vào trong ô lệnh tìm kiếm của PubMed sau khi đã thực hiện xong bước tìm kiếm thông tin chủ điểm.

meta-analysis[mh] OR meta-analysis[pt] OR medline[tiab] OR metaanaly*[tiab] OR "meta analysis" OR overview*[tiab] OR clinical trial[pt] OR multicenter study[pt] OR evaluation studies[pt] OR validation studies[pt] OR review[pt] OR systematic review*


 

PHỤ LỤC:

Một số bảng tra cứu từ vựng viết tắt dùng để tra cứu trong hệ thống dữ liệu PubMed

 

Tài liệu tham khảo dùng để viết:

1.      Mục hướng dẫn của trang nhà PubMed.gov

2.      Haynes RB, Wilczynski N, McKibbon KA, Walker CJ, Sinclair JC. Developing optimal search strategies for detecting clinically sound studies in MEDLINE. J Am Med Inform Assoc. 1994 Nov-Dec;1(6):447-58.

3.      Shojania KG, Bero LA. Taking advantage of the explosion of systematic reviews: an efficient MEDLINE search strategy. Eff Clin Pract. 2001 Jul-Aug;4(4):157-62.


 

 

© http://vietsciences.org   và  http://vietsciences.free.fr    - Nguyễn Đình Nguyên