
Trong vài tuần qua, dư luận thông tin báo chí nhóm
lên một hy vọng về sự thành công chế tạo vaccine
chống A(H5N1) ở người. Thế nhưng mãi cho đến một
tuần sau, vừa mới hôm 30 tháng 3 này, Tập san chuyên
ngành Y khoa nổi tiếng thế giới New England J Med,
của Mỹ mới đăng tải nghiên cứu (mà thông tin báo chí
đề cập) của các chuyên gia Mỹ (xin đính chính là
công trình của các khoa học gia Mỹ, vì có một số
thông tin báo chí đưa là công trình của các khoa học
gia Pháp), về việc đã thử nghiệm được một loại
vaccine chống lại cúm AH5N1 (1) mà chúng ta hay gọi
là cúm gia cầm. Vaccine này do một công ty dược của
Pháp làm chủ (Sanofi-Aventis) nhưng cấp giấy phép
sản xuất cho Mỹ (vì vậy mà dễ nhầm là do các khoa
học gia Pháp chế tạo).
 |
Neuraminidase |
Đây là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, với mục
đính xác định khả năng tạo kháng thể miễn dịch trên
cơ thể người cho một loại vaccine được chế xuất từ
mầm bệnh là: chủng virus A(H5N1) được tái sinh trong
phòng thí nghiệm, bằng cách lấy đoạn mã cho kháng
nguyên bề mặt Hemagglutinin
và Neuraminidase
từ
virus cúm chủng AH5N1 được phân lập từ 2004 ở Việt
Nam: A/Vietnam/1203/2004. Sau đó, mã di truyền này
được cấy trên lại một chủng virus phòng thí nghiệm
thông thường hay dùng để chế vaccine cúm, để tạo ra
một dòng virus mã số là
rgA/Vietnam/1203/2004xA/PR/8/34. Sau đó virus này
được qua một quá trình xử lý trong phòng thí nghiệm
để làm mất độc tính gây bệnh nhưng vẫn giữ nguyên
đặc tính sinh học là có đặc tính kháng nguyên bề mặt
giống hệt như virus A(H5N1) đã lấy mẫu.
Tóm lại:
Vaccine được chế xuất này là một loại virus tái
tạo theo công thức di truyền của AH5N1 chủng Việt
nam 2004, và được khử độc tính, chuyên môn gọi là
vaccine làm từ mầm bệnh bất hoạt tính.
Mục đích của nghiên cứu:
Thử nghiệm khả năng tạo kháng thể kháng lại kháng
nguyên bề mặt loại virus tái sinh bất hoạt tính này
và thử nghiệm độ an toàn sinh học khi dùng.
Để trả lời cho câu hỏi này, các nhà khoa học
tiến hành làm một thử nghiệm lâm sàng trên 451
người, chia làm hai nhóm dùng vaccine (401, chia làm
4 nhóm nhỏ dùng 4 liều khác nhau: 90mcg, 45mcg,
15mcg và 7.5mcg) và 48 người không dùng vaccine.
Những người này là những người khoẻ mạnh (không có
bệnh gì từ trước đến nay, không mắc bệnh gì hiện
tại) từ 18-64 tuổi được mời tình nguyện tham gia.
Những người dùng vaccine được dùng làm hai lần cách
nhau 28 ngày.
Đặc điểm trong quá trình nghiên cứu:
Ngay thời điểm trước khi cho dùng vaccine, tất cả
mọi đối tượng đều được đo nồng độ kháng thể chống
A(H5N1) ở đây là kháng thể kháng H và N. Theo lý
thuyết thì tất cả phải đều âm tính. Thế nhưng, một
sự kiện mà chính các tác giả cũng không giải thích
được (nêu trong phần bàn luận của nghiên cứu) đó là
có 15 đối tượng thì dương tính với thử nghiệm ức chế
kháng thể H và có 12 người có dương tính với thử
nghiệm vitrung hoà là hai xét nghiệm đánh giá mức độ
đáp ứng kháng thể có dương tính trong trường hợp
dùng vaccine, nếu vaccine đó được coi là hiệu
nghiệm. Có nghĩa là, chưa dùng vaccine mà cũng đã có
đến 27 người có hiệu ứng như đã dùng vaccine rồi.
Điều này chúng tôi sẽ nhận xét sau khi nêu kết quả.
Kết quả nghiên cứu là gì?
Trong lô khoảng 400 người được dùng vaccine đó, thì
chỉ có nhóm gần 100 người dùng vaccine liều cao
(90mcg) thì chỉ có một nửa trong số họ (cho là 50
người) mới cho thấy có đáp ứng tạo kháng thể miễn
dịch ở một mức độ được tin là có thể chống lại được
AH5N1 chủng này.
Số còn lại thì không đạt được chuẩn độ kháng thể
theo ý muốn nhưng cho thấy có xu hướng nồng độ kháng
thể tạo được phụ thuộc vào liều lượng vaccine sử
dụng.
Chúng tôi không thấy các tác giả nghiên cứu bình
luận gì về 27 trường hợp đã có (+) với xét nghiệm
ngay từ trước khi dùng vaccine cả!
Kết quả còn cho thấy những người dùng vaccine có
những phản ứng phụ như đau tại chỗ tiêm, đau cơ, đau
đầu, sốt nhẹ, buồn nôn nhưng nói chung không nghiêm
trọng.
Có ghi nhận được một trường hợp tử vong ngay sau khi
dùng liều vaccine đầu (45mcg) 24 ngày trong giai
đoạn nghiên cứu, và được xác định là tử vong do gan
bị tổn thương theo kiểu nhiễm độc rượu mãn tính
(tiền sử bệnh nhân có nghiện rượu). Do vậy các tác
giả cho rằng trường hợp tử vong này là ngẫu nhiên mà
không phải do dùng vaccine.
Nhận xét:
1. Hiệu quả ứng dụng của nghiên cứu?
Như mục tiêu nghiên cứu các tác giả đặt ra là mới
thử nghiệm khả năng kích thích tạo ra kháng thể
chống lại một chúng AH5N1.
Kết quả chỉ mới dừng lại khiêm tốn là chỉ có 1 nửa
trong số nhóm được dùng liều cao nhất (gấp 8-15 lần
so với một liều vaccine chống cúm thông thường), hay
nói rõ hơn là chỉ có 12.5% số người được dùng
vaccine là có thể tạo ra được một lượng kháng thể mà
với sự tin tưởng của các nhà khoa học là có thể
chống lại được virus chủng này.
Thế nhưng, cần phải biết một thực tế là ngay từ đầu,
dù chẳng được dùng vaccine gì thì cũng đã có 27
người có xét nghiệm cũng dương tính tức là cũng được
coi như là có khả năng chống lại virus trên lý
thuyết nhưng trên thực tế những người này không thể.
Như vậy xét nghiệm này ngay từ đầu đã cho một kết
quả dương tính giả.
Một điều khá ngạc nhiên là các tác giả không báo cáo
lại những người này sau đó làm lại xét nghiệm thì
nồng độ kháng thể như thế nào?
Từ hai điều đó cho chúng ta một suy luận hệ quả,
ngay cả trong số 12.5% số người có xét nghiệm dương
tính đó cũng sẽ có một số dương tính giả, tức là xét
nghiệm cho là có thể hiệu quả nhưng trên thực tế thì
có lẽ không, bao nhiêu? Chúng ta chưa có câu trả
lời. Dĩ nhiên có dương tính giả thì cũng sẽ có âm
tính giả, con số này chúng ta cũng không biết.
2- Chúng ta cũng nên nhớ
lại như đề cập ở trên, xét nghiệm dương
tính hay âm tính không phụ thuộc vào đặc tính đáp
ứng sinh học tức là không phải cho những người này
nhiễm virus rồi đánh giá hiệu quả. Mà kết quả đó là
chỉ là một sự ước đoán. Tuy nhiên vấn đề thử nghiệm
cho tiếp xúc với mầm bệnh A(H5N1) là một việc không
thể tiến hành được vì lý do đạo đức. Thế thì nên
hiểu giá trị ứng dụng của vaccine này như thế nào?
Lấy một thí dụ đơn giản:
Một nhóm học trò đến học lớp luyện thi đại
học, thầy giáo này có kinh nghiệm và tin rằng bài
kiểm tra cuối cùng của mình có một khả năng dự đoán
được kết quả thi đại học của học sinh mình. Ông cho
rằng hễ cậu nào được 7 điểm bài kiểm tra của tôi,
thì cậu đó có thể đậu đại học. Nhưng việc các cậu
học trò đó có đậu đại học hay không thì phải đợi kết
quả thi đại học báo về trước đã. Cần phải nhớ rằng
trước khi luyện thi ông thầy giáo này đã tuyển lựa
một số em học sinh đã phải đạt mức khá rồi. Trong số
đó ông dạy các em theo một trình độ khác nhau tuỳ
thuộc vào túi tiền của các em.
Câu chuyện vaccine ở đây hoàn toàn như vậy, có thể
xem một bảng so sánh sau:
Vaccine A(H5N1) |
Bài giảng thầy giáo dạy thêm |
451 người khoẻ mạnh thử nghiệm
|
451 học sinh có trình độ khá |
102 người dùng liều cao (90mcg)
|
102 học sinh trả tiền cao nhất, làm bài nhiều
nhất (a) |
98 người dùng liều 45mcg
|
98 học sinh được cho một nửa bài tập của nhóm
(a) |
101 người dùng liều 15mcg |
101 học sinh có 1/6 lượng bài tập so với nhóm
(a) |
100 người dùng liều 7.5mcg
(liều cao chuẩn cho vaccine cúm thông thường là
có hiệu quả tạo kháng thể)
|
100 học sinh có 1/12 lượng bài tập của nhóm (a)
Trình độ chuẩn trung bình để có thể làm bài kiểm
tra cuối đợt của thầy được 7 điểm (giả định là
điểm chuẩn) |
48 người không dùng vaccine |
48 học sinh đến học nhưng chỉ tự làm bài của
mình, thầy không dạy |
Kết quả: |
|
50/102 người dùng liều cao nhất tạo được một
lượng kháng thể mà nhóm nghiên cứu tin rằng có
thể chống lại được virus A(H5N1)
|
50/102 số học sinh trả tiền nhiều, được học
nhiều nhất đạt được điểm 7 bài kiểm tra sau cùng
của thầy giáo trước khi đi thi ĐH, mà thầy giáo
tin rằng nếu được 7 điểm của thầy thì sẽ đậu đại
học. |
Khả năng chống A(H5N1) thực thụ?
|
Học sinh đậu đại học? |
?? |
?? |
Chờ đợi
|
Chờ kết quả thi ĐH |
Nhìn vào bảng so sánh trên đây, dù không nên nhưng
nó hoàn toàn chung ngữ cảnh thì cho chúng ta thấy
rằng con đường từ vaccine thực nghiệm này đến sử
dụng trong cộng đồng còn khá nhiều khâu phải giải
quyết. Vì “những cậu được thầy giáo tuyển lựa vào
lớp của mình là những cậu học sinh khá giỏi, và chỉ
có một số nhỏ thôi, không phải đại trà trên cộng
đồng, còn lại chỉ cho 1/5 là lấy ngẫu nhiên. Thì
cũng chỉ có 12.5 phần trăm trong số khá giỏi đó đạt
được điểm 7 mà thôi, 12.5 % đó là những cậu nhà thật
giàu” Nó tương đương với câu chuyện vaccine là phải
dùng thuốc liều rất cao, mà chỉ là trên nhóm người
thử nghiệm khoẻ mạnh.
Trở lại câu chuyện vaccine, Vậy liệu vaccine này
được đưa ra ngay dùng cho cộng đồng chưa, câu trả
lời rõ ràng là chưa được. Vì nó chỉ còn trong vòng
nghiên cứu, trên số ít những người khoẻ mạnh, còn
công đồng chung, những người dễ nhiễm bệnh thì yếu
hơn và mức độ đáp ứng miễn dịch sản xuất kháng thể
có thể yếu hoặc khác hơn nhiều so với nhóm nghiên
cứu
Với một liều cao như vậy thì liệu có thực tế cho
cộng đồng thế giới hay không? Câu trả lời là không?
Điều mấu chốt hơn cả mà chúng ta cần phải biết là
đây mới chỉ là một sự thử nghiệm ban đầu cho một
loại vaccine đối với một chủng virus có thể đã cũ
(2004), mà ta biết rằng virus nhóm A là virus có khả
năng thay đổi cấu trúc nhanh chóng và không lường
trước được, chính vì vậy mà năm nào chúng ta cũng
phải dùng vaccine ngừa cúm, và mỗi năm chủng loại
đều thay đổi.
Cho nên tóm lại, chúng ta chỉ nên nhìn nhận thông
tin về loại vaccine mới chống AH5N1 này hết sức thận
trọng, có lẽ nó chỉ nên lưu hành nội bộ trong giới
chuyên môn là hơn vì nó còn đang trong giai đoạn
nghiên cứu, chứ chưa có hứa hẹn gì áp dụng cho cộng
đồng trong nay mai cả.
1. Treanor JJ, Campbell JD, Zangwill KM, Rowe T,
Wolff M. Safety and immunogenicity of an inactivated
subvirion influenza A (H5N1) vaccine. N Engl J Med.
2006 Mar 30;354(13):1343-51.
Viết ngày 31/03/2006. Đã đăng trên báo Sức khoẻ và
đời sống
|