Quốc tế kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho luật sư Lê Công Định

Vietsciences- Nhiều tờ báo trên thế giới  16/06/2009

 

Calls have mounted for the release of a prominent lawyer

In this Dec. 24, 2007 photo, Vietnamese ...

Luật sư Lê Công Định giống Hoàng tử Nhật Naruhito !

12- Quốc tế kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho luật sư Lê Công Định - RFI  ►►

13- Chủ đề báo chí   BBC  ►►

14- Hoa Kỳ 'quan ngại sâu sắc' vụ LS Định  BBC  ►►

15- Đến Cả Cách Xưng Hô Cũng Bị Chi Phối RFA   ►►

16- Lê Công Định và Báo Chí Việt Nam  BBC  ►►

17- Việt kiều Campuchia nói về vụ Luật sư Lê Công Định bị bắt  RFA ►►

18- Giới Trẻ nghĩ gì về vụ bắt giữ LS Lê Công Định?    RFA  ►►

19- Tại sao phải bắt giam?    RFA  ►►

12- Quốc tế kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho luật sư Lê Công Định

  Ánh Nguyệt

Bài đăng ngày 16/06/2009 Cập nhật lần cuối ngày  16/06/2009 13:11 TU

Logo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cùng với Human Rights Watch và Phóng viên không Biên giới

Logo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cùng với Human Rights Watch và Phóng viên không Biên giới
 

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và hai tổ chức quốc tế đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho luật sư Lê Công Định sau khi ông bị công an bắt khẩn cấp hôm 13/06/2009 tại nhà riêng với tội danh ''có hành vi cấu kết với các thế lực thù địch, chống nhà nước''.
 
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch trong một thông báo hôm 16/06 cho rằng ‘’Việc bắt giữ ông Lê Công Định là thêm một bước lùi của nhà nước pháp quyền ‘’. Ông Brad Adams, phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch nói tiếp : ‘’các luật sư Việt Nam phải có thể biện hộ cho những nhà đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ mà không sợ bị can thiệp hay trả đũa’’.

Hôm qua, 15/06, từ Paris, tổ chức Phóng viên không Biên giới (Reporters Sans Frontières) cũng đã yêu cầu Hà Nội trả tự do ngay cho luật sư Lê Công Định, người đã từng đóng góp nhiều bài viết kêu gọi Dân chủ cho Việt Nam. Thông báo của Phóng viên không Biên giới tố cáo nhà nước Việt Nam sau khi đã hù dọa các nhà báo và tín đồ Công giáo giờ đây lại chĩa mũi dùi vào giới luật sư, thành trì trì cuối cùng bảo vệ các quyền tự do.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua cũng ra thông cáo báo chí, kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay tức khắc và vô điiều kiện cho luật sư Lê Công Định. Thông cáo này có đoạn viết : ‘’Các viên chức Việt Nam đã tuyên bố rằng ông Định bị bắt vì đã biện hộ cho các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam và sử dụng Internet để bày tỏ quan điểm‘’. Theo ngưòi  phát ngôn bộ Ngọai giao Mỹ, Ian Kelly : "Không một ai có thể bị bắt chỉ vì bày tỏ quyền tự do ngôn luận, và không một luật sư nào có thể bị kết tội chỉ vì nhân thân của người họ chọn để tư vấn hay biện hộ. Vụ Việt Nam bắt ông Định là mâu thuẫn với luật pháp và đi ngược lại những cam kết của chính phủ Việt Nam đối với các tiêu chuẩn có tính quốc tế về nhân quyền’’.

Về phần dư luận trong nước, theo AFP, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, ngưòi từng vận động chữ ký cho kiến nghị yêu cầu nhà nước hủy bỏ kế họach khai thác quặng bauxite Tây Nguyên, hôm nay cũng lên tiếng về trường hợp luật sư Lê Công Định. Theo giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đấy là ‘’ một người có học và yêu nước, một người dám bày tỏ quan điểm riêng của mình… Theo ông Nguyễn Huệ Chi : ''Bày tỏ quan điểm cá nhân không phải là một tôị phạm’’

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/114/article_3870.asp

 

 

 

 

13- Chủ đề báo chí

Ông Lê Công Định khi bị bắt

Ông Lê Công Định bị bắt hôm thứ Bảy 13/06

Vụ nhà chức trách Việt Nam bắt luật sư Lê Công Định đã nhanh chóng trở thành tin hàng đầu của các cơ quan truyền thông nước ngoài nói về Việt Nam.

Ngoài sự quan tâm của truyền thông, vụ bắt LS Định còn khiến các diễn đàn mạng sôi động với rất nhiều bình luận và có ngay một trang vận động thả tự do cho ông.

Hết sức quan tâm

Các hãng thông tấn Reuters, AP, AFP đều có bài ngay về vụ bắt "Luật sư bảo vệ cho các nhà hoạt động dân chủ".

BBC News trang tiếng Anh 14/06 chạy tin "Vietnam holds high-profile lawyer" ở top trang châu Á-Thái Bình Dương, trên cả bài về khủng hoảng Bắc Hàn và chuyện Ấn Độ-Macau.

Truyền thông trong vùng, từ tờ Strait Times của Singapore đến bản tin của ABC, Úc cũng nói về vụ"Luật sư Việt Nam bị bắt".

Nhưng có sự khác biệt giữa ba nguồn tin tức, bình luận.

Có thể nói là luật sư Định từng làm việc với mọi thành phần trong xã hội nên tôi thấy khó có thể tin được là ông câu kết với các thế lực thù địch.

Đại sứ Mỹ Michael Michalak

Truyền thông nước ngoài đưa tin và khi trích các báo trong nước hoặc cáo buộc của phía công an Việt Nam với những từ ngữ nặng nề như "phản động", "thù địch", đều để trong ngoặc kép.

Đặc biệt, được đài Tiếng nói Hoa Kỳ phỏng vấn ở Washington hôm Chủ Nhật, Đại sứ Michael Michalak cho biết ông ‘quan tâm và muốn tìm hiểu kỹ hơn' vụ luật sư Lê Công Định bị bắt.

VOA trích lời Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói thêm: "Có thể nói là luật sư Định từng làm việc với mọi thành phần trong xã hội nên tôi thấy khó có thể tin được là ông câu kết với các thế lực thù địch".

Trái lại, truyền thông Việt Nam, từ các tờ có tiếng là cởi mở, tiến bộ đến các tờ nặng tính quan phương như Quân đội Nhân dân, báo ngành công an, hay tờ Hà Nội Mới, đều đăng tin bắt LS Định giống nhau.

Điều này khiến cộng đồng mạng đặt câu hỏi về một sự chuẩn bị từ trước và "đặt hàng" đồng loạt mọi tờ báo phải đăng nội dung công an cung cấp.

Tờ Sài Gòn Giải Phóng sáng thứ Hai 15/06 đăng ý kiến của một số người dân về vụ bắt LS Lê Công Định.

Cả năm người được trích dẫn, từ một sinh viên tới Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM đều chỉ trích hành vi "vi phạm pháp luật" c̉ủa ông Định và kiến nghị "phải xử lý theo pháp luật một cách nghiêm minh nhất".

Bùng nổ trên mạng

Cũng chính cộng đồng mạng ngay từ phút tin về vụ bắt LS Định lan ra, đã bùng nổ với cuộc tranh luận về vụ việc.

Hai xu hướng chính đối chọi nhau hiện là:

Vụ bắt bất thường này là 'một đòn giáng vào giới tinh hoa, trí thức có lòng yêu nước', nhất là những người trẻ.

Họ cũng bày tỏ sự thương cảm với người họ coi là trẻ, có tài mà bị nạn.

Đối lại, với con số không cao, là dạng quan điểm nói 'nếu bị công an bắt thì chắc phải có tội', hoặc phê phán người bị bắt vì 'phản lại tổ quốc', hoặc hơi có tính cá nhân, không thích luật sư Lê Công Định.

Các trang blog cũng bàn sôi nổi về thân thế của ông Định, nhất là chuyện ông là chồng của Hoa hậu Ngọc Khánh.

Sau Lê Công Định sẽ còn là những ai?

Một blogger

Một ý kiến trên mạng Dân Luận bình rằng dù sao thì Hoa hậu Ngọc Khánh nên tự hào về chồng cô vì hai hoa hậu khác ở Việt Nam cũng có chồng bị bắt nhưng là vì tham nhũng hoặc lừa đảo, còn LS Định là vì yêu nước.

Một ý kiến gửi đến trang blog Dr Nikonian thì viết:

"Tôi không cho rằng việc bắt giữ luật sư Định là đúng đắn và có lợi cho hình ảnh VN trong giai đoạn này,"

Nhắc đến cả thời điểm quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, ý kiến này viết tiếp:

"Tôi mong là chính quyền VN không đến nỗi quá mù quáng để không cân nhắc hơn thiệt trong cuộc xử luật sư Định sắp tới."

Blogger 'bác Linh' thì đặt câu hỏi: "Sau Lê Công Định sẽ còn là những ai?"

Trong một phản ứng nhanh chưa từng thấy trước các sự việc liên quan đến chính trị Việt Nam, ngay từ ngày 13/06, đã có một trang mạng bằng tiếng Anh vận động lấy chữ ký ở địa chỉ thepetitionsite.com.

Điểm qua các chữ ký thấy nhiều người tên họ Việt Nam nhưng cũng có cả người Mỹ, Đức, Pháp, Canada tuyên bố họ ký tên yêu cầu thả tự do cho LS Định

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090614_lecongdinh_webreview.shtml

 

 

14- Hoa Kỳ 'quan ngại sâu sắc' vụ LS Định

 

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa ra thông cáo bày tỏ quan ngại trước việc luật sư Lê Công Định bị bắt tại TP Hồ Chí Minh hôm thứ Bảy tuần trước.

Được biết vụ bắt LS Định cũng sẽ được đề cập tới trong cuộc đối thoại về nhân quyền giữa Việt Nam và Liên hiệp châu Âu tổ chức hôm thứ Ba 16/06 tại Hà Nội.

Đây là cơ chế trao đổi quan điểm về nhân quyền giữa EU và Việt Nam, tổ chức một năm hai lần.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ian Kelly viết trong thông cáo ra tại Washington hôm 15/06: "Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc nhà chức trách Việt Nam bắt LS Lê Công Định hôm 13/06 vì tội "Tuyên truyền chống nhà nước". Giới chức Việt Nam đã nói rằng ông Định bị bắt vì ông bảo vệ các nhân vật đấu tranh dân chủ và vì ông đã sử dụng mạng internet để bày tỏ quan điểm của mình".

Thông cáo viết: "Ông Định là thành viên được kính trọng trong cộng đồng luật gia Việt Nam và quốc tế, đồng thời là cựu học giả Fulbright".

"Không thể bắt bất kỳ cá nhân nào vì bày tỏ quyền tự do ngôn luận và không thể trừng phạt bất kỳ luật sư nào vì thân chủ mà họ chọn bào chữa."

Ông Lê Công Định từng là luật sư biện hộ cho các luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, cũng như blogger Điều Cày (nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải).

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ viết tiếp: "Việc Việt Nam bắt ông Định đã đi ngược lại với chính cam kết của chính phủ trước các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về nhân quyền và pháp trị".

"Chúng tôi yêu cầu Chính phủ Việt Nam thả ông Định ngay lập tức và vô điều kiện, cũng như trả tự do cho tất cả các tù nhân đang bị giam cầm vì bày tỏ chính kiến của mình một cách hòa bình."

Quốc tế lên tiếng

Trước đó, một số tổ chức quốc tế khác cũng đã lên tiếng đòi trả tự do cho LS Lê Công Định.

Tổ chức Phóng viên không Biên giới (Reporters Without Borders - RSF) nói ông phải được thả ngay lập tức.

Thông cáo của RSF viết: "Tại một quốc gia pháp quyền, một luật sư khi bảo vệ thân chủ của mình có quyền công bố các bằng chứng trước tòa và trên báo chí".

"Chúng tôi lo ngại rằng vụ bắt giữ này nhằm để trừng phạt một nhân vật đáng kính trọng, người thúc đẩy pháp quyền ở Việt Nam."

Tổ chức theo dõi tự do báo chí này nhận xét: "Sau khi sách nhiễu các nhà báo hoạt động cho báo chí tự do và người Công giáo, chính quyền nay tấn công các luật sư, thành trì cuối cùng của các quyền tự do."

Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) cũng bày tỏ lo ngại về vụ xảy ra hôm 13/06 tuy đang cố gắng tìm kiếm thêm thông tin.

Bà Janice Beanland, phụ trách Đông Nam Á của Amnesty international, nói với BBC: "Tôi cũng lo ngại chính quyền Việt Nam có khuynh hướng dùng ngôn ngữ kích động khi nói về các nhà bất đồng chính kiến và trong nhiều trường hợp, những điều đó về sau này được chứng minh là không đúng".

 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090616_lcd_usreax.shtml

 

 

15- Đến Cả Cách Xưng Hô Cũng Bị Chi Phối

2009-06-15

Một vài bài báo dùng danh từ “luật sư Lê Công Định” hay “ông Lê Công Định” để nói về vụ cơ quan hữu trách “bắt khẩn cấp” luật sư này hôm 13 tháng Sáu vừa qua.

Nhưng nhiều cơ quan truyền thông khác thì lại xưng hô trống không, thậm chí gọi người bị bắt là “y,” đồng thời khẳng định “dư luận quần chúng nhân dân đồng tình,
Luật sư Lê Công Định
Luật sư Lê Công Định.Photo courtesy Blog LS. Toan

hoan nghênh các cơ quan bảo vệ pháp luật bắt khẩn cấp Lê Công Định…”

Giới quan sát cho rằng báo chí đã mô tả ông Định như một tội phạm ngay cả trước khi vụ án được khởi tố. Và điều này có thể dẫn đến một số hậu quả.

Các sự kiện vừa nêu đều có một vài điểm chung: Báo chí được sử dụng như công cụ để dọn đường dư luận, nhưng chính báo chí cuối cùng phải gánh chịu tất cả hậu quả, mà nặng nề nhất là hậu quả về mặt uy tín trong lòng độc giả.
 

Phóng viên thiếu trình độ hay làm việc theo chỉ đạo?

Một nhà báo tại Việt Nam nhận định rằng cách thức báo chí đưa tin trong vụ “bắt khẩn cấp” luật sư Lê Công Định cho thấy truyền thông Việt Nam vẫn chưa rút ra được bài học từ các sự kiện trong quá khứ.

Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến đã từng bị báo chí mô tả như một tội phạm trong vụ PMU18 ngay cả trước khi ông bị bắt; nhưng rồi nhân vật này đã được tuyên bố gần như trắng án.

Tiếp theo là vụ hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải bị bắt giam vì “lợi dụng chức vụ quyền hạn” trong khi đưa tin về vụ tham nhũng tại PMU18.

Gần đây hơn, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã gởi thư phản đối đến Tổng Biên Tập Báo Tuổi Trẻ vì một “thư độc giả” liên quan đến ông được đăng trên tờ báo này. Bức thư của Đại Sứ Hoa Kỳ có đoạn nói ông rất buồn khi đọc một bài báo mà cả ông và Tổng Biên Tập Phạm Đức Hải đều biết rằng đó là “một sự bịa đặt hoàn toàn.”

Điều đáng buồn nhất là các bạn phóng viên vẫn quên trích nguồn, cứ lấy phát biểu của bên cơ quan an ninh điều tra như là lời văn của mình.
 
Nguyễn Vạn Phú, Blogger
 

Các sự kiện vừa nêu đều có một vài điểm chung: Báo chí được sử dụng như công cụ để dọn đường dư luận, nhưng chính báo chí cuối cùng phải gánh chịu tất cả hậu quả, mà nặng nề nhất là hậu quả về mặt uy tín trong lòng độc giả.

Một blogger, có tên là Nguyễn Vạn Phú, viết trên blog của ông rằng trong vụ bắt luật sư Lê Công Định, “điều đáng buồn nhất là các bạn phóng viên vẫn quên trích nguồn, cứ lấy phát biểu của bên cơ quan an ninh điều tra như là lời văn của mình.”

Những rắc rối xảy đến cho báo chí trong quá khứ có nhiều vụ bắt nguồn chính yếu từ việc “lấy phát biểu của phía điều tra làm của mình.”

Trong số các chỉ đạo được đưa ra, có nội dung yêu cầu báo chí “không được bình luận và suy diễn.”
 

Hồi tháng Mười năm ngoái, báo chí đã từng được “chỉ đạo” khi đưa tin vụ xét xử các phóng viên Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến. Các chỉ đạo được đưa ra sau khi ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, chủ trì một cuộc họp có cả Ban Bí Thư Trung Ương. Trong số các chỉ đạo được đưa ra, có nội dung yêu cầu báo chí “không được bình luận và suy diễn.”

Một đoạn băng ghi âm từng được đưa lên Internet và được công luận tin là âm thanh trong cuộc hội thảo với sự tham dự của Ban Tuyên Giáo, trong đó có ông Tô Huy Rứa, trung tướng công an Vũ Hải Triều đại diện Bộ Trưởng Bộ Công An và ông Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao. Nội dung một vài trích đoạn cho thấy cơ quan hữu trách “không thiếu cách bắt” các ông Hải và Chiến. Câu hỏi “lúc nào bắt” chỉ là vấn đề của “dư luận” và “chính trị.”

“Bắt đúng vào lúc Đại Hội Phật Đản toàn thế giới tại Việt Nam. Hàng nghìn đại biểu, hàng trăm nhà báo. Chúng ta thiếu gì cách bắt, tôi chắc là ông Quắc, ông Huynh, ông Hải, ông Chiến không chạy trốn. Chúng ta không bắt lúc này thì bắt lúc khác. Trong tay mình mà có gì đâu. Tại sao lại bắt lúc Đại Hội Phật Đản toàn thế giới? Có người nói đây là vô chính trị. Một việc làm vô chính trị.”

“Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên phản ứng dữ dội. Nhất là ngày 14, tôi đọc bài báo “Phải Trả Lại Tự Do Ngay Cho Các Nhà Báo Chân Chính,” tôi cứ tưởng đây là báo Mỹ cơ, chứ không phải báo mình.”
 

Nguồn tin của chúng tôi cho biết 5 cơ quan truyền thông lớn trong nước đã nhận thư ‘cảnh cáo’ từ luật sư đại diện cho một người Ý trong vụ kiện Vietnam Airlines.
 

Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án của Tòa án

Cách đây một tháng, truyền thông Việt Nam cũng đã nhận hậu quả do làm theo “chỉ đạo.” Nguồn tin của chúng tôi cho biết 5 cơ quan truyền thông lớn trong nước đã nhận thư ‘cảnh cáo’ từ luật sư đại diện cho một người Ý trong vụ kiện Vietnam Airlines. Nguồn tin nói rằng, thân chủ đã yêu cầu luật sư của mình “sử dụng mọi công cụ và khả năng pháp lý.” Các cơ quan truyền thông Việt Nam thì bị cảnh cáo đã “xúc phạm” người khởi kiện hãng hàng không Vietnam Airlines.

Trong nhiều bản tin đăng tải đồng loạt ngày 13 tháng Sáu, độc giả có thể thấy: luật sư Lê Công Định được mô tả như một tội phạm, cho dầu ông chỉ mới bị bắt có mười mấy giờ đồng hồ trước đó, và cơ quan hữu trách cũng chưa khởi tố vụ án.
 

Trở lại vụ “bắt khẩn cấp” luật sư Lê Công Định. Trong nhiều bản tin đăng tải đồng loạt ngày 13 tháng Sáu, độc giả có thể thấy: luật sư Lê Công Định được mô tả như một tội phạm, cho dầu ông chỉ mới bị bắt có mười mấy giờ đồng hồ trước đó, và cơ quan hữu trách cũng chưa khởi tố vụ án.

Ông Định cũng không hề có cơ hội được lên tiếng trong khi báo giới đồng loạt đưa tin từ cùng một nguồn, là Nhà Nước. Thậm chí, qua đến ngày hôm sau, báo Công An Nhân Dân khẳng định “Dư luận quần chúng nhân dân đồng tình, hoan nghênh các cơ quan bảo vệ pháp luật đã bắt khẩn cấp Lê Công Định, sớm ngăn chặn những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của Định và đồng bọn.”

Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
 

Là một luật sư, chắc chắn ông Định biết rất rõ nguyên tắc căn bản: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.” Cách thức báo chí đưa tin gần như kết luận trong vụ bắt luật sư Định lại một lần nữa mở ngỏ cho khả năng ông Định có thể kiện họ trong tương lai.

Blogger Nguyễn Vạn Phú nhận xét trong bài viết của ông, rằng đã có một số bản tin thể hiện sự chuyên nghiệp khi từ đầu đến cuối luôn luôn dùng từ “ông Lê Công Định” hay “luật sư Lê Công Định.” Trong khi đó, nhiều bản tin khác cứ nói trống không “Lê Công Định,” “Định” hay “y”… Câu hỏi đặt ra là: Tại sao người phóng viên cứ phải luôn bị nguồn tin chi phối, thậm chí chi phối đến cả cách xưng hô?

 

 

16- Lê Công Định và Báo Chí Việt Nam

Sáng nay vừa mới thức giấc thì tôi đã được một anh bạn thân điện thoại cho biết là một người bạn của tôi vừa phải vào vòng tù tội.

Ở Việt Nam, ngay tại thành phố Sài Gòn nơi mà tôi và anh đã gặp nhau ăn trưa chung trước khi tôi về lại Mỹ cách đây gần một năm về trước. Từ đó đến nay tôi chưa có dịp trở lại Việt Nam. Bởi thế tôi cũng không gặp lại anh được để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Thành tâm mà nói tôi cũng không biết nhiều về những gì anh đang làm trong cuộc sống riêng tư của anh trong thời gian vừa qua.

Vì vậy tôi đã vội vã lên mạng và cố tìm các tin tức liên quan đến Lê Công Định và việc anh bị công an Việt Nam bắt trưa hôm qua ngày 13 tháng 6 theo Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam vì ‘tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam'.

Nhưng than ôi, từ báo điện tử VnExpress cho đến Thanh Niên hay Tuổi Trẻ, tất cả đều chỉ đăng những lời cáo buộc được thông tin từ chính... Bộ Công An. Ngoài ra tôi không tìm được bất kỳ một lời phản bác nào từ người bị cáo hoặc nếu không thì cũng từ bạn bè hoặc những người thân trong gia đình. Một lời bình không thiên vị, không mang tích cách cáo buộc tôi tìm mãi nhưng chẳng thấy.

Lương tâm vs nồi cơm

Là những tờ báo lớn nhất, bán chạy nhất trong nước với một lực lượng phóng viên trẻ hùng hậu, có học, có lòng, rất chuyên môn và cũng rất nhanh nhẹn trong việc nắm bắt thông tin, nhưng hình như đối với những vấn đề ‘nhạy cảm' như thế này, tất cả đều đã chọn giải pháp im lặng.

Tất cả đều phải tạm thời gạt bỏ lương tâm nghề nghiệp sang một bên để cuộc sống không gặp nhiều khó khăn, xáo trộn. Làm tin về Hoa Hậu này sửa mũi lúc nào, hoặc anh tài tử nọ bỏ vợ để cặp kè với ai thì eo ôi ngày nào tôi cũng thấy. Nhưng khi đụng đến những vấn đề căn bản nhất, quan trọng nhất về quyền lợi quốc gia, của chính mình, của tổ quốc thì tất cả đều chọn giải pháp cuối đầu im lặng, giả điếc, giả câm.

Tại sao tất cả phải hùa vào cáo buộc một người có lòng và suy cho cùng, chỉ vì anh đang trăn trở, đang cố gắng đi tìm một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước?

Tôi thông cảm với điều này. Nếu tôi ở Việt nam, gia đình tôi ở đó, việc làm, miếng cơm manh áo cũng từ nơi đó mà ra thì cũng có thể tôi sẽ chọn một giải pháp tương tự. Nhưng trong trường hợp này tôi tự hỏi có cần thiết lắm không khi tất cả cùng hùa vào với một lực lượng công an khổng lồ để kết tội một công dân đang đơn thân độc mã nằm trong tù không có gì trong tay để chống trả? Chúng ta chưa biết Định thật sự có làm những việc anh bị cáo buộc hay không. Chúng ta cũng chẳng biết việc anh làm có phạm luật hay không. Hoặc điều luật này có vi hiến hay không.

Bất kể. Chỉ cần kẻ cáo buộc cho là vậy thì chúng ta cứ y như thế in thành văn, viết thành bài.

Im lặng là đồng lõa

Im lặng thường có nghĩa là đồng lõa. Trong những trường hợp như thế này, tôi tự hỏi tại sao các báo chí trong nước, các phóng viên, nhà báo có học, có lòng không đưa tin vô tư hơn và chọn giải pháp im lặng? Tại sao tất cả phải hùa vào cáo buộc một người cùng nòi giống, cùng trang lứa, cũng có học, có lòng và suy cho cùng, chỉ vì anh đang trăn trở, đang cố gắng đi tìm một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước?

Cái buồn của tôi về đất nước Việt Nam là ở đó. Và về thân phận của trí thức Việt Nam cũng là ở chỗ đó. Ngày xưa trong những thập niên đầu thế kỷ 20, ít ra trí thức Việt Nam cũng được phép chính quyền thực dân Pháp cho ra báo độc lập với chủ trương ... bài Pháp, chống thực dân. Thế nhưng 100 năm sau, trí thức Việt Nam làm được những gì?

Tôi ước chi tôi về lại được Việt Nam để thăm bạn tôi và nếu có thể, giúp anh trong cơn hoạn nạn. Nhưng đó là một điều hoang tưởng. Bài viết này sẽ làm cho con đường tôi đến Việt Nam ngày càng xa hơn, chứ không phải là gần hơn. Mặc dù đó là con đường mà tôi luôn mong được yêu thương, ôm ấp.

Và trở về với hiện tại thì tôi đang ở quá xa để có thể làm được điều gì thiết thực cho Định. Vì thế tôi chỉ mong là trong những ngày sắp tới tôi sẽ đọc được hoặc nghe được những ý kiến hay, những việc làm thiết thực từ các bạn đọc xa gần cho biết làm thế nào để chúng ta có thể giúp Định sớm thoát khỏi cảnh cô đơn, tù ngục.

Thời phải thế. Thế thời phải thế. Cuối cùng chỉ có chính chúng ta là người phải mỗi ngày đối mặt với tấm gương của lương tâm và lẽ phải.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả là luật sư sống tại nước ngoài.

 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/06/090614_trinhhoilecongdinh.shtml

 

 

17- Việt kiều Campuchia nói về vụ Luật sư Lê Công Định bị bắt

2009-06-16

Một số người Việt tại Campuchia nói rằng Luật sư Lê Cộng Định đang bị chính quyền cáo buộc là quan hệ với một tổ chức phản động không có trên thực tế.

LS. Lê Cộng Định cấu kết với Đảng nhân dân hành động

Theo tin trong nước một luật sư hay bày tỏ chính kiến Lê Công Định bị bắt vào chiều ngày 13 tháng 6 vừa qua tại thành phố Hồ Chính Minh. Một số người Việt tại

Ông Đỗ Hữu Nam từng đảng viên của Đảng nhân dân hành động
Ông Đỗ Hữu Nam từng đảng viên của Đảng nhân dân hành động cho biết đảng này không còn hoạt động từ lâu.
Campuchia nhận định rằng chính quyền sẽ khó tìm chứng cứ thuyết phục để buộc tội về mặt hình sự.

Cơ quan bảo vệ pháp luật có chứng cứ do Trung tâm Điện toán – Truyền số liệu Khu vực II cung cấp nói về hoạt động của ông Luật sư này, như cấu kết với một số tổ chức người Việt ở nước ngoài bao gồm Đảng nhân dân hành động và Đảng dân chủ Việt Nam.

Theo thông cáo của Tổng cục An ninh thì việc bắt Luật sư Lê Công Định là để điều tra về hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước.
 

Còn một số tờ báo trong nước thì cho rằng cơ quan bảo vệ pháp luật có chứng cứ do Trung tâm Điện toán – Truyền số liệu Khu vực II cung cấp nói về hoạt động của ông Luật sư này, như cấu kết với một số tổ chức người Việt ở nước ngoài bao gồm Đảng nhân dân hành động và Đảng dân chủ Việt Nam.

Đảng NDHĐ đã giải thể cách đây 10 năm

Ông Nguyễn Nam, một Việt Kiều sống tại Campuchia nói rằng theo ông biết Đảng nhân dân hành động từng có thời hoạt động tại Campuchia được nhiều người Việt ủng hộ, nhưng đã không còn tồn tại trên thực tế khoảng 10 năm nay.
 

Đảng nhân dân hành động từng có thời hoạt động tại Campuchia được nhiều người Việt ủng hộ, nhưng đã không còn tồn tại trên thực tế khoảng 10 năm nay.
 
Ô.Nguyễn Nam
 

Do đó theo ông Nam, vụ án của Luật sư Lê Công Định sẽ không có gì khác so với vụ án xử các nhà bất đồng chính kiến trước đây.

Ông Đỗ Hữu Nam từng đảng viên của Đảng nhân dân hành động tại Campuchia, nay ông thành lập Phong trào Trà đàm Dân chủ và hiện đang tị nạn tại Thái Lan cũng xác nhận rằng Đảng Nhân dân hành động cơ bản không còn hoạt động.

Ông Đỗ Hữu Nam từng đảng viên của Đảng nhân dân hành động tại Campuchia, nay ông thành lập Phong trào Trà đàm Dân chủ và hiện đang tị nạn tại Thái Lan cũng xác nhận rằng Đảng Nhân dân hành động cơ bản không còn hoạt động.
 

Theo ông Nam thì Đảng Nhân dân hành động do ông Nguyễn Sĩ Bình thành lập vào năm 1995 tại Sài Gòn. Đến năm 1996, một bộ phận sang hoạt động tại Campuchia và có 18 người bị bắt trục xuất từ Campuchia qua Việt Nam.

Một thành viên khác của Đảng Nhân dân hành động, là ông Danh Giàu, người Khmer Nam bộ cũng bất ngờ khi nghe nói Luật sư Lê Công Định bị bắt do quan hệ với một tổ chức không có thực. Tuy nhiêu theo ông Giàu, lúc còn hoạt động Đảng Nhân dân hành động chỉ đòi dân chủ.

 

 

18- Giới Trẻ nghĩ gì về vụ bắt giữ LS Lê Công Định?

2009-06-15

Trưa thứ Bảy 13 tháng 6, cục An ninh Điều tra của Bộ Công an Việt Nam đã bắt khẩn cấp Luật sư Lê Công Định, một thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM.

 
LeCongDinh-250b.jpg
Luật sư Lê Công Định. photo courtesy of ThanhNien
Theo thông báo của cơ quan công an,  LS Định bị bắt giữ vì  có dấu hiệu phạm hai tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Giới trẻ trong nước nghĩ gì về việc này?

 

Lật đổ chính quyền?

Trước việc luật sư Lê Công Định bị bắt giam khẩn cấp về tội tuyên truyền chống phá nhà nước, anh Trung một cư dân của Sài Gòn cho rằng:

“Những ai mà lên tiếng nói hay những ai làm cái gì có lợi cho đất nước, có lợi cho dân tộc thì đảng Cộng Sản đều qui vào cái tội là vi phạm điều 88 bộ luật hình sự là quấy phá nhà nước hay là điều 258 luật hình sự là lợi dụng quyền tự do dân chủ.

Luật sư Lê Công Định là một người trí thức mà nói lên tiếng nói như vậy thì đảng cộng sản rất là sợ. Họ sợ những người trí thức vì trí thức là một đầu tàu cho những thành phần khác đứng lên”. 
 

Luật sư Lê Công Định là một người trí thức mà nói lên tiếng nói như vậy thì đảng cộng sản rất là sợ. Họ sợ những người trí thức vì trí thức là một đầu tàu cho những thành phần khác đứng lên.

Anh Trung, Sài Gòn
 

Cô Trang Nhung, hiện đang sinh sống tại Hà Nội thì có ý kiến:

“Chính quyền cáo buộc cho luật sư Lê Công Định vi phạm điều 88 là đã hình sự hóa, phỉ mạ cái việc làm của anh. Từ trước đến nay thì chính quyền vẫn dùng điều luật này để cáo buộc những ai có quan điểm khác với chính quyền, chắng hạn như blogger Điếu Cày, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân… nói chung là những người bất đồng chính kiến đều có khả năng bị qui vào tội ấy”.

Một cư dân khác của thành phố HCM, tên Quốc, thì nói:

“Tội tuyên truyền chống phá nhà nước thì chỉ có nhà nước kỳ lạ như Việt Nam đây mới có điều luật ấy. Tôi thấy ở các nước khác chỉ có tội phản bội quốc gia. Các chính sách thì cần sự phản biện, chính ông Nông Đức Mạnh đã từng cho, tức là đã từng nói rằng cần nuôi dưỡng cái kênh phản biện bởi phản biện là cần thiết. Cần thiết cho bất cứ một cơ chế nào”.

Tư tưởng Lê Công Định

Trả lời câu hỏi về những bài viết của luật sư Lê Công Định đã ảnh hưởng thế nào lên giới trẻ, cô Trang Nhung cho biết:

“Các bài viết của luật sư Lê công Định cho thấy người viết là một người rất giỏi, có lối suy nghĩ rõ ràng, mạch lạc và những bài viết của luật sư Định giúp em và giới trẻ nói chung, hiểu biết về luật pháp, kinh tế, chính trị.

Các bài viết của luật sư Định chỉ ra những quan điểm rất khách quan công bằng, chứ không phải để đánh phá nhà nước. Những bài viết đó có tác dụng nâng cao dân trí.

Cô Trang Nhung, Hà Nội
 

Các bài viết của luật sư Định chỉ ra những quan điểm rất khách quan công bằng, chứ không phải để đánh phá nhà nước. Những bài viết đó có tác dụng nâng cao dân trí. Những người chưa hiểu rõ về luật pháp và về những vấn đề liên quan đến chính trị thì qua những bài viết này có thể sẽ thấu hiểu thêm nhiều điều”.

Còn anh Quốc thì nhắc đến bài viết “Trả lại Hào Khí Diên Hồng” của luật sư Lê Công Định: 

“Những bài viết của anh Định mà tôi đã đọc thì tôi rất xúc động. Tôi cảm thấy chính bản thân mình phải nên có những suy nghĩ như thế. Là một công dân thì nên có những suy nghĩ như trong những bài viết của anh Định, như quan điểm trong bài “Hào khí Diên Hồng”.

Những lời nói của anh, những hiệu triệu của anh sẽ làm cho mình trở thành những công dân tốt hơn chứ không có cái ý đồ lật đổ gì cả. Đọc bài ấy mình cảm giác rằng phải sống tốt hơn, sống có ý nghĩa hơn đối với đất nước, đối với dân tộc”.

Anh Trung cũng cho biết là rất tâm đắc với bài “Trả lại Hào Khí Diên Hồng”:

“Em rất tâm đắc việc luật sư Định đã đưa vấn đề này lên . Rất hay và rất cần thiết cho tình hình bức thiết hiện nay.  Luật sư đã nói lên tiếng nói lương tâm của ông”.
 

Bạn nghĩ gì về vụ này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn, hoặc tham gia thảo luận tại

 

19- Tại sao phải bắt giam?

Theo anh Trung thì mục đích của nhà nước khi bắt giam luật sư Định là nhằm ngăn cản giới trẻ nói lên tiếng nói của họ mà thôi:

“Nhà cầm quyền thấy tiếng nói của luật sư Định mạnh mẽ như ngọn lửa, nên họ phải tìm cách dập tắt ngọn lửa đó để ngọn lửa khác không ngoi lên được”..

Nhưng anh Quốc thì cho rằng việc làm đó chỉ khơi động thêm lòng yêu nước trong người khác:

“Nhà nước giam cầm anh Định như vậy thì mục đích của họ cũng khó đạt được, tức là đừng có nghĩ rằng việc bắt bớ này là đè bẹp những tiếng nói yêu nước khác. Điều đó chỉ kích thích tiếng nói yêu nước khác mà thôi”.

Và chúng tôi xin mượn lời nói của sinh viên Nguyễn tiến Nam để kết thúc bài phóng sự này:

Nhà nước giam cầm anh Định như vậy thì mục đích của họ cũng khó đạt được, tức là đừng có nghĩ rằng việc bắt bớ này là đè bẹp những tiếng nói yêu nước khác. Điều đó chỉ kích thích tiếng nói yêu nước khác mà thôi.

Anh Quốc

“Luật sư Định là một người tài giỏi, sự tài giỏi của anh đã được các trang mạng, các trang báo viết đi bên lề phải của Việt Nam ca ngợi anh như là một nhân tài mới của giới luật sư, nên khi anh bị bắt thì sự nổi tiếng đó của anh đã làm cho nhiều người cảm thấy ngỡ ngàng và thấy rằng khi một luật sư, một người bất đồng chính kiến ở Việt Nam nói lên tiếng nói đòi quyền dân chủ, dân quyền thì bị bắt. 

Điều này làm cho giới trẻ nghĩ rằng bất cứ người Việt Nam nào nói lên tiếng nói của mình đều bị đàn áp bởi đảng cộng sản Việt Nam, giống như bà  Aung San Suu Kyi của Miến Điện. Bà là người đã đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền của Miến Điện mấy chục năm nay.

Bà đã tuân phục luật pháp của Miến Điện nhưng bà không chấp nhận sự độc tài của chính phủ quân Phiệt của Miến Điện. Cũng như luật sư Lê Công Định, anh tuân thủ đầy đủ luật pháp của Việt Nam nhưng anh không chấp nhận sự cai trị độc tài độc đảng của đảng cộng sản Việt Nam và anh mong muốn rằng đất nước ViệtNam phải có sự dân chủ, nhân quyền thật sự”.

(Hiền Vy, thông tín viên RFA)

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org