Tự Đức

Nguyễn Tấn Lộc

 
 
Niên hiệu

Tự Đức

Năm sanh, năm mất

1829 -1883

Giai đoạn trị v́

1847-1883

Miếu hiệu

Dực Tông Anh Hoàng Đế

Tên Húy

Nguyễn Phúc Th́, Nguyễn Phúc Hồng Nhậm

Hồng Nhậm lên ngôi lúc 19 tuổi, lấy niên hiệu là Tự Đức, việc lên ngôi của Tự Đức bị nhiều người nghi ngờ nên cũng có người chống. Hồng Bảo (anh Tự Đức) âm mưu với một số người để t́m cách giành lại ngai vàng. Việc bại lộ, Hồng Bảo bị hạ ngục và bị kết án tử h́nh. Tự Đức tha chết cho anh nhưng cho lệnh giam lại, nhưng không hiểu sao Hồng Bảo thắt cổ chết trong ngục (có sách viết là bị ép uống thuốc độc). Cái chết của Hồng Bảo trở thành một nghi án. Vua Tự Đức sợ sau nầy sử không chép đúng sự thật nên tự ḿnh kể lại cuộc đời của ḿnh và cho khắc vào bia đá lớn để lại cho hậu thế, bia nầy ngày nay vẫn c̣n ở trong lăng Tự Đức.

Người ở trong nước chia ra làm bốn hạng là : sĩ, nông, công, thương. Sĩ : là hạng người chuyên nghề đi học, thầy thuốc, thầy bói, v.v... những nghề phong lưu nhàn hạ. Nông : là hạng người chuyên nghề làm ruộng. Công : là hạng người làm thợ hoặc làm một công nghệ ǵ để lấy lợi (dệt vải, làm mắm muối, v.v...). Thương : là hạng người làm nghề buôn bán.

Đời vua Tự Đức có rất nhiều loạn lạc (giặc cờ Đen, cờ vàng, cờ Trắng, nội loạn, pḥ Lê diệt Nguyễn v.v...) và cũng là giai đoạn đầu mà Pháp đánh Việt Nam.

Năm Tự Đức thứ 9, có chiến thuyền "Catinat" vào cửa Đà Nẵng rồi cho người đem thư lên trách triều đ́nh Việt Nam về việc giết đạo Thiên Chúa. Không được trả lời, quân Pháp bắn phá các đồn lũy rồi bỏ đi. Có ông Giám mục Pellerin trốn được lên tàu. Giám mục Pellerin về Pháp thuật lại cho triều đ́nh Pháp cảnh các giáo sĩ Thiên Chúa giáo bị đàn áp dă man ở Việt Nam, và nói rằng chỉ cần có loạn là các tín đồ Thiên Chúa giáo sẽ nổi lên đánh giúp, lại có bà Hoàng hậu Pháp Eugénie rất sùng đạo nên cũng nói giúp ông Pellerin. Pháp Hoàng mới quyết ư sang đánh nước ta.

Tháng 7 năm Tự Đức thứ 11 (1858), Trung tướng Pháp là Rigault de Genouilly đem tàu Pháp và tàu Y-pha-nho (Espagne) cả thảy 14 chiếc vào cửa Đà Nẵng bắn phá rồi hạ thành An hải và thành Tôn hải. Theo dự trù, trung tướng Rigault de Genouilly tính tiến đánh Huế sau khi hạ Đà Nẵng nhưng chờ hoài mà chẳng thấy tín đồ Thiên Chúa giáo nổi loạn lại thấy quân ta đổ xuống ngày càng đông, quân Pháp lại không quen khí hậu nên ngă bệnh cũng nhiều. Trung tướng Rigault de Genouilly gây lộn với Giám mục Pellerin và viết thư về Pháp kể t́nh h́nh, Giám mục Pellerin giận bỏ về Mă Lai. Thấy đánh Huế chưa nổi, ông trung tướng Pháp đổi ư, quay qua đánh Gia Định v́ là nơi dể lấy hơn và là vùng trù phú hơn.

Đầu năm sau trung tướng Rigault de Genouilly dẩn quân Pháp và Y-pha-nho vào cửa Cần Giờ, đánh thành Gia Định, chỉ trong 2 ngày th́ thành vở. Quan hộ-đốc Vũ Duy Ninh tự vận. Quân Pháp san phẳng thành tŕ làm b́nh địa. Xong trung tướng Pháp lại đem quân trở ra Đà Nẵng đánh một trận ở đồn Phúc Ninh, quân ông Nguyễn Tri Phương thua phải rút về giữ đồn Nại-hiên và đồn Liên-tŕ. Trung tướng Rigault de Genouilly cũng bệnh nên xin về Pháp nghĩ, thiếu tướng Page sang thay, ông đề nghị việc giảng hoà, cốt chỉ xin được tự do giảng đạo Thiên Chúa và được buôn bán với nước ta nhưng triều đ́nh Huế lúc đó chỉ c̣n những ông quan già, chỉ biết đạo Nho thà chết để giữ nước, không chịu nhục, không phải là người biết mềm mỏng trong vấn đề ngoại giao nên Vua cũng phải nghe theo.

Đến năm 1862 th́ quân Pháp đă chiếm luôn Biên Hoà và Vĩnh Long. Triều đ́nh mới chịu phái hai ông Phan Thanh Giản và ông Lâm Duy Tiếp vào Nam giảng hoà với Pháp ngày 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1862).

Trong bản hoà ước ấy (12 khoăn) có những khoăn như sau :

-Nước Việt Nam phải để cho giáo sĩ Thiên Chúa Giáo nước Pháp và nước Y-Pha-Nho được tự do giảng đạo và để dân gian được tự do theo đạo.

-Nước Việt Nam phải nhượng đứt cho nước Pháp tỉnh Biên Hoà, tỉnh Gia Định và tỉnh Định Tường và phải để cho chiến thuyền của Pháp ra vào tự do ở sông Mékong (Cửu Long).

Vua Tự Đức bắt buộc phải nhường 3 tỉnh Nam kỳ cho Pháp nhưng trong bụng vẫn muốn lấy lại v́ là đất khai nghiệp của nhà Nguyễn nên đă phái ông Phan Thanh Giản, ông Phạm phú Thứ và ông Ngụy Khắc Đản đem phẩm vật sang nước Pháp và nước Y-Pha-Nho để xin chuộc lại 3 tỉnh miền Nam. Vua Pháp hẹn sẽ suy nghĩ lại rồi trả lời sau, nhưng ông bộ trưởng hải quân và thuộc địa Pháp Chasseloup-Laubat không chịu trả đất cho Việt Nam nên nói ra, vua Pháp nghe lời.

Triều đ́nh Huế cũng nghĩ là Pháp sẽ không ngừng ở đó nên sai ông Phan Thanh Giản vào trấn giữ Miền Nam. Năm Tự Đức thứ 20 (1867), thiếu tướng De la Grandière kéo quân đánh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ông Phan Thanh Giản biết thế chống không nổi nên bảo các quan nộp thành tŕ cho đở đổ máu rồi uống thuốc độc tự vận. Toàn cảnh đất Nam Kỳ thuộc về Pháp, thuế má, luật lệ điều ǵ cũng do Pháp quyết định cả. Nước Pháp tạm ngừng cuộc chinh phục tại đây.

Quân Pháp lấy Bắc kỳ lần thứ nhất : 6 năm sau, ở miền Bắc có ông Jean Dupuis (Đồ Phổ Nghĩa) chuyên buôn bán vũ khí, ông ta t́m đường sông để chở hàng qua Tàu và kiếm ra đường sông Hồng nhưng bị quân triều đ́nh làm khó dể v́ ông ta không có giấy phép. Jean Dupuis ngạo mạn kiếm chuyện gây gổ với triều đ́nh rồi sai người phụ tá tên Millot vào Saigon t́m gặp viên Thống đốc Nam kỳ là Thiếu tướng hải quân Dupré để kể t́nh h́nh và xin trợ giúp. Thiếu tướng Dupré là người đă đễ ư tới vùng Bắc kỳ từ lâu, ông đă viết thư về Paris xin lấy luôn đất Bắc kỳ nhưng bên Pháp lúc bấy giờ đang yếu v́ chiến tranh với nước Thổ nên ra lệnh không được gây sự ở Bắc kỳ. Khi được Millot đến đốc thúc th́ ông Dupré quyết định hành động, ông viết thư cho Paris nói là xin được tự quyết định, ông không cần viện trợ, nếu chuyện không thành th́ ông sẽ lănh hết trách nhiệm.

Dupré sai Trung úy hải quân Françis Garnier đem quân ra Hà Nội giả nói là để giải quyết chuyện xích mích của Jean Dupuis rồi kiếm chuyện để bắn vào thành Hà Nội sáng hôm rằm năm Quí Dậu (1873). Chỉ một giờ th́ thành vỡ, tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng, Pháp bắt tính giải về Saigon nhưng Nguyễn Tri Phương không cho băng bó và nhịn ăn chết. Thành Hà Nội thất thủ, quân ta không hiểu chuyện ǵ hết nên cứ thấy quân Pháp là bỏ chạy, chỉ trong 20 ngày mà mất 4 tỉnh.

Lúc bấy giờ có Lưu Vĩnh Phúc là đầu đảng của "giặc cờ đen" về hàng triều đ́nh Huế, vua Tự Đức phong cho chức Đề đốc để phụ đánh quân Pháp. Lưu Vĩnh Phúc đem quân về đánh thành Hà Nội. Françis Garnier đem quân ra nghênh th́ bị phục kích chết ở cầu Giấy. Paris biết chuyện nên triệu Thiếu tướng Dupré về Pháp trị tội, Thiếu tướng Dupré t́m cách đở tội nên trở mặt, sai ông Đại úy hải quân Philastre ra Hà Nội để trả lại thành và 4 tỉnh bị chiếm. Hai bên kư hoà ước năm Giáp Tuất (1874) trong đó triều đ́nh Huế công nhận cả miền Nam là thuộc về Pháp và Pháp cũng bồi thường lại cho Việt Nam bằng tàu bè và súng ống.

Quân Pháp lấy Bắc kỳ lần thứ hai : Năm 1881, có hai người Pháp tên là Courtin và Villeroi được giấy thông hành đi lên Vân Nam (bên Tàu) nhưng khi đi đến Lào-Kay th́ bị loạn quân cản trở không đi được, viên Thống đốc Le Myre de Vilers bèn gởi thư về Pháp nói rằng nên chiếm luôn Bắc kỳ để bảo đảm sự lưu thông buôn bán với Tàu. Lúc đó nước Pháp đă hồi phục lại sinh lực nên cũng có ư bành trướng ở Nam Á. Năm 1882, Thống đốc một mặt gởi thư cho triều đ́nh ta nói là Vua bất lực, đất nước loạn ly, Pháp phải trấn an đất Bắc để bảo vệ quyền lợi của dân Pháp, một mặt gởi Đại tá hải quân Henri Rivière ra Hà Nội, gởi tối hậu thư cho quan Tổng Đốc Hoàng Diệu bắt phải hàng. Đúng 8 giờ sáng th́ quân Pháp tấn công, 11 giờ thành đổ, ông Hoàng Diệu treo cổ tự tử.

Viên Khâm sai Pháp ở Huế là Rheinart sang thương thuyết, trong đó đ̣i nước Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ và nhường thành thị Hà Nội cho Pháp. Nhiều người trong Triều đ́nh nói rằng : Nước ta trong c̣n Lưu Vĩnh Phúc, ngoài c̣n nước Tàu, lẽ nào bó tay mà chịu nên từ chối. Sau đó Triều đ́nh cho người sang cầu cứu với nước Tàu, Triều đ́nh nhà Thanh được dịp bèn gởi quân qua đóng hết các tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây. Quân Pháp thấy quân Tàu tràn qua biên giới nên cũng xua quân đánh luôn. Đại tá Henri Rivière cũng bị quân cờ đen giết tại cầu Giấy.

Đúng lúc nầy th́ vua Tự Đức mất ngày 16 tháng 6 năm Quí-Mùi (1883) trị v́ 36 năm, thọ 55 tuổi.