Dân Chủ qua bản án của cựu Tổng thống Jacques Chirac

Vietsciences-  RFA   Tường An     22/01/2012

 

Những bài cùng đề tài

Ngày 15 tháng 12 vừa qua, tòa án tại Paris, Pháp Quốc đã kết án cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac 2 năm tù treo về tội biển thủ công quỹ và lạm dụng niềm tin và thủ lợi bất hợp pháp trong thời gian ông làm đô trưởng thủ đô Paris.

Screen capture Grand Journal Canal Plus

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac là một người rất trực tính và rõ ràng , theo bà Anh Đào Traxel

Điều này cho thấy tính dân chủ và công lý đã được thực thi trong một nền dân chủ pháp trị.  Pháp luật không thiên vị ai dù người đó là một cựu Tông thống. Từ Paris, thông tính viên Tường An ghi nhận những ý kiến chung quanh sự kiện này, mời quý thính giả theo dõi :
 

Một bản án nói lên nền dân chủ của Pháp
 

Buổi sáng ngày 15 tháng 12 vừa qua, tại Paris đã diễn ra một phiên tòa lịch sử : cựu Tông thống Jacques Chirac đã bị thẩm phán Dominique Pauthe tuyên án 2 năm tù treo về tội biển thủ công quỹ,  lạm dụng niềm tin và thủ lợi bất hợp pháp. Theo cáo trạng, khi còn là thị trưởng Paris từ năm 1990-1995, ông Chirac đã trả lương cho 19 nhân viên ở Paris và ngoại ô Nanterre để làm việc cho đảng cánh hữu Tuần hành vì nền Cộng Hòa (RFR) của ông , đồng thời tham gia vào chiến dịch vận động tranh cử tông thống năm 1995.  Ông Jaques Chirac giữ chức vụ Tông thống trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1995 đến 2007.
Ông Chirac, năm nay đã 79 tuổi, vì lý do sức khỏe đã không có mặt , nhưng bà Anh Đào Traxel, con gái nuôi của cựu Tông thống Chirac đã có mặt tại phiên tòa và cho biết cảm tưởng của bà sau khi nghe tòa tuyên án như sau :
« Rất là buồn, là nuối tiếc, nhưng mà mình là ở nước Tây và nước Tây là một nước tự do và đúng về dự án
Hôm 21-2-2005, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush (phải) bắt tay với Tổng Thống Pháp Jacques Chirac tại Brussels trong chuyến công du Âu Châu của ông. (ảnh minh họa)
Hôm 21-2-2005, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush (phải) bắt tay với Tổng Thống Pháp Jacques Chirac tại Brussels trong chuyến công du Âu Châu của ông. (ảnh minh họa) AFP
cho nên mình phải chấp nhận quyết định của tòa án vì tòa án ở bên Tây này là riêng biệt, không có thể bất cứ người nào , ngay cả Tổng thống cũng không có một đặc quyền cái quyền lợi để mà tránh án. Thành ra, rất là tiếc nuối và đau khổ cho bên gia đình nhưng mà phải chấp nhận cái án quyết định của nhà nước của Tây, về luật pháp của Tây thì mình phải chấp nhận, ngay cả là Tổng thống của Tây. »

 
Rất là buồn, là nuối tiếc, nhưng mà mình là ở nước Tây và nước Tây là một nước tự do và đúng về dự án cho nên mình phải chấp nhận quyết định của tòa án vì tòa án ở bên Tây này là riêng biệt, không có thể bất cứ người nào , ngay cả Tổng thống cũng không có một đặc quyền cái quyền lợi để mà tránh án
 
bà Anh Đào Traxel
 
Hiện ông Chirac đang bị bệnh mất trí nhớ trầm trọng. Mặc dù đau buồn, và lo lắng cho tình trạng sức khỏe của cha nuôi nhưng bà Anh Đào Traxel vẫn khẳng khái chấp nhận bản án trong tinh thần thượng tôn luật pháp, bà nói :
« Tổng thống Chirac đã quên trí nhớ, đầu năm nay gặp em cũng đã quên em đi. Em cũng buồn lắm, ông có lúc quên, có lúc nhớ. Khi nào ông tỉnh thì ông nhớ : À, tôi bị xử án, nhưng thật ra nghĩ sâu sắc như mình nghĩ, người chung quanh mình đau lòng, ông có đau lòng hay không ? cái đó mình không biết được, nhưng mà dù sao chăng nữa, dự án bản án đã được quyết định mình phải lo cái phần còn lại là cái sức khỏe đó là cái quan trọng, nhât là gia đình, tụi em, bà mẹ.
Thành ra em nghĩ không nên kháng án tại vì Tông thống sức khỏe đã yếu đuối và 1 năm nữa thì sức khỏe còn yếu nữa thì không có lý do gì mà ông phải chờ 1 năm nữa để mà kháng án thì ông không có đủ cái khả năng, không đủ sức khỏe để tiếp tục cái cuộc chiến đó, thôi, ông chấp nhận cáu dự án đó, dù là ông biết cái dự án đó rất là nặng cho ông, nhưng mà ông chấp nhận. Phải nghĩ là cái công lý tới đó rồi thì thôi. Phải lật cái
Bà Anh Đào Traxel nói chuyện với đài TH Le Grand Journal CanalPlus
Bà Anh Đào Traxel nói chuyện với đài TH Le Grand Journal CanalPlus về Cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac bố nuôi của bà. Screen capture
trang đó qua đi. Tất cả đã chấm dứt và vì đây mình là xứ Tây , Démocratie, Tổng thống hay không Tổng thống người ta cũng quyết định như một người dân thường ! »

Báo chí Pháp gọi bản án này là một phiên tòa lịch sử là vì đây là lần đầu tiên kể từ thế chiến thứ hai, trong nền đệ ngũ công hòa Pháp, một cựu tông thống bị kết án ở phiên tòa tiểu hình. Mặc dù đây chỉ là cáo trạng có tính hình thức, nhưng cần thiết để cho thấy rằng trong một nền Dân chủ hiện đại của một nhà nước Pháp quyền, Công lý không vị nể một ai dù đó là một nguyên thủ quốc gia. Từ Paris, Luật sư Trần Thanh Hiệp phân tích :
 
Việc tòa án Pháp đem ra xét xử Tông thống Pháp với tư cách là một công dân mà không tìm cách che tội cho Tông thống J. Chirac là một chỉ dấu cho thấy rằng cách ứng xử của tòa án Pháp, nền tư pháp của Pháp là một nền tư Pháp trong một nhà nước Pháp trị. Pháp trị theo đúng nghĩa của nó
 
Luật sư Trần Thanh Hiệp
 
« Bản án vừa rồi phạt cựu Tông thống Jacques Chirac 2 năm tù treo cũng có những ý nghĩa pháp lý và chính trị đặc biệt thể hiện tinh thần dân chủ của nước Pháp bởi vì Pháp có thể nói là 1 trong 2 nước khai sinh ra nền Dân chủ Pháp trị kể từ thế kỷ thứ 18. Việc tòa án Pháp đem ra xét xử Tông thống Pháp với tư cách là một công dân mà không tìm cách che tội cho Tông thống J. Chirac là một chỉ dấu cho thấy rằng cách ứng xử của tòa án Pháp, nền tư pháp của Pháp là một nền tư Pháp trong một nhà nước Pháp trị. Pháp trị theo đúng nghĩa của nó chứ không pháp trị trên danh nghĩa như là nhà nước gọi là nhà nước pháp quyền nhưng rút lại nhà nước chỉ là công cụ đặt dưới sự chi phối của 1 đảng chính trị như ở Việt Nam. »
 

Việt Nam chưa có cái đó

Nhìn về Việt Nam, tuy là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, thế nhưng luật pháp Việt Nam vẫn không chấp nhận luật chơi chung của Quốc tế mà vẫn theo những ngã rẻ riêng của nó. Từ Hà Nội, luật sư Trần Lâm cho
Bà Anh Đào Traxel nói chuyện với đài TH Le Grand Journal CanalPlus
Bà Anh Đào Traxel nói chuyện với đài TV Le Grand Journal CanalPlus về một Hội từ thiện mà hiện bà là Chủ tịch. Screen capture
biết ý kiến :
« Theo tôi biết một cách chung, có những việc được miễn nhiệm hay được gác lại khi mà còn đang làm việc, thế nhưng mà khi về hưu thì lại mang vụ án đó ra xử. Thì nay mấy ông to như ông Chirac cũng còn bị 1 cái vụ án như thế. Đấy là luật pháp quốc tế thì có vậy, còn ở Việt Nam thì chưa có cái đó. Tôi đã xem xét một số vụ án kiểu như thế, nói chung là chỉ làm cho có lệ rồi thì cho nó qua đi ».
 
ta không quên lá đơn ngày 11 tháng 6 năm 2009 của luật sư Cù Huy Hà Vũ khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lý do đã ban hành quyết định cho phép khai thác mỏ bauxite trái pháp luật. Lá đơn đã bị trả về và cho tới hôm nay người ta không nghe nhắc nhở gì đến nó nữa nhưng chủ nhân lá đơn thì lại vào tù vì một tội danh khác
 
Điểm lại những tiếng chuông đòi công lý trong quá khứ, hẳn chúng ta không quên lá đơn ngày 11 tháng 6 năm 2009 của luật sư Cù Huy Hà Vũ khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lý do đã ban hành quyết định cho phép khai thác mỏ bauxite trái pháp luật. Lá đơn đã bị trả về và cho tới hôm nay người ta không nghe nhắc nhở gì đến nó nữa nhưng chủ nhân lá đơn thì lại vào tù vì một tội danh khác : tội tuyên truyền chống phá nhà nước Xã hội chủ nghĩa. So sánh hai nền luật pháp Việt Nam và Pháp, luật sư Trần Thanh Hiệp cho rằng :
« Như trắng với đen ! Ở tại nước Pháp, người cầm quyền nếu có tội vẫn bị xét xử. Điều đó nó có một ý nghĩa vừa pháp lý, vừa chính trị : Pháp lý nghĩa là không có tội nào mà được miễn trừ, bỏ qua. Thứ hai là đã nói là xét xử, đem ra tòa án thì có tranh luận giữa bên công tố của nhà nước cũng như là bên biện hộ cho bị can , phán quyết thì đem ra thi hành đúng đắn.
Trái lại như ở Việt Nam thì nó không có sự bình đẳng về mặt pháp luật như vậy. Viêt Nam thì chỉ áp dụng về mặt hình thức thôi. Không có tội thì cũng là thành có tội, thí dụ như vụ Cù Huy Hà Vũ. Cù Huy hà Vũ thì ai
Tổng thống Pháp Jacques Chirac chào đón Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tại điện Elysee, Paris, hôm 7-6-2005. AFP PHOTO
Tổng thống Pháp Jacques Chirac chào đón Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tại điện Elysee, Paris, hôm 7-6-2005. (minh họa)AFP
cũng nhìn thấy rằng ông không bị những cái tội mà ông bị đem ra xét xử. Nhưng khi xét xử thì lại bày ra một tấn tuồng diễn kịch : dưới sơ thẩm thì không cho tranh cãi, đến phúc thẩm thì cho tranh cãi nhưng không cho nói ra lý lẽ để bênh vực, không chịu trưng bằng cớ buộc tội, thì tức là, không có công lý vì rằng luật pháp không được tôn trọng và khi không được tôn trọng thì người ta không thể gọi đó là một chính thể Pháp trị, luật pháp không có quyền lực gì cả vì là luật pháp chỉ là một công cụ của những người cai trị độc tài, độc đảng ».  

Luật sư Trần Lâm cũng chia sẽ những hệ quả bất cập của hệ thống pháp luật khi mà một quốc gia chỉ được cầm quyền bởi một đảng duy nhất :
 
Dân chủ tự do không hứa hẹn thiên đường. Nhưng sẽ giúp xã hội loài người tránh rơi xuống địa ngục. Vì vậy loài người vẫn tiếp tục khát khao tự do dân chủ
 
Nhà báo Ngô Nhân Dụng
 
« Xin nói rõ rằng là Việt nam là chế độ 1 đảng và đảng đó cầm quyền và đảng đó cai trị vì thế cho nên là cái việc mà đảng kết tội hay là không kết tội thì tự giải quyết thôi chứ không làm cái kiểu Dân chủ, đưa dân thì cái đó không có. Tôi chưa thấy ở Việt Nam có cái việc là ngưng không xét xử để chờ về hưu mới xét xử thì ở Việt Nam thì cái đó không có. Mà thực ra thì thường những việc đó ấy mà, thì thôi, bởi vì « xấu chàng hổ ai ? » tức là đưa một ông Tông thống, một ông Thủ tướng ra để mà hỏi tội rồi kết tội thì khác gì là tuyên truyền rộng rãi Dân chủ trong Nhân dân ? Làm như thế thì tự cái đảng cầm quyền là một đảng chuyên chính, một nước chuyên chính mà lại đi xử ông Thủ tướng cũ thì mặc nhiên là nói với bọn người dân là chúng tôi rất là Dân chủ, thì cái đó không có. Điều thứ hai là mang các ông ấy ra xử, rồi mang các sai lầm của các ông ấy ra nói, thì như thế tức là mình nói đảng mình xấu rồi ! Thì ở Việt Nam không có ».
Nhà báo Ngô Nhân Dụng trong bài «  Dân Chủ ích lợi gì ? » viết :
« Ưu điểm của chế độ tự do dân chủ là nó tạo ra một cái khung, cái sườn cho cuộc sống chung; để giới hạn quyền hành của những người đóng vai cai trị. Khi sống trong khung cảnh pháp lý đó, có thể ngăn ngừa được những tai hại do tình trạng lạm quyền sinh ra. Chỉ cần cho người dân quyền thay đổi người cầm quyền một cách tự do, khuynh hướng lạm quyền sẽ bị hạn chế. Trong một nước độc tài thì tham nhũng, bất công, đàn áp, tham quyền cố vị sẽ khó sửa chữa được. Khi được tự do, người ta có hy vọng thay đổi. Dân chủ tự do không hứa hẹn thiên đường. Nhưng sẽ giúp xã hội loài người tránh rơi xuống địa ngục. Vì vậy loài người vẫn tiếp tục khát khao tự do dân chủ. »
 

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/french-demacr-and-pres-chirac-12192011122109.html

                http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org