"Rừng vàng biển bạc" dưới nanh vuốt khủng bố của những đoàn "tàu" lạ 

Vietsciences-  Hồng Lê Thọ         20/08/2009                    

 

Những bài cùng tác giả

Biến truyền thuyết thành lịch sử, hay lịch sử thăng hoa trong truyền thuyết? Chỉ biết rằng, người Việt Nam bao đời, ông bà dạy cháu, cha mẹ truyền cho con hình tượng Thánh Gióng. Và rồi sức mạnh Thánh Gióng thể hiện trong khí phách Trần Bình Trọng “Ta thà làm Quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc”, trong lời răn dạy của Trần Hưng Đạo : “Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ mà không biết căm”, là sự khởi động lòng căm thù quân giặc trong lời Nguyễn Trãi: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sách mùi. Lẽ nào trời đất dung tha, ai bảo thần nhân chịu được”.

GS Tương Lai (*)

 

Nanh vuốt của bọn khủng bố

      Ngày 16/7/2009, nhìn cảnh tang thương của những ngư dân Quãng Ngãi bị “tàu lạ” đâm lũng thuyền, trở  về đất liền(1) với thương tích đầy mình cho thấy sự khủng bố trên biển Đông trong những ngày gần đây, kể từ khi TQ cấm đánh cá trên vùng biển Hoàng Sa-Trường sa, cách bờ biển Đà Nẵng 200 hải lý thuộc lãnh hãi Việt Nam, nằm trong cái gọi là “lưỡi bò” của họ. Trước đó một tháng, ngày 13/05/2009, Bộ môn Bảo vệ nghề cá Bộ Nông nghiệp Trung Quốc lấy lý do bảo vệ nguồn cá đột ngột ra lệnh cấm đánh, bắt cá tại một số vùng thuộc biển Đông từ ngày 16/05 đến ngày 01/08/2009. Với cớ đó, các lực lượng cảnh sát tuần tra và các lực lượng hải quân TQ đã có hành động mỗi lúc một táo tợn, liên tục phô trương lực lượng trên biển Đông (2), bất chấp luật lệ quốc tế , tập quán của những người đi biển và những thỏa thuận mang tính nguyên tắc giữa lãnh đạo hai nước VN-TQ cũng như giữa họ với các nước ASEAN về cách ứng xử trên biển Đông năm 2002.

Đây không phải là lần đầu bọn thảo khấu “không tên”(3) hung hãn nầy ra tay uy hiếp ngư dân với vũ khí và phương tiện di chuyển cao tốc, mà đã từ những năm 2005, lính tuần tra của  TQ liên tục bắt bớ, và bắn chết 9 ngư dân Thanh Hóa trên vùng biển thuộc Vịnh bắc bộ vào tháng 11/2005, phao vu là “cướp biển” một cách vô cớ hòng thị uy “chủ quyền” của Trung Quốc trên biển đông (4). Những hành động đe dọa, khiêu khích tiến đến lấn chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã diễn ra kể từ khi TQ có chiến lược tiến sâu vào biển Đông, thực hiện từng bước vững chắc, từ việc chiếm đống bằng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa tháng 1/1974 trong tay chính quyền Sài gòn, sang đến chiếm đóng một số đảo thuộc Trường sa năm 1988 không kể các đảo Thị Tứ, Song Tử Đông, Vĩnh Viễn, Loai Ta… thuộc Trường Sa vào các năm 1968, 1972… đã bị quân đội Philippines xâm chiếm trước đó . Phát xuất từ ý đồ tiếp tục bành trướng về phía Nam, TQ không ngừng dùng mọi thủ đoạn để xâm lấn trên biển Đông, chớp lấy thời cơ trong lúc Mỹ vừa chính thức tuyên bố rút quân ra khỏi chiến trường miền nam VN vào năm 1973 qua việc kí kết Hiệp định Paris(5) và đặt nền móng tiến đến bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ qua chuyến đi thăm Trung quốc của Tổng thống Nixon vào tháng 2/1972.

Chiếc  “lưỡi bò” ham hố

Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở vùng biển chung quanh quần đảo nầy theo điều tra của TQ có thể lên đến 200 tỷ thùng và lượng khí đốt tương đương với 18,5 tỷ thùng(6) là miếng mồi hấp dẫn cho một nước từng xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1993 trở thành nước  phải nhập khẩu ngày càng lớn, trong vòng 5 năm từ 2000-2005, TQ đã chiếm 1/3 lượng tiêu thụ trên thế giới trong quá trình phát triển kinh tế (7). Bài toán thoát khỏi sự lệ thuộc vào việc nhập khẩu dầu thô với giá cả vô cùng bất ổn trên thị trường quốc tế chính đã thôi thúc nhà đương quyền TQ mở đường “làm chủ” biển Đông với bất cứ giá nào cho dù quan hệ “hữu hảo” với các nước láng giềng và khu vực có bị đổ vỡ là nhận định thống nhất của giới nghiên cứu quân sự và quan hệ đối ngoại của nước nầy trong những năm gần đây(8). Hơn thế nữa, bị thúc đẩy bởi số người dân sở hữu xe hơi tăng cao và công nghiệp hóa dầu cũng bành trướng, lượng dầu tiêu thụ ở TQ đã vượt qua Nhật vào năm 2002, đến năm 2005 là gần 7 triệu thùng mỗi ngày so với 5,4 triệu thùng tại Nhật (9), điều nầy càng làm cho sự tranh chấp về hòn đảo Senkaku trên biển Đông Trung Hoa giữa Nhật-TQ ngày càng thêm gay gắt, là một trong những động cơ thúc đẩy hải quân TQ nhanh chóng tăng cường khả năng ứng phó để đảm bảo an ninh năng lượng.

Fig I. China’s Oil Importation

(xin click vào đây để xem chi tiết)

Unit: barrel/day (Đơn vị tính: thùng / ngày)

               http://www.bp.com/productlanding.do?categoryId=6842&contentId=7021390  

              (Nguồn: Bộ Năng lượng Mỹ. Quang cảnh về Năng lượng hàng năm, ấn bản 2005) 
 

Theo dự đoán của Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ, lượng dầu thô tiêu  thụ ở TQ vào năm 2024 có thể sẽ lên đến 13 triệu thùng/ngày gấp 3 lần hơn so với năm 2007 trong quá trình phát triển kinh tế và tiêu dùng. Điều nầy giải thích phần nào về ‘sức ‘ép” đối với vấn  đề năng lượng và động cơ thúc đẩy việc sớm chiếm đóng quần đảo Trường Sa nhằm triển khai dự án khai thác nguồn dầu mỏ phong phú như đã đề cập. 

Năm 1949 Trung quốc công bố bộ bản đồ xác định biển nội địa của Trung Quốc – tức tấm bản đồ 9 gạch - dành toàn bộ biển Đông, gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mà không theo một tiêu chuẩn lịch sử hay pháp lý nào. Ở nhiều nơi, đường xác định nội hải của Trung Quốc chỉ cách bờ biển VN, Philippines, Malaysia khoảng 100km. Đường xác định này cũng bao gồm luôn đảo Natuna, phía nam Trường Sa, thuộc chủ quyền của Indonesia . Chiếc lưỡi bò vạch ra chủ quyền của Trung quốc chiếm 80% diện tích biển Đông đưa ra năm 1992,  trở thành “cơ sở” để lực lượng hải quân và bọn khủng bố thao túng. Nguồn gốc và ý nghĩa của đường lưỡi bò này hoàn toàn mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giả Trung Quốc cũng không thống nhất được một giải thích hợp lý nào(10)Trung Quốc áp dụng luật biển 1982 cho các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, dành cho hai quần đảo này một vùng biển rộng lớn, gồm các vùng biển “lãnh địa hải phận”, thềm lục địa và “vùng kinh tế độc quyền”, bao gồm phần lớn biển Đông. Theo Chương V của “Công Ước Quốc Tế Montégo Bay 1982” xác định vùng “kinh tế độc quyền”, qui định một nước cận biển có thể xác định vùng biển kinh tế độc quyền của mình, có chiều rộng 200 hải lý, tính từ đường vòng ngoài của vùng tiếp cận (nếu có) hay lãnh hải (12 hải lý). Điều nầy dã dược tái xác nhận ở điều 121 của Công ước của LHQ về luật biển 1982 quy định rằng những đảo, đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì chỉ có lãnh hải rộng không quá 12 hải lý. Nước này có thể khai thác kinh tế như đánh cá, khai thác tài nguyên dưới đáy biển thuộc vùng kinh tế độc quyền, đương nhiên phải tôn trọng một số luật lệ và tiêu chuẩn để bảo vệ quyền lợi các nước khác cũng như gìn giữ môi trường sống. Điều luật này cũng áp dụng cho các đảo ngoài khơi. Như vậy, rõ ràng ngư dân Việt nam đánh cá trong vùng biển thuộc lãnh hải 200 hải lý vẫn bị tàu chiến (hay tàu tuần tra ngư nghiệp mà thực chất là tàu chiến cải trang như Tàu Ngư Chính) của TQ vây bắt là một sự vi phạm nghiêm trọng trắng trợn chủ quyền lãnh hải của VN. Hơn thế nữa, tại hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951, các quốc gia tham gia đã khước từ đề nghị trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thực tế tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc hay tranh chấp chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Malaysia, Philippines và Trung Quốc cho thấy không thể nói là "đường lưỡi bò" được các quốc gia khác công nhận(11) mà chỉ là một sự áp đặt đơn phương.Việc khăng khăng đòi hỏi đường chữ U như là một đường biên giới quốc gia trên biển và yêu sách hầu hết biển Đông cùng các đảo, đá trong đó như Daniel Schaeffer, nguyên Tuỳ viên quân sự Pháp tại Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, nhận xét, thực chất cố tình làm cho hầu hết người dân Trung Quốc và một số người khác hiểu rằng đây đơn giản là sự khẳng định đối với “việc đã rồi”, biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và 4 quần đảo trong đó là của Trung Quốc, và vì thế không việc gì phải bàn đi cãi lại.(12 rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông ) và các vùng nước kế cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó (xem sơ đồ kèm theo)”(13), mặc dù đường yêu sách này đã được thể hiện nhiều lần trên bản đồ Trung Quốc, nhưng CHND Trung Hoa chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào về ý nghĩa pháp lý quốc tế cũng như quốc gia của đường đứt đoạn này. Thậm chí trong những văn bản pháp lý quan trọng của CHND Trung Hoa về các vùng biển (như: các tuyên bố về lãnh hải 1958, về lãnh hải và vùng tiếp giáp 1992, về đường cơ sở 1996 và về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998...) thì đường yêu sách này cũng không hề được nhắc đến.(14)Công hàm ngày 7-5-2009 của chính phủ TQ gửi lên TTK LHQ có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về ý nghĩa pháp lý quốc tế của đường yêu sách chín đoạn và cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc chính thức công bố sơ đồ đường yêu sách này với thế giới.

      “Người ta có thể hiểu được vì sao Trung Quốc trong nhiều năm đã in các bản đồ có thể hiện đường đứt đoạn chín khúc, nhưng lại không công bố chính thức yêu sách của mình trên biển Đông theo con đường này. Ngoài những lý do đã phân tích ở trên có lẽ sự thận trọng của Trung Quốc xuất phát từ sự cân nhắc đến tác động của việc đưa ra yêu sách này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hình ảnh mà nhân dân Trung Quốc đã dày công xây dựng về một đất nước Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, hữu nghị và hợp tác có còn được nguyên vẹn trong con mắt của nhân dân các nước láng giềng sau khi Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách đối với 80% diện tích của biển Đông? Liệu việc làm này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự đánh giá của các nước ASEAN đối với những chính sách và việc làm phù hợp với tinh thần của Tuyên bố về ứng xử trên biển Đông (DOC) trước đó của Trung Quốc?”(15)

Haixun-31rời cảng Zhuhai để tới Sanya

Nhưng trên thực tế,  đã nhiểu năm qua, Trung Quốc luôn lên tiếng phản đối mỗi khi Việt Nam thăm dò hay dự định khai thác ở những vùng có thể có “chồng lấn” với vùng kinh tế độc quyền của các đảo thuộc Trường Sa theo lập luận của họ, mặc dù quần đảo nầy chưa được công nhận có thềm lục địa kéo ra tới 200 hải lý (16) . Chủ trương dùng sức mạnh để đe dọa và khống chế những công ty đang hay có ý định hợp tác để khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa cũng như vùng lãnh hải của nước ta đã thể hiện qua những hành động bắn phá, quấy nhiễu cụ thể. Sự kiện tàu chiến TQ đe dọa tàu thăm dò của Na-uy năm 2005, gây sức ép đối với tập đoàn dầu khí BP của Anh năm 2007 buộc phải ngưng hợp tác với Việt Nam trong hai vùng dầu khí Mộc Tinh, Hải Thạch thuộc vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam, cách đường cơ bản 350km(17), đặc biệt dự án đặt ống dẫn khí trị giá khoảng 2 tỉ đôla từ đây vào đất liền. Phát ngôn viên của BP, ông David Nicholas, nói rằng hãng này thấy rằng "nên ngừng kế hoạch khảo sát địa chấn tại lô 5.2 để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề”. Việc dùng súng bắn hăm dọa nhân viên của Exxon Mobil trên dàn khoan ở vị trí khai thác.  buộc Exxon Mobil của Mỹ rút lui mặc dù đã thỏa thuận hợp tác vào tháng 6.2008 với Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam là những bằng chứng cụ thể phản ánh quyết tâm lấn chiếm không khoan nhượng của nhà nước TQ.  

Chiếc “lưỡi bò” ham hố của TQ 


Hợp tác chiến lược toàn diện hay quĩ đạo bành trướng của TQ

Theo Bộ Luật  ứng xử giữa các bên ở Biển Đông năm 2002, các bên "bảo đảm đưa ra sự đãi ngộ nhân đạo công bằng đối với tất cả công dân trong tình trạng nguy hiểm", đồng thời triển khai hợp tác trong lĩnh vực "cứu trợ", "tấn công hải tặc và cướp có vũ trang trên biển". Hoạt động này hoàn toàn có lợi đối với quá trình hợp tác giữa các bên trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Bên cạnh đó, tháng 3-2005, tại Manila, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã ký Hiệp định hợp tác thăm dò ở Biển Đông. Đây cũng chính là hiệp định hợp tác đầu tiên giữa các quốc gia liên quan trên nguyên trạng ở biển Đông (18) . Bên cạnh đó, giữa VN-TQ cũng đã có những thỏa thuận và cam kết song phương về việc thảo luận để phân định đường biên giới trên biển, không kể hàng loạt tuyên bố chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước . Gần nhất là chuyến đi thăm TQ của TBT Nông Đức Mạnh từ 30/5-2/6/2008, hai bên ra Tuyên bố chung, nhất trí phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc theo phương châm “16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt”, xác định “Trên tinh thần coi trọng đại cục, hiệp thương hữu nghị, công bằng, hợp lý, cùng có lợi, cùng thắng, hai bên sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các nhận thức chung mà lãnh đạo hai nước đã đạt được, tích cực hợp tác để xử lý và giải quyết thoả đáng các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước” lấy đó để “tiếp tục thực hiện tốt Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ; thực hiện tốt công tác kiểm tra liên hợp cũng như điều tra liên hợp nguồn thuỷ sản trong Vùng đánh cá chung và việc tuần tra chung giữa hải quân hai nước” đẩy nhanh việc thực hiện “Thỏa thuận khung về hợp tác dầu khí trong vùng thoả thuận tại Vịnh Bắc Bộ”, phấn đấu sớm đạt kết quả thực chất trong hợp tác thăm dò, khai

thác chung các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định Vịnh Bắc Bộ; giữ gìn trật tự sản xuất nghề cá bình thường, tích cực triển khai hợp tác nghề cá, bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu nạn trên biển ”(19)Trong lần thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm chính thức TQ vào tháng 10/2008, “hai bên khẳng định nghiêm chỉnh tuân thủ các thỏa thuận và nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, cũng như Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tiếp tục duy trì các cơ chế đàm phán hiện có nhằm tìm ra giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên cùng chấp nhận được, cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình ổn định, tăng cường hợp tác trên một số lĩnh vực”(20) cụ thể là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ôn Gia Bảo theo tường thuật, đã giám sát việc ký kết một hiệp định hợp tác chiến lược giữa các công ty dầu khí quốc doanh của hai nước, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc(China National Offshore Oil Corp) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), nhưng các điều khoản chính xác của hiệp ước này không được tiết lộ(21) . Thật ra việc hợp tác nầy đã được kí kết trước đây qua một thỏa thuận khung trong lần Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào sang thăm VN vào ngày 30/10/2005(22). Thế nhưng trên thực tế những hành động bắt bớ, trấn lột và giam giữ ngư dân Việt Nam vẫn tiếp diễn, tàu chiến, lực lượng cảnh sát biển của TQ và tàu tuần tra ngư nghiệp của TQ liên tục quần thảo trên biển đông không phải “lén lút” mà đã chính thức công khai được trình chiếu lên mạng nhằm “quảng bá” thái độ cương quyết để bảo vệ chủ quyền của họ. Như vậy liệu đây có phải là khủng bố quốc tế có tổ chức của một nhà nước “anh em” như nhiều người định nghĩa (23). Đầu tháng 5/2009, Trung Quốc thành lập “Cục Chuyên trách Lãnh hải”, đơn phương đưa ra lời cảnh báo với các nước trong khu vực về các đảo ở biển Đông, chính thức đệ trình lên Liên Hợp Quốc những đề nghị bước đầu về biên giới bên ngoài của Thềm lục địa 200 hải lý mà không cần thông qua đàm phán, thậm chí cố tình tạo ra những sự thật đã rồi như từng làm trước đây trong việc chiếm đảo của Philippines hay môt số đảo thuộc quần đảo Trường sa của Việt nam. . Chúng ta có thể đồng tình với ý kiến nhận xét “nhân dân và Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục ứng phó trong tình trạng một tay bị buộc chặt sau lưng, trong khi Trung Quốc càng ngày càng tiến xa, tiến mạnh với yêu sách và hành động để biến 75-80% biển Đông thành “biển lịch sử” của họ”(24). Có một thực tế là ”việc tuyên truyền và thu hút sự quan tâm trên phương diện quốc tế cũng vô cùng quan trọng cho việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam” nhất là khi tàu thuyền và ngư dân của chúng ta bị tấn công trên biển Đông rât nhiều lần nhưng người phát ngôn BNG VN chỉ lập đi lập lại một công thức rằng “VN có đủ bằng chứng và cơ sở pháp lý về chủ quyền…” hay phản đối chiếu lệ, thậm chí dấu nhẹm hay gọi bọn thảo khấu là “tàu lạ” nhằm tránh gây “hiềm khích” một cách bạc nhược thay vì chính thức “kháng nghị” bằng những hành động cụ thể hơn. Lẽ ra đây là dịp để VN trình bày với công luận quốc tế vấn đề chủ quyền lãnh hải của mình thông qua hình thức đấu tranh trong hòa bình và ngoại giao trong đó có sự ủng hộ và đồng tình của đông đảo nhân dân hơn là một bản “thông cáo báo chí(25) hay “giao thiệp” nhẹ nhàng (không phải là phản đối hay cảnh cáo) với đại sứ TQ tại Hà Nội (26) . “Mặc dù có cơ sở rất yếu về phương diện lịch sử và pháp lý đồi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đã và đang tiến hành công cuộc tuyên truyền về chủ quyền của họ đối với quần đảo này” (27) một cách qui mô và có hệ thống theo chiến thuật “tằm ăn dâu” trên biển và “hòa hoãn” trên bàn hội nghị, thậm chí dùng cả quan hệ “ý thức hệ” giữa hai Đảng cộng sản để khống chế , đó là chưa kể sức ép về kinh tế Việt-Trung luôn trong tình trạng nhập siêu và mất cân đối nghiêm trọng(28). Những hình ảnh bắt bớ, không chế ngư dân VN của truyền hình do hải quân TQ quay được phổ biến rộng rãi trên mạng Youtube  tuyên truyền hành động bảo vệ “chủ quyền” là tất yếu của họ trước dư luận trong nước TQ lẫn nước ngoài nhằm mục đích gì ?(29)

Đại tá - tiến sĩ Chu Thụy Sâm, chuyên gia về an ninh châu Á và kỹ thuật quân sự, đồng thời là một quan chức ngoại giao của Trung Quốc thì yếu tố thứ 5 trong 9 yếu tố “đe dọa” đến an ninh TQ là “mối hiềm khích trên đất liền hoặc trên biển xảy ra trong từng dịp giữa Trung Quốc và Nhật Bản vì quần đảo Điếu Ngư Đài (Diaoyudao) hay Senkaku(theo tiếng Nhật) , giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á vì các quần đảo ở Nam Hải (tức Biển Đông)(30). Trung Quốc vẫn giữ một cái nhìn đầy cảnh giác và mang màu sắc thời Chiến tranh lạnh với tất cả các nước có liên quan trong và ngoài khu vực. Quan điểm của họ về các yếu tố chính “đe dọa” an ninh quốc gia cho thấy điều đó hay tham vọng bá quyền của một nước lớn.(31) Tuy nhiên liệu đây có phải là cách giải thích để che đậy ý đồ mang tính toàn cầu của TQ như Jonathan Hoslag phân tích “Năm 2005, Quốc vụ viện đã kết luận rằng việc trở thành một cường quốc biển không chỉ liên quan đến việc tăng cường vận tải biển mà còn đến việc xây dựng một hải quân hùng mạnh để bảo vệ hạm đội tàu buôn quốc gia. Năm 2006, Ông Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi xây dựng một lực lượng “hải quân hùng mạnh”, và trong khi đi thăm căn cứ hải quân mới tại Hải Nam 2 năm sau, ông đã tuyên bố rằng hải quân cần hiện đại hoá    nhanh hơn và cần sẵn sàng cho một số nhiệm vụ ngày càng tăng lên”(32)để bảo đảm ”Những lợi ích kinh tế toàn cầu của Trung Quốc đang buộc phải mở rộng những chân trời của các chính sách an ninh và việc chiến lược hoá quân sự của họ. Từ từ nhưng quyết tâm, họ sẽ triển khai sức mạnh quân sự của mình vào các khu vực xa xôi”(33) trong đó mục tiêu trước mắt là tìm mọi cách “thu hồi” các quần đảo trên biển Đông, một nơi dù có bị TQ chiếm toàn bộ thì cũng không ảnh hưởng gì đến cán cân lực lượng giữa Mỹ-Trung như TS Evan A. Feigenbaum phân tích cách đây 10 năm trước vì khả năng và kỹ thuật quân sự của TQ còn phải mất 30-50 năm mới đuổi kịp nước Mỹ, vị trí “bá quyền” của Hoa kỳ ở biển Đông là không thể đảo ngược được.(34) Luận điểm nầy có thể đúng khi nhìn quan hệ giữa các cường quốc trên biển Đông , có thể là một cách nhìn thực tế từ phía Mỹ trong việc gìn giữ ưu thế(hay quyền bá chủ) ở Châu Á-TBD nhưng mặt khác, rõ ràng là Feigenbaum đã “không xét đến những” lợi ích, chủ quyền lãnh hải của các nước trong khu vực chung quanh vùng biển nầy cũng như trữ lượng dầu mỏ tiềm tàng trên quần đảo Trường sa mà nhà nước TQ không hề “từ bỏ”(35). Jonathan Holsag đã có lý trong phân tích ” khi Trung Quốc tiếp tục biến đổi thành một quốc gia buôn bán với những tham vọng toàn cầu, những lợi ích an ninh quốc gia của nước này cũng đang trở nên toàn cầu hoá. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh trong một cuộc họp Ban chấp hành trung ương Đảng năm 2007: Chúng ta phải tiếp tục tăng cường tham gia toàn cầu hoá kinh tế và đồng thời có ý thức bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia”. Ông cũng tuyên bố: “Chúng ta cần xây dựng các hệ thống an ninh kinh tế quốc gia có hiệu quả, sự cảnh báo sớm, đối phó khủng hoảng và khả năng bảo vệ các lợi ích của chúng ta và sự an toàn của các công dân của chúng ta ở nước ngoài”(36).  
 

Your browser may not support display of this image. Từ nay lòng biển vịnh Tokyo là thuộc Trung Quốc!!! (ảnh của Korea Times)

Điều nầy giải thích tại sao các nước tỏ ra vô cùng lo ngại trước nạn công nhân TQ ồ ạt sang “lao động” với qui mô hàng vạn đến hàng chục vạn người ở Châu Phi, Lào, Cămpuchia lẫn Việt nam trong những năm gần đây. Liệu trong tương lai sự tồn tại của những người Hoa "mới" nầy có trở thành “đạo quân thứ năm” hay là điều kiện cho TQ can thiệp sâu vào nội tình các nước ?

Phát xuất từ “chỉ  thị” nầy, hạm đội Nam Hải đã được liên tục tăng cường (37),  đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa…đã trở thành những căn cứ chiến lược trên biển Đông, làm hậu thun cho những hành động thảo khấu, đội lốt “ngư dân” quấy nhiễu kéo dài đối với tàu bè đánh cá của Việt Nam. Sự kiện “đụng độ” với các loại tàu chiến, thăm dò hải dương của  quân đội Mỹ (sự kiện tàu USNS Impeccable vào ngày 10/3/2009, tiếp đó vào tháng 6/2009 tàu khu trục  John Mc Cain bị đâm thủng lưới dò âm thanh và nhiều lần với các tàu khác trên biển Hoàng hải…) trên vùng biển quốc tế ở biển Đông là những bằng chứng phơi bày ý đồ và biểu dương sức mạnh một cách công khai (38) không kể việc gây hấn với lực lượng tuần tra của hải quân Việt Nam gây thương vong (39). Theo một nguồn tin của hãng thông tấn quốc gia Trung Quốc cho biết, lực lượng Hải quân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban Quân sự Trung ương do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lãnh đạo mới đây đã tổ chức một cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn trên Biển Đông, nhằm biểu dương sức mạnh và khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với các đảo ở khu vực này. Ngày 16/5/2009, Trung Quốc đã chính thức áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và đã điều 8 tàu tuần tra tới đây để phong tỏa, kiểm soát trên diện rộng 128.000 km2 (Theo China Review News, 19/6/2009, Xinhua News Agency, 9/6/2009). Trong  phiên họp ngày 18/6/2009, bên lề kỳ họp thứ sáu của Uỷ ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) khóa 11 Ủy viên CPPCC, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Thượng tướng Trương Lê nhấn mạnh tình hình trên khu vực Biển Đông đang “rất phức tạp” và nói rằng, Hải quân Trung Quốc cần phải được thay thế bằng các tàu tuần tra có trọng tải 3000 tấn hoặc phải tăng cường các lực lượng Hải quân và cảnh sát trên biển tới khu vực này. Hiện nay Hải quân đã triển khai 8 tàu này để tuần tra ở biển Đông, bên cạnh đó lại thường xuyên phải thực hiện các nhiệm vụ khác ở những khu vực khác, vì vậy khả năng đáp trả lại một tình huống bất ngờ xảy ra trên Biển Đông là hạn chế (Theo tờ Ta Kung Pao [Hong Kong], ngày 18/6/2009)(40).  thật vậy không hay là một “chiêu” đánh lừa sự chú ý của dư luận để nhấn mạnh việc tăng cường sức mạnh của hải quân ?  Ông Kawamura Sumihiko, nguyên Phó Đề Đốc Hải quân Nhật bản phân tích “từ khi có chính sách mở cửa TQ từ một vị trí nước lớn dựa trên đất liền đã trở thành một nước ngoại thương hùng mạnh dựa cải cách  vào hàng hải từ đó tăng cường việc phòng thủ quyền lợi kinh tế các tỉnh duyên hải, chiếm đoạt tài nguyên ở đại dương và liên tục mở rộng tầm kiểm soát vùng biển và vùng trời bằng sức mạnh hải và không quân. Lý luận nền tảng cho hành động nầy là khái niệm về một “đường biên giới chiến lược mới” cho rằng đường biên giới quốc gia của họ sẽ phải thay đổi ngang tầm với sức mạnh của TQ và môi trường(tình hình chính trị) bất chấp luật lệ quốc tế(41)chính vì vậy mà Trung Quốc muốn đẩy nhanh tiến độ đàm phán và thương lượng về đường biên giới dài 1400 km trên đất liền (đã kết thúc năm 2008) và đường biên giới trên vịnh Bắc Bộ với Việt Nam ? Sau lưng những lời ngon ngọt về phương châm “16 chữ vàng” và “tinh thần  4 tốt” trong quan hệ với Việt nam ở cấp Đảng lẫn chính phủ hai nước là thái độ hù dọa bằng vũ lực, bắt bớ và giam cầm ngư dân, tuyên truyền khiêu khích, kích thích chủ nghĩa dân tộc nước lớn qua trang mạng “Hoàn Cầu Thời báo”(cơ quan thông tin trực thuộc Tân Hoa Xã) kiểu tung tin kết quả thăm dò 92% người dân TQ ủng hộ biện pháp quân sự để bảo về lãnh hải và chủ quyền ở biển Đông (42) và liên tục gây sức ép nhiều mặt, trong đó có cả những dự án khổng lồ về khai thác Bauxite, về việc xây dựng cao tốc, đường sắt, nhà máy phát điện, nhà máy luyện đồng, tuyển than…lên đến hàng chục tỉ đô la (43) không kể lượng hàng hóa “made in China” và sản phẩm văn hóa đủ các dạng, chủng loại vô cùng “phong phú(44) ngày càng tràn ngập thị trường mua sắm và nghe nhìn trong nước.

Từ  làng Dongria Kondh(Ấn độ) đến Tây nguyên

      Nhìn về Tây Nguyên, những công nhân TQ đang ra sức triển khai dự án xây dựng nhà máy khai thác bauxite ở Tân Rai và Nhân cơ, trong khi chưa có phương án cụ thể giải quyết vấn đề chất thải bùn đỏ, Nước ở thượng nguồn…được phía VN chấp thuận. Với thời gian khai thác kéo dài 50 năm thì hàng tỷ tấn bom  bùn nầy sẽ đi về đâu ? “Biển bạc” đang bị “thảo khấu” và “tàu lạ” ngấp nghé chiếm đoạt nguồn tài nguyên với trữ lượng dầu hỏa hàng tỷ thùng (45) thì “Rừng vàng” với hàng tỷ tấn quặng mỏ có nguy cơ rơi tõm vào túi tham không đáy của người láng giềng phương bắc trong chiến lược chiếm đoạt và tận thu nguồn tài nguyên trên biển lẫn trên đất liền mà họ đã vạch ra (46).

Hai chân Con hổ “đói”  hung dữ nầy vồ vập, vươn móng kìm chặt nước ta từ nóc nhà Tây nguyên đến biển Đông đang làm cho người người lo lắng trước vận mệnh của dân tộc đã từng nhiều lần ăn “bánh vẽ” trong mối quan hệ “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Thiết nghĩ dân tộc Việt Nam luôn mong mỏi được sống yên ổn, hòa bình thật sự với Trung Quốc như câu nói truyền tụng trong dân gian “bán bà con xa mua láng giềng gần” hay “ nhất cận lân, nhì cận thân” . Trong khi đó ”nếu Trung Quốc làm chủ được biển Đông, có thể tuỳ tiện khai thác và làm những điều mà họ cho là “thực thi chủ quyền”, trong khi Việt Nam không thể làm được những điều đó, thì họ đã nắm được phần lớn ích lợi từ biển Đông, đã thực hiện được thế thượng phong trong dư luận, và phát súng ân huệ cho các đảo mà Việt Nam còn giữ sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian hay thời cơ”(47).

 Người dân bộ lạc Drongria Kondh nắm tay ngăn chận dự án khai thác bauxite

      Từ  bên kia Ấn độ dương, những người dân thuộc bộ  lạc Dongria Kondh, chỉ vỏn vẹn 8000 người nhưng họ đã dũng cãm đứng lên yêu cầu chính phủ Ấn độ ngưng cấp phép cho tập đoàn Vendata và Tập đoàn quặng mỏ Quốc doanh  Orissa khai thác Bauxite (48)đe dọa  những điều kiện cơ bản để sinh  nhai và tương lai của cộng đồng dân tộc thiểu số, phá hoại truyền thống tín ngưỡng và nếp sống sắc thái bản địa có từ lâu đời vì nguy cơ đầy thảm họa tàn phá môi trường và đẩy họ thành người lưu dân trong vài năm tới. Điều nầy chắc chắn cũng sẽ đến với người dân  Tây nguyên trong một ngày không xa, mỗi khi việc khai thác bauxite ở đây bước vào thời kỳ « phát triển rực rỡ » mà theo tính toán của cơ quan chức năng Việt nam thì phải mất 13 năm mới « có lãi »( !)(49nhưng vẫn được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác định  "là dự án trọng điểm, mở đầu cho việc xây dựng ngành công nghiệp bauxite-alumin-nhôm, phục vụ phát triển kinh tế đất nước nói chung, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên nói riêng"(50) , yêu cầu bảo đảm đưa nhà máy alumin trong tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng vào hoạt động cuối năm 2010 như kế hoạch  trong chuyến thị sát Tây Nguyên vào ngày 18/8/2009.

      H.L.T

18/7/2009 ( bổ sung tư liệu 20/8/2009)  

Chú  thích:

* Trích từ bài "Rắn là một loài bò" của trang Tuần Việt Nam

(1)http://www.nld.com.vn/20090716033757321P0C1002/9-ngu-dan-bi-tau-la-tong-chim-ve-den-dat-lien.htm

và “2 vụ tàu lạ đâm, 35 ngư dân may mắn thoát chết” trên

http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=1101&id=21882

    TQ thúc giục nộp tiền chuộc

http://www.phapluattp.vn/news/xa-hoi/view.aspx?news_id=262194 

(2)”Những động thái mới của Trung Quốc, Philippines ở biển Đông

Ngày 19/5/2009, Trung Quốc tiếp tục điều 02 tàu Ngư Chính xuất phát từ đảo Hải Nam để bắt đầu đợt tuần tra mới ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trong thời gian 15 ngày, nhằm mục đích kiềm chế sự gia tăng các hoạt động đánh bắt thuỷ hải sản bất hợp pháp. 
 
Theo ông Zhu Yingrong, một quan chức của Cục Ngư chính cho biết, các tàu tuần tra lần này sẽ thực hiện một nhiệm vụ “như thường lệ nhưng mạnh mẽ”; trong đó bao gồm các hoạt động như tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế, bảo vệ các tàu cá Trung Quốc, kiềm chế sự gia tăng đánh bắt cá bất hợp pháp và “tăng cường bảo vệ các quyền lợi và các lợi ích của Trung Quốc ở khu vực này”. 

http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA60518/default.htm

(3) Huy Đức “Đồn biên phòng Hoàng Sa”

…Các gia đình ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) không còn liên lạc được với 12 ngư dân bị Trung Quốc bắt hôm 16-6-2009 tại vùng biển Hoàng Sa để đòi 540 triệu đồng tiền chuộc. Đây không phải là lần đầu tiên ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc "bắt làm con tin để tống tiền", như cách nói của ông Nguyễn Dự, Chủ tịch xã An Hải, huyện Lý Sơn. Chỉ riêng Quảng Ngãi, đã có 373 ngư dân và 33 tàu đánh cá Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, tính từ năm 2005, để đòi từ 150-180 triệu một tàu. Không chỉ bị "tống tiền", ngư dân Việt làm ăn trên lãnh hải của ông cha mà dễ gặp nguy hiểm như bị lạc sang xứ Somali xa lắc. Ngày 26-4, tàu của ông Phạm Tĩnh, đang tìm cá thì bị 10 kẻ lạ mặt, nói tiếng Trung Quốc, đi trên một con tàu trắng, "nổ súng đuổi theo, nhảy sang lục lọi, rồi cướp sạch toàn bộ số cá khoảng trên 3 tấn". Một ngư dân Quảng Ngãi khác, ông Ðặng Cận, hôm 24-5, cũng "bị những người nói tiếng Trung Quốc, từ một con tàu trắng khác, dùng súng cướp đi 5 tấn cá"... Kể từ năm 1999, khi con tàu đầu tiên của Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ, ngư dân, đặc biệt là ngư dân Lý Sơn vẫn kiên cường đánh cá trên vùng biển Hoàng Sa..

http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=876&nhom=6 

(4) ngày 15/01/2009, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Phú Yên thông báo: một tàu đánh cá của ngư dân địa phương đã bị một tàu lạ đâm chìm ở vùng biển cách mũi Đại Lãnh về phía Đông Nam khỏang 80 hải lý. Toàn bộ chín ngư dân trên tàu bị mất tích. Đến ngày 14-03, một tàu đánh cá ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu bị một tàu lạ khác đâm chìm. Lúc đó, Văn phòng Ban phòng chống lụt bão tỉnh Bạc Liêu xác nhận: tai nạn này đã làm hai thuyền viên tử nạn và hai người khác mất tích. Đầu tháng 5, một tàu ngư dânthuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, khi đang vây bắt một đàn cá ở vị trí 109 độ kinh đông và 17 độ vĩ bắc cách bờ chừng 65 hải lý thì bất ngờ bị một tàu nước ngoài đến yêu cầu dỡ lưới đi nơi khác, nếu không sẽ gặp rắc rối. Rạng sáng ngày 19-05, một tàu câu mực của ngư dân xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đang khi hành nghề ở 10′54 độ vĩ bắc, 111 độ kinh đông, tức trong khu vực không xa quần đảo Hoàng Sa, thì đã bị một tàu lạ tông cho chìm, khiến 26 thuyền viên rơi xuống biển nhưng may sau đó đã được tàu bạn cứu thoát. Ngày 22-05, một tàu cá thuộc huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi đã bị một tàu nước ngoài tấn công ngay trên ngư trường, lấy đi hơn một nửa số cá vừa đánh bắt được. Đã vậy các thuyền viên trên tàu lạ này trước khi rút lui còn dùng lưỡi lê đâm thủng một chiếc thuyền thúng dùng làm xuồng cứu nạn. Rồi vào khoảng 9g sáng ngày 03/06/2009, 9 ngư dân xã Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đang đánh bắt cá trên biển thì bất ngờ bị hai chiếc tàu lạ tấn công và truy đuổi, công kích bằng đá, chai bia, lọ nước… Bỏ lại lưới, họ chạy thoát thân được hơn 2 hải lý thì một chiếc đuổi kịp, đâm thẳng vào mạn tàu khiến con tàu bị nghiêng, hư hỏng nặng…báo cáo chính thức của tỉnh Quảng Ngãi cho biết tính từ 2005 đến nay đã có 33 chiếc tàu đánh cá Việt Nam với 373 ngư dân bị Trung quốc bắt. Những người này bị buộc phải nộp tiền chuộc từ 50 đến 70 ngàn Yuan tức từ 9 đến 11 ngàn đôla mới được thả về. Quảng Ngãi cũng có 9 ngư dân bị tàu Trung quốc  bắn chết và bị thương vào năm 2007.

xem thêm:

Hàng trăm ngư dân từng bị giam giữ  phải nộp tiền chuộc

                                                                                                                 Thứ Sáu, 05/06/2009 ,

- Theo Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi, hiện tỉnh này còn 15 tàu cá, 46 ngư dân đang bị nước ngoài giam giữ. Đặc biệt có một ngư dân đang bị giam 4 năm nay.  
 

Trong số  15 tàu cá đang bị nước ngoài giam giữ  có 7 tàu (15 ngư dân) bị  giam tại Indonesia, số còn lại bị  giam ở Philippines.  
 
Thông tin này được trích từ báo cáo của Sở Ngoại Vụ tỉnh Quảng Ngãi ban hành vào tháng 5/2009. Tuy nhiên, số liệu chỉ cập nhật đến hết quý 1/2009. Nếu tính đến tháng 4 và 5/2009, số ngư dân bị giam giữ ở 2 nước trên (ngoài ra còn có Malaysia) còn nhiều hơn nữa.   
 

Đơn cử một xã như Bình Châu (huyện Bình Sơn), trong tháng 4 và 5 vừa qua có 3 chiếc tàu bị bắt giữ, gồm tàu của các ông Bùi Cam, Nguyễn Quýt (đều bị giam tại Malaysia), Nguyễn Tiến (bị giam tại Philippines). Cùng bị giam giữ với 3 chiếc tàu này là 36 ngư dân.  
 

Nguyên nhân các tàu bị bắt giam là  do mê mải luồng cá nên đưa tàu qua hải phận nước ngoài, do đi tránh bão, do cần sửa chữa tàu thuyền, máy móc, và do thiếu kiến thức về lãnh hải.  
 

Những ngư dân này đều còn sống, thỉnh thoảng được phép liên lạc về  nhà. Nhìn chung chịu cảnh giam cầm cực nhọc, ăn uống bữa đói bữa no. Tuy nhiên tình cảnh người thân của họ còn thê thảm hơn.   
 

Tại Bình Châu có bà Bùi Thị  Mái (sinh năm 1957) vừa sắm một chiếc tàu cá 700 triệu đồng (chủ yếu từ vốn vay) mới đi chuyến biển đầu tiên thì bị Philippines bắt giữ tại đảo Patanest, cùng bị bắt với chiếc tàu còn có 3 con trai và 1 đứa cháu của bà.  
 
Các con bà Mái điện về cho biết, họ bị bắt ngày 4/4/2009 vì đưa tàu vào đó tránh bão. Nghe tin tàu và các con bà bị bắt, nhiều chủ nợ đến đòi tiền, bà Mái và mấy cô con dâu không biết đường nào xoay sở.

Cạnh nhà  bà Mái là bà Nguyễn Thị  Phấn (sinh năm 1953). Bà có con trai là Huỳnh Văn Oanh đang bị giam giữ tại Philippines hơn 1 năm qua. Theo Oanh điện về, thì vào ngày 16/5/2008, Oanh cho tàu vào một làng của Philippines để lên bờ tìm chỗ sạc bình ắc quy điện. Khi Oanh và 2 ngư dân đang bê bình ắc quy vào làng thì bị bắt giữ, những người trên tàu thấy vậy chặt đứt dây neo cho tàu tháo chạy. Dù đưa được tàu về nhà nhưng do không có chủ tàu (Oanh), cũng như tâm trạng bất an nên chuyện đi biển bị tê liệt từ đó đến giờ. Đến tháng 5/2009, sợ tàu hư, bà Phấn đã kêu bán tàu với giá 140 triệu đồng, trong khi để sắm nó phải mất 670 triệu đồng. Gia đình bà Phấn cũng nợ nần chồng chất .Cũng theo báo cáo nói trên, tính từ 2005 đến quý I/2009, tổng số tàu thuyền và ngư dân Quảng Ngãi bị nước ngoài bắt là 74 chiếc, 714 ngư dân, trong đó 33 chiếc với 373 ngư dân là bị Trung Quốc bắt.

Khi bị  Trung Quốc bắt, người thân ngư  dân phải nộp tiền chuộc từ  5-7 vạn nhân dân tệ (150-180 triệu  đồng) mới đưa được ngư dân về nhà. Ngoài bị bắt ra, Quảng Ngãi cũng có 6 ngư dân bị nước ngoài bắn chết và bị thương (năm 2007).

    Khải Minh

http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/851529/                         

   Your browser may not support display of this image. Your browser may not support display of this image.

                                   Ngư dân Quãng Ngãi bị vây bắt tại vùng biển Hoàng sa

(5)南沙諸島をめぐる石油資源争奪と対テロ戦争 
米メジャー、中国抱き込みでつば迫り合い(Tạp chí Sekai tháng 9/2006) 
”Cuộc tranh giành tài nguyên dầu mỏ chung quanh quần đảo Trường Sa và Chiến tranh chống khủng bố”

Bauvinal.info.free.fr

(6) xem Lê  Hoàng”Hợp tác chiến lược toàn diện” và chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông”

http://bauxitevietnam.info/c/2896.html

(7)アジア戦略資源争奪とシーレーン確保問題 『南シナ海の資源』

  « Vấn đề bảo đảm tuyến đường trên biển và tranh nhau nguồn tài nguyên chiến lược Châu Á” “Tài Nguyên ở biển Đông”

Tác giả  Ishimaru Yasuo cho rằng”Mặc dù TQ tỏ thái độ muốn hợp tác chung việc khai thác dầu và khí dốt chung quanh quần đảo Trường sa với các nước chung quanh và thảo luận về tương lai của quần đảo nầy nhưng chủ trương quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của TQ thì vẫn không thay đổi qua việc xây dựng căn cứ quân sự, có hành động vũ lức trên biển đông, cho phép các công ty dầu hỏa quốc tế thăm dò và khai thác ở vùng biển nầy. Cho biết nhu cầu về năng lượng của TQ vào năm 2020 sẽ tăng gấp 4 lần (400 %) hơn so với năm 1990.

Bauvinal.info.free.fr 

(8)”Hành trình vạn dặm tìm dầu của Trung Quốc”

http://www.baovietnam.vn/the-gioi/45931/25/Hanh-trinh-van-dam-tim-dau-cua-Trung-Quoc

(9)(9)Tổng kết Thống kê Năng lượng Thế giới, Tập đoàn Dầu khí Anh Quốc. ấn bản 2006. [có trên mạng]

http://www.bp.com/productlanding.do?categoryId=6842&contentId=7021390

(10)Theo Việt LongĐường lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông -  coi thường Luật Biển quốc tế “ Văn Chinh Net 

http://vanchinh.net/index.php?option=com_content&view=article&id=517:ng-li-bo-ca-trung-quc-tren-bin-ong-s-coi-thng-lut-bin-quc-t 
 

(11)Hoàng Việt   “ Đường 'lưỡi bò' có hợp pháp không ? http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/05/090515_china_sea_dispute.shtml

Năm 1948, chính quyền Cộng Hoà Trung Hoa đã cho in bản đồ chính thức lần đầu có "đường lưỡi bò" dựa theo bản đồ của Bai Meichu.Trong bản đồ này, "đường lưỡi bò" là một đường đứt khúc có 11 đoạn, được thể hiện bao trùm xung quanh các nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông, đó là các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys) và Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa), bãi ngầm Macclesfield (Trung quốc gọi là Trung Sa) và bãi cạn Scaborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham).

Mặt khác,Tuyên bố  năm 1958 về lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nhấn mạnh rằng:

"Chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là  12 hải lý. Điều khoản này  áp dụng cho tất cả các lãnh thổ  của nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm lục  địa Trung Quốc và các  đảo ven bờ của lục  địa cũng như các đảo Đài Loan và xung quanh đó, quần đảo Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc bị phân cách với đất liền và các đảo ven bờ biển của nó bởi biển cả." cho thấy sự nhất quán của TQ trong chủ trương sở hữu vùng lãnh hải ngay từ khi Nước Cộng Hòa Nhân dân TH ra đời.

(12) như  (10) tldd

(13)”Trước yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích biển đông: Không chấp nhận đường "lưỡi bò”  http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=332309&ChannelID=3

(14) như trên

(15) như trên

(16) Ðiều thứ 121 của Công Ước Montego Bay 10 tháng 12 năm 1982 định nghĩa về đảo :

1. Une île est une étendue naturelle de terre entourée d'eau qui reste découverte à marée haute. (Ðảo là một dải đất tự nhiên, có nước bao bọc chung quanh và không bị nước phủ lúc thủy triều lên)

2. Sous réserve du paragraphe 3, la mer territoriale, la zone contiguë, la zone économique exclusive et le plateau continental d'une île sont délimités conformément aux dispositions de la Convention applicables aux autres territoires terrestres. (Một đảo có lãnh địa hải phận, vùng tiếp cận, vùng kinh tế độc quyền và thêm lục địa riêng, ngoại trừ điều kiện ghi dưới phần 3)

3. Les rochers qui ne se prêtent pas à l'habitation humaine ou à une vie économique propre, n'ont pas de zone économique exclusive ni de plateau continental. (Những bãi  đá (cồn đá) mà người ta không thể  sinh sống, hoặc tạo một nền kinh tế  tự tại thì không có vùng kinh tế độc quyền cũng như không có thềm lục địa).

Theo Trương Nhân Tuấn

(http://fr.blog.360.yahoo.com/blog-EGs0TdElabNXphrx56VTXO2Qa8378w--?cq=1&p=124#comments
 

(17) theo Trương Nhân Tuấn,tldd

xem thêm ”Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật quốc tế” của Đào Văn Thụy

http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_DaoVanThuy.htm#_edn1

(18)Vũ Tuyết Loan  “AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP” Tạp Chí Cộng Sản

http://203.162.0.19:8080/show_content.pl?topic=5&ID=4681

(19) “Tuyên bố chung Việt Nam-Trung quốc” http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns080602092528

Cũng trong bản Tuyên Bố Chung nầy, vấn đề khai thác bauxite được ghi rõ như sau:“Hai bên tăng cuờng hợp tác trong các dự án như: Bôxit Đắc Nông, các dự án trong khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” và các dự án lớn khác. Hai bên khẳng định tăng cường hợp tác trong các cơ chế kinh tế khu vực, liên khu vực và quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới…”

(20) http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2008/10/169311/

(21)http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1546&Itemid=188)

(22) Thứ Ba, 01/11/2005

  “Việt - Trung đã ký 13 văn kiện hợp tác”

Sau lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Hồ  Cẩm Ðào, với nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia, tại Văn phòng T.Ư Ðảng, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Ðức Lương và Tổng Bí thư, Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào đã tiến hành hội đàm và chứng kiến lễ ký 13 văn kiện hợp tác quan trọng. 
 

Bảy văn kiện được ký, gồm: Hiệp định hợp tác kinh tế, kỹ thuật giữa Chính phủ hai nước về việc Chính phủ Trung Quốc cung cấp cho Chính phủ Việt Nam khoản viện trợ không hoàn lại 60 triệu nhân dân tệ; Hiệp định khung về việc Chính phủ Trung Quốc cung cấp cho Chính phủ Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi 550 triệu nhân dân tệ cho Dự án Hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh - TPHCM, tuyến đường sắt Bắc - Nam; Thỏa thuận cho vay giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc về sử dụng tín dụng ưu đãi cho Dự án Hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt "ba tuyến một đầu mối" (gồm Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Đồng Đăng và Hà Nội - Lào Cai); Thỏa thuận cho vay giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc về sử dụng tín dụng ưu đãi cho Dự án Hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh - TP Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Bắc - Nam; Hợp đồng giữa Tổng công ty Điện lực Việt Nam và Công ty Lưới điện miền nam Trung Quốc về việc Trung Quốc bán điện cho sáu tỉnh miền bắc Việt Nam; Thỏa thuận khung về hợp tác dầu khí giữa Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ; Thỏa thuận Hợp đồng EPC giữa Tổng công ty Hóa chất Việt Nam và Tổng công ty Xây dựng Công trình Hóa chất Trung Quốc về thiết kế, chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị... cho Dự án đầu tư Nhà máy phân bón DAP tại khu kinh tế Đình Vũ, Hải Phòng.
Các doanh nghiệp hai nước ký sáu văn kiện, trong đó có Thỏa thuận cho vay về sử dụng tín dụng ưu đãi; Thỏa thuận khung về cung cấp tín dụng xuất khẩu bên mua cho Dự án nhiệt điện Sơn Động; Thỏa thuận cho vay về cung cấp tín dụng xuất khẩu bên mua cho Dự án nhiệt điện Hải Phòng 1; Thỏa thuận khung về cung cấp tín dụng xuất khẩu bên mua cho Dự án Nhiệt điện Quảng Ninh; Bản ghi nhớ về việc xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 2; Hợp đồng về hợp tác triển khai Dự án nhiệt điện Quảng Ninh 1.
 

http://dantri.com.vn/c20/s20-85809/viet-trung-da-ky-13-van-kien-hop-tac.htm

(23)Vũ Tuyết Loan, tldd

“Chủ nghĩa khủng bố hiện đại ảnh hưởng tới nhiều mặt: Về chính trị, đe dọa an ninh và sự ổn định của cộng đồng quốc tế, cản trở tiến trình giải quyết hòa bình các xung đột khu vực. Về kinh tế, thông qua việc tấn công trực tiếp vào các mục tiêu kinh tế, gây tổn thất lớn, phá hoại trật tự kinh tế. Về quân sự, chủ nghĩa khủng bố hiện đại trở thành một trong những nguyên nhân dẫn tới những cuộc xung đột vũ trang, đặc biệt khi thế giới phát triển nhanh chóng trong điều kiện kỹ thuật và trữ lượng vật chất được sử dụng cho chiến tranh thông tin, chiến tranh hạt nhân, chiến tranh hóa học, chiến tranh sinh học đang ở mức cao như hiện nay. Điều này không chỉ làm tăng thêm tính cấp thiết của hợp tác an ninh toàn cầu mà còn tạo ra tiền đề mang tính lịch sử cho việc thiết lập cơ chế hợp tác an ninh quốc tế”.(Tạp chí Cộng sản, số 120/2006)

(24)Lê Minh Phiếu - Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)     http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/12/817741/

Phần Biển  Đông mà họ đòi hỏi nằm trong các  đường gạch nối trên Biển  Đông, được đưa ra đầu tiên vào năm 1947, có  hình chữ U hay hình lưỡi bò  và do vậy thường được gọi là  “đường lưỡi bò” hay “ranh giới lưỡi bò”. Phần diện tích trong đường lưỡi bò này chiếm khoảng 75% diện tích trên Biển Đông, để lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.                     Các vạch đỏ là ranh giới lưỡi bò Trung Quốc đòi hỏi. Các đường xanh là một cách chia các vùng đặc quyền kinh tế dựa trên UNCLOS, nhưng không chia các đảo đang bị tranh chấp. Các vòng tròn xanh lá cây là lãnh hải 12 hải lý của các đảo này. (Click vào hình để xem bản đồ cỡ lớn)

(25)Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 27/11, ông Lê Dũng nói Việt Nam quan tâm và theo dõi chặt chẽ thông tin nói trên và tái khẳng định lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông.

"Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như những vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.

Mọi hoạt động tiến hành trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam mà không có sự đồng ý, chấp thuận của Việt Nam đều vi phạm chủ quyền, vi phạm lợi ích quốc gia của Việt Nam và hoàn toàn vô giá trị", ông Lê Dũng nhấn mạnh.

Trên đây là một bài văn mẫu của người phát ngôn BNG VN, phát biểu ngày 27/11/2008

(26)ngày 4/6/2009 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã “giao thiệp” với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này

Tàu  đánh cá ở Đà Nẵng nằm bờ tháng 6/2009     Tàu Ngư Chính của TQ quần thảo trên biển Đông

http://antg.cand.com.vn/vi-vn/sukien/2009/6/69614.cand

(27) xem chú thích (14)

và  “Mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đầy đe dọa 1991 – 2008”

        http://vietchange.com/forum/showthread.php?t=63177

(28) ”Cán cân thương mại Việt - Trung quá chênh lệch” 

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200927/20090705004047.aspx

Và 

“Việt Nam nhập siêu 11 tỷ đô la từ trung quốc”

http://www.thesaigontimes.vn/epaper/TB-KTSG/So12-2009(952)/23314/

Trong “Nhập siêu và một số  biện pháp hạn chế nhập siêu trong thời gian tới”  của Nguyễn Hoàng Giang(Văn phòng Trung ương Đảng) cảnh báo:

“Riêng nhập siêu từ Trung Quốc ở mức rất lớn: năm 2006 gần 4,4 tỉ USD (chiếm 86% tổng mức nhập siêu của cả nước); năm 2007 tăng lên 7,5 tỉ USD (chiếm 60% tổng mức nhập siêu của cả nước), và hàng nhập lại chủ yếu là hàng tiêu dùng và các thiết bị chưa phải thuộc công nghệ tiên tiến. Chính đặc điểm này đã đặt ra câu hỏi: vậy nhập siêu lớn trong thời gian qua đã thực sự hợp lý và lành mạnh chưa?”

http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=23954692

(29) xem ”TÌNH TRẠNG AN NINH HIỆN TẠI VÀ CHÍNH SÁCH AN NINH CỦA CHND TRUNG HOA”

http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1862 
 

(30)"Tình trạng an ninh hiện tại và chính sách an ninh của CHND Trung Hoa" cho Chuyên san An ninh và Quân sự của Học viện Quốc phòng Hungary http://tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/6490/index.aspx 
 

(31) như trên, tldd 
 

(32)”Mỹ với những tham vọng an ninh toàn cầu của Trung Quốc”trong The Washington Quarterly - Số 7/2009

“The Military Implications of china’s economic go-global policy”Holslag et all

BICCS Asia paper Vol .3(8)

 

(33) như trên, tldd

(34) ”China and Long-range Asia Energy Security: An Analysis of the Political, Economic and Technological Factors Shaping Asian Energy Markets - Trung Quốc và An ninh Năng lượng dài hạn ở châu Á: Phân tích về chính trị, kinh tế và các yếu tố kỹ thuật hình thành nên các thị trường năng lượng châu Á”Dr. Evan A. Feigenbaum  http://bauxitevietnam.free.fr
(35)Michael Richardson”A Southward Thrust for China’s Energy Diplomacy in the South China Sea”  Trung Quốc đẩy mạnh xuống phía Nam trong chính sách Ngoại giao Năng lượng trên biển Nam Trung Hoa

http://www.japanfocus.org/_Michael_Richardson-A_Southward_Thrust_for_China___s_Energy_Diplomacy_in_the_South_China_Sea

Các mối liên hệ  về năng lượng Trung-Nhật: Triển vọng cạnh tranh chiến lược sâu sắc - Sino-Japanese energy relations: Prospects for deepening strategic competition  trên

http://bauvinal.info.free.fr

(36) như (32) tldd

(37) ngày 16/4/2009,kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống hải quân Trung QuốcTư lệnh hải quân Trung Quốc, đô đốc Wu Shengli(Ngô Thắng Lợi)phát biểu, rằng nước này cần những tàu ngầm có khả năng tàng hình mạnh hơn, ngư lôi tốc độ cao và thông minh hơn, các loại vũ khí điện tử, máy bay siêu thanh và tên lửa tầm xa có độ chính xác cao.

"Hải quân sẽ  đẩy nhanh việc nghiên cứu và xây dựng các loại vũ  khí thế hệ mới, nhằm tăng cường khả  năng chiến đấu trên biển trong khu vực, trong thời  đại của công nghệ thông tin", ông Ngô nói.

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=115488

xem thêm:”Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc (Nha Nho 26)”

http://www.vantholacviet.org/home/detail.php?module=news&iCat=5&iData=320&title=ham_doi_nam_hai_cua_trung_quoc_(nha_nho_26).html

(38) Biển Đông: một số động thái gần đây

Trung Quốc đã điều tàu tuần tra ngư trường lớn nhất tới Biển Đông (Ảnh: THX)

”Dân chúng Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn, kể cả về quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với Đài Loan, Việt Nam, Brunây, Philippinnes, Malaysia. Cho nên, có thể xem cuộc đọ sức với Mỹ đầu tháng 3 như là một tín hiệu của chính quyền Bắc Kinh, cho thấy họ không chỉ có quyết tâm mà còn có khả năng bảo vệ điều mà họ xem là quyền lợi của mình ở Biển Đông”.

http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/www.toquoc.gov.vn/Bien-Dong-mot-so-dong-thai-gan-day/2639623.epi

(39) http://www.vietbaoonline.com/?ppid=45&pid=4&nid=146837

(40) http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA62741/default.htm

(41)中国の海洋戦略―川村研究所代表/元海将補・ 川村純彦氏に聞く (Phỏng vấn Viện trưởng viện nghiên cứu Kawamura Sumihiko—Nguyên Phó Đô Đốc Hải quân NB-- về chiến lược biển của TQ)

http://www.asahi-net.or.jp/~VB7Y-TD/k6/160826.htm đăng lại trên

http://bauvinal.info.free.fr

(42)调查显示92%中国网友赞同武力解决南海问题 –“92% tán thành dùng vũ lực để giải quyết vấn đề biển đông”
http://bauvinal.info.free.fr

(43) xem”Công ty TQ trúng thầu dự án đường cao tốc” 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/08/090808_china_build_highway.shtml

và ”Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường”

http://www.sggp.org.vn/thitruongkt/2009/7/196942/

(44)Hồng Lê Thọ “Nhập siêu từ thương mại đến văn hóa”

vietsciences.free.fr/vietnam/xahoi/nhapsieuthuongmaivanhoa.htm

 (45)Theo ước tính của Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vùng quần đảo Trường Sa có chứa trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỷ tấn (1,60 × 1010 kg), so với 13 tỷ tấn (1,17 × 1010 kg) của Kuwait, và họ xếp nó vào danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Lê  Hoàng “Hợp tác chiến lược toàn diện” và chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông”

   http://bauxitevietnam.info/c/2896.html

(46) Dương Danh Huy ”Sức ép trên biển và trên bàn đàm phán”

   http://www.minhbien.org/?p=1019

(47) xem “Chiến Lược Khoáng Sản của TQ” Tư liệu của Quốc Vụ Viện Trung Quốc

  Bauvinal.info.free.fr

(48)xem”Le projet minier de Vedanta menace les moyens de subsistance et l'identité culturelle d'une communauté indigène en Inde”

Bauvinal.info.free.fr  9/7/2009

(49)"Xung quanh vấn đề hiệu quả kinh tế, báo cáo cho biết theo Tập Ðoàn Than - Khoáng Sản VN (TKV), hiệu quả kinh tế của hai dự án đã được tính toán. Theo đó, thời gian thu hồi vốn khoảng 13 năm. Những năm đầu của dự án có một số năm lỗ (lỗ kế hoạch), tuy nhiên đánh giá cả đời dự án là có hiệu quả kinh tế." Bản tin của báo Tuổi Trẻ ngày Chủ nhật 24/5/2009 viết theo bản báo cáo của 'chính phủ' Nguyễn Tấn Dũng gửi quốc hội trước nhiều sự chỉ trích và ngăn cản kế hoạch khai thác bauxite và dành độc quyền trúng thầu cho nhà thầu Trung Quốc kiểu như 'cho không' (một quan chức TKV từng tiết lộ).

Bản tin này viết tiếp thêm rằng: "Báo cáo nhận định: giá nhôm trên thị trường hiện nay đang ở mức giá sàn rất thấp ($1,426 đô la/tấn), giảm khoảng 70% so với giá nhôm thời kỳ 2006-2007. Giá alumin cũng tương ứng giảm theo. Tuy nhiên, các dự án alumin Tây nguyên đều có tuổi đời trên 50 năm, vì vậy hiệu quả kinh tế của dự án được tính toán dựa trên cơ sở dự báo, phân tích và lựa chọn giá bán alumin bình quân cho 'cả đời' dự án là $362 đô la/tấn thì phù hợp".

xem toàn văn “Báo Cáo của Chính Phủ” về vấn đề Bauxite trình Quốc Hội ở đây:

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/849417/

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/18821/

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=317743&ChannelID=3

http://www.diendan.org/viet-nam/mat-va-111uoc-trong-viec-khai-thac-bauxite-o-tay-nguyen/

http://leminhphieu.com/?p=533

(50)http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=0&article=155051

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/08/090819_vietpm_bauxite.shtml 


 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org    Hồng Lê Thọ