Lư Thái Tổ

Phan Huy Lê

 

Lư Thái Tổ, vương triều Lư và công cuộc định đô, kiến tạo kinh thành Thăng Long

Lư Thái Tổ và Vương triều Lư

Lư Công Uẩn sinh ngày 12-2 năm Giáp Tuất (8-3-974) ở hương Cổ Pháp (Tiên Sơn, Bắc Ninh). Xung quanh nhân vật lịch sử này bao phủ nhiều huyền thoại, truyền thuyết, sấm kư... rất khó giải mă. Chính sử chép mẹ ông người họ Phạm mà theo truyền thuyết ở làng Dương Lôi (Tiên Sơn, Bắc Ninh) là Phạm Thị Ngà và theo chính sử "đi chơi chùa Tiêu Sơn, cùng với người thần giao hợp rồi có chửa" (1). Đó là sự mang thai thần kỳ mà người con sinh ra chỉ biết mẹ, không biết cha. Nhưng trên thực tế, sau khi lên ngôi vua cuối năm 1009 ông đă truy phong mẹ làm Minh Đức Thái hậu, cha làm Hiển Khánh Vương cùng với anh làm Vũ Uy Vương, em làm Dực Thánh Vương, chú làm Vũ Đạo Vương và năm 1018 truy phong bà nội (1). Năm 1026 nhà vua sai làm Ngọc điệp, tiếc rằng gia phả hoàng tộc nhà Lư không c̣n nữa.

Lên 3 tuổi Lư Công Uẩn được nhà sư Lư Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp nhận làm con nuôi và sau đó được vị cao tăng Vạn Hạnh chùa Lục Tổ nuôi dạy. Sư Vạn Hạnh đă nh́n thấy ở Lư Công Uẩn từ lúc trẻ thơ "đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gở rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ" (2). Điều cần lưu ư ở đây là từ khi sinh ra, Lư Công Uẩn đă là người con tinh thần của giới Phật giáo, được nuôi dưỡng và đào tạo tại chùa Lục Tổ-Cổ Pháp, một trung tâm Phật giáo nằm giữa hai trung tâm lớn nhất là Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) và Kiến Sơ (Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội). Ông được coi là người "thông minh", "tuấn tú", "chỉ học kinh sử qua loa, khẳng khái, có chí lớn" (3). Thời bấy giờ, giáo dục và thi cử chưa được nhà nước tổ chức nên nhà chùa không chỉ là trung tâm văn hoá-tôn giáo địa phương mà c̣n là trung tâm giáo dục, nơi truyền bá kiến thức, học vấn và tăng lữ là tầng lớp trí thức, lực lượng sáng tác văn học của xă hội.

Lúc đó triều Tiền Lê (980-1009) đang trị v́ nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh B́nh). Nhà sư Vạn Hạnh được vua Lê Đại Hành và nhà Tiền Lê rất trọng vọng, coi như cố vấn chính trị, mọi việc quốc gia đại sự như chống Tống, đánh Chiêm đều tham khảo ư kiến nhà sư. Có lẽ do sự tiến cử của Vạn Hạnh, Lư Công Uẩn được cử làm Điện tiền quân đời Lê Trung Tông (1005), Tứ sương quân Phó chỉ huy sứ rồi Tả Thân vệ điện tiền chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005-1009). Sau khi Ngọa Triều Lê Long Định mất, triều thần suy tôn Lư Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập ra vương triều Lư (1009-1225).

Xung quanh việc lên ngôi của Lư Công Uẩn cũng phủ đầy những truyền thuyết, sấm kư... như chó trắng ở hương Cổ Pháp trên lưng có chữ "Thiên tử" lông đen ứng với điềm vua sinh năm Chó (Giáp Tuất-974), lên ngôi vua đặt niên hiệu cũng vào năm Chó (Canh Tuất-1010); cây gạo ở hương Diên Uẩn (tên cổ của Cổ Pháp) bị sét đánh để lại vết thành bài sấm báo hiệu nhà Lư thay nhà Lê; cây đa chùa Song Lâm có vết sâu ăn h́nh chữ "Quốc"; quanh mộ cha Lư Công Uẩn ban đ.êm có tiếng tụng kinh và ngâm thơ báo trước việc họ Lư làm vua (4)... Tất cả những điềm lạ và lời sấm đó đều được sư Vạn Hạnh giải thích là báo hiệu nhà Lư sẽ thay thế nhà Lê. Nhà sư Đa Bảo ở chùa Kiến Sơ cũng tham gia cuộc vận động này (5). Lại một lần nữa thấy vai tṛ của sư Vạn Hạnh và giới Phật giáo trong cuộc vận động Lư Công Uẩn lên ngôi vua, nhất là khi Lê Ngoạ Triều bạo ngược làm mất ḷng dân nghiêm trọng và gây bất b́nh cao độ trong giới tăng ni Phật tử.

Lư Công Uẩn lên ngôi ngày 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu tức ngày 21-11-1009 (6) tại kinh đô Hoa Lư (Ninh B́nh). Ông là người sáng lập vương triều Lư trong một cuộc vận động chính trị của giới Phật giáo được triều thần ủng hộ. Đây là một cuộc thay đổi vương triều diễn ra êm thấm, không đổ máu.

Vua Lư Thái Tổ trị v́ từ năm 1009 đến lúc từ trần năm 1028, ở ngôi 20 năm, thọ 55 tuổi. Với cương vị Hoàng đế sáng lập vương triều, nhà vua trước hết lo xây dựng vương triều, củng cố chính quyền trung ương. Bộ máy hành chính được xây dựng có qui cũ, cả nước chia làm 24 lộ, các thế lực cát cứ địa phương bị dẹp yên. Nhà vua đặc biệt chăm lo xây dựng cơ sở xă hội, chính trị, tư tưởng cho vương triều. Lư Công Uẩn thi hành chính sách "thân dân", năm 1013 định lại các lệ thuế, từ thuế ruộng đất, ao hồ đến thuế băi dâu, các thuế sản vật... , và nhiều năm xá thuế cho dân như năm 1016 xá tô thuế 3 năm, năm sau, năm 1017 lại xá tô ruộng... Vua Lư Thái Tổ được chính sử đánh giá là "khoan thứ, nhân từ, tinh tế, hoà nhă, có lượng đế vương" (7). Nhà vua vốn xuất thân Phật giáo, nhờ thế lực giới Phật giáo mà lên ngôi vua nên rất tôn sùng Đạo Phật và lấy tôn giáo này làm chỗ dựa tinh thần cho vương triều. Trong 20 năm cầm quyền, Lư Thái Tổ cho xây dựng và tu sửa nhiều chùa, đúc nhiều chuông ở kinh thành và các nơi, một lúc độ hàng ngh́n người làm tăng đạo. Lư Thái Tổ đă đặt cơ sở và định hướng ban đầu nhưng rất căn bản cho sự tồn tại của vương triều và sự phát triển của đất nước.

Sau Lư Thái Tổ, triều Lư truyền được 8 đời cho đến Lư Chiêu Hoàng và kết thúc năm 1226 để nhường chỗ cho vương triều Trần (1226-1400). Nhà Lư tồn tại 218 năm (1009-1226), gồm 9 đời vua kể cả vua nữ Lư Chiêu Hoàng, trong đó thời thịnh đạt của vương triều bao gồm 6 đời vua đầu: Lư Thái Tổ (1009-1028), Lư Thái Tông (1028- 1054), Lư Thánh Tông (1054-1072), Lư Nhân Tông (1072-1127), Lư Thần Tông (1127-1138) và Lư Anh Tông (1138-1175). So với triều Ngô (939- 965) 27 năm, triều Đinh (968- 980) 13 năm, Tiền Lê (980-1009) 30 năm, th́ triều Lư là vương triều tồn tại lâu dài đầu tiên sau khi giành lại độc lập. Trong thời thịnh đạt của vương triều, nhà Lư có nhiều cống hiến lớn lao đối với đất nước, tạo nên vị thế quan trọng trong lịch sử dân tộc. Có thể tóm lược những cống hiến chủ yếu trên các mặt sau đây.

Xây dựng và củng cố quốc gia thống nhất. Năm 1054 nhà Lư đặt tên nước là Đại Việt thay cho quốc hiệu Đại Cồ Việt thời Đinh, Tiền Lê. Chế độ nhà Lư là chế độ quân chủ tập quyền, quyền hành tập trung về triều đ́nh trung ương đứng đầu là nhà vua. Nhưng đây chưa phải là chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế theo mô h́nh Nho giáo, mà là chế độ quân chủ tập quyền mang tính dân tộc cao kết hợp với tinh thần Phật giáo, dựa trên sự cố kết xă hội lấy thôn xă làm cơ sở và chính sách thân dân của nhà vua. Các vua nhà Lư được đào tạo và chuẩn bị làm vua theo tinh thần đó. Vua Lư Thái Tổ năm 1012 cho xây cung Long Đức ở ngoài thành cho Hoàng thái tử Khai Thiên Vương Phật Mă ở "ư cho thái tử hiểu biết mọi việc của dân" (8). Năm 1040 vua Lư Thái Tông dạy cung nữ dệt gấm vóc, cho công chúa cùng cung nữ trồng dâu nuôi tằm dệt lụa. Năm 1052 nhà vua đúc chuông lớn đặt ở Long Tŕ để “dân ai có oan ức không bày tỏ được th́ đánh chuông ấy để tâu lên vua" (9). Vua Lư Thánh Tông nổi tiếng là vị vua nhân từ thương dân. Nguyên phi ỷ Lan không những giỏi việc nước mà c̣n chăm lo đời sống của trăm họ.

Nước Đại Việt là một quốc gia gồm nhiều tộc người. Miền núi, nhất là miền núi rừng phía bắc là địa bàn cư trú của nhiều tộc người thiểu số, giữ vị trí trọng yếu trong chiến lược pḥng thủ đất nước. Chính sách của nhà Lư là ra sức ràng buộc các thổ tù. để qua họ quản lư miền núi và giữ ǵn sự đoàn kết dân tộc. Miền núi chia thành các châu, châu mục là các thổ tù mang chức tước của triều đ́nh và lấy danh nghĩa của triều đ́nh để cai quản cư dân. Nhà Lư c̣n gả công chúa cho một số thổ tù, biến họ thành pḥ mă của nhà vua và mang tước hiệu của triều đ́nh. Mọi hành động mưu đồ cát cứ hay chia rẻ dân tộc, chống lại triều đ́nh trung ương đều bị thất bại và quốc gia thống nhất gồm nhiều tộc người được củng cố.

Bên cạnh quan hệ thân dân, nhà Lư cũng coi trọng pháp luật, kết hợp giữa đức trị và pháp trị. Năm 1042 vua Lư Thái Tông san định luật lệnh, ban hành bộ H́nh thư. Đó là bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chứng tỏ một thành tựu lập pháp quan trọng và một bước tiến lớn trên con đường xây dựng nhà nước pháp luật. Bộ luật gồm ba quyển (10) tuy đă bị thất truyền, nhưng tinh thần cơ bản và một số nội dung của nó c̣n được ghi lại trong sử biên niên. Nhờ có bộ luật thành văn nên "đến đây phép xử án được ngay thẳng rơ ràng" (11), giảm bớt t́nh trạng "phiền nhiễu" của quan lại xử án và "oan uổng" của dân.

Nước Đại Việt đời Lư là một quốc gia thống nhất với một hệ thống chính quyền mạnh và cơ sở cố kết xă hội vững.

Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Dưới triều Lư tuy nền độc lập dân tộc đă được củng cố, nhưng vẫn đứng trước mối đe doạ của nhà Tống (960-1279). Cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Tống đă bị vua Lê Đại Hành đánh bại năm 980-981. Nhưng từ giữa thế kỷ XI, nhà Tống lại chuẩn bị cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai với tính toán vừa để dành một thắng lợi ở phương Nam vừa để củng cố địa vị trong nước và đối phó với mối đe dọa của hai nước Liêu, Hạ ở phương Bắc. Nhà Tống chuẩn bị rất chu đáo cho cuộc chiến tranh xâm lược này và t́m cách mua chuộc một số thổ tù miền núi, lôi kéo Champa vào cuộc chiến. Vua Lư Nhân Tông và nhà quân sự kiệt xuất Lư Thường Kiệt đă tổ chức thành công cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai với tư thế rất chủ động, kiên quyết, tự tin. Trước hết, năm 1069 nhà Lư tấn công Champa nhằm trừ bỏ mối đe doạ phía nam và âm mưu liên kết giữa nhà Tống với vua Chàm. Cuộc kháng chiến chống Tống mở đầu bằng cuộc tập kích thành Ung Châu (1075-1076) nhằm phá huỷ các căn cứ xâm lược và hậu cần của đối phương. Sau khi rút quân về nước, nhà Lư dựng pḥng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) chặn đứng và đánh bại 30 vạn quân xâm lược Tống (1076-1077). Trong cuộc chiến đấu ác liệt trên pḥng tuyến sông Như Nguyệt, bài thơ thần đă xuất hiện và đi vào lịch sử như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam:

Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch nghĩa:

Sông núi nước Nam do Hoàng đế nước Nam ở,
Điều đó đă được phận định ở sách
Trời.Cớ sao lũ giặc lại dám sang xâm phạm,
Bọn chúng bây sẽ bị đánh bại tan tác

Tạm dịch gọn:

Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành phận định ở sách Trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Bọn bây sẽ bị đánh tơi bời.

Với những chiến công phá Tống b́nh Chiêm, nhà Lư đă giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc và nâng cao địa vị của đất nước. Những thắng lợi oai hùng đó buộc nhà Tống cuối cùng phải thay đổi thái độ ứng xử đối với nước Đại Việt, năm 1164 đổi Giao Chỉ quận làm An Nam quốc, phong vua nước Nam là An Nam quốc vương. Điều có ư nghĩa lịch sử ở đây là thừa nhận sự tồn tại của Đại Việt như một "quốc", một nước, một quốc gia trên quan hệ bang giao.

Đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Trong hoàn cảnh độc lập và thanh b́nh, ổn định, nhà Lư đă thực hiện nhiều chính sách và biện pháp đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước về mọi mặt.

Trong phát triển kinh tế, nhà Lư coi trọng nông nghiệp và đề ra nhiều giải pháp tích cực. Vua Lư cày ruộng tịch điền, ban chiếu khuyến nông để biểu thị thái độ “dĩ nông vi bản”. Đê sông trong đó có đê Cơ Xá ở Thăng Long và nhiều công tŕnh thuỷ lợi được xây dựng và bảo vệ. Nhiều công tŕnh khai hoang của nhà nước và nhân dân được thực hiện thành công, mở rộng thêm thôn ấp và diện tích đồng ruộng. Cùng với nông nghiệp, các nghề thủ công phát triển. Quan hệ lưu thông hàng hoá-tiền tệ được mở rộng với sự ra đời của các chợ nông thôn, một số đô thị và thương cảng. Quan hệ buôn bán với nhà Tống thực hiện qua các chợ biên giới gọi là bác dịch trường (12), trong đó có những chợ đến nay vẫn tồn tại và qua đường biển. Thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi buôn bán với thuyền buôn nhiều nước Đông á và Đông Nam á như Trung Quốc,Tam Phật Tề (Palembang ở Tây Java), Qua Oa (Java), Lộ Hạc (Lopburi ở Thái Lan), Xiêm La (Thái Lan)...

Trong xây dựng đất nước, nhà Lư rất có ư thức lo củng cố quốc pḥng và kết hợp kinh tế với quốc pḥng. Vua Lư Nhân Tông, vị vua anh hùng của cuộc kháng chiến chống Tống, năm 1127 trước lúc từ trần để lại di chúc căn dặn “nên sửa sang giáo mác, đề pḥng việc không ngờ, chớ làm sai mệnh, trẫm dù nhắm mắt cũng không di hận" (13). Nhà Lư áp dụng chế độ "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nông) chia quân lính thành các phiên để thay nhau về quê làm ruộng nhằm tự cấp và bảo đảm lực lượng lao động nông nghiệp. Nền quân sự đời Lư đạt đến tŕnh độ cao. Sử nhà Tống có nói đến “An Nam hành quân pháp" mà Thái Diên Khánh đă nghiên cứu và dâng lên vua Tống Thần Tông (14).

Kinh tế phát triển, quốc pḥng hùng hậu, đó là những thành tựu cơ bản bảo đảm cho sự cường thịnh của nước Đại Việt đời Lư.

Mở đầu kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Nhà Lư rất quan tâm phát triển giáo dục, mở mang văn hoá. Năm 1070 dựng Văn Miếu, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên, năm 1076 lập Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam. Đó là những sự kiện và niên đại đầy ư nghĩa, đặt cơ sở cho sự ra đời nền giáo dục, thi cử nói chung và nền giáo dục đại học nói riêng của Việt Nam.

Cùng với giáo dục, một tầng lớp trí thức Nho học ra đời và ảnh hưởng Nho giáo cũng gia tăng dần, góp phần tích cực vào việc xây dựng thiết chế chính trị của Nhà nước tập quyền. Nhưng trong thời nhà Lư, Phật giáo vẫn giữ vai tṛ chi phối trong hệ tư tưởng và đời sống tinh thần của xă hội. Hai Thiền phái T́-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông tiếp tục phát triển, thêm Thiền phái mới là phái Thảo đường. Các thiền phái này đều chịu ảnh hưởng của Mật giáo. Các vua Lư và nhiều quư tộc, quan chức cao cấp đều tôn sùng đạo Phật, bỏ tiền của xây dựng chùa khắp nơi, cúng ruộng cho chùa. Nhà chùa trở thành một thế lực kinh tế, chính trị, văn hóa lớn trong xă hội, có chùa có đến hàng trăm, hàng ngàn tăng ni. Phật giáo đời Lư phát triển trong sự gắn bó với lợi ích và vận mạng dân tộc. Một số vua Lư tu Phật như Lư Thái Tông là thế hệ thứ bảy của phái Vô Ngôn Thông, vua Lư Thánh Tông là thế hệ thứ nhất của phái Thảo Đường và thuộc phái này c̣n có vua Lư Anh Tông thuộc thế hệ thứ ba, Lư Cao Tông thế hệ thứ năm. Trong triều đ́nh, bên cạnh các quan chức văn vơ, nhà Lư vẫn duy tŕ quan chức Phật giáo thời Đinh, Tiền Lê, đứng đầu là Tăng thống, Tăng lục. Những nhà sư có tài năng và uy tín được nhà vua phong làm Quốc sư như Quốc sư Viên Thông (1080-1151), Quốc sư Thông Biện (?-1134).

Trên nền tảng của tinh thần yêu nước và ư thức dân tộc vững vàng, ảnh hưởng của Tam giáo: Phật - Nho - Đạo, tạo nên nét đặc sắc trong đời sống tư tưởng thời nhà Lư. Văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc đều phát triển trong tinh thần ấy và để lại những di sản vô giá trong kho tàng văn hoá Việt Nam. Nền văn hoá đời Lư qua giao lưu, tiếp nhận nhiều yếu tố văn hóa Trung Quốc, ấn Độ và Đông Nam á. Đó là một nền văn hóa vừa mang đậm tính dân tộc, vừa biểu thị tính đa dạng, phóng khoáng, cởi mở, dung hợp.

Vương triều Lư mở ra một kỷ nguyên văn minh mới trong lịch sử dân tộc gọi là Kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Đó là thời kỳ cả dân tộc vươn lên mạnh mẽ trong xây dựng lại đất nước sau hơn ngh́n năm Bắc thuộc và sau giai đoạn chuẩn bị đời Ngô, Đinh, Tiền Lê, thực hiện thành công một cuộc phục hưng dân tộc lớn lao. Nước Đại Việt nhanh chóng trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất và văn minh, thịnh đạt ở Đông Nam Á.

Dời đô và kiến lập kinh thành Thăng Long

Sau khi lên ngôi, năm 1010 vua Lư Thái Tổ đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng là dời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Đại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long.

Trong thời đại dựng nước trước Bắc thuộc, Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ), An Dương Vương xây dựng đô thành ở Cổ Loa (Hà Nội). Sau hơn ngh́n năm Bắc thuộc, chính quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương đặt trị sở tại thành Đại La, Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở thành Cổ Loa "tỏ ư tiếp nối quốc thống xưa của An Dương Vương". Đinh Tiên Hoàng sau khi dẹp yên Mười hai sứ quân, xây dựng đô thành mới ở Hoa Lư (Ninh B́nh). Trong bối cảnh thế kỷ X, đó là một quyết định đúng đắn và cần thiết của vua Đinh khi chính quyền trung ương đang phải đối phó với sức tiềm ẩn của các thế lực cát cứ trong nước và mưu đồ xâm lược của nước ngoài. Trong 42 năm (968-1009), kinh đô Hoa Lư đă hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó, tạo điều kiện cho triều Đinh (968-980) và Tiền Lê (980-1009) củng cố chính quyền trung ương, bảo vệ nền độc lập dân tộc, đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Tống (980-981) và giữ vững nền thống nhất quốc gia.

Trước yêu cầu xây dựng đất nước trên qui mô lớn, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế, mở mang văn hoá, rơ ràng Hoa Lư với địa thế núi non hiểm trở không c̣n phù hợp. Mùa xuân năm 1010, vua Lư Thái Tổ về thăm châu Cổ Pháp và mùa thu năm đó, quyết định đời đô. Trong Chiếu dời đô do nhà vua tự viết để hỏi ư kiến quần thần, đă nói rơ việc dời đô là việc lớn không thể "theo ư riêng tự tiện chuyển dời", mà phải "tính kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo chí dân". Nhà vua chọn thành Đại La với đủ các tiêu chí thủ đô của một quốc gia thống nhất và thịnh đạt “ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện h́nh thế sông núi trước sau", là "thắng địa" "muôn vật rất phồn thịnh mà phong phú", "là chỗ hội tụ của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”.

Vùng Hà Nội đă bắt đầu cuộc sống con người từ hậu kỳ đá cũ cách ngày nay khoảng 2 vạn năm, được khai phá trong thời đại đồng thau cách ngày nay khoảng 4 ngh́n năm và đă trở thành một trung tâm chính trị với đô thành Cổ Loa đời An Dương Vương vào thế kỷ III TCN. Trong thời Bắc thuộc, Lư Nam Đế là người đầu tiên nhận ra vị thế của đất trung tâm Hà Nội khi đóng đô ở Vạn Xuân, dựng chùa Khai Quốc (sau dời về vị trí chùa Trấn Quốc hiện nay), đắp thành ở cửa sông Tô Lịch để đánh quân xâm lược Lương. Thời thuộc Tuỳ, năm 607 trị sở của chính quyền đô hộ dời về Tống B́nh trên đất Hà Nội. Thành Tống B́nh rồi thành Đại La là thủ phủ của chính quyền đô hộ Tuỳ, Đường trong khoảng 3 thế kỷ. Qua những lần xây đắp, tu sửa của những viên quan đô hộ từ Khâu Ḥa đời Tùy đến Trương Bá Nghi, Triệu Xương, Bùi Thái, Trương Chu, Vũ Hồn, đặc biệt là Cao Biền đời Đường, thành Đại La có qui mô khá lớn như La Thành do Cao Biền đắp chu vi tính ra hơn 6 km, ngoài đắp đê dài hơn 7 km, dựng hơn 5,000 gian nhà (15). Phủ thành đó cũng là đối tượng tiến công của nhiều cuộc khởi nghĩa dân tộc và có lần đă trở thành thủ phủ của chính quyền độc lập trong thời gian ngắn của Phùng Hưng, Dương Thanh. Thành Đại La là một thành lũy lớn, một đô thị tập trung cư dân khá đông, một trung tâm kinh tế phát triển.

Về mặt địa lư tự nhiên, thành Đại La ở vào vị trí trung tâm của đất nước thời bấy giờ, một đầu mối giao thông thủy bộ thuận tiện. Thành nằm ở phía nam sông Nhị giữ vai tṛ như một con hào tự nhiên ngăn chặn sự tiến công từ phương bắc xuống và qua sông Nhị (sông Hồng), sông Đuống có thể toả đi khắp hệ thống sông ng̣i vùng châu thổ, lên miền núi rừng phía bắc, phía tây bắc, qua Tạc Khẩu và đường ven biển vào miền trung. Các sông Tô Lịch, Kim Ngưu nối với hồ Tây, sông Nhị và hệ thống ao hồ tạo thành một mảng lưới giao thông đường thuỷ đi lại khắp vùng. Thành Đại La lại có núi Tản Viên, Tam Đảo án ngự tạo thành thế đất đế vương theo quan điểm phong thuỷ.

Vị trí, điều kiện tự nhiên và tiến tŕnh lịch sử đă tạo dựng những những tiền đề cho Đại La-Thăng Long đóng vai tṛ kinh đô của đất nước thời kỳ phục hưng dân tộc. Nhưng vấn đề có ư nghĩa quyết định là nhận thức ra những tiền đề đó cũng như xác định được yêu cầu và khả năng tạo ra sức mạnh của đất nước để xây dựng và bảo vệ đô thành trên một địa bàn trọng yếu nhưng rất trống trải về địa h́nh như thế. Cống hiến lớn lao của vua Lư Thái Tổ là nhận thức được điều đó, tự tin ở sức mạnh của đất nước và đi đến một quyết đoán lịch sử. Những ư tưởng và suy tính của nhà vua được tŕnh bày ngắn gọn trong văn kiện lịch sử Chiếu dời đô, phản ánh một tư duy chiến lược bao quát, một tầm nh́n xa trông rộng, trong đó chắc hẳn có sự đóng góp của thiền sư-cố vấn chính trị Vạn Hạnh. Vua Lư Thái Tổ là người sáng lập kinh thành Thăng Long. Nhưng điều có ư nghĩa cơ bản là Lư Thái Tổ và các vua Lư kế nhiệm đă dày công kiến lập để Thăng Long xứng đáng với vị trí và vai tṛ kinh đô của nước Đại Việt trên con đường phục hưng dân tộc, và dĩ nhiên công việc xây dựng đô thành phải gắn liền với công việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Ngay trong mùa thu năm 1010, nhà Lư đă khẩn trương xây dựng một số cung điện làm nơi ở và làm việc của vua, triều đ́nh và hoàng gia, mà trung tâm là điện Càn Nguyên, nơi thiết triều của nhà vua, hai bên có điện Tập Hiền và Giảng Vơ, phía sau là điện Long An, Long Thuỵ làm nơi vua nghỉ. Đến cuối năm 1010, 8 điện 3 cung đă hoàn thành. Những năm sau, một số cung điện và chùa tháp được xây dựng thêm. Một ṿng thành bao quanh các cung điện cũng được xây đắp trong năm đầu, gọi là Long Thành hay Phượng Thành. Thành đắp bằng đất, phía ngoài có hào, mở 4 cửa: Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phía tây, Đại Hưng ở phía nam, Diệu Đức ở phía bắc. Căn cứ vào sử liệu và di tích c̣n lại, có thể xác định cửa Tường Phù mở ra phía Chợ Đông và khu phố buôn bán tấp nập của phường Giang Khẩu và đền Bạch Mă. Cửa Quảng Phúc mở ra phía chùa Diên Hữu (chùa Một Cột) và chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà). Cửa Đại Hưng ở khoảng gẩn Cửa Nam hiện nay. Cửa Diệu Đức nh́n ra trước sông Tô Lịch, khoảng đường Phan Đ́nh Phùng hiện nay. Trong Long Thành có một khu vực được đặc biệt bảo vệ gọi là Cấm Thành là nơi ở và nghỉ ngơi của vua và hoàng gia.

Long Thành và Cấm Thành là trung tâm chính trị của kinh thành. Phía ngoài, cùng với một số cung điện và chùa tháp là khu vực cư trú, buôn bán, làm ăn của dân chúng gồm các bến chợ, phố phường và thôn trại nông nghiệp. Một ṿng thành bao bọc toàn bộ khu vực này bắt đầu được xây đắp từ năm 1014, gọi là thành Đại La hay La Thành. Ṿng thành này vừa làm chức năng thành luỹ bảo vệ, vừa là đê ngăn lũ lụt. Thành được đắp mới và có tận dụng, tu bổ một phần thành Đại La cũ đời Đường. Thành Đai La phía đông chạy dọc theo hữu ngạn sông Nhị như một đoạn đê của sông này từ Bến Nứa đến ô Đông Mác, phía bắc dựa theo hữu ngạn sông Tô Lịch phía nam Hồ Tây từ Bưởi đến Hàng Buồm ngày nay, phía tây theo tả ngạn sông Tô Lịch từ Bưởi đến ô Cầu Giấy, phía nam theo sông Kim Ngưu qua Giảng Vơ, ô Chợ Dừa, ô Cầu Dền, đến ô Đông Mác. Thành Đại la đời Lư mở các cửa: Triều Đông (dốc Hoè Nhai), Tây Dương (Cầu Giấy), Trường Quảng (ô Chợ Dừa), Cửa Nam (ô Cầu Dền), Vạn Xuân (ô Đống Mác). Thành Đại La được bao bọc mặt ngoài bởi ba con sông: sông Nhị, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và được tận dụng như những con hào tự nhiên. Một đặc điểm nổi bật của cảnh quan thiên nhiên của thành Thăng Long là nhiều sông hồ. Có thể nói Thăng Long-Hà Nội là một thành phố sông-hồ và ngay từ khi kiến lập, nhà Lư đă biết tận dụng địa thế tự nhiên này trong qui hoạch xây dựng nhằm biến những sông, hồ đó thành những con hào tự nhiên, những giao thông đường thuỷ tiện lợi và một hệ thống thoát nước, điều tiết môi trường, bảo vệ sinh thái. V́ vậy mặt bằng các ṿng thành Thăng Long không coi trọng tính kỷ hà, đối xứng, vuông vắn mà uốn ḿnh theo địa h́nh, thích nghi và tận dụng điều kiện thiên nhiên.

Thành Thăng Long đă được xây dựng theo qui hoạch “trong thành ngoài thị", một kiểu cấu trúc phổ biến của nhiều thành thị phương Đông thời cổ-trung đại. Long Thành là khu vực thành-chính trị hay thành-quân vương, giữ vai tṛ đầu năo của nhà nước quân chủ tập quyền, trung tâm chính trị của cả nước. Bao bọc phía ngoài, giữa Long Thành và thành Đại La là khu vực thị-dân cư hay thành thị dân sự gồm các chợ bến, phố phường, thôn trại của nông-công-thương xen kẻ một số cung điện, dinh thự của thái tử và quư tộc, quan lại.

Thành Thăng Long từ trung tâm chính trị của nhà nước quân chủ đă sớm phát triển thành một trung tâm kinh tế, văn hoá, một đô thị phát đạt nhất của nước Đại Việt.

Về mặt kinh tế, chợ-bến giũ vai tṛ rất quan trọng hoạt động công thương nghiệp của Thăng Long. Trên sông Nhị, sông Tô Lịch có nhiều bến thuyền, quan trọng và sầm uất nhất là bến Giang Khẩu (khoảng Hàng Buồm) và bến Triều Đông (hay Đông Bộ Đầu, khoảng dốc Hoè Nhai). Trên bến và tại các cửa Hoàng Thành và thành Đại La có các chợ, đông vui nhất là chợ Cửa Đông (Hàng Buồm-đền Bạch Mă), chợ Cửa Tây (hay Tây Nhai, chợ Ngọc Hà). Khu vực buôn bán tập trung nhất của kinh thành là phía đông Hoàng Thành cho đến bờ sông Nhị, nơi có nhiều chợ bến và phố xá với những hoạt động buôn bán nhộn nhịp.

Tư liệu lịch sử đă ghi chép một số phường ra đời trong thời Lư. Phía đông Hoàng Thành có phường Giang Khẩu (Hàng Buồm), Thái Cực (Hàng Đào), Hạc Kiều (bên sông Tô Lịch), Kim Cổ (Hàng Gai-Hàng Bông), Khúc Phố (Hàng Ḥm-Hàng Bông), Đông Hà (Hàng Gai-Tô Tịch-Hàng Quạt), Báo Thiên (bên hồ Hoàn Kiếm), Tàng Kiếm (Hàng Trống)... Phía nam có phường Phục Cổ (Nguyễn Du), Tả Nhất (cuối Phố Huế), Phong Vân (hay Vân Hồ, Lê Đại Hành-Đoàn Trần Nghiệp), Khang Thọ (ô Cầu Dền), Ông Mạc (ô Đống Mác), Bố Cái (Đồng Nhân).. Phía tây có phường Tây Nhai (Ngọc Hà), Vĩnh Xương (Hàng Cháo-Hàng Bột), Thịnh Quang (ô Chợ Dừa), Xă Đàn ( ngơ và hồ Xă Đàn)... Phía bắc, dọc theo sông Nhị có phường Cơ Xá (ven sông Nhị), Hoè Nhai (phố Hoè Nhai), Giang Tân (Hàng Than), Yên Hoa (Yên Phụ)... Phường là khu vực cư trú của cư dân với những nghề thủ công, những cửa hàng buôn bán. Các phường h́nh thành một cách tự nhiên và không theo một qui hoạch ô vuông cân đối như nhiều đô thị khác thời trung đại. Cùng với các phường, trong thành Thăng Long vẫn c̣n những trại nông nghiệp như trại Thủ Lệ và các trại phía tây Hoàng Thành. Quang thành Thăng Long, bên cạnh các làng nông nghiệp, đă h́nh thành một số làng thủ công nghiệp như làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm), các làng thủ công, các trại trồng dâu nuôi tăm quanh Hồ Tây, khu ruộng quốc khố ở Cảo Xă (Nhật Tảo, Từ Liêm)...

Do nhu cầu phát triển của đô thị, nhiều thợ thủ công, nhà buôn các nơi t́m về Thăng Long làm ăn, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế và tạo nên những hoạt động công thương nghiệp nổi trỗi của đất kinh kỳ. Kết cấu kinh tế của Thăng Long vẫn là nông-công- thương, nhưng hoạt động công-thương giữ vai tṛ chi phối. Thăng Long trở thành một trung tâm kinh tế có quan hệ giao lưu với nhiều vùng trong nước và thuyền buôn nước ngoài.

Về phương diện văn hoá, Thăng Long trở thành trung tâm hội tụ và đào tạo nhân tài của cả nước. Đây là đế đô của vương triều Lư với nhiều Hoàng đế tài ba như Lư Thái Tổ, Lư Thái Tông, Lư Thánh Tông, Lư Nhân Tông; nhiều tướng soái kiệt xuất mà tiêu biểu là thái uư Lư Thường Kiệt, nhiều gương mặt quư tộc, quan lại sáng giá như thái hậu Ỷ Lan, thái sư Lư Đạo Thành, hoàng tử Hoằng Chân, Chiêu Văn... Đây cũng là nơi có trường Quốc Tử Giám và nơi mở những khoa thi tuyển chọn nhân tài, đào tạo đội ngũ trí thức với những tên tuổi như Lê Văn Thịnh, Mạc Hiển Tích, Bùi Quốc Khái...Đồng thời đây cũng là một trung tâm Phật giáo với tên tuổi nhiều cao tăng như Vạn Hạnh, Viên Thông, Minh Không, Thông Biện... Thăng Long không những tập trung những cung điện của triều đ́nh, mà c̣n có nhiều chùa tháp nổi tiếng, tiêu biểu là chùa Diên Hữu (chùa Một Cột), chùa Sùng Khánh Báo Thiên (chùa Báo Thiên). Trong 4 công tŕnh nghệ thuật được coi là "An Nam tứ đại khí" của thời Lư, Trần, th́ 2 công tŕnh mang niên đại Lư trên đất Thăng Long là chuông Qui Điền (năm 1080 tại chùa Diên Hữu) và tháp Báo Thiên (năm 1057 tại chùa Báo Thiên). Trong những thập kỷ gần đây, khảo cổ chọc t́m thấy trong ḷng đất Hà Nội nhiều di tích và di vật đời Lư, trong đó có những gạch ngói, đồ gốm sứ đạt tŕnh độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao.

Kinh thành là nơi qui tụ cư dân và tài năng của cả nước nên cũng là trung tâm hấp thụ và toả sáng di sản văn hoá của dân tộc. Tại đây có những lễ hội lớn như hội đền Đồng Cổ, hội Dóng, hội đền Hai Bà, những lễ hội Phật giáo... Các h́nh thức nghệ thuật biểu diễn như múa rối nước, hát tuồng, hát chèo... và các h́nh thức vui chơi như đua thuyền, đá cầu, đánh vật... đă trở thành những sinh hoạt văn hoá của đất kinh kỳ. Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh (Hà Nam) c̣n miêu tả cụ thể cảnh vua nhà Lư ngự ra điện Linh Quang trên bến Đông Bộ Đầu bên sông Nhị để xem đua thuyền và múa rối nước vào ngày 3 tháng 8 âm lịch.

Sau hai thế kỷ xây dựng, Thăng Long đời Lư đă trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước Đại Việt, một đô thị phồn vinh. Trong thời gian thịnh đạt của vương triều, nhà Lư đă bảo vệ vững chắc kinh đô, cuộc xâm lăng của quân Tống bị chặn đứng và đánh bại trên pḥng tuyên Như Nguyệt, tạo nên một thời kỳ ổn định và thanh b́nh cho công cuộc kiến lập kinh thành. Thăng Long là trung tâm qui tụ, kết tinh tài năng, trí tuệ dân tộc, tạo nên phong cách và truyền thống văn hoá Thăng Long để từ đây toả chiếu ảnh hưởng ra cả nước.

Định đô Thăng Long năm 1010 là cột mốc lớn mở đầu lịch sử Thăng Long-Hà Nội, đánh dấu bước ngoặt của lịch sử đất nước.

Từ đó, Thăng Long dù tên gọi có thay đổi như Đông Đô thời cuối Trần và Hồ, Đông Kinh thời Hậu Lê hay Kẻ Chợ theo cách gọi dân gian của thời Lê trung hưng, rồi Hà Nội thời kỳ nước Cộng hoà dân chủ và Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam, gần như liên tục là kinh thành của nước Đại Việt, Việt Nam. Trong 991 năm lịch sử thủ đô Thăng Long-Hà Nội, thời gian gián đoạn tính ra chỉ có 20 năm Minh thuộc (1407-1427), 14 năm (1788-1802) thời Tây Sơn và 143 năm (1802-1945) thời Nguyễn. Nhưng trong thời Minh thuộc (1407-1427) với tên thành Đông Quan là thủ phủ của quận Giao Chỉ, thời Pháp thuộc (1884-1845) với tên Hà Nội là thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp. Thăng Long-Hà Nội giữ vai tṛ kinh đô lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc và cũng thuộc loại những kinh đô có bề dày lịch sử nhất trên thế giới. Thật xứng đáng với sự lựa chọn và tiên liệu của vua Lư Thái Tổ, "thượng đô của Kinh sư muôn đời”.

Sau thời Lư, lịch sử tiếp tục tiến tŕnh của nó, đất nước qua nhiều vận hội và thách thức, lịch sử có những lúc thăng trầm, nhưng tất cả tạo thành một ḍng chảy liên tục mà những ǵ vua Lư Thái Tổ và vương triều Lư đă tạo lập nên giữ vai tṛ rất quan trọng, măi măi được sử sách ghi nhận, để lại dấu ấn rất đậm trong kư ức và t́nh cảm của nhân dân, khởi đầu lịch sử thủ đô Thăng Long-Hà Nội và góp phần tạo dựng truyền thống văn hiến và anh hùng của đất kinh kỳ.


Chú thích:
(1) Đại Việt sử kư toàn thư, bản kỷ Q.I, tờ 34b, Q. II, tờ 8a. Đại Việt sử lược Q.II, tờ 2b.
(2) Đại Việt sử kư toàn thư, bản kỷ Q.II, tờ 1b.
(3) Đại Việt sử kư toàn thư, bản kỷ Q.II, tờ 1a-b.
(4) Đại Việt sử kư toàn thư, bản kỷ Q.I, tờ 31b. Đại Việt sử lược, Q. II, tờ 1a-b. Thiền uyển tập anh, NXB Văn học, Hà Nội 1990, tr. 189, 192-194.
(5) Thiền uyển tập anh, tr. 47-48.
(6) Lê Thành Lân: Về ngày đăng quang của Lư Thái Tổ, trong Làng Dương Lôi với vương triều Lư, NXB văn hoá dân tộc, Hà Nội 2000, tr. 144-248.
(7) Đại Việt sử kư toàn thư, bản kỷ Q.II, tờ 1a.
(8) Đại Việt sử kư toàn thư, bản kỷ Q.II, tờ 4a.
(9) Đại Việt sử kư toàn thư, bản kỷ Q.II, tờ 37b.
(10) Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, H́nh luật chí.
(11) Đại Việt sử kư toàn thư, bản kỷ Q.II, tờ 31a.
(12) Chu Khứ Phi: Lĩnh ngoại đại đáp, Q. V, tờ 9a-10b.
(13) Đại Việt sử kư toàn thư, bản kỷ Q.III, tờ 26a.
(14) Tống sử, Q. 286, Thái Tề truyện phụ Thái Diên Khánh truyên.
(15) Đại Việt sử lược, Q. I, tờ 12b: La Thành chu vi 1 980 trượng 5 thước (hơn 6 km), cao 2 trượng 6 thước (hơn 8 m), chân rộng 2 trượng 6 thước (hơn 8 m), đê dài 2 125 trượng 8 thước (hơn 7 km), cao 1 trượng 5 thước ( gần 5 m). Đại Việt sử kư toàn thư chép dựng hơn 40 vạn gian nhà (Ngoại kỷ Q. V, tờ 15a).