Bài học “Tham thì thâm” với cổ vật

Vietsciences- Hồng Lê Thọ                  Tuổi Trẻ   12/09/2015

 

Những bài cùng tác giả

Những bài cùng đề tài

Hồ sơ Những cú lừa trong thế giới đồ cổ

 

>> Kỳ 1: Món ngon “bánh vẽ” và món hời “vịt trời”

>> Kỳ 2: Mượn đồ cổ thật, trả đồ nhái

>> Kỳ 3: Chiêu trò “tranh tối tranh sáng”

>> Kỳ 4: Bức tượng “mỗi ký 80 triệu USD”

>> Kỳ 5: Đồ cổ giả ung dung vào… bảo tàng

>> Kỳ 6: Nghi vấn quanh lô đồ sứ ký kiểu tại bảo tàng

>> Kỳ 7: Câu hỏi quanh chiếc linga bằng vàng

>> Kỳ cuối : Để tránh những “quả lừa” đồ cổ giả

Khi loạt bài viết về đồ cổ của tác giả Hồng Lê Thọ kết thúc BBT của VS nhận được bài viết về những chiêu trò lừa đảo tinh vi và khéo léo của giới buôn cổ vật ở trong nước, xin giới thiệu với bạn đọc phóng sự của Thái Lộc(Tuổi Trẻ) để rộng đường tham khảo.

 

Những cú lừa trong thế giới đồ cổ

03/09/2015

 

TT - Cổ vật vốn rất kỳ bí nên thế giới của những người sưu tập, mua bán cổ vật cũng chứa đựng muôn vàn điều chuyện bí mật mà ngay cả người trong cuộc cũng bất ngờ.

 

Cái chóe Móng Cái bà M. bị lừa mua 180 triệu đồng nhưng giá thị trường bán được chỉ khoảng 10 triệu đồng

 

Trong thế giới đó vẫn thường diễn ra những cú lừa với vô vàn mánh khóe, chiêu trò, đòn phép... khiến cả cơ quan chức năng lẫn các nhà chuyên môn cũng phải lắc đầu.

 

Kỳ 1: Món ngon “bánh vẽ” và món hời “vịt trời”

 

Đầu năm 2015, bà Nguyễn Thị M. ở TP Nha Trang liên tục ra vào TP.HCM, Đà Nẵng, Huế và Hà Nội với ý rao bán lô cổ vật “bạc tỉ” đang để đầy trong kho nhà mình.

Chính lô cổ vật này mà vợ chồng bà lục đục nhau suốt cả năm trời với biết bao nhiêu nợ nần, kể cả việc thế chấp ngôi nhà họ đang sinh sống ở phường Vĩnh Trường, Nha Trang tại một ngân hàng để mua nó.

Nhưng nhiều dân buôn im lặng, lắc đầu trước lô ảnh mà bà M. cho xem. Tại sao vậy?

 

“Bánh vẽ” quá ngon

Lô cổ vật này gồm một số chóe, bình, đĩa trà, tách trà, tô, chén... đồ sứ và một số đồ đồng, đồ gốm. Bà M. đã hùn tiền với chị gái của mình là Nguyễn Thị T., đang buôn bán ở Hà Nội, thành nửa phần. Nửa còn lại là bà Hương, một người buôn cổ vật ở Huế, hùn vào.

Bà Hương cũng đang lưu giữ một lô cổ vật khác, cũng được mua bằng số tiền chiếm phân nửa là của chị em bà M. và T.. Theo bà M., tiền của bà bỏ ra hơn 1 tỉ đồng trong tổng số hơn 4 tỉ đồng - giá toàn bộ hai lô cổ vật.

Nhiều dân buôn nhận xét tất cả lô đồ cổ theo hình ảnh bà M. đưa đều là đồ thật nhưng thấp cấp và rẻ tiền, đặc biệt rẻ hơn cả vài chục lần so với giá tiền bà M. nói là đã bỏ ra mua.

Một cái đĩa trà bằng sứ đời Thanh rất “non” mà bà M. nói đã mua 40 triệu đồng thì giá thị trường hiện chỉ hơn 1 triệu đồng. Cái chóe sứ Móng Cái vẽ rồng có tuổi vài chục năm, theo bà M., mua 180 triệu đồng, thực chất trên thị trường không tới 10 triệu đồng...

Toàn, một dân buôn đồ cổ ở Hà Nội, kể lại đầu đuôi vụ lừa của bà Hương đối với chị em bà M. mà mới nghe qua ai cũng tưởng là chuyện bịa.

Giữa năm 2013, bà Hương đến móc nối mua bán và lân la làm quen với bà T. - đang buôn bán hàng điện tử ở Hà Nội. Nhiều sự việc được dàn cảnh diễn ra trước mắt bà T. khi bà Hương bán những món đồ cổ nhỏ nhắn nhưng kiếm lời đến vài chục triệu đồng chỉ trong thoáng chốc.

Dần tin theo, bà Hương rủ bà T. cùng hùn tiền mua. Thời gian đầu bà “thả” cho bà T. trúng được vài vụ lời mấy chục triệu đồng, bằng cách dàn dựng những vụ mua cổ vật để bà T. cùng hùn tiền, sau đó bán được giá và trả tiền vốn lẫn lãi.

Ở Nha Trang, người em ruột Nguyễn Thị M. cũng mừng cho chị gái có thêm được mối làm ăn béo bở.

Hơn tháng sau, bà Hương mở rộng địa bàn buôn bán vào Nha Trang và móc nối với bà M.. Sau hai bận liên kết làm ăn, bà M. cũng được chia gần 20 triệu đồng tiền lãi sau khi hùn vốn mua cái bình gốm có men và một bộ đồ trà sứ xanh trắng...

Về lại Hà Nội, bà Hương bắt đầu mời hai chị em bà T. hùn tiền, khi thì mua cái chóe, lúc mua bộ ấm trà, khi mua cái ống bút sứ Trung Quốc, lúc mua bộ đĩa gốm celadon thời Minh...

“Bà Hương cho chị em bà T. lời vài ba lần được vài chục triệu đồng chia nhau là mê mẩn chuyện buôn đồ cổ. Sau đó tiến tới những món đắt tiền. Những cái chóe Móng Cái giá tầm 10 triệu đồng nhưng hô lên 180 triệu đồng, kêu hai chị em bà M. góp 90 triệu đồng.

Mua xong cho người điện thoại đến bà T. hoặc bà M. trả giá tới 300 triệu đồng. Cuộc điện này nói đã liên hệ với bà Hương nhưng bà Hương bảo mua chung nên phải hỏi ý kiến hai người cùng hùn tiền.

Bàn bạc sau cuộc điện thoại thì bà Hương bảo tùy nhưng giá cả chắc chắn còn cao, cao nữa, đừng bán vội. Ngày mai thêm một người khác gọi điện nữa trả giá cao hơn.

Bà Hương cũng sắp xếp theo cách tình cờ gặp một bạn hàng ở quán cà phê, chuyện trò, hỏi han chuyện đồ cổ, rồi người này mua giá rất cao... Có khi đang ngồi uống cà phê chung thì cho người điện thoại đến hỏi mua đồ cổ với giá cao. Cuộc điện được bà Hương mở loa ngoài cho cùng nghe.

Ai nghe cũng cảm thấy sướng. Trong khi đồ thì bà Hương giao cho mà giữ, chẳng mất đi đâu. Cứ như thế, hai chị em bà T. góp vào bạc tỉ, nhưng thực tế đồ cổ đang giữ bán trên thị trường chỉ được vài chục triệu đồng!...” - Toàn cho biết.

Cho đến nay cả bà T. lẫn bà M. đều biết mình bị bà Hương lừa. Bà T. còn đỡ vì gia đình có điều kiện. Riêng bà M. thì trong cảnh túng quẫn vì nhà cửa bị cầm cố, vợ chồng lục đục, con cái nheo nhóc, thiếu thốn, không biết đường nào mà “gỡ”.

Cái đĩa bọ ngựa khi đang trưng bày tại Huế thì đã có người chụp ảnh lại và chào bán ở Hà Nội

 

“Bán vịt trời”

Tháng 3-2014, nhà sưu tập N.V.B. (TP.HCM) nhận được lời mời mua chiếc tô đồ sứ ký kiểu thời các chúa Nguyễn từ một phụ nữ ở Hà Nội. Chiếc tô nếu nguyên vẹn có giá hơn 100 triệu đồng nhưng chỉ được chào bán 70 triệu đồng.

Khi trao đổi qua điện thoại một vài đặc điểm về tình trạng có bị “re” (nứt), sứt, sửa hay không, tình trạng nước men như thế nào, ông B. đề nghị gửi ảnh qua email để xem hàng.

“Mới xem qua ảnh tôi thấy quen quen, không chỉ ở chiếc tô mà cả vài chi tiết về không gian xung quanh nó. Nhìn đi nhìn lại, hóa ra cái tô trong bức ảnh chính là của tôi, và là hiện vật đang được triển lãm tại Huế từ hơn một năm trước đó” - ông B. kể.

Tương tự, nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng (Huế) nhận được một cuộc điện từ Hà Nội hỏi về chiếc đĩa “con bọ ngựa” là đồ ký kiểu (triều đình đặt các lò gốm sứ ở Trung Quốc làm) thời Lê - Trịnh. Người này được một dân buôn chào bán gấp vì đang cần tiền nên có giá rất rẻ.

“Nhìn qua chiếc đĩa trong email tôi thấy nghi nghi vì quen quá. Vì ảnh chụp qua gương, hai cái tô khác cũng đồ sứ ký kiểu. Tôi chợt giật mình vì nhận ra chiếc đĩa là của mình lúc ấy đang triển lãm tại nhà trưng bày số 15 Lê Lợi, TP Huế!” - ông Hoàng kể.

Cả ông B. lẫn ông Hoàng đều nhận ra đồ của mình nên không bị mắc lừa. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người buôn và sưu tầm trên khắp cả nước đã bị “sụp bẫy” bằng chiêu thuật mà người trong giới gọi là “bán vịt trời”.

Người lừa gồm một nhóm, có mặt ở cả những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Huế. Chiêu trò của các nhóm này rất tinh vi, đánh vào lòng tham của người trong giới.

Khi đến bảo tàng, triển lãm cổ vật, đến xem một bộ sưu tập tư nhân hay bắt gặp những món cổ vật có giá trị ở đâu đó, họ chụp ảnh lại rồi chào bán. Cái giá đưa ra chỉ bằng phân nửa hoặc 60 - 70% giá thị trường.

Sau khi gửi ảnh và cam kết nhiều thứ, những người này yêu cầu chuyển tiền đặt cọc để gửi hàng, sau đó mới chuyển hết số tiền còn lại.

Trước những món hời, người mua thường đặt cọc số tiền khá lớn để chắc mẩm chuyện đồ vật sẽ sớm đến tay mình. Và sau khi nhận được tiền cọc, những người bán này biến mất, điện thoại cũng ò í e...

Với chiêu lừa kể trên, nhóm này đã lừa không biết bao nhiêu người trong giới cổ vật, kể cả người buôn sành sỏi.

__________

Kỳ tới: Mượn đồ thật, trả đồ nhái

 

 

 

Những cú lừa trong thế giới đồ cổ - Kỳ 2:

 

Mượn đồ cổ thật, trả đồ nhái

04/09/2015

TT - Mượn tranh quý để chép y như thật rồi trả lại bức tranh nhái; bán những vật dụng có giá trị trong gia đình, kể cả những đồ cổ quý trên bàn thờ rồi làm đồ mới thay vào...

 

Nếu không rành nghề và có kinh nghiệm thì rất khó phân biệt giữa đồ sứ mới làm theo lối cổ và đồ cổ

>> Kỳ 1: Món ngon “bánh vẽ” và món hời “vịt trời”

Những chiêu lừa ấy được đánh giá có thể xảy ra đối với bất kỳ gia đình nào có hiện vật quý.

Mượn tranh thật, trả tranh nhái

Ông H.T.C., một đạo diễn điện ảnh ở Sài Gòn, rất nổi tiếng trong nghề buôn bán cổ vật cũng như tranh tượng. Được biết đến là người rất sành sỏi, có chuyên môn rất cao về tượng Chăm và tranh Việt thời Đông Dương, song về cuối đời ông lại bị lừa hai vố ở chính thứ hàng mà mình rành nhất.

Giữa thập niên 1990, tại một ngôi nhà ở Sài Gòn, ông H.T.C. mua một tuyệt tác tranh của danh họa Dương Bích Liên vẽ chân dung một thiếu nữ. Chẳng ai nghi ngờ về chuyện thật giả vì bức tranh trông cũ kỹ, người bán cũng chính là chủ nhân và là nhân vật trong bức tranh.

Người phụ nữ này vốn là một dược sĩ, con cháu một gia đình khá tiếng tăm ở khu vực phố cổ Hà Nội. Trước năm 1945 khi còn là thiếu nữ, vẻ đài các “rất Hà thành” khiến nhiều chàng trai mê đắm.

Người thiếu nữ nhận lời làm mẫu cho rất nhiều họa sĩ thuộc Trường Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có Dương Bích Liên và được danh họa tặng bức tranh vẽ mình.

Sau năm 1975 nữ dược sĩ này cùng chồng con vào Nam, sinh sống ở Sài Gòn và không quên đem bức tranh kỷ vật theo vào. Một thời gian sau bà mất, những người con túng thiếu nên chấp nhận bán bức chân dung của mẹ cho ông H.T.C. với giá cao.

Mua xong, ông C. chuyển tranh sang Singapore bán. Bức tranh được nhà sưu tập Q. mua cùng lô tranh của nhiều họa sĩ Đông Dương khác, mỗi bức đến hàng chục nghìn USD.

Sau một thời gian sự việc tưởng chừng đã thành dĩ vãng, nào ngờ giới buôn bán ở TP.HCM rộ lên thông tin bức tranh ông C. bán là tranh nhái. Chuyện đến tai, ông Q. đưa bức tranh nọ đi thẩm định thì quả là tranh giả. Không nóng vội, ông Q. bay về TP.HCM bí mật tìm hiểu.

Lần theo manh mối, ông tìm đến nhà của một vị họa sĩ đã quá cố và gặp bức tranh tương tự của Dương Bích Liên.

Nhận ra đây là bức tranh thật, con cháu cũng đồng ý bán, ông mua về Singapore rồi đem đi giám định. Tranh thật 100%. Ông H.T.C. sau đó phải bồi thường bức tranh giả kia.

Thì ra suốt mấy mươi năm, chủ nhân bức tranh treo đồ giả mà không biết. Theo lời kể của con trai người dược sĩ đã quá cố, sau khi từ Hà Nội vào Sài Gòn ổn định cuộc sống, nhiều người trong giới họa sĩ biết bà vừa là người mẫu, vừa sở hữu bức tranh quý của Dương Bích Liên.

Một người bạn họa sĩ rất thân tình, sau nhiều lần đến ngắm nghía, khen ngợi đã mượn bức tranh về chép lại để treo cho vui và được chủ nhân đồng ý. Nào ngờ khi trả người họa sĩ không trả tranh gốc mà lại trả bức tranh nhái khiến sau này ông H.T.C. chịu một phen lao đao.

 

“Chuyên gia Chăm” mua nhằm hàng nhái

Vụ việc thứ hai diễn ra vào đầu thập niên 2000, khi ấy “chuyên gia Chăm” H.T.C. vào một hiệu buôn quen biết ở phố cổ vật Lê Công Kiều tại Sài Gòn. Người này giới thiệu bức tượng Chăm bằng vàng vốn gắn trên linga (sinh thực khí nam, gắn liền với tượng gọi là mukha linga - PV).

Trông bề ngoài có vẻ thật, kèm theo xuất xứ đào được từ Quảng Nam, ông H.T.C. mua về và đưa sang Hong Kong bán trong cửa hàng đồ cổ của mình. Một nhà sưu tập quốc tế đến mua với giá rất cao.

Tuy nhiên, sau một thời gian thì phát hiện là đồ nhái, nhà sưu tập này trả lại cho ông H.T.C.. Đem tượng nhái đến lại chủ cũ ở phố Lê Công Kiều, người này giả lả: “Cỡ chuyên gia đồ Chăm như chú mà còn nhìn không ra huống chi buôn bán xẹt xẹt như tụi con!”.

Người này cũng đồng ý nhận lại bức tượng, nhưng hoàn tiền bằng cách cấn lại các món đồ cổ khác với cái giá đội lên rất nhiều lần.

Những vố lừa ấy trở thành giai thoại “kinh điển” đối với giới cổ ngoạn Sài Gòn, đồng thời là bài học “giỏi thì đừng chủ quan” cho người trong giới.

“Anh ấy là người nổi tiếng mua bán đồ cổ cao cấp, nhất là tượng Chăm và tranh thời Đông Dương và là người có công rất lớn đặt nền móng cho vị trí cổ vật cũng như tranh Việt trên thương trường quốc tế.
Hai vụ việc trên, số tiền bỏ ra để đền chẳng là gì đối với anh, nhưng mất mát lớn nhất của anh chính là mang tiếng bán đồ giả!” - một nhà nghiên cứu cổ vật ở TP.HCM nhận xét.

 

Thuê vẽ bằng một bức ảnh chụp tranh kèm theo kích cỡ thì trong một ngày có ngay bức tranh y chang tranh thật  với cổ vật

 

Đánh tráo hiện vật trên bàn thờ

Hơn một năm kể từ ngày ông T.P., người đang giữ ngôi phủ ở cố đô Huế, bán cái đĩa trà cổ trên bàn thờ tổ, con cháu và họ hàng ông vẫn hoàn toàn không biết gì. Ông nội của ông P. vốn là một vị quan có phẩm hàm khá lớn dưới triều Nguyễn nên cổ vật rất nhiều.

Chiếc đĩa trà đang thờ trên bàn thờ từ hơn cả trăm năm nay là đồ sứ ký kiểu do triều đình nhà Nguyễn đặt làm ở Trung Quốc, thuộc hàng có giá.

Đây gọi là "hàng chữ nhật” vì dưới đáy có ghi chữ “nhật” bằng Hán tự, biểu thị đồ triều Nguyễn đặt các lò sứ ở Giang Tây (Trung Quốc) làm để dùng riêng trong cung đình. Chiếc đĩa có đường kính gần một gang tay, vẽ đồ án sơn thủy rất đẹp.

Chung, một dân buôn đồ cổ, nhiều lần lân la đến làm quen với ông P., chủ yếu để hỏi mua đồ cổ. Thật ra từ trước đến nay ông P. đã bán đi khá nhiều đồ cổ quý hiếm, từ nhiều đồ dùng bằng gốm sứ, đồ gỗ gia dụng, áo dài ngày xưa và một số sách chữ Hán cổ, kể cả một số bức tranh bằng vải và giấy của gia đình.

Thế nhưng bộ đồ đồng và đồ sứ trên bàn thờ, mà quý nhất là chiếc đĩa sứ ký kiểu và cái khay gỗ sưa chạm trổ tuyệt đẹp thì ông P. chưa nghĩ đến.

Sau nhiều lần hỏi mua với giá lên đến mấy chục triệu đồng, ông P. bảo với Chung rằng nếu có một chiếc đĩa và một cái khay tương tự thế vào chỗ thờ thì có thể bán được.

Nghĩ rất nhiều kiểu, cuối cùng Chung cũng tìm được một cách. Anh ra chợ tìm mua một đĩa sứ trắng không hoa văn của Trung Quốc với kích thước tương tự. Đưa chiếc đĩa sang một cơ sở pháp lam của Huế, kèm theo bức hình đồ án trang trí trên chiếc đĩa thật và trôn đĩa có chữ “nhật”.

Cơ sở này vẽ đồ án màu xanh trắng lên chiếc đĩa và đem nung. Hình vẽ cái đĩa đánh tráo cho dù rất giống nhưng khá xấu xí và màu xanh khá non, không đạt. Nhưng theo lời ông P. thì sẽ chẳng ai trong gia đình và dòng họ có thể phát hiện.

“Không ai nghi ngờ đâu mà cũng chẳng ai dám đến bàn thờ lật đồ ra để xem đồ giả hay đồ thật cả!”. Tương tự, chiếc khay cũng được Chung chụp hình, đo kích thước rồi thuê nhóm thợ chạm ở Nam Phổ (Phú Thượng, Phú Vang) làm y như thật, giao cho ông P. để lấy cái khay gỗ sưa cổ rồi đưa ông mười mấy triệu đồng...

Theo lời của Chung thì bức hoành cuốn bằng gỗ dài 1,8m, sơn son thếp vàng khắc bốn chữ “nền nếp gia phong” cũng đã bị thuê làm mới và đánh tráo. Bức hoành cổ này được Chung mua từ hơn một năm trước, nay nằm trong tư gia một vị giáo sư ở Hà Nội.

___________

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20150904/muon-do-co-that-tra-do-nhai/963093.html

 

 

 

Những cú lừa trong thế giới đồ cổ - Kỳ 3

 

​Chiêu trò “tranh tối tranh sáng”

05/09/2015

 

TT - Sau nhiều ngày thuyết phục với lý do “rút kinh nghiệm cho người khác”, anh Nguyễn Văn Tuấn, một kiến trúc sư đã đồng ý chia sẻ câu chuyện bị lừa mua đồ giả “đau đớn nhất trong đời”.

 

Không biết đâu là thật, đâu là giả trong số những món hàng này ở miền núi

>> Kỳ 1: Món ngon “bánh vẽ” và món hời “vịt trời”

>> Kỳ 2: Mượn đồ cổ thật, trả đồ nhái

Tháng 9-2012, khi chiếc tàu cổ ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi rộ lên, anh Tuấn (người Hà Tĩnh, hiện sinh sống tại TP.HCM) chợt thấy sức hút mãnh liệt từ những món đồ “C” (celadon) từ con tàu mang lại.

Không mê sao được khi những cái đĩa, cái tô, cái thạp bằng gốm đanh như đá, với những lớp men xanh ngọc sáng long lanh dù sau hàng mấy trăm năm ngâm mình dưới nước biển.

Cũng từ thông tin báo chí, anh cũng biết rằng hiện vật đồ thật thời Minh còn nguyên men như thế là không quá nhiều, ngay cả ở Trung Quốc và giá cả của nó thuộc hàng đẳng cấp cao của thế giới...

Đau với đồ đểu

Không cưỡng lại mình, Tuấn xin nghỉ phép tức tốc ra Quảng Ngãi. Đến Châu Thuận Biển, anh hòa mình vào không khí “sôi sục” của hàng ngàn người dân ngày ngày ra nhìn về chiếc tàu đang được bảo vệ hiện trường nghiêm ngặt.

Rồi anh dò hỏi chuyện cổ vật thì được biết rất nhiều ngư dân đang cất giữ đồ quý vớt được từ chiếc tàu đắm nọ.

Sẵn tiền mang theo, anh liền chọn mua. Những cuộc mua bán trong tranh tối tranh sáng cứ thậm thò thậm thụt, bởi vì thôn Châu Thuận Biển lúc ấy rất căng thẳng, đi đâu người ta cũng e dè, nghi anh là trinh sát công an.

Một cái thống gốm celadon được lôi ra từ rương sâu, trong đống quần áo cũ. Những chiếc đĩa gốm lớn men xanh còn láng bóng được giấu sâu trong hũ gạo. Hay những chiếc tô nằm dưới lớp cát nền nhà...

Những câu chuyện về mỗi hiện vật, nào là khai thác chùng lén, nào là tranh giành lúc nửa đêm, làm Tuấn không hề nghi ngờ gì về những chiếc bình, chiếc thống, cái đĩa, cái tô, cái hũ... Việc của anh là chỉ có mua, và mua với một niềm tin rằng đây chắc chắn là đồ cổ thật.

“Khi ấy tôi đã mua quá nhiều, đủ loại: thống, ấm chén, đĩa, tô... và tiền cũng đã cạn. Định trở về thì một người đến giới thiệu nhà ông Q. có cái đĩa rồng miệng rộng gần 30 phân. Chờ đến chạng vạng, tôi qua xem.

Chiếc đĩa tuyệt đẹp với con rồng cuộn nổi giữa thân, xung quanh đĩa là những góc cạnh tựa hình cánh sen rất đặc biệt.

Tôi quyết: phải mua thôi! Ngay trong đêm, số tiền gần 100 triệu đồng tức tốc được bạn bè chuyển vào tài khoản, và đến hôm sau thì chiếc đĩa tuyệt quý nằm gọn trong tay tôi trên đường từ Quảng Ngãi về lại Sài Gòn”.

Về đến Sài Gòn, anh mời một số bạn bè, chủ yếu là dân kiến trúc sư đến xem các “báu vật” như là chiến công trong một trạng thái rất đắc thắng. Nhiều ngôn ngữ chuyên môn về các hiện vật được Tuấn trích từ các bài báo, từ niên đại, tính chất men, vì sao quý, sự tồn tại của nó, đặc tính như thế nào... kèm theo câu chuyện mua được ở những ngôi nhà ngư dân.

Bạn bè há hốc mồm ngưỡng mộ, thậm chí còn có chút... ghen tỵ cho sự “trúng mánh” của anh. Thế rồi một anh bạn đưa một người trong nghề, rất am hiểu cổ vật đến xem và cũng để định giá những “báu vật” này. Vị này nhìn vài món và im lặng suốt buổi.

Trong khi lòng Tuấn thì cứ háo hức, chờ đợi được mấy lời khen về sự quý, hiếm, đắt đỏ... Giây phút trông chờ nhất thì người giám định lảng qua chuyện khác. Hồi lâu anh gặng hỏi và người giám định mới lặng lẽ lắc đầu.

“Bầu trời lúc đó đổ sụp. Nhưng tôi vẫn chưa tin, vẫn bán tín bán nghi mà trạng thái lúc đó là hi vọng anh này có thể vì một lý do nào đó, như ghen ghét chẳng hạn, đã nói khác đi về những cổ vật quý giá của mình”.

Một thời gian sau, trong số hơn 30 món đồ “C” mà anh đã bỏ ra số tiền khoảng 1 tỉ đồng để mua, chỉ có một cái hũ nhỏ giá chừng vài triệu đồng được xác định là đồ gốm thời Minh “xịn”. Tất cả những thứ còn lại đều là đồ... đểu.

“Đau nhất là rất nhiều món trong đó là đồ rất thấp cấp, chỉ cần tinh ý một tí là nhận ra ngay nhưng đã quá muộn!” - Tuấn nói.

 

Cái đĩa thời Minh đồ “nhái” thuộc loại đẹp được người dân mời mua

 

Dàn cảnh “mua tận gốc”

Ông A. là một Việt kiều từ nước ngoài về TP.HCM. Vốn là một người rất am hiểu văn hóa lịch sử, có điều kiện và chơi cổ vật lâu năm, khi nghe một gia đình ở Huế đang cần bán mấy món đồ sứ ký kiểu, ông bay ngay ra Huế trong một sự háo hức.

Về một làng quê vùng ven, trong ngôi nhà cổ ánh sáng lờ nhờ, một cụ bà lọm khọm mở tủ thờ lôi ra mấy món đồ sứ cất ở trong ngăn.

Không thể nghĩ đến đó là cảnh lừa, ngược lại trong lòng ông A. còn nghĩ đến việc mua để giúp đỡ phần nào cho bà cụ nên mua vội bốn món hơn 100 triệu đồng.

Đem về lại TP.HCM với một “niềm tin sắt đá” là đồ “xịn” và cái giá cũng quá hời, ông A. khoe với rất nhiều người. Xem qua, nhiều người biết ngay là đồ giả vì dấu vết đồ giả quá lộ liễu.

Ông A. chưng hửng chưa dám tin là sự thật thì một người thân thiết với ông khuyên rằng: “Nếu những món này là đồ thật thì chúng cũng lên đến hơn 400 triệu đồng, không tới được tay anh đâu.

Chỉ cần có thông tin là dân buôn Sài Gòn bay ngay ra Huế hay bất cứ nơi đâu. Còn nếu không tin, anh cứ thử ra phố Lê Công Kiều hỏi bán thì biết ngay là giả hay thật!”.

Tương tự, nhiều dân buôn ở miền Trung non tay liên tiếp “cớp” phải đồ giả khi đi mua đồ cổ ở vùng sâu vùng xa, cho dù đó là những bản làng nằm sâu trong núi, cách xa cả ngày đường.

Minh, một “dân chạy” ở Quảng Ngãi, kể vào đầu năm 2015, trong chuyến đi lên một xã miền núi thuộc huyện Trà Bồng đã mua về cặp tô sứ thời Thanh rất đẹp trong nhà một người dân tộc Kor.

Rất mừng vì chắc mẩm đồ thật với giá hời, Minh ôm lô đồ về xuôi. Vài ngày sau khi giới thiệu, một dân buôn từ Huế chạy vào Quảng Ngãi. Khi Minh đưa đồ ra thì hỡi ôi là đồ giả.

Thì ra những dân buôn khác lừa bằng cách đưa đồ giả cổ lên núi, vào các bản làng xa xôi rồi câu kết với người dân địa phương lừa những người buôn khác.

Bằng chiêu này, rất nhiều dân buôn đồ cổ đã mua phải đồ giả mà khi phát hiện đành phải ngậm đắng nuốt cay vì chẳng thể lấy lại được xu nào.

“Nhà của đồng bào địa phương thường xông khói mịt mù, phần thì bụi bám. Vì vậy, chỉ cần một thời gian đồ sứ đã có một lớp phủ bên ngoài tương tự lớp “patin” gọi là “màu thời gian” vậy.

Do đó, người mua đồ xưa trên núi rất dễ gặp phải đồ giả cổ hoặc đồ mới mà tưởng nhầm đồ cổ” - một nhà sưu tập nhận xét.

 “Những người lừa rất ma mãnh, họ đánh trúng tâm lý của người mua lúc ấy, hoàn toàn tin tưởng vào nguồn gốc của hiện vật vừa trục vớt.

Trong khi bên ngoài lực lượng của chính quyền, công an bố trí rất nhiều, cho nên việc mua bán chỉ diễn ra trong cảnh tranh tối tranh sáng.

Mà với đồ cổ, người rành khi mua soi kỹ, rọi kỹ từng li từng tí còn mua phải đồ giả, huống chi mua trong hoàn cảnh tranh tối tranh sáng không nhầm mới là lạ!” - nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng (Huế).

___________

Kỳ tới: Bức tượng “mỗi ký 80 triệu USD”

THÁI LỘC (thailoc@tuoitre.com.vn)

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20150905/chieu-tro-tranh-toi-tranh-sang/963873.html

 

 

Những cú lừa trong thế giới đồ cổ - Kỳ 4

 

Bức tượng “mỗi ký 80 triệu USD”


 

TT - Tin theo lời đồn mỗi ký đồng đổi màu giá 80 triệu USD, chị Vũ Thị Hương bị cuốn vào một cuộc mua bán bức tượng, nhưng thực chất là một cuộc lừa bài bản và tinh vi đến không ngờ...

 

 

 

Những bức tượng giả của nhóm lừa đảo - nh: TÙNG TRẦM
Những bức tượng giả của nhóm lừa đảo - nh: TÙNG TRẦM

 

Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ “lừa đảo tượng cổ đổi màu” tại TAND tỉnh Kiên Giang hôm 13-7-2015 thu hút sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều người.

Sự thu hút không phải tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án mà nằm ở chiêu lừa, những chiêu lừa tinh vi và hoàn hảo đến không ngờ.

 

Cái kết cho những kẻ lừa đảo

Đứng trước vành móng ngựa là ba bị cáo: Trà Trung Tín, Nguyễn Văn Song (cùng trú tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) và Nguyễn Thị Tuyết Lan (trú ở thị trấn Gò Quao, Kiên Giang). Bảy người bị hại sống nhiều nơi như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bình Thạnh và Thủ Đức (TP.HCM), Tân Uyên và Thuận An (Bình Dương), Long Biên và Thanh Trì (Hà Nội).

Trà Trung Tín vốn buôn bán đồ đồng mỹ nghệ, sau đó đi cóp nhặt “bí kíp” làm tượng đồng đổi màu, rồi cùng câu kết với Lan và Song đóng giả làm người thân hoặc vợ chồng để lừa đảo. Chiêu thứ nhất mà Tín học được là làm tượng đồng “tự đổi màu”.

Tín mua tượng đồng mới, thuê thợ hàn gió đá đổ chì vào tượng cho nặng, dùng axit rửa sạch lớp xỉ, sau đó dùng một loại axit khác quét lên bề mặt rồi quét lớp thủy ngân lên.

Nếu dùng vật nhọn rạch hay giũa đi giũa lại thì chỉ sau ít phút thủy ngân sẽ kéo liền lại, che phủ dấu vàng màu bông bí của đồng bên trong. Tín lu loa với người mua là đồng tự đổi màu.

Chiêu thứ hai mà Tín tìm được là làm tượng đồng đen. Tín mua tượng giả cổ, thuê thợ đổ chì vào đầy bên trong cho nặng, rồi thoa dung dịch CuSO4 lên bề mặt và ngâm trong nước javel...

Tín móc nối với Nguyễn Thị Tuyết Lan và Nguyễn Văn Song, diễn giải chiêu trò cách biến đồng đổi màu và đóng giả làm người thân hoặc vợ chồng để tìm cách lừa bán tượng giả.

Với thủ đoạn trên, từ đầu năm 2013 đến tháng 5-2014, ba bị cáo đã tiến hành lừa đảo bốn vụ, chiếm đoạt tài sản của bảy người với số tiền hơn 2 tỉ đồng...

Đến cuối năm 2014, từ đơn tố giác của các nạn nhân, Công an tỉnh Kiên Giang đã vào cuộc điều tra, lật tẩy các trò lừa đảo. Ngày 12-8-2014 Song và Lan bị bắt. Hơn nửa tháng sau, ngày 30-8-2014, đến lượt Tín phải tra hai tay vào còng.

Cả ba bị cáo bị quy tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Tín bị 17 năm tù, Song 12 năm tù và Lan 7 năm tù. Bản án cũng cho biết liên quan đến trò lừa đảo còn có một người tên Tuấn (ở La Gi, Bình Thuận) - theo lời khai của Tín, tuy nhiên nhân thân và lai lịch không chứng minh được.

Sập bẫy “tượng đồng đổi màu”

Nạn nhân Vũ Thị Hương - Ảnh: THÁI LỘC
Nạn nhân Vũ Thị Hương - Ảnh: THÁI LỘC

Cuối tháng 7-2015, lần theo bản án, chúng tôi tìm đến nhà một nạn nhân là chị Vũ Thị Hương (phường 2, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng). Dù đã giới thiệu trước là nhà báo, nhưng chị Hương tiếp đón chúng tôi trong trạng thái rất căng thẳng vì lo sợ là người nhà phạm nhân đến trả thù.

Sau một hồi trấn an bằng thẻ nhà báo và những giấy tờ liên quan, cùng câu chuyện và sự chia sẻ, chị Hương mới trấn tĩnh để kể câu chuyện. Chị cho biết: “Chiêu lừa quá hoàn hảo, tinh vi đến mức quá dã man”...

Giữa năm 2012, một người bạn của chị Hương tên D. đến Bảo Lộc chơi và có nói nhiều về chuyện đồng đổi màu.

Cho dù chị bỏ ngoài tai nhưng D. cứ nằng nặc kể, nào là rất nặng, bằng nắm tay mà cả chục ký, dùng dao rạch qua thấy màu vàng bông bí bên trong rồi để một lát thì tự liền lại, nào là mỗi ký sẽ được một tập đoàn mua đến 80 triệu USD...

Nghe chuyện khó tin nên chị Hương để ngoài tai. Một thời gian sau qua Phan Thiết có việc, chị Hương ghé thăm bạn thì D. khuyên nên đi môi giới đồng đen, chỉ cần ít tiền đối ứng cho tập đoàn sẽ rất nhanh giàu.

Khi về lại Lâm Đồng, D. gọi điện nhờ chị Hương tìm mối bán thông tạp cho một người bạn tên Tuấn làm nghề san lấp mặt bằng. Sau khi được giới thiệu, trong khoảng mười ngày đầu, tối nào Tuấn cũng điện thoại chuyện trò, tạo cảm giác quen thân.

Đầu năm 2013 Tuấn lên Bảo Lộc. Trong bữa cơm chung, Tuấn chợt hỏi: “Có bao giờ Hương nghe chuyện đồng chưa?”. “Anh có hả?”. “Anh không có, nhưng người nhà bạn anh ở Rạch Giá cào được hai cái rương, trong có bức tượng gần cả tạ vàng 18k và mấy món tượng đồng rất quý!”.

Nghĩ đến bức tượng 80 triệu USD mỗi ký, chị Hương vặn hỏi và được nối máy cho Trung (Trà Trung Tín giả danh) ở Rạch Giá.

Nghe Tín diễn tả y chang như lời D. nói hôm nào. Diễn biến rất tự nhiên của sự việc đã khiến Hương tin ngay và đặt vấn đề giá cả để mua. Tín mời chị Hương về Kiên Giang để giao dịch.

Điện thoại lại cho D. kể về toàn bộ câu chuyện, D. khuyên nên đi ngay nên chị Hương thuê xe cùng Tuấn đi Kiên Giang liền trong đêm.

Tại Kiên Giang, Tín giới thiệu sang Tư (Nguyễn Văn Song giả danh), người giữ những bức tượng tại ấp 8, xáng 1, huyện An Minh. Sau nhiều lần “cò kè”, chị Hương mới tiếp cận được bức tượng và thử bằng giũa sắt.

“Tư lấy ra một pho tượng nhỏ màu sáng sẫm, cao chừng 15cm kể cả bệ ngồi. Tưởng nhẹ tôi cầm thử nhưng rất nặng, phải bê cả hai tay mới nổi. Tôi giũa qua thì thấy lộ ra màu vàng bông bí. Sau chừng năm phút, vết giũa tự lành trả lại màu sáng sẫm ban đầu. Tôi gọi về Bình Thuận cho D., cậu ấy nói cứ tìm cách giữ chân, để D. đưa người của tập đoàn xuống!”.

Sau hơn một tuần, chị Hương hỏi mượn và nhờ D. mang tiền về Kiên Giang mua tượng. Bức tượng sau đó được chị Hương mua với giá 545 triệu đồng, rồi đưa về Bình Thuận để “giao cho tập đoàn”.

Ngày 21-1-2013, tượng được khò qua máy và lộ rõ đồ giả, chị Hương tức tốc về Kiên Giang. Ngày 22-1-2013, chị trình báo Công an Kiên Giang toàn bộ vụ lừa đảo nói trên...

Chị Hương kể chuỗi ngày tiếp theo là khoảng thời gian kinh hãi nhất trong đời. Trước tiên, D. buộc chị phải trả gấp 400 triệu đồng, nếu không dọa kiện Hương cấu kết với nhóm lừa đảo. Chị phải bán toàn bộ xe cộ, vật dụng trong nhà và vay nóng bên ngoài để đủ tiền trả cho D..

Sau khi vay nóng hai tháng không có tiền trả, ngày nào cũng có nhóm “đầu gấu” đến đòi tiền với đủ trò dọa dẫm, đập phá đồ trong nhà. Sức ép quá lớn buộc chị xin chồng cầm cố ngôi nhà để vay ngân hàng trả nợ.

Cho đến cuối tháng 7-2015, chị cho biết vẫn còn nợ 300 triệu đồng, gồm ngân hàng 270 triệu đồng và 30 triệu đồng vay bên ngoài.

Tiền bạc mất chưa nói. Mất mát lớn nhất của chị Hương chính là khủng hoảng tinh thần suốt thời gian dài. Đặc biệt sau vụ việc, chuyện vợ chồng của chị cũng tan vỡ...

“Dù càng kể càng đau, nhưng tôi cũng mong chuyện của tôi được nhiều người biết để tránh những chiêu lừa tán gia bại sản này. Tôi cũng nhờ cơ quan pháp luật có biện pháp buộc bên lừa đảo trả lại số tiền mất mát mà tòa đã tuyên cho tôi!” - chị Hương chia sẻ.

_______________

Kỳ tới: Đồ giả ung dung vào... bảo tàng

 

Những cú lừa trong thế giới đồ cổ - Kỳ 5

 

Đồ cổ giả ung dung vào… bảo tàng

 

07/09/2015 13:25 GMT+7

 

TT - “Thật buồn cười. Năm 2013, tôi đến nhà S. thăm thì thấy bức phù điêu này trong sân. Tôi hỏi thì S. nói là đồ mới để chơi vui, giá chỉ 2,5 triệu đồng. Giờ thì thấy nó nằm trong... Bảo tàng Quảng Trị rồi”!

Biên bản bàn giao hiện vật phù điêu Brahma cho Bảo tàng Quảng Trị

 

Nhà nghiên cứu B. gửi tôi hình scan bài báo đăng trên một tạp chí sử học uy tín và không quên đính kèm bức ảnh cũ do ông chụp bức tượng này lúc ấy và chỉ ra những điểm vô lý...

 

Bản lý lịch hoành tráng

Lần theo bài báo, chúng tôi đến Bảo tàng Quảng Trị và được ông giám đốc Lê Đình Hào giới thiệu tác giả bài báo Hoàng Ngọc Thiệp, đang là cán bộ phòng nghiệp vụ của bảo tàng. Ông Thiệp dẫn chúng tôi tiếp cận bức phù điêu đang lưu kho bảo tàng.

Nhìn qua, có thể nhận ra ngay đây chính là bức phù điêu ở nhà anh S. từ mấy năm trước.

Từ hình chạm nổi thần Brahma, hình dáng những góc vát quanh phù điêu, rồi vết vỡ nhỏ trên ngón cái của bàn chân phải bức tượng; những vết mòn trên gờ của hai đồ vật mà vị thần này nắm trên tay; nốt màu vàng chừng 2cm2 ở viền phù điêu...

“Biên bản giao nhận” hiện vật có cả xác nhận của chính quyền địa phương ghi rõ: “Phù điêu thần Brahma được tạo tác trên một khối đá hình vòm cuốn, màu xám, có ba đầu, một mặt chính diện và hai mặt hướng về hai phía.

Tóc búi tó về phía sau, đầu đội mũ hình cánh sen, thân hình nở nang, rắn chắc, hai tay được tạc trong tư thế ép sát hông, khuỷu tay tựa lên hai bắp đùi, hai bàn tay cầm hai binh khí. Ngang hông có quấn dải xămpốt dài”.

Bản “lý lịch hiện vật” của Bảo tàng Quảng Trị cũng xác định rõ là: “Phù điêu Brahma. Đá sa thạch, còn nguyên hình dáng, nhiều chi tiết bị bào mòn bề mặt”.

Người sưu tầm hiện vật là Nguyễn Cường và Trịnh Cao Nguyên, cán bộ Bảo tàng Quảng Trị. Phù điêu cao 85cm, rộng 49cm. Văn bản cũng khảo tả đặc điểm về chất liệu, nội dung, tình trạng...

 

Phù điêu Brahma do nhà nghiên cứu B. chụp tại nhà ông S. ngày 1-11-2013 - Ảnh: T.B

Hiện vật được sưu tầm vào ngày 25-12-2013. Theo hồ sơ hiện vật, bức tượng được Bảo tàng Quảng Trị mua lại của ông Nguyễn Trí Tý - một người buôn cổ vật ở khu phố 8, phường 5, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị - với giá 17 triệu đồng.

Bản lý lịch hiện vật cũng cho biết: “Theo chỉ dẫn của những người chơi cổ vật trong Hội Di sản văn hóa Quảng Trị về một phù điêu Chăm, chúng tôi đã tiếp cận và nhận thấy đây là một tấm phù điêu tạc thần Brahma thường được thờ cúng ở các đền tháp Chăm.

Chủ nhân của tấm phù điêu, anh Nguyễn Trí Tý, cho biết trong lúc đào móng xây dựng nhà đã phát hiện nó nằm ở độ sâu hơn 1m, cách đây đã hơn 4 năm.

Khu vực phát hiện nằm kề khu đất gọi là cồn Giàng thuộc địa phận làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong; cũng trong khu vực này nhiều năm trước đây, Bảo tàng Quảng Trị đã đưa về và hiện đang trưng bày hai tấm phù điêu lá nhĩ, đầu tượng tu sĩ...

Nhận thấy đây là một hiện vật có giá trị cho nghiên cứu khoa học cũng như trong trưng bày và được sự đồng ý của chủ nhân, chúng tôi đã đưa hiện vật về bảo quản tại kho cơ sở của bảo tàng...

Qua nghiên cứu các họa tiết điêu khắc và căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về tháp Trà Liên, phù điêu Brahma này thuộc phong cách nghệ thuật Đồng Dương (nửa cuối thế kỷ thứ IX).

Với những giá trị đó của hiện vật, chúng tôi đã làm hồ sơ khoa học và pháp lý để đưa hiện vật về bảo quản tại kho cơ sở bảo tàng, phục vụ cho công tác nghiên cứu và trưng bày về sau”.

Người đứng tên duyệt bản lý lịch này là ông Mai Trường Mạnh, khi ấy là giám đốc Bảo tàng Quảng Trị.

 

Phù điêu lưu kho Bảo tàng Quảng Trị chụp ngày 14-7-2015 - Ảnh: THÁI LỘC

 

Bảo tàng “dính” quả lừa

Vào tháng 11-2013, người viết bài này cũng đã ghé thăm nhà anh S., một nhà buôn đồ cổ ở xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, và thấy bức phù điêu nói trên nằm lăn lóc ở sân.

Anh S. cho biết bức phù điêu hoàn toàn là đồ mới, được đưa về từ một vườn tượng ở Tuy Phước, Bình Định. Theo diễn giải của anh S., ở Bình Định hiện có rất nhiều vườn tượng tương tự, làm các loại tượng theo kiểu tượng Chăm cổ để bán.

Rất nhiều chủ khu nhà vườn, biệt phủ của đại gia mua về bày biện, đặc biệt là những khu du lịch lớn mua hẳn cả bộ sưu tập về trang trí sân vườn... Nhiều cơ sở, vườn tượng có những bức dầm mưa dãi nắng đến 20 - 30 năm nên trông cũ kỹ, người không rành nhìn qua rất giống tượng cổ.

“Nó 100% là đồ mới. Thật ra thì tui không mua bức phù điêu này đâu. Nhưng khi đổi đồ cổ với anh B. ở Bình Định lấy một món đồ sứ, do còn thiếu 2,5 triệu đồng nên anh B. cáp thêm cái phù điêu này vào luôn. Tui thấy cũng bắt mắt nên đem về để ở sân vườn cho vui!”- anh S. cho biết.

Để trong sân nhà anh S. một thời gian, một dân buôn cổ vật ở thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) đến xin nhận đem đi bán.

Người này đưa phù điêu ra Quảng Trị và bán cho một dân buôn cổ vật ở TP Đông Hà. Bức phù điêu sau đó được “vẽ” nên một lý lịch, xuất xứ, rằng là đào được từ một khu vực có phế tích tháp Chăm nổi tiếng để bán.

Ông Mai Trường Mạnh, giám đốc Bảo tàng Quảng Trị giai đoạn ấy (nay là giám đốc Thư viện Quảng Trị), thừa nhận vì không có kinh phí nên không có điều kiện để mời các chuyên gia có chuyên môn giám định.

Do đó, trước khi mua hiện vật, ông chỉ quyết định thông qua sự thẩm định bởi hội đồng khoa học của đơn vị gồm các cán bộ của bảo tàng.

“Cũng phải khẳng định rằng hội đồng khoa học cấp cơ sở của bảo tàng tỉnh thì trình độ kiến thức anh em cũng có hạn. Trong khi để giám định được hiện vật cần phải có chuyên gia giỏi và thiết bị máy móc.

Do đó, rất hạn chế trong chuyện trao đổi hiện vật”, ông Mạnh chia sẻ. Theo ông, mỗi năm nguồn của tỉnh Quảng Trị cấp cho việc sưu tầm hiện vật (gồm cả công tác phí và kinh phí họp hội đồng khoa học...) chỉ 50 triệu đồng. Do đó, “không thể mua được tư liệu hiện vật có giá trị được”.

Khi chúng tôi đưa thông tin từng tiếp cận với bức phù điêu này trước đó, và biết rõ nó là đồ mới kèm theo xuất xứ, ông Mạnh chua chát: “Có thể anh em bị lừa. Cũng do trình độ năng lực anh em đi sưu tầm hạn chế nên mới có thể nhầm. Đó là tai nạn nghề nghiệp, là điều không ai mong muốn!”.

 

Sai về phong cách

“Khuôn mặt của phù điêu tạc bị “bẹt”, không đúng phong cách, tạc không sắc sảo, không mang vẻ Chăm. Đây hẳn là tư thế thần Shiva múa điệu “Vũ trụ” mà đưa mặt thần Brahma vào là sai rồi.

Hai bầu vú tạc cũng không cân đối, vả lại phù điêu tạc ngực phụ nữ trong khi Brahma là nam thần. Xămpốt cũng rất lạ, mang phong cách Khmer nhiều hơn. Người tạc tượng sai kiến thức. Brahma thường cầm pho kinh Vệ Đà chứ không phải cầm những vật đang cầm.

Cách đây mấy năm, anh T.B. đã gửi tôi hình bức phù điêu này qua thư điện tử, tôi đã nói rõ những điều này và khuyên anh không nên mua, vì nhìn chung nó kiểu lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia!”- tiến sĩ B., chuyên gia về hiện vật Champa và Óc Eo ở TP.HCM (vì lý do tế nhị nên xin giấu tên), cho biết.

 

_____________

Kỳ tới: Nghi vấn quanh lô đồ sứ ký kiểu

THÁI LỘC - thailoc@tuoitre.com.vn

Nghi vấn quanh lô đồ sứ ký kiểu tại bảo tàng

 

TT - Nhắc đến lô đồ sứ ký kiểu (do triều đình đặt các lò sứ ở Trung Quốc làm) đang lưu kho Bảo tàng Lịch sử cách mạng Thừa Thiên - Huế, giới văn hóa và cổ ngoạn ở Huế đều “chì chiết” là đồ giả. 

 

Ông Nguyễn Xuân Yến và cái tô đồ sứ ký kiểu thời các vua Nguyễn - Ảnh: Thái Lộc

Ông Nguyễn Xuân Yến và cái tô đồ sứ ký kiểu thời các vua Nguyễn - Ảnh: Thái Lộc

 

Nghi vấn quanh lô đồ sứ ký kiểu tại bảo tàng

Nghi vấn này có từ suốt hơn mười năm qua, trong khi cơ quan chức năng vẫn “chọn giải pháp” im lặng.

Một buổi chiều muộn của năm 2001, ông Nguyễn Xuân Yến - chủ nhân tiệm đồ lưu niệm - cổ vật tại số 51 Lê Lợi, TP Huế (bây giờ) - chuẩn bị đóng cửa tiệm thì có một thanh niên bước vào.

Lô đồ cổ gây choáng

Anh ta đứng tần ngần trước tủ đồ cổ bằng sứ. Sáng sớm hôm sau, vừa mở cửa hàng, cũng người thanh niên ấy với balô trên vai bước vào cười chào ông Yến bằng giọng Bắc.

Sau lời thăm hỏi, người thanh niên cho biết quê gốc Nam Định, vào Huế bán lô đồ sứ ký kiểu cổ cho một người thân.

thi người này lấy đồ ra khỏi balô, ông Yến thấy choáng vì đây đều là những món ước mơ lâu nay của ông: chín đĩa trà tuyệt đẹp và hai tô hiệu đề Nội phủ thị trung vẽ đôi rồng và Nội phủ thị đoài vẽ cảnh sông núi.

Người này cho biết lô đồ xuất xứ từ một gia đình dòng dõi ở một xã biển bên kia phá Tam Giang, do hoàng thái hậu Từ Dũ trong cung gửi về nhờ cất giữ. Sau một hồi săm soi, ông Yến tin chắc là đồ thật và quyết định mua với giá 38 triệu đồng.

Sau khi mua, một số người trong giới đến xem, người thì gật gù, tán dương; người thì im lặng, dò dẫm. Ông Nguyễn Văn Thắng, chủ một tiệm đồ cổ gần đó, cũng đến xem và bị “hớp hồn” ngay vì nó quá đẹp.

“Nói thật khi ấy tôi tin là đồ thật vì nó hoàn hảo và đẹp tuyệt vời. Nhưng vì số lượng nhiều quá nên cũng sinh nghi, tôi khuyên ông Yến nên thận trọng rồi ra về”, ông Thắng nhớ lại.

Cũng trong buổi sáng ấy, một chuyên gia phục chế đồ gốm sứ đến xem. “Anh ấy không khẳng định là đồ thật hay giả mà chỉ cầm lên nhìn, giở mấy cái trôn lên nói “nghi nghi bác à!”, rồi đi. Nghi ngờ ấy tác động rất mạnh vào tôi nên tôi tiếp tục săm soi và nhận ra đây là đồ giả!”, ông Yến kể.

Đến 2g chiều cùng ngày, người thanh niên bán hàng lúc sáng tiếp tục đến với chiếc balô, hỏi ông Yến có mua hàng nữa không.

Người này tiếp tục soạn ra mấy đĩa sứ, đặc biệt là bốn tô ký kiểu thời Lê -Trịnh: Nội phủ thị đông vẽ ba con lân, Nội phủ thị nam vẽ sen cua, Nội phủ thị bắc vẽ sông núi và Nội phủ thị hữu vẽ rồng phượng.

Ông Yến khẳng định đây là đồ giả và yêu cầu người thanh niên phải trả lại 38 triệu đồng đã mua lô hàng hồi sáng.

Một mặt ông điện thoại báo công an, đồng thời ông cử người theo dõi người thanh niên trên đường về. Người thanh niên vừa về đến phòng trọ trong con hẻm đường Nguyễn Thái Học, trước sân vận động Tự Do, Huế thì cũng là lúc lực lượng công an của TP Huế ập vào.

Người này và một thanh niên khác trong phòng được mời về đồn công an cùng toàn bộ tiền bạc và một số đồ sứ chưa kịp bán.

Đĩa Nội phủ thị hữu, đường kính gần 30cm, được làm nhái nhưng đạt hơn 90% các tiêu chí của đồ thật. Nếu là đồ thật thì hiện vật này có giá bạc tỉ - Ảnh: N.V.M.

Đĩa Nội phủ thị hữu, đường kính gần 30cm, được làm nhái nhưng đạt hơn 90% các tiêu chí của đồ thật. Nếu là đồ thật thì hiện vật này có giá bạc tỉ - Ảnh: N.V.M.

 

 

Tỉnh mua và lưu kho

Tại trụ sở công an, cuộc đối chất giữa ông Yến và hai người bán đồ không có điểm dừng. Ông Yến khẳng định toàn bộ là đồ giả và ông bị lừa. Còn hai người bán thì khẳng định là đồ thật, có nguồn gốc xuất xứ hẳn hoi.

Công an khi ấy đã lập biên bản, tịch thu hiện vật lẫn 38 triệu đồng tiền hai thanh niên bán hàng cho ông Yến.

Để xác định thật hay giả, Công an TP Huế khi ấy đã mời Sở Văn hóa thông tin (cũ) đến giám định.

Giám đốc Sở Văn hóa thông tin khi ấy là ông Nguyễn Xuân Hoa đã quyết định thành lập hội đồng giám định do chính ông Hoa làm chủ tịch hội đồng. Hội đồng còn có một nhà nghiên cứu, lãnh đạo Công an TP Huế và hai vị cán bộ sở văn hóa.

“Thật ra lúc ấy chúng tôi cũng thấy ngờ ngợ. Nhưng vì nó đủ bộ và đẹp quá. Nhìn các chi tiết thì thấy nó như là đồ thật. Trước một số ý ngần ngại, chúng tôi yêu cầu chứng minh nguồn gốc.

Chủ nhân của lô hàng đã chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng khá rõ ràng, có cả chứng nhận của chính quyền địa phương. Vì vậy quyết định mua cho bảo tàng. Giá cả cũng không phải là đắt, thậm chí còn rẻ hơn so với thị trường”, ông Nguyễn Xuân Hoa nhớ lại.

Ông Nguyễn Xuân Yến cho biết có mấy lý do để ông xác định nó là đồ giả, đó là: sự nghi ngờ của chuyên gia phục chế gốm sứ; nhiều nét ở đuôi rồng có khác đôi chút so với đồ Lê - Trịnh; nước men cũng hơi non so với đồ cũ; không thể có chuyện đồ “nội phủ” vốn rất quý hiếm, vừa nguyên lành vừa đủ bộ đến mức như vậy...

Sau cuộc giám định, ông Yến tiếp tục khẳng định là đồ giả và nằng nặc đòi lại tiền của mình. Ông Nguyễn Xuân Hoa báo cáo UBND tỉnh và được tỉnh này duyệt chi 45 triệu đồng để mua mấy cái tô Nội phủ nọ.

Vài ngày sau, tại trụ sở Công an TP Huế, ông Yến nhận lại 38 triệu đồng, hai người bán đồ cũng đã được thả ra. Theo ông Văn Đình Thanh, khi ấy là giám đốc Bảo tàng Lịch sử cách mạng tỉnh, sáu cái tô khi ấy được tỉnh mua 44 triệu đồng, sau đó chuyển sang bảo tàng và lưu kho cho đến nay.

Ông Văn Đình Thanh cũng cho biết hơn một năm sau vụ việc kể trên, có thông tin cho biết kẻ bán món đồ đó (người Nam Định) đã bị bắt vì tội lừa bán rất nhiều đồ sứ ký kiểu giả ở miền Bắc.

Lúc đó thông tin về việc Sở Văn hóa thông tin mua đồ giả mới rộ lên. Nhiều người trong giới chuyên môn, kể cả một vị tiến sĩ chuyên ngành đồ sứ ký kiểu, nhiều lần nói thẳng về “vụ mua đồ giả” này.

Theo ông Thanh, lúc ấy tất cả chỉ dừng lại ở thông tin về người Nam Định lừa đồ giả bị bắt chứ không ai có đơn kiện tụng.

Khi chúng tôi đặt vấn đề vì sao nghe thông tin là đồ giả mà không lật lại vụ việc, ông Nguyễn Xuân Hoa cho biết:

“Trước thông tin đồ giả, tôi cũng nghe vậy thôi chứ không có chứng cớ gì. Lúc đó đã mua (hiện vật) được 1 - 2 năm rồi. Sở dĩ không lật lại vụ việc đó vì không có đơn thư kiện tụng hay phản ảnh nên không có cơ sở để xem xét. Còn nếu là đồ giả thì chúng tôi, hội đồng cũng không tránh được trách nhiệm!”.

Ông Hoa cũng cho rằng trong số những người khẳng định là đồ giả, không phải ai cũng chứng kiến tận mắt hiện vật. Họ chỉ nói đến người bán đồ giả bị bắt rồi suy luận mà thôi.

“Tất nhiên một người mà nhân thân như vậy thì vụ (bán cổ vật) ở Huế có thể đã bị đánh tráo”, ông Hoa nói. Một vị nguyên giám đốc một bảo tàng ở Huế khẳng định: “Tôi chắc chắn đó là đồ giả 100%. Hồi đó tôi phản ứng ngay từ đầu, khi mua".

Sẽ kiểm tra việc này

“Đây là lần đầu tiên tôi nghe đặt vấn đề về vụ việc này. Bây giờ cũng rất khó, vì chuyện đã lâu rồi, mà hồi đó (khi mua) tôi đang làm ở Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế. Khi sang tiếp quản ở sở thì không nghe ai đề cập đến chuyện này.

Tôi sẽ kiểm tra lại thông tin, sẽ hỏi lại các bên, các bộ phận thụ lý sự việc và người trong hội đồng thẩm định xem như thế nào”.

Ông PHAN TIẾN DŨNG
 
(giám đốc Sở VH-TT&DL Thừa Thiên - Huế)

 

_________

Kỳ tới: Câu hỏi quanh chiếc Linga bằng vàng

THÁI LỘC (thailoc@tuoitre.com.vn)

 

Câu hỏi quanh chiếc Linga bằng vàng

09/09/2015

TT - Giới chuyên môn đang xì xào nghi chiếc linga bằng vàng được Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM mua với giá tương đương 4 lượng vàng chỉ là đồ giả.

 

Câu hỏi quanh chiếc linga bằng vàng

Linga bằng vàng và nhóm hiện vật được cho là thuộc văn hóa Óc Eo thế kỷ thứ 5 - 6 đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử VN ở TP.HCM - Ảnh: THÁI LỘC

 

Linga bằng vàng và nhóm hiện vật được cho là thuộc văn hóa Óc Eo thế kỷ thứ 5 - 6 đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử VN ở TP.HCM - Ảnh: THÁI LỘC

 

Một sinh thực khí nam (linga) bằng vàng nhỏ cỡ ngón tay út nhưng gây được sự chú ý đặc biệt của nhiều người tham quan tại gian trưng bày văn hóa Óc Eo (nền văn hóa của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7) thuộc Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM.

Đồ Óc Eo thế kỷ thứ 5 - 6

Cuối năm 2007, phái đoàn của Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM đã lên đường về thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang) để mua linga vàng, được cho là phát hiện trong vườn nhà dân. Người bán là bà Đỗ Thị Luyến (ấp Tân Hiệp B, thị trấn Óc Eo).

Ngoài người của bảo tàng, cùng đi còn có một vị giáo sư chuyên ngành khảo cổ và ông Vũ Kim Lộc, nhà chuyên môn về cổ vật bằng kim loại quý.

Một người trong đoàn khi ấy kể: đến nhà, bà Luyến đưa ra linga bằng vàng và mấy mảnh vàng vụn, đất bên trong cái hộp vẫn còn lõm hình linga.

Sau khi hỏi han gia chủ và trao đổi chuyên môn, lãnh đạo bảo tàng quyết định mua với giá tương đương bốn lượng vàng...

Hồ sơ hiện vật cho biết chiếc linga bằng vàng dài 25,51mm, cạnh dưới 7,47 x 7,29mm, nặng 5,38 chỉ, một miếng lá hình hoa cùng một số lá vàng “phèo” mỏng và một hộp đồng hình tròn bị vỡ nắp đường kính gần 7cm...

Biên bản giám định lập tháng 11-2007 ghi rõ: “Sau khi xem xét kỹ các hiện vật và thảo luận (hội đồng) nhất trí như sau. Các hiện vật số thứ tự một (linga), hai (miếng vàng) và ba (“phèo” vàng) đều là vàng thật. Hiện vật số một và hai ở tình trạng nguyên vẹn.

Hiện vật thứ ba và bốn (hộp đồng) bị mủn nát, không có khả năng phục nguyên... Kỹ thuật tạo tác và trang trí hiện vật thuộc văn hóa Óc Eo. Kết luận: các hiện vật trên thuộc văn hóa Óc Eo, thế kỷ thứ 5 - 6”.

Kèm theo hồ sơ này còn có giấy cam đoan viết tay của bà Đỗ Thị Luyến với nội dung cam kết là đồ thật đào được trong vườn nhà: “Là đồ chính tay tôi đào được, không trao đổi, sửa chữa. Tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn lại số tiền nếu cơ quan chức năng giám định là đồ giả”...

Khi nhóm hiện vật này được đưa ra trưng bày thì bắt đầu xuất hiện nhiều lời xì xào trong giới chuyên môn.

Theo một người chuyên đồ cổ kim loại quý ở TP.HCM: “Người trong nghề nhìn qua là biết ngay đồ mới vì đường nét rất thô, kỹ thuật chế tác rất thường, sơ đẳng, đặc biệt là cái này không có lớp patin (thường được gọi là lớp thời gian, tương tự một dạng “phong hóa”- PV) phủ bên ngoài”.

Một vị cán bộ thuộc Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM cho biết rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp của ông và người nước ngoài đến tham quan đều bảo sao bảo tàng trưng bày đồ giả. “Họ nói nặng lời lắm. Tôi biết chứ sao không...” - vị này bức xúc.

Về chuyên môn, vị này nhận xét: “Hồi xưa vật thiêng như thế này người ta thường đúc liền khối rất đẹp. Chất vàng xưa cũng rất khác, màu vàng xưa cả ngàn năm thì sậm lại, nhìn qua ấn tượng ngay liền.

Trong khi hiện vật này làm không đạt, vết mài giũa rất cẩu thả. Riêng phần cuối, bốn cạnh tượng trưng cho bốn mặt của thần Brahma thì làm quá vụng và dấu vết làm mới quá lộ liễu!”.

Viên gạch cổ mà bà Luyến thu được khi đào sâu và bắt gặp linga bằng vàng - Ảnh: THÁI LỘC

Viên gạch cổ mà bà Luyến thu được khi đào sâu và bắt gặp linga bằng vàng - Ảnh: THÁI LỘC

 

Có bị đánh tráo?

Nhà bà Đỗ Thị Luyến ở trên đường mòn vào chân núi Vọng Thê (Ba Thê) tại ấp Tân Hiệp B, thị trấn Óc Eo. Tiếp chúng tôi, bà vui vẻ kể lại chuyện đào được vật quý:

“Khoảng giữa năm 2006 khi đào trong sân vườn để trồng cây, tôi cuốc nhằm những tảng đá cứng. Kinh nghiệm cho thấy đây có thể là một ngôi mộ cổ, tôi trao đổi với người con rể hi vọng tiếp tục đào sẽ có nhiều hiện vật quý.

Hết lớp đá cứng đến lớp đá mục, tôi tiếp tục đào và gặp lớp gạch chất theo hình vuông. Tách lớp gạch ra là gặp một chiếc hộp bằng kim khí hình tròn.

Cầm hộp lên mở ra thì nắp hộp vỡ vụn, bên trong có một vật màu vàng và nhiều mảnh vàng rất mỏng. Tôi cũng có ý đào quanh nhưng chẳng gặp thứ gì quý giá nên lấp lại”.

Thời gian đầu rất nhiều thương lái đồ cổ đến hỏi mua. Có người trả đến hai, ba lượng vàng nhưng bà không bán. Một bảo tàng của An Giang được một người giới thiệu đến, bà Luyến đòi bốn lượng vàng, đơn vị này không mua.

Sau đó, một vị phó giám đốc bảo tàng này giới thiệu cho Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM về xem, họ đồng ý mua giá bốn lượng vàng, lúc ấy là 52 triệu đồng.

Chúng tôi may mắn tìm gặp được người giới thiệu, đó là ông Út Hoa (tên thật là Phạm Ngọc Hoa, chủ một cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng) tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn.

Ông Hoa cho biết rất nhiều lần đến coi và trả giá đến 30 triệu đồng nhưng bà Luyến không bán, do đó mới giới thiệu cho bảo tàng.

“Hồi đó ai muốn chụp thì chụp, ai muốn làm gì thì làm à. Tôi đến cầm trên tay rất nhiều lần. Nhưng muốn lấy về thì phải chồng tiền đủ cho bà mới lấy được”, ông Út Hoa kể.

Khi chúng tôi đưa ảnh cho xem, ông Hoa cho rằng hiện vật này sao quá lạ, nhất là cái nốt trắng nằm ở dưới trước đây không có sao bây giờ lại có.

Từ sự nghi ngờ này, ông Hoa cho rằng lúc trước nếu muốn đánh tráo thì rất dễ, chỉ cần đến xin đo vẽ rồi về làm lại một cái y chang, đến xin xem, nhanh tay là đánh tráo được liền.

“Cầm đi cầm lại nhiều lần nhưng tui là người uy tín. Hồi đó tui không suy nghĩ chứ muốn đánh tráo cũng không khó lắm!”.

Điều này phù hợp với lời của bà Luyến: “Hồi đó cứ hai ba ngày là có người buôn, rồi người ngoài tỉnh, ngoài huyện vào xin coi, tôi cho coi hết. Nhưng ai trả đúng tiền tôi mới cho đem đi!”.

Ông Hoa cung cấp một thông tin đáng lưu ý: có ông vốn là “siêu sao” về đồ giả Óc Eo, “đồ gì làm cũng như thật”. Người này cũng nhiều lần lui tới nhà bà Luyến xem hiện vật. Người thứ hai mà ông nghi ngờ chính là ông Vũ Kim Lộc, người chuyên đồ vàng cổ đi theo đoàn về mua hiện vật.

Trước sự nghi ngờ của ông Út Hoa, ông Vũ Kim Lộc khẳng định: “Tôi có theo đoàn đi mua hiện vật nhưng chỉ được mời miệng và đi theo dạng tham quan.

Khi xem qua, bằng kinh nghiệm của mình tôi thấy đây không phải đồ thật. Và tôi cũng đã có ý kiến về điều này. Nhưng những người có trách nhiệm trong đoàn không quan tâm đến ý kiến của tôi và họ quyết định mua.

Có lẽ do tôi là một người không có bằng cấp. Song những người có bằng cấp xác định đồ thật và mua thì đó là việc của họ. Tôi không chịu trách nhiệm!”.

Tin ai đây?

Ông Hoàng Anh Tuấn, giám đốc Bảo tàng Lịch sử VN tại TP.HCM, rất ngạc nhiên trước thông tin hiện vật linga bằng vàng bị nghi là đồ giả.

Ông cho biết mình về làm giám đốc sau này nên chỉ là người kế thừa. Ông nói nên hết sức thận trọng vì điều nghi ngờ chưa biết đúng hay sai.

“Đây là chuyện rất tế nhị vì hội đồng là những người có trách nhiệm. Trong thời điểm hiện tại có những nhà chuyên môn thì mình phải tin vào nhà chuyên môn chứ. Bây giờ có nghe người này nói cái này là đồ giả, người kia nói là đồ thật thì tin vào ai?

Tin vào hội đồng thẩm định của Nhà nước hay là tin vào những tư nhân bên ngoài? Cái đó cũng khó!”.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết sẽ trao đổi lại với hội đồng thẩm định về nghi vấn này.

 

 

_____________

Kỳ tới:  Để tránh những “quả lừa”

 

Để tránh những “quả lừa” đồ cổ giả

TT - Cùng với chia sẻ kinh nghiệm phân biệt cổ vật thật giả, nhà nghiên cứu và sưu tập cổ vật Trần Đình Sơn còn khuyên cách ứng xử trước “thế giới” cổ vật vốn đầy rẫy những chiêu trò tinh vi.
 

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trong một triển lãm cổ vật tại Huế - Ảnh: T.Lộc

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trong một triển lãm cổ vật tại Huế - Ảnh: T.Lộc

 

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn nhận xét rằng trước năm 1975, đồ giả cổ từ Hong Kong đưa về giống đồ thật chừng 70% nên người có chút kiến thức rất dễ nhận biết. 

Nhưng hiện nay việc làm đồ giả cổ, nhất là đồ sứ, giống hơn 95%; chưa đầy 5% còn lại là vài tiêu chuẩn về cách chợt vẹt, mòn mờ của lớp men bên ngoài. Những điều này chỉ có người lão luyện với thời gian chơi cổ vật lâu năm mới có thể nhận biết được.

Phải nghe ngóng thị trường đồ giả

Đồ sứ cổ trải qua thời gian thì lớp men phần nào cũng xuống màu, soi kính vào thấy chỗ vẹt chỗ mòn rất tự nhiên do lau chùi. Còn đồ giả người ta chà giấy nhám hoặc phun cát làm cho mờ, nhìn thật kỹ thấy vết mờ ấy rất đều.

Cũng nên chú ý đến những chỗ vỡ bịt đồng hay bịt bạc. Đồng hay bạc bịt lâu ngày thì lớp ten sẽ dày vì đã ăn sâu vào trong.

Trong khi phần bịt giả cổ, người ta thường dùng hóa chất tạo lớp đen bên ngoài; lớp này sẽ mỏng nên chỉ cần dùng vật nhọn gí vào, vết rạch phía trong sáng chất kim loại thì đích thị là đồ mới.

Người ta cũng dùng hỗn hợp axit clohydric và thuốc tím phết lên mặt sứ trong ít phút, rửa sạch rồi đem phơi nắng. Cần tinh ý, cẩn trọng sẽ nhận ra sự khác biệt của “lớp thời gian” thật với sự mòn mờ, xỉn màu mới tạo này.

Riêng với đồ sứ ký kiểu, thị trường đồ giả khá sôi động. Từ đầu thế kỷ 20, đã có một gia đình người Hoa ở phố cổ Gia Hội (Huế) đem mẫu đồ Lê - Trịnh và đồ thời Minh Mạng sang Trung Quốc đặt làm rồi đưa về bán cho du khách.

Đến giai đoạn 1965 - 1975, một nhà buôn tên H.V.C. đem nhiều mẫu sang Hong Kong đặt hàng rồi đưa về bán.

Gần đây có đến hai người khá quen thuộc trong giới cổ vật đưa mẫu đồ ký kiểu, cả thời Lê - Trịnh lẫn thời Nguyễn, sang Trung Quốc đặt làm. Những mẫu này làm giống đến hơn 90% so với đồ thật nên rất nhiều người bị nhầm.

Ở đồ đồng cổ, lớp gỉ đồng tự nhiên thường rất dày. Những cổ vật đồng của VN thường có nhiều chì nên lớp gỉ có màu xanh lá cây nghiêng về màu sáng. Trong khi lớp gỉ giả thường có màu xanh lá cây tươi hơn.

Khi làm người ta thường phết lên một hợp chất mua từ Trung Quốc rồi đem đi chôn lâu ngày trong đất tưới nước tiểu và giấm. Do đó nên thận trọng với những đồ cổ đào loại này, thường có lớp gỉ màu xám khá đậm, đồng đều trên các bề mặt.

Ngoài ra, nên quan sát kỹ những cạnh sắc hoặc phần mép dưới đáy đồ vật vì đây thường là chỗ dễ lộ nhất của đồ giả cổ. Nếu quen mắt, “màu thời gian” của đồ đồng cổ rất khác so với đồ giả ở những vị trí này. Điều này rõ nét hơn cả từ những đồ đồng cổ chìm dưới nước ngọt lâu ngày.

Những đồ gỗ sơn thếp, người ta thường dùng keo pha loãng phết lên những khe hở hay góc sâu, để keo hơi khô rồi dùng muội nhang rắc lên... Khi bề mặt đã khô, người ta lau qua tạo nên bề mặt có sự “tích tụ thời gian” khá giống đồ cổ.

Tuy nhiên, chiêu lừa này sẽ khó qua mặt được người rành. Với người mới vào nghề phải nên xem kỹ, nếu những chỗ tích tụ thời gian khá đều đặn thì rất dễ ăn phải “quả lừa”...

Với những loại cổ vật bằng kim khí như tiền vàng, tiền bạc, tiền đồng và khánh vàng... cũng nên thận trọng vì rất dễ nhầm lẫn giữa đồ cổ với đồ cũ.

Tại Huế trước năm 1975, một nhà buôn chuyên làm giả các loại hiện vật này để bán cho du khách khiến những người sưu tập về sau rất dễ nhầm lẫn.

“Cổ vật thì tự bản thân chứa đựng những tiêu chí về đồ thật, đồ quý hiếm hay không chứ không chỉ do xuất xứ mang lại. Nhiều món đồ xuất xứ từ hoàng gia, nhưng thực tế vì những lý do trong cuộc sống mà những hiện vật rất tầm thường vẫn có mặt xen lẫn vào đó.

Ngoài ra, phải hết sức tỉnh táo, đừng chủ quan vì giới lừa không chỉ nhắm vào sự thiếu hiểu biết, mà còn nhằm chủ yếu vào lòng tham của người mua nữa!” - ông Sơn cho biết.

Theo ông Sơn, để tránh vấp phải tình trạng bị lừa cổ vật, điều trước tiên cần phải có kiến thức lẫn thực tế. Nếu không, dù có chơi đồ cổ lâu năm, sở hữu sưu tập lớn hay quản lý một bảo tàng hàng đầu cũng bị lầm như thường.

Ngoài việc phải học hỏi, tích cóp kinh nghiệm thì dù có là giám đốc bảo tàng hay tiến sĩ khảo cổ đi nữa cũng phải theo dõi, nghe ngóng và quan sát cả hiện vật lẫn thị trường đồ giả cho kỹ, biết giai đoạn nào người ta làm giả đồ gì, làm như thế nào.

Nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan (phải) trong một buổi trao đổi về cổ vật với nhạc sĩ Dương Thụ - Ảnh: T.Lộc

Nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan (phải) trong một buổi trao đổi về cổ vật với nhạc sĩ Dương Thụ - Ảnh: T.Lộc

 

Phải đưa đồ giả ra khỏi bảo tàng!

Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan, người có hơn 40 năm chuyên sưu tầm cổ vật trục vớt, cho rằng tất cả bảo tàng khi sưu tầm các hiện vật đều lập ra một hội đồng giám định.

Và thường hội đồng này gồm những người có uy tín, cả về học hàm, học vị lẫn uy tín trong nghề. Trước một hiện vật, có khi hội đồng họp đi họp lại nhiều lần.

Ông Phan nói: “Đáng tiếc tình trạng bảo tàng mua phải hiện vật giả không phải là ít. Bởi vì có trường hợp người trong giới nghiên cứu lẫn người học hàm học vị cao nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong nghề, được mời vào hội đồng và góp phần quan trọng quyết định.

Theo tôi, hội đồng nên dung hòa giữa một bên là bằng cấp, một bên là người có kinh nghiệm trong nghề. Điều quan trọng là phải thống nhất với nhau những tiêu chí để dựa vào đó mà giám định”.

Thật ra, theo ông Phan, không chỉ có bảo tàng trong nước mà các bảo tàng lớn, nổi tiếng của nước ngoài đôi khi vẫn mua phải đồ cổ giả, đồ nhái. Thậm chí có cuộc đấu giá quốc tế, hiện vật được giám định bởi một hội đồng chuyên sâu mà cũng bị lầm đồ giả.

Thường những công ty đấu giá phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về công tác giám định và sẽ chịu sự đền bù. Tuy nhiên ở nhiều nước, người ta có chuyên ngành về cổ vật, được đào tạo bài bản, từ việc phân tích cho đến kinh nghiệm được truyền đạt từ những người thầy giỏi nghề.

Các học viên được đào tạo chuyên sâu một lĩnh vực như đồ (cổ) đồng, đồ đá, đồ gốm sứ châu Á hay châu Âu... Còn ở nước ta, ngành học này đang còn thiếu điều kiện, quan trọng nhất là nhiều thầy dạy lại không phải là người giỏi trong nghề.

Bảo tàng có vai trò rất quan trọng, là nơi lưu giữ các hiện vật nguyên gốc. Những hiện vật bảo tàng là nguyên mẫu để người ta dựa vào đó giám định những hiện vật khác.

Hiện vật bảo tàng phải bảo đảm tính khoa học vì đây vừa là cơ quan văn hóa, đồng thời là cơ quan giáo dục khoa học. Do đó, theo ông Phan, nếu bảo tàng nào có bất kỳ hiện vật nào nghi ngờ là đồ giả thì phải đưa ngay hiện vật đó ra khỏi nơi trưng bày.

Hiện vật bày trong bảo tàng phải được giám định lại một cách kỹ càng. Sau giám định lại vẫn xác định đó là đồ giả thì phải đưa ra khỏi bảo tàng.

Cũng có thể bày những món đồ giả ấy vào một chỗ riêng của bảo tàng để người ta biết thế nào là đồ giả, dựa vào đó rút kinh nghiệm, và trở thành một trong những công cụ trực quan để huấn luyện, đào tạo những thế hệ học viên bảo tàng khác - ông Phan nói.

Hồ sơ Những cú lừa trong thế giới đồ cổ

 

 

 

            ©  http://vietsciences.free.fr   Hồng Lê Thọ