Những bài cùng tác giả
Ba lá thư kêu gọi của
Đại Tướng Võ
Nguyên Giáp xin dừng dự án khai thác bô xít Tây Nguyên
 |
Ngày 20.5.2009, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho Trung ương, Bộ chính trị ĐCSVN, Quốc
hội và Chính phủ, kêu gọi "dừng các dự án khai thác bô xít ở Tây
Nguyên, kể cả khai thác thí điểm". |
Chiều 18/5, tại Hà Nội trong buổi họp báo trước khi phiên họp của QH khai
mạc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn
cho biết,
Thường vụ Quốc hội đã giao cho các ủy ban có trách
nhiệm thẩm tra chủ trương và quy hoạch khai thác bô xít tại Tây Nguyên.
Rằng "Tôi xin khẳng định, Quốc hội ủng hộ chủ
trương lớn của Đảng, nhà nước khai thác bô xít ở Tây Nguyên nhằm phát triển
kinh tế xã hội khu vực này. Còn vấn đề triển khai, tuyển lao động, vùng nào
tiến hành triển khai thuộc quyền điều hành của Chính phủ”.
Phát biểu nầy đã bị dư luận phản ứng khá gay gắt, cho rằng Ông Trần Đình Đàn
đã “lộng ngôn”, xem thường QH vì phiên họp thường kỳ hai ngày sau đó, tức
ngày 20/5 mới khai mạc. Con số 493 đại biểu chưa bỏ phiếu quyết định hay
chưa rõ sẽ có thái độ thế nào tán thành hay không một dự án gây nhiều tranh
cãi và ý kiến phản biện từ hơn hai tháng qua mà con số gần 2000 người trong
ngoài nước kí tên vào bản “Kiến Nghị” gửi Chủ tịch Nước, Thủ Tướng chính phủ
và Chủ tịch Quốc Hội là một minh chứng. Tất nhiên trong quá trình nầy, có
vài vị thường xuyên xuất hiện trên báo chí như GS Nguyễn Lân Dũng(ĐB), Nhà
Sử học Dương Trung Quốc(ĐB) hay GS Nguyễn Ngọc Trân… đã phát đi nhiều thông
điệp ủng hộ “Kết Luận” của BCT về vấn đề nầy, tạo sự đồng thuận rộng rãi
trong dư luận như chủ trương của Thủ Tướng chính phủ. Ông DT Quốc tuyên bố
trên báo Tuổi Trẻ “trong thảo luận sẽ không đặt ra vấn đề làm hay không
làm
(khai thác bôxit ở Tây nguyên) mà làm thế nào cho tốt,
cho đảm bảo đúng theo kết luận của Bộ Chính trị”(1)
là một thí dụ. Tại buổi tiếp xúc với cử tri Hà nội vào ngày 4/5/2009,
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng giải thích:
"Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra
lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án.
Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600
triệu đôla", rằng "dự án chỉ mới đang thí điểm, chưa đâu vào đâu"(2)
! Báo cáo ngày 24/6/2009 của Chính phủ trình QH cho thấy sự việc đã được
chuẩn bị một cách chu đáo, không như phát biểu của Ông !(3)
Là một ủy viên TƯ Đảng, Chủ nhiệm văn phòng QH, ông Trần Đình Đàn là một đại
biểu chuyên trách, chắc chắn Ông nắm rất vững chủ trương, động thái và xu
thế của tình huống “không thể đảo ngược” việc khai thác tài nguyên khoáng
sản, lẽ nào không hiểu được tâm lí của đông đảo nhân dân, chẳng “ngây thơ”
“buột” miệng nói ra một điều lẽ ra không nên nói trước, hay dùng ngôn ngữ
báo chí là “ăn cơm trước kẻng” như nhiều người chỉ trích.
Thiết nghĩ trong chủ trương muốn tạo ra đồng thuận và đặt vào ‘thế đã rồi”
cho công luận thì việc Ông phát biểu như trên là một cách tính toán rất hiệu
quả, đánh trúng “tâm lý bầy đàn” khi trong tay có một hậu thuẫn và cơ sở
vững chắc là BCT với một kết luận không gì lay chuyển nổi. Với một kết luận
“chắc cú” đó, và tỷ lệ trên 90% là đảng viên trong
493 đại biểu ở QH thì việc tuyệt đối chấp hành chỉ thị của cấp cao nhất của
Đảng là đương nhiên, có gì phải ngần ngại khi “khẳng định” rằng “Quốc hội
ủng hộ chủ trương lớn của Đảng, nhà nước…”. Giả như QH có thảo luận, một vài
“phản biện” lẻ tẻ chiếu lệ(4)
rồi “biểu quyết” “tán thành” hay “không” (nếu có) báo cáo kinh tế-xã hội
“trọn gói” của chính phủ là xong, nhiều dự thảo sắp hàng đang chờ đưa vào
nghị trình của QH, vì vậy Ông Chủ nhiệm đã bộc trực báo hiệu “vui” trước
phiên họp như thế là một cách làm thực tế, có chi đáng trách hay kết tội
“lộng ngôn” ?!
Qua thông tin trên các cơ quan truyền thông, hầu hết ý kiến của ĐB QH hiện
nay là QH phải theo dõi và giám sát như thế nào để phần thua thiệt không về
phía đất nước, nạn ô nhiễm tránh né làm sao, an ninh ở Tây Nguyên(và của cả
đất nước) có bị đe dọa không…chứ không còn là “làm hay không làm” như một số
người đòi hỏi. Đại biểu Lê Thanh Phong (Lâm Đồng) và đại biểu Điểu K’Ré (Đắc
Nông) là địa phương có dự án khai thác bauxite triển khai đều bày tỏ sự ủng
hộ tích cực, trong khi ông Nguyễn Minh Thuyết(đại
biểu Lạng Sơn), người luôn phát biểu những ý kiến phản
biện tích cực cũng đã nói rõ là ông “đồng tình với chủ trương phát triển
công nghiệp khai khoáng bô-xít và chế tạo nhôm kim loại”, yêu cầu
đưa dự án khai thác vào chương trình quan trọng quốc gia để Quốc hội thẩm
tra và không quyết định một cách vội vã(5)
nhấn mạnh đến “vai trò” giám sát của QH trong việc nầy , nghĩa là tập trung
thảo luận vào việc ”làm như thế nào” chứ không phải “làm hay không”.
GS Nguyễn Lân Dũng nói
“Cần phải hiểu là không thể dừng những dự án bauxite lại, vì đã có cả một
quá trình chuẩn bị lâu dài và được Bộ Chính trị thông qua. Mặt khác, kết
luận của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thủ tướng về vấn đề này đã thỏa mãn
được băn khoăn của giới trí thức cũng như nhân dân. Nếu thực hiện tốt thì sẽ
không còn gì phải bàn”(6).
Thực tế nầy chứng minh ông Trần Đình Đàn đã “tiên liệu” vấn đề một cách
chính xác!
Hiện tượng “ăn cơm trước kẻng” nầy còn thấy rõ qua việc Ông Trần Đình Long,
phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật QH gửi thư hồi đáp GS Nguyễn Huệ Chi môt cách
nhếch nhác và lắm vấn đề về nội dung như vừa qua là vì có khả năng ông đã kí
khống trước sẵn “công văn” trả lời những lá thư của cử tri, giao cho văn thư
“cứ thế mà làm”, không cần đọc lại, không kiểm tra và thấy khó chịu với nét
chữ nguệch ngoạc của nhân viên văn phòng cũng là điều dễ hiểu!
Vấn đề là “ai” đã phân công cho Ông cái quyền trả lời một cách máy móc
và quan liêu như vậy ?
Ông Trần Đình Long đã thừa lệnh ai ? Chủ nhiệm Ủy Ban PL hay Chủ tịch QH mới
là điều đáng quan tâm.
Ngày 26/5 trong công văn gửi GS
Nguyễn Huệ Chi, Ông Nguyễn văn Thuận chủ nhiệm Ủy ban PLQH đã xác
nhận “có sai sót”, và nhận “khuyết điểm” ! Thế là xong chăng ?
Hồng Lê Thọ
5/2009
***
(1)
http://www.bauxitevietnam.info/tintuc/090517_ttboxitlenbannghisu.htm
(2)
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/845582/
(3)
http://www.bauxitevietnam.info/tulieu/090525_vnntoanvanbaocaocuachinhphu.htm
(4)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=318239&ChannelID=3
Chưa đồng thuận về khai thác bôxit ở Tây
nguyên:
Trước khi họp QH, Ông Dương Trung Quốc bày tỏ sự đồng tình với chủ trương
tiến hành khai thác Bauxite nhưng trong phiên họp ngày 26/5/2009, Ông trách
cứ ”vì sao một chủ trương lớn như thế, quan trọng như thế có thể làm thay
đổi Tây nguyên và đã được chuẩn bị từ lâu mà đến lúc này Quốc hội mới có cơ
hội bàn đến? ”.
(5) xem (4)
(6)
http://beta.socbay.com/news/detail/du-an-khai-thac-bauxite-o-tay-nguyen-chu-yeu-dung-lao-dong-viet-nam/603361955/51118080.html
©
http://vietsciences.free.fr
và
http://vietsciences.org
Hồng Lê Thọ
|