![]() |
The general, a
confidante of Ho Chi Minh, who oversaw the siege of Dien
Bien Phu and helped repel the Americans is taking on the
communist regime over the environment and Chinese
influence Đại tướng, người thân tín của Hồ Chí Minh, đã chỉ huy cuộc bao vây Điện Biên Phủ và giúp đẩy người Mỹ thoái lui, đang giúp chính quyền cộng sản vấn đề môi trường và hạn chế ảnh hưởng TQ . |
FIRST POSTED MAY 27, 2009 | FIRST POSTED 27 tháng 5, 2009 |
In 1954, General Vo Nguyen Giap masterminded a harrowing epic 57-day siege
which brought about the crushing defeat of the French empire in Indochina. It was a victory which destroyed the assumption of Western invincibility and inspired anti-colonial struggles all over the world. During the US war Giap was again commander-in-chief, but this time he assumed extra responsibility as the defence minister in Ho Chi Minh's government of North Vietnam. The amazing supply-line carved out of a 2,000 mile long trail through dense jungle and mountains dubbed the "Ho Chi Minh Trail" was Giap's Initiative. It was to become one of the most bombed roads in the history of warfare. The General also masterminded the final offensive in Spring 1975. Giap is widely considered to be one of the greatest military leaders of the 20th century - all the more remarkable given that his background was entirely civilian - his early working years were spent as a teacher and a journalist. After the war hard-liners in control of the Vietnamese communist party were jealous of his international stature and intellectual abilities and the war hero was ejected from the politburo in 1982. In 1991 he retired as deputy prime minister. The country's most famous soldier is still fighting. This time over the environment. Now 97, physically frail but still mentally sharp, Giap lives with his wife in an old French colonial house in Hanoi, where he leads a modest existence. He rises at around 5am when he starts his day with breathing exercises before turning into RFI - Radio France International, before listening to the news on Vietnamese stations. Domestic life is occasionally interrupted by the arrival of various visiting foreign and Vietnamese dignitaries who come to pay their respects. President Lula of Brazil, Hugo Chavez from Venezuela and the South Africa's Thabo Mbeki visited him last year. A number of US politicians have also been to see him, including Robert McNamara his counterpart in the Vietnam War in charge of US Defense Department. Giap has largely retired from public office apart from holding several honorary roles in associations for Vietnam's war veterans and historians, but the country's most famous soldier is still fighting. This time the battle is over the environment. The Vietnamese government, eager to keep up the impressive economic growth that was derailed by the global financial crisis, is committed to extracting an estimated 8 billion tonnes of bauxite, the ore which is essential to aluminum production. Two-thirds of Vietnam's bauxite is to be found in the Central Highlands, a stunningly beautiful and fertile region of thickly forested mountains, coffee plantations and, some argue, an area of enormous eco-tourism potential. There are fears that open-cut mining will destroy vast areas of forest and crops leaving huge deposits of toxic sludge. Despite Vietnam's long history of conflict with China which briefly invaded the country in 1979, the Chinese aluminum giant Chinalco has been granted a contract for one of the mines. But in January this year, General Giap sent an open letter calling on the government to halt the project. Giap's stature as a national hero, one-time confidante of late president Ho Chi Minh and one of Vietnam's few untainted politicians is undisputed and the Government realized that they couldn't dismiss him as a mere dissident. Moreover having actively helped Vietnam's ecologists back in the 1980s when he was deputy prime minister, Giap's green credentials are convincing. According to the scientist, Nguyen Huu Ninh, who was part of a UN team awarded the 2007 Nobel Peace Prize for work on climate change, Giap has a real understanding of ecology. Moreover, "He was our first leader after the war to focus on environmental problems". He has long been fascinated by the green movement. In 1986 a professor returned from a trip to UK with a copy of Schumacher's 'Small is beautiful', one of the Movement's great works and gave it to Giap on a Friday evening; by Monday the General had finished it and was asking for more books on ecology. So the letter from the 'Green General', which detailed the consequences of the mining proposals in terms of environmental damage, harm to ethnic minorities and even a threat to national security, prompted an unprecedented protest, a rare event in what is still a one-party communist state. It is also rare in a one-party system for such a protest to be reported in the state-owned media. The general's intervention prompted 135 intellectuals to sign a petition to the Vietnamese National Assembly calling for a halt to the project. In the face of the outcry, Prime Minister Nguyen Tan Dung, who had described the exploitation of the bauxite as "a major policy of the party and the state", felt he had no choice but to backtrack. Last month, after a hastily convened seminar on the environment, he agreed to scale back the development until a full assessment of the possible environmental impact could be made. Now opponents have questioned the mines' economic feasibility, given that bauxite processing requires a lot of water and access to cheap electricity, and Vietnam is facing shortages of both. In addition to the environmental concerns, some critics have complained about the presence of hundreds of Chinese workers in the strategic Central Highlands. Amid the flurry of criticism, which was even joined by his Environment Minister, Dung has now frozen work on one bauxite mine, though he has permitted Chinalco to proceed with another. General Giap may not win this battle outright but, as always, he is putting up a ferocious fight
|
Năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
vạch kế hoạch và chỉ huy cuộc vây hãm bi
tráng trong 57 ngày, đã đưa đến sự
thất bại não nề của đế quốc Pháp tại Đông Dương.
Một chiến thắng đã đánh bại bộ mặt kiêu ngạo tưởng như bất khả chiến bại của phương Tây và châm ngòi các cuộc đấu tranh chống chế độ thực dân trên khắp thế giới. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ,
Đại tướng Giáp lại một lần nữa là Tổng tư lệnh, nhưng lần
này ông còn đảm nhận thêm một nhiệm vụ nặng nề
nữa là Bộ
trưởng bộ Quốc phòng của chính phủ Hồ Chí Minh miền Bắc
Việt Nam.
Đường tiếp vận đáng kinh ngạc nối kết những khúc đường
vượt 2000 dặm xuyên qua núi rừng dày đặc được gán cho cái
tên “Đường mòn Hồ Chí Minh”, là sáng kiến của tướng Giáp.
Đó là một trong những con đường bị ném bom nhiều nhất
trong lịch sử chiến tranh. Đại tướng còn là người chỉ huy
cuộc tấn công cuối cùng vào mùa Xuân năm 1975.
Đâu đâu người ta cũng xem Tướng Giáp như là một trong
những vị chỉ huy quân sự vĩ đại nhất của thế kỷ 20 - chi
tiết đáng chú ý nhất là xuất xứ của ông hoàn toàn từ dân
sự - những năm đầu ông dạy học và làm báo. Sau chiến
tranh, hàng ngũ cứng rắn lên cầm quyền kiểm soát đảng cộng
sản Việt Nam, ghen tức với cương vị quốc tế và khả năng
trí tuệ của ông nên vị anh hùng chiến tranh đã bị gạt ra
khỏi Bộ chính trị năm 1982. Năm 1991, ông về hưu với cương
vị phó thủ tướng.
Người chiến sĩ nổi tiếng nhất nước vẫn còn đang
chiến đấu. Lần này trong vấn đề môi trường.
Nay đã 97 tuổi, thể chất tuy đã yếu nhưng tinh thần còn
sắt bén, ông sống với người vợ trong một căn nhà cũ của
thực dân Pháp tại Hà Nội, nơi đây ông sống một cuộc sống
khiêm nhường. Ông thức dậy vào lúc 5 giờ sáng và bắt đầu
một ngày bằng những bài tập hít thở trước khi mở đài RFI -
Radio France International, trước khi nghe tin tức trên
các đài phát thanh trong nước.
Đời sống gia đình thỉnh thoảng bị gián đoạn bởi nhiều
cuộc
viếng thăm của các nhân vật cao cấp ngoại quốc lẫn Việt
Nam để tỏ lòng kính trọng ông. Năm
ngoái Tổng thống Brazil Lula,
Tổng thống Hugo Chavez xứ Venezuela và tổng thống Thabo
Mbeki xứ Nam Phi đã tới thăm ông. Một số các nhà
chính trị của Hoa Kỳ cũng đã viếng thăm ông, trong đó có
Robert McNamara, đối thủ của ông, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
trong chiến tranh Việt Nam.
Tướng Giáp rời bỏ hầu hết các chức vụ công ngoại trừ còn
giữ một số vai trò danh dự trong những hội cựu chiến binh
và sử học, nhưng người chiến sĩ nổi tiếng nhất nước vẫn
còn đang chiến đấu. Lần này chiến đấu cho môi trường.
Chính phủ VN háo hức đuổi theo sự tăng trưởng kinh tế ấn
tượng thì bị trật đường rầy vì cuộc khủng hoảng tài chánh
toàn cầu, đã cam kết cho khai thác khoảng 8 tỉ tấn
bauxite, quặng cần thiết để sản xuất nhôm.
Hai phần ba mỏ bauxite của Việt Nam được tìm thấy ở cao
nguyên miền Trung, một miền đất đẹp tuyệt vời và phì nhiêu
với những dãy núi rừng rậm rạp, những đồn điền cà phê, và
một số người thuyết phục rằng đó là một khu vực có tiềm
năng du lịch và sinh thái rất lớn. Nhiều người lo sợ việc
đào mỏ lộ thiên sẽ hủy hoại các khu rừng rộng lớn lẫn mùa
màng, thải ra những lớp bùn to lớn độc hại.
Mặc cho lịch sử tranh chấp lâu dài giữa Trung Quốc và Việt
Nam, như cuộc xâm lấn ngắn ngủi vào Việt Nam năm 1979,
hãng nhôm khổng lồ Chinalco của TQ đã
được cấp một hợp đồng
cho một trong những khu mỏ. Nhưng tháng Giêng năm nay, Đại
tướng Giáp đã gởi một bức thư ngỏ để kêu gọi nhà cầm quyền
ngừng lại dự án nầy.
Tướng Giáp là biểu tượng của vị anh hùng dân tộc, đã có
thời là người thân tín của cố chủ tịch Hồ Chí Minh, và
chắc chắn là một trong số ít các chính trị gia không không
bị dị nghị của Việt Nam và chính phủ nhận biết rằng họ
không thể nào loại trừ ông như một kẻ bất đồng chính kiến.
Hơn nữa, ông đã tích cực giúp các nhà sinh thái học Việt
Nam trong thập niên 1980 khi còn làm phó thủ tướng, thành
tích về sinh thái của tướng Giáp rất thuyết phục.
Theo nhà khoa học Nguyễn Hữu Ninh, thành viên của đội khoa
học gia Liên Hiệp Quốc được giải Nobel Hòa Bình năm 2007
cho công trình về sự thay đổi khí hậu, Tướng Giáp thật sự
tinh tường về sinh thái học. Hơn nữa, “Ông là nhà lãnh đạo
đầu tiên của chúng tôi sau chiến tranh đã quan tâm vào vấn
đề môi trường”. Ông say mê từ lâu phong trào Xanh . Năm
1986, sau một chuyến sang nước Anh, một vị giáo sư quay
trở lại Việt Nam với cuốn “Small is Beautiful” của
Schumacher, một trong những công trình lớn của Phong trào,
và tặng cuốn sách ấy cho tướng Giáp hôm chiều thứ Sáu; qua
thứ Hai, đại tướng đọc xong và xin thêm sách về sinh thái
học.
Vì vậy bức thư của "Đại tướng Xanh” trình bày tỉ mỉ về
các hậu quả của các kế hoạch khai thác mỏ gây sự tổn hại
môi trường, nguy hại tới dân thiểu số và đe dọa ngay cả an
ninh quốc gia, đã thúc đẩy một cuộc phản kháng chưa từng
có từ trước tới nay, một sự kiện hiếm hoi trong đó chính
thể hãy còn cộng sản độc đảng. Sự phản đối nầy cũng hiếm
hoi trong một nhà nước độc đảng vậy mà cuộc phản đối như
vậy cũng được tường thuật trên hệ thống truyền thông do
nhà nước làm chủ.(Câu này tác giả bài báo
viết sai rồi !!!!Người dịch)
Sự can thiệp của tướng Giáp đã thúc đẩy 135 nhà trí thức
ký tên vào một bản kiến nghị gới tới Quốc Hội Việt Nam kêu
gọi ngừng dự án.
Đứng trước sự phản đối kịch liệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng người đã từng mô tả việc khai thác mỏ bauxite là "chủ
trương lớn của đảng và nhà nước”, cảm thấy không còn sự
lựa chọn nào khác trừ việc rút lui. Tháng trước, sau
khi triệu tập một hội thảo gấp rút về môi trường, ông đã
đồng ý giảm bớt qui mô khai thác cho đến khi đánh giá đầy
đủ về các ảnh hưởng của môi trường được thực hiện. Giờ đây, những người phản đối đang nghi ngờ tính khả thi về kinh tế của quặng mỏ, cho rằng việc chế biến và luyện bauxite đòi hỏi rất nhiều nước và phải có điện với giá rẻ, trong lúc Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu hụt của cả hai. Thêm vào các băn khoăn về môi trường, một số người chỉ trích đã than phiền về sự hiện diện của hàng trăm công nhân Trung Quốc trong vùng chiến lược cao nguyên miền Trung.
Giữa cơn bão chỉ trích, ngay cả Bộ trưởng Môi trường của ông ta cũng cùng tham gia, hiện nay ông Dũng đã cho dừng công việc ở một mỏ bauxite, tuy nhiên ông cũng cho phép công ty Chinalco tiến hành nơi một mỏ khác. Đại tướng Giáp có thể không thắng ngay trận chiến này, như thường lệ, ông đang dàn ra một cuộc chiến đấu quyết liệt. |
![]() |
Giap masterminded the siege of Dien Bien Phu, which crushed the French and destroyed the aura of Western invincibility Tướng Giáp chỉ huy bao vây Điện Biên Phủ, đã triệt hạ quân Pháp và tiêu diệt cái hào quang bất khả chiến bại của phương Tây |
![]() |
Giap is still honoured by visiting dignitaries, including Hugo Chavez, president of Venezuela Những nhân vật cao cấp vẫn đến thăm tướng Giáp để tỏ lòng tôn kính, trong đó có tổng thống Hugo Chavez nước Venezuela |
![]() |
Giap is a national hero, confidante of late president Ho Chi Minh and one of Vietnam's few untainted politicians Tướng Giáp là anh hùng dân tộc, thân tín của cố chủ tịch HCM và là một trong số ít chính trị gia trong sạch của Việt Nam |