Điện hạt nhân: Nên dè dặt đối với nhng luận điệu tuyên truyền của ngoại quốc

Vietsciences- Nguyễn Khắc Nhẫn                   06/06/2010

 

Những bài cùng tác giả

 

            Lò thế hệ III EPR ( European Pressurized Reactor ) sẽ có công suất 1 600  MW thay vì 1 450 MW như đã nêu.

            Trong số các lò thế hệ IV đang được 10 nước nghiên cu (Generation IV International Forum – GIF), lò nhiệt độ cao VHTR ( Very High Temperature Reactor ) 850° C sẽ có hiệu suất rất lớn 50 %.

            Tôi không đồng ý về nhng con số ghi trong bài nghiên cu ”the future of nuclear power” năm 2003 của MIT (Massachusetts Institute of Technology). Bài này quá lạc quan chỉ thỏa mãn nhng mơ ước hão huyền của nhng công ty muốn xây cất hàng loạt nhà máy ĐHN khắp 5 châu. Không phải vô tình mà họ thổi phồng nhng tỷ lệ ĐHN của một số nước. Mục đích của họ là đánh tan s nghi ng của thế giới đối với thị trường ĐHN bị chìm lặng đã gần 30 năm trời.

            Tôi đã có dịp trình bày nhng lý do vì sao cơn khủng hoảng ĐHN trở nên  trầm trọng thêm (mở ca thị trường điện lc, thời gian thu lại vốn quá dài, chống đối của dân chúng...). Xin nhắc lại đây vài chi tiết quan trọng :

  •  Tỷ  lệ ĐHN 6,5 % trong tổng kết nhu cầu năng lượng sơ cấp toàn cầu không thay đổi t nay đến 2020.

  • Đến 2020, tổng công suất ĐHN thế giới sẽ hạ xuống còn 320 000 MW thay vì 358 000 MW hiện nay.  

 Như thế có nghĩa là từ 2020 đến 2050, tỷ lệ ĐHN không thể nào nhẩy vọt một cách nhanh chóng và công suất những lò hạt nhân trên thế giới không thể tăng gấp ba, lên đến 1 000 000 MW !
            Ta có thể tính được số lò ĐHN rất lớn mà Mỹ và Nhật phải ồ ạt xây cất để đạt tý lệ 50% và 60% vào nửa thế kỷ tới.
            Với nhịp độ này sẽ có vấn đề thiếu địa điểm tốt để xây cất nhà máy, thiếu công ty chế tạo lò để sản xuất, thiếu nhiên liệu Uranium giàu!
            Đối với nhà đầu tư tư nhân, ĐHN kinh tế hay không là câu hỏi đầu tiên quan trọng nhất, bất kể các vấn đề an toàn, chất thải phóng xạ, tai nạn rủi ro, khủng bố, chống hiệu ứng nhà kính, môi trường...
            Đừng quên rằng Mỹ hết sức thận trọng về vấn đề an toàn và luật lệ, họ chờ xem hiệu quả các lò thế hệ IV ra đời, sớm lắm cũng không trước 2035-2040.
            Đến chân trời này, năng lượng tái tạo như gió, mặt trời đã trở nên kinh tế và có thể cạnh tranh với dầu, khí, mà giá sẽ tăng vọt lên vì các mỏ bắt đầu khan hiếm!
            Tôi đã cho biết là hiện nay giá ĐHN ở Mỹ cao hơn giá điện chạy than hay khí ít nhất là 60 %. Sau đây là những con số mà ông Thomas B. Cochran, giám đốc NRDC’s nuclear program đã công bố ở Mỹ ngày 15/4/2004 :

Nhà máy ( vận hành 40 năm ) Cents USD/kWh
ĐHN 6,7
Than 4,2
Khí (giá trung bình ) 4,1

Khí (giá hạ )

3,8

 

            Đứng về phương diện kinh tế, ĐHN ở Mỹ chỉ có thể phát triển trở lại ngày nào chính phủ đánh thuế carbone (carbon tax) từ 100 USD/tấn C đến 200 USD/tấn C tùy nhà máy chạy than hay khí.
            Pháp đã tuyên bố sẽ dần dần hạ tỷ lệ ĐHN 77 % hiện nay để tăng phần năng lượng tái tạo.
            Ở Nhật sau những sự cố đa xảy ra gần đây, dư luận mất nhiều tin tưởng ở ĐHN, nên khó phát triển mạnh.
            Trung Quốc và Ấn Độ, với nhu cầu quá lớn, cực chẳng đã, phải tiếp tục xây dựng một số lò thế hệ II PWR ( Pressurized Water Reactor ) vì không thể chờ đợi lò thế hệ IV. Tuy nhiên, tỷ lệ ĐHN ở hai nước này cũng không thể đạt mức 30 % vào năm 2050.
            Philippines tuy đã bỏ ra 2,3 tỉ USD để xây cất nhà máy ĐHN Bataan năm 1976, gần xong năm 1984 thì phải đóng cửa vì sợ động đất và vì địa điểm không tốt, ở không xa núi lửa Pinatubo.
            Riêng ở nước ta, nếu muốn có tỷ lệ ĐHN 20 % từ 2020 đến 2050, Công ty điện lực Việt Nam phải xây cất trung bình mỗi năm 2 lò ĐHN, đây không phải là một chuyện dễ !
            Nói rằng Việt Nam chỉ có thể dùng lò PWR thì tôi không đồng ý chút nào. Trong số 436 lò đang vận hành ở 33 nước trên thế giới, gần 75 % thuộc kiểu PWR, nên kinh nghiệm gặt hái với loại lò này rất lớn, điều ấy không ai chối cãi được. Tuy nhiên, lò PWR (cũng như lò EPR vì cùng một kỹ thuật) được nhiều chuyên gia xem như đã lỗi thời!
            Nói rằng lò PWR an toàn hơn lò RBMK của Nga vì có thêm nhà giam hãm (enceinte de confinement) là đúng nhưng không vì thế mà đương nhiên sẽ tránh khỏi những tai biến rùng rợn, xếp ở cấp 7 cao nhất của thang độ ( Echelle INES – International Nuclear Event Scale ) như Tchernobyl.
Nếu không, tại sao phải bỏ bạc tỷ USD để nghiên cứu lò thế hệ IV? Và tại sao EDF(Electricite de France) không tiếp tục dùng lò PWR cho kinh tế và dễ khai thác hơn mà phải chuẩn bị mua lò EPR để lần lượt thay thế những lò đến tuổi phải thôi vận hành?
            Bảo rằng không có con đường nào khác ĐHN thì phủ nhận vai trò hết sức quan trọng, đối với nhân loại và đối với đất nước ta, của các chiến lược tiết kiệm năng lượng và những chương trình phát triển năng lượng tái tạo.
            Vì cớ gì ta lại phải tự ràng buộc, hấp tấp mua lò PWR để cho vận hành năm 2017-2020? Các độc giả nghĩ như thế nào nếu chúng ta hứa sẽ tặng các cháu gái 5-7 tuổi ở Ninh Thuận, nếu học ngày đêm đứng nhất nhì trong lớp, 2 xe hoa 4 cv Renault (kiểu taxi Saigon, xuất hiện cùng thời điểm với kỹ thuật lò PWR của tàu ngầm Mỹ Nautilus năm 1954) đưa về nhà chồng cho oai với láng giềng, trong ngày hôn lễ 15 năm tới?
                                                                                              
Grenoble,  7/ 07/ 2004.
 
 

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org    Nguyễn Khắc Nhẫn