Nguyễn Bỉnh Khiêm

 
 

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1565)

Sinh năm 1491, mất năm 1585, quê ở làng Trung Am nay thuộc huyện Vĩnh Bảo Hải Pḥng, năm 1535 đỗ tiến sỹ, từng được vua Mạc phong tước Tŕnh tuyên hầu nên được người đời gọi là Trạng Tŕnh, về hưu năm 53 tuổi lập am Bạch Vân, lấy tên hiệu là Bạch Vân cư sỹ. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống vào thời phong kiến suy vi: năm 1527, nhà Mạc tiếm ngôi của nhà Lê, nhà Lê chống lại, tạo nên t́nh trạng cát cứ, đánh nhau liên miên. Từ năm 1545, ông c̣n chứng kiến cảnh Trịnh Nguyễn phân tranh. Nhân dân lầm than ly tán. Các tập đoàn phong kiến cũng thành bại hưng vong đổi thay trong chớp mắt. Thực tiễn ấy tạo một tâm trạng bất an trong ḷng người. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trí thức lớn, là bạn là thầy nhiều nhân vật nổi tiếng, ông lại có tâm, có chí giúp nước, cứu đời nhưng không xoay chuyển được t́nh thế. Thay cho tiếng thở dài tuyệt vọng, như nhiều nhà thơ chán đời thuở xưa vẫn gửi vào thơ phú, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao và đấu tranh cho sự trong sạch của tâm hồn con người, lên án thói đời tráo trở, vụ lợi, chà đạp lên thủy chung, t́nh nghĩa. Thơ ông, do vậy, nặng về nhân t́nh thế thái, triết lư đạo làm người. Chủ đề này vốn dễ khô khan, tư biện nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đă vận dụng cách nghĩ, cách nói của nhân dân, giữ được tính sinh động thời sự của sự kiện nên câu thơ đúc kết giáo lư mà vẫn nóng hổi cảm xúc:

C̣n bạc, c̣n tiền, c̣n đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.


H́nh ảnh minh họa chân lư thường cụ thể, gần gụi trong đời sống hàng ngày, ai cũng thấy, cũng biết nên câu thơ triết lư mà không nặng nề, trái lại, được người đọc vận dụng ngay vào đời sống, biến nó thành một dạng thức biểu hiện t́nh cảm của chính ḿnh trước mọi hay dở của cuộc đời:

Thớt có tanh tao ruồi đậu đến
Ang không mật mỡ kiến ḅ chi.


Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao phép tu dưỡng bản thân, dám giữ phẩm chất thanh cao khi cuộc đời ô trọc, dám từ bỏ chốn lao xao danh lợi để về nơi vắng vẻ trong sạch cho tâm hồn, xét lại nghĩa dại khôn của người đời:

Ta dại, ta t́m nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.


Tự nhiên trong thơ ông là tự nhiên nâng đỡ đạo đức con người, tôn vinh sự thanh khiết của tâm hồn:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.


Chính ở chỗ này nhiều bài thơ của Nguyễn Trăi và Nguyễn Bỉnh Khiêm bị lẫn vào nhau, đến nay vẫn c̣n khoảng ba mươi bài. Ngay cả giọng thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất gần Nguyễn Trăi, nhất là trong các câu sáu chữ:

Ḷng vô sự, trăng in nước
Của thảng lai, gió thổi hoa.


Nếu trong thơ chữ Nôm, Nguyễn Bỉnh Khiêm bàn nhiều tới phép đối nhân xử thế th́ trong thơ chữ Hán ông lại thiên về mô tả, b́nh luận các sự kiện xă hội, chính trị tạo nên bức tranh hiện thực thời tao loạn: Nhà ở đem làm củi/ Trâu cày mổ làm thịt ăn/ Cướp đơạt tài sản không phải là của ḿnh/ Hiếp dỗ người không phải là vợ ḿnh. Nhiều lúc ông dùng cách diễn đạt biểu tượng tố cáo giai cấp thống trị (Ghét chuột, Cá lớn nuốt cá bé...) Nỗi ḷng sâu kín của tác giả cũng được bộc lộ rơ hơn: Được yên thân trong thời loạn, biết là có sự may mắn/ Muốn cứu nước khỏi nguy nan, thẹn ḿnh không có tài.

Tương truyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm c̣n là một nhà tiên tri, tác giả của nhiều lời sấm. Nhà Mạc, nhà Trịnh, nhà Nguyễn đều đến xin lời khuyên của ông để dựng nghiệp. Ông giúp tất: khuyên nhà Mạc lên Cao Bằng, khuyên nhà Nguyễn vào Hoành Sơn, khuyên nhà Trịnh đừng có lật vua Lê (giữ chùa mà ăn oản). Thế là ông đứng ngoài phe phái, tọa sơn quan hổ đấu, hay ông muốn tách các tập đoàn thù địch ấy xa nhau để nhân dân đỡ phần xương máu. Lư do thứ hai có lư hơn. Khi về hưu, ông đă cho khắc vào tấm bia ở Quán Trung Tân: Ở triều đ́nh th́ tranh nhau cái danh; ở chợ búa th́ giành nhau cái lợi; khoe sang th́ xe mát quán ấm; khoe giàu th́ nhà múa lầu hát; thấy có người chết đói dọc đường, không dám bỏ một đồng tiền ra cứu giúp; thấy nơi trống trải không có ǵ che mưa, không chịu bỏ một bó tranh để che đậy. Đó là bản tổng kết cái tâm, cái chí của một đời người, giúp ta hiểu thêm nỗi ḷng Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi gắm trong thơ ông.