Lạm bàn về Tập đoàn Kinh tế Quốc doanh.

Vietsciences- Ngô khôn Trí             14/07/2010

 

Những bài cùng tác giả


Mục đích chính của việc thành lập Tập đoàn Kinh tế Quốc doanh là để có được tư thế cạnh tranh trên thị trường thế giới hầu bắt kịp kỹ nghệ của vài ngành mũi nhọn, nắm quyền kiểm soát các mặt hàng cũng như các dịch vụ thiết yếu của quốc gia.

Tập đoàn kinh tế thế giới, phần lớn đi từ các công ty nhỏ, làm ăn khấm khá, tích tụ vốn và kinh nghiệm rồi từ đó phát triển dần dần trở thành các tập đoàn khổng lồ. Nhưng các tập đoàn kinh tế Việt Nam được thành lập từ các tổng công ty có quy mô chưa lớn, các thành viên của hội đồng quản trị được bổ nhiệm dựa vào thành tích chính trị nhiều hơn dựa trên năng lực kinh doanh, thiếu kinh nghiệm nên quản lý yếu kém, lại được hưởng nhiều đặc quyền trong việc vay mượn vốn đầu tư, do đó tác hại của chúng khi làm ăn thua lỗ có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia.

Vận hành 1 tập đoàn với số vốn khổng lồ đối với một nước nghèo còn thiếu thốn mọi bề như nước ta là 1 việc mang tính trách nhiệm rất cao. Nó đòi hỏi tuyệt đối phải có những con người lãnh đạo thật giỏi, có đạo đức tốt , có khả năng hiểu biết rộng trong thế giới cạnh tranh toàn cầu như hiện nay.

Vừa qua, việc báo chí trong nước đưa tin việc Tập đoàn Công nghệ Tàu thủy VN (Vinashin) với số vốn điều lệ 14.655 tỷ đồng, đã dùng số tiến lớn của nhà nước, của nhân dân, mua những thiết bị không đúng với hợp đồng, cố ý vay với lãi suất cao, tổng số nợ lên tới hơn 80.000 tỷ đồng, đã báo cáo không trung thực với Chính phủ tình hình tài chính của doanh nghiệp", gây hậu quả nghiêm trọng và đang bên bờ vực phá sản.

Trước sự việc 1 Tập đoàn Vinashin lũng đoạn như thế, con số thiệt hại của nó đã gây ảnh hưởng đến nên kinh tế nước ta vốn còn nghèo, tác động đến cuộc sống của toàn thể người dân nghèo khổ ngày đêm hùng hục kiếm từng chén cơm, từng cuốn tập cho con cái cặp sách đến trường. Không ai mà không quan tâm đến nó.

Bài học quí báo rút ra từ việc này như sau:

(1) Chọn người lãnh đạo tập đoàn không đúng.
(2) Luật pháp chưa hoàn chỉnh, tạo nhiều chỗ hở, dành quá nhiều đặc quyền trong việc vay nợ rủi ro từ các ngân hàng quốc doanh. Đưa đến lạm dụng độc quyền cạnh tranh đè bẹp các đối thủ nhỏ
(3) Chưa có Ủy ban Thanh tra độc lập thích hợp với tầm cở để đảm bảo hoàn thành đúng chức năng của mình.

Đề nghị:

(1) Chọn ưu tiên những thành phần có kinh nghiệm làm việc và sống ở nước ngoài lâu, đã có đời sống kinh tế ổn định , đã từ bỏ vật chất và địa vị cao ở nước ngoài, đã chấp nhận về nước sinh sống làm việc với đồng lương thấp và điều kiện khó khăn hơn. Những người này là những người hội đủ điều kiện về khả năng và đạo đức vào lãnh đạo các Tập đoàn Quốc doanh ?. Đây là 1 việc làm có 2 tác dụng ?
(2) Tu chỉnh và bổ sung những luật pháp khắc khe trong việc cho vay vốn. Áp dụng công bằng cho tất cả công ty, trừ 1 vài lý do quốc phòng, loại bỏ những đặc ân đối với các Tập đoàn ?
(3) Cải tổ việc bổ nhiệm và cách chức các thành phần của Ùy ban Thanh tra . Không để cho 1 cá nhân quyết định mà phải là tập thể quyết định.?

Lạm bàn (bàn luận ngoài phạm vi hiểu biết của mình)
Montréal ngày 9/7/2010
Ngô khôn Trí
 

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org    Ngô khôn Trí