Nhà máy điện hạt nhân: quá nhiều vấn đề phải cân nhắc

Vietsciences- Nhật Hiên, thông tín viên RFA                    22/11/2009

 

Những bài cùng đề tài

Sau dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng, dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử hạt nhân ở Ninh Thuận cũng đang tạo nên nhiều luồng dư luận phản biện trong xã hội và trong giới chuyên môn.

Photo courtesy Wikipedia - Nhà máy điện nguyên tử ở Cattenom, Pháp. Các ống khói đang nhả ra hơi nước không phóng xạ từ tháp làm nguội.(ảnh minh họa)

 

Trên đài RFA chúng tôi đã có bài viết về vấn đề này, trong mục điểm blog hôm nay chúng tôi xin tiếp tục điểm qua ý kiến trên các diễn đàn báo chí tự do cũng như trện các trang blog cá nhân.
 

Nhân lực, vật lực chưa đủ

Trong bài ‘Năng lượng hạt nhân: con dao hai lưỡi” nhà văn Phạm Viết Đào kể lại năm 2002 một đoàn nhà văn Việt Nam trong đó có ông trên đường sang thăm Roumania có ghé qua Paris và gặp một số trí thức Việt Kiều. Ông viết: “ Trong câu chuyện sau bữa ăn về nhiều đề tài, tôi có nhớ câu chuyện của hai trí thức Việt kiều, khi biết chúng tôi là nhà văn, họ khuyên nên tác động tới các cấp chính quyền: Chớ có xây dựng nhà máy điện nguyên tử, rất nguy hiểm.

Nhiều đại biểu quốc hội khi  thảo luận về dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đều băn khoăn vì nhân lực, vật lực cho nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam mới chỉ ở trong giai đoạn chuẩn bị, liệu 10 năm nữa đã có thế hệ chuyên gia vận hành công nghệ điện hạt nhân hay chưa?
 

Là nhà văn nên chúng tôi không có kiến thức về chuyện này, hơn nữa cảm thấy chuyện này còn xa vời Việt Nam nên chúng tôi cũng không mặn mà với câu chuyện, tìm hiểu cặn kẽ vì sao lại không nên xây nhà máy điện nguyên tử...
Câu chuyện bằng đi một thời gian đã lâu, nhân Quốc hội đang thảo luận về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chuyện này làm tôi sực nhớ lại những ý kiến của một số trí thức Việt kiều Pháp nói với chúng tôi năm 2002“.
Sở dĩ xây dựng nhà máy điện nguyên tử hạt nhân ở Việt Nam tạo nên mối quan tâm và nỗi lo ngại trong dư luận là vì nhiểu lý do. Trước hết là về nhân lực, vật lực.
 

Nhiều đại biểu quốc hội khi  thảo luận về dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đều băn khoăn vì nhân lực, vật lực cho nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam mới chỉ ở trong giai đoạn chuẩn bị, liệu 10 năm nữa đã có thế hệ chuyên gia vận hành công nghệ điện hạt nhân hay chưa? Do vậy, việc ấn định thời gian 2020 đưa dự án này vào hoạt động là hoàn toàn không có tính khả thi.

Ở Việt Nam hiện nay theo ông ‘không có mấy ai thật sự là chuyên gia như những người tôi đã từng gặp ở các nước có điện hạt nhân.’

Giáo sư Phạm Duy Hiển

Trong bài trả lời phỏng vấn trên bee.net.vn Giáo sư Phạm Duy Hiển-Cục An toàn bức xạ và hạt nhân-Bộ Khoa học và công nghệ, nhắc đến Liên Xô vào thời ông học gần như là nơi đào tạo hàng đầu về năng lượng nguyên tử, trong khi đó ở Việt Nam hiện nay theo ông ‘không có mấy ai thật sự là chuyên gia như những người tôi đã từng gặp ở các nước có điện hạt nhân.’
Cũng bàn ‘Về nhân sự điện hạt nhân’ blogger Trương Nhân Tuấn viết ‘Về vật lý cơ bản, VN rất thiếu chuyên gia. Dự án điện nguyên tử của VN hiện nay sẽ vận hành trong vài năm tới, đòi hỏi VN phải cung ứng song song nhân sự vận hành và bảo trì có kinh nghiệm.
Tôi thấy nhà nước VN thường có chủ trương ăn sổi ở thì, tức là mì ăn liền. Khuynh hướng du lịch chữa bệnh (tourisme médical) hiện nay khá phổ biến ở các nước như Thái Lan, Ấn Độ (và các nước Đông Âu), là khuynh hướng kinh doanh mì ăn liền. Việc sắm bộ máy gia tốc này theo tôi là để VN nhanh chóng sánh bước cùng các nước trên vào con đường này.
Như thế, những ưu tiên như đào tạo khoa học gia về hạt nhân, lý ra phải cần sự quan tâm đặc biệt của nhà nước, thì nhà nước rất lơ là, bài phỏng vấn của GS Hiển đã nói hết.
Nhà nước VN chủ trương điện hạt nhân của VN là “chia khóa trao tay – clé en main”, tức ngoại nhân cung cấp từ a đến z, từ cái đinh ốc cho đến chuyên gia điều hành và bảo trì. Đây là một hình thức thuộc địa kinh tế kiểu mới, nhưng do sự tự nguyện của VN’

Nhà nước VN chủ trương điện hạt nhân của VN là “chia khóa trao tay – clé en main”, tức ngoại nhân cung cấp từ a đến z, từ cái đinh ốc cho đến chuyên gia điều hành và bảo trì. Đây là một hình thức thuộc địa kinh tế kiểu mới, nhưng do sự tự nguyện của VN’

Blogger Trương Nhân Tuấn

Vấn đề an ninh hạt nhân-mối họa tiềm tàng

Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân còn khiến nhiều người lo ngại vì những tác hại đối với môi trường sống xung quanh do lượng phóng xạ thoát ra ngoài, và những hậu quả nghiêm trọng nếu có một sự cố nào đó xảy ra.

Dư luận vẫn chưa quên sự cố tan chảy do mất chất tải nhiệt đã từng xảy ra ở các lò năng lượng, mà điển hình nhất là ở hai nhà máy Three Mile Island (Mỹ) và Chernobyl (Liên Xô), nhất là vụ nổ lò hạt nhân tại Chernobyl năm 1986 làm hàng chục người chết,  hàng trăm ngàn người bị nhiễm phóng xạ, nhiều triệu cây số vuông tại Ukraine, Belarus, Nga, Ba Lan, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy bị nhiễm xạ.
 

Blogger Trương Nhân Tuấn có bài viết về hai vụ tai nạn này: ‘Qua các tai nạn trong các lò phản ứng nguyên tử dân sự (Three Miles Islands (1979), Tcher nobyl (1986) người ta nhận thấy rằng mỗi lò phản ứng nguyên tử đều che dấu một trái bom nguyên tử và trái bom này có thể nổ một cách bất thần bất kỳ lúc nào nếu tai nạn xảy ra một sự trục trặc kỷ thuật không kiểm soát được. Thật vậy, trong trung tâm của một lò phản ứng, nhiên liệu sử dụng và nguyên tắc phát động phản ứng dây chuyền ít nhiều cũng giống như một trái bom nguyên tử” .
 

Từ vấn đề an ninh lò phản ứng nguyên tử, tác giả đặt câu hỏi: ‘Tôi không biết kiểu mẫu của VN là kiểu nào ? Có lẽ nhà nước đã chọn lựa xong. Nếu có ai biết được việc này thì thông tin cho tôi : kỹ thuật của nước nào ? kiểu mẫu nào ? (và giá cả bao nhiêu ? hỏi vụ này để đoán coi có vụ « lại quả » không !).

Đây là một lựa chọn có tính chiến lược. Tùy theo kiểu mẫu mà vấn đề an ninh lò máy sẽ khác nhau và tùy theo lò phản ứng mà người ta có thể (hay không thể) sản xuất U235 hay Pu 239 để « phục vụ » cho quân đội (làm bom nguyên tử như Ấn Độ, Pakistan, Bắc Hàn...)

Blogger Trương Nhân Tuấn

Đây là một lựa chọn có tính chiến lược. Tùy theo kiểu mẫu mà vấn đề an ninh lò máy sẽ khác nhau và tùy theo lò phản ứng mà người ta có thể (hay không thể) sản xuất U235 hay Pu 239 để « phục vụ » cho quân đội (làm bom nguyên tử như Ấn Độ, Pakistan, Bắc Hàn...)
 

Gánh nợ to lớn cho quốc gia

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Phùng Liên Đoàn trong một bài viết đăng trên trang bauxitevietnam thì ” Đừng sợ nhà máy điện hạt nhân nguy hiểm, hãy lo con cháu ta mắc nợ dài dài”. Trong bài viết này, tác già chứng minh nhà máy điện hạt nhân không bao giờ nổ như một trái bom nguyên tử ‘khi có sự cố tệ hại nhất thì lò phản ứng cũng chỉ vỡ ra như một pháo tịt ngòi, có thể làm uranium bị nóng chảy như ở TMI và Chernobyl, chứ không tiếp tục có phản ứng dây chuyền làm sự tăng trưởng năng lượng hạt nhân tăng lên vạn lần. Sở dĩ sự cố Chernobyl ghê gớm như vậy là do phản ứng giữa nước và than ở nhiệt độ cao, giống như khi ta lấy một thau nước đổ vào một lò than hồng, gây một tiếng “xèo” lớn và làm tro bụi bay tứ tung.’
Còn về việc nhiễm phóng xạ, tác giả viết : ‘Tế bào bị phóng xạ có thể biến dạng thành một tế bào ung thư. Việc này cũng gần giống khi ta bị nhiễm chất hóa học độc hại như hút thuốc lá, ăn nhiều thịt mỡ… lâu ngày làm một số tế bào biến dạng thành ung thư. Khảo cứu khoa học đã giúp ta hiểu biết khá nhiều về hậu quả của phóng xạ.

Ta không nên sợ nhà máy ĐHN nguy hiểm, nhưng ta nên lo con cháu ta mắc nợ dài dài

Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn

Thường thì phải có một liều lượng lớn mới nguy hiểm có thể đo được. Điều hành một nhà máy ĐHN hoặc ở gần một nhà máy ĐHN không làm ta bị phóng xạ 1- 2% nhiều hơn lượng phóng xạ thiên nhiên mà ai cũng phải nhận.” Như vậy ‘Rõ ràng là rủi ro giết nhiều người một lúc bởi nhà máy ĐHN rất là nhỏ so với các sự cố thiên nhiên và đời sống thường ngày’.
 

Nhưng điều cần phải suy nghĩ cân nhắc hơn theo tiến sĩ Phùng Liên Đoàn đó là ‘ các nhà máy ĐHN rất đắt tiền, phải kế hoạch cả 10, 15 năm thì mới xây xong, và khi điều hành thì có rất nhiều rủi ro là nhà máy nằm chết không tạo điện. Khi nhà máy nằm chết thì ta vẫn phải trả nợ tiền vay‘ Tác giả kết luận‘Ta không nên sợ nhà máy ĐHN nguy hiểm, nhưng ta nên lo con cháu ta mắc nợ dài dài‘
Gánh nặng nợ quốc gia-đó cũng là nỗi băn khoăn lớn trong phát biểu của nhiều đại biểu quốc hội khi bàn về dự án điện hạt nhân. Theo vnexpress.net,
‘Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói: "12 tỷ USD đầu tư cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận chiếm tới nửa ngân sách nhà nước. Đó là ta mới tính khi lựa chọn công nghệ lò phản ứng thế hệ hai, nếu lựa chọn thế hệ ba phải 16 tỷ USD, thế hệ ba cộng phải hơn nữa. Ta cũng chưa tính tới yếu tố trượt giá (dự kiến lò phản ứng đầu tiên khởi công năm 2014 và đưa vào sử dụng năm 2022".
"Dự trữ quốc gia của ta 22 tỷ USD, một phần số đó đã dành cho các gói kích cầu. Nếu lựa chọn công nghệ lò phản ứng thế hệ hai phải mất 12 tỷ USD, vậy tiền đâu ra?", đại biểu Bế Xuân Trường đặt câu hỏi. Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương thì băn khoăn: "Nếu vay tới 75-85% vốn đầu tư, tức là phải lệ thuộc vào tài chính của nước ngoài thì liệu có làm chủ được mình? Điện hạt nhân trở thành gánh nợ của con cháu".

Dự trữ quốc gia của ta 22 tỷ USD, một phần số đó đã dành cho các gói kích cầu. Nếu lựa chọn công nghệ lò phản ứng thế hệ hai phải mất 12 tỷ USD, vậy tiền đâu ra?

Đại biểu Bế Xuân Trường

Độ rủi ro của dự án

Sự rủi ro về bài toán kinh tế lẫn mức độ thành công của dự án cũng lả điều mà các nhà chuyên môn đề cập đến. Giáo sư Phạm Duy Hiển thẳng thắn: ‘Nếu anh chấp nhận rủi ro một cách có ý thức, sẽ tìm mọi cách giảm rủi ro. Cái sai nhất hiện nay của một số cơ quan, một số người có trách nhiệm là không nói đến chuyện rủi ro của điện hạt nhân mà chỉ nói nó an toàn tuyệt đối, điều này có thể làm hỏng việc, gây hậu quả xấu.‘ Ông phân tích:“ Theo kế hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2030 của bộ Công thương, sẽ có bảy nhà máy được xây dựng tại Ninh Thuận và một số điểm của miền Trung, tổng cộng suất lên tới 15.000 – 16.000MW. Như vậy, chỉ sau 15 năm, tại hai huyện của Ninh Thuận có tới bảy nhà máy điện hạt nhân. Làm điện hạt nhân không đơn giản như vậy. Xây bảy nhà máy trong 15 năm, chúng ta có làm được không? Điều kiện hiện nay đã hội đủ để xây dựng nhà máy đầu tiên chưa?
Ở đây, nên tìm hiểu và phân tích vấn đề một cách chi tiết và thận trọng hơn, không nên chỉ nghĩ đến việc xây cho bằng được. Một tổ máy công suất 1.000MW đã gấp 6.000 lần lò Đà Lạt bây giờ (cả nước có nhiều nguồn phóng xạ, nhưng phóng xạ ở lò Đà Lạt lớn nhất). Sau một năm vận hành, chất phóng xạ đã gấp 6.000 lần chất phóng xạ hiện có ở lò Đà Lạt. Với bảy nhà máy, chạy một năm, 10 năm chất phóng xạ thải ra sẽ là bao nhiêu?

Nếu anh chấp nhận rủi ro một cách có ý thức, sẽ tìm mọi cách giảm rủi ro. Cái sai nhất hiện nay của một số cơ quan, một số người có trách nhiệm là không nói đến chuyện rủi ro của điện hạt nhân mà chỉ nói nó an toàn tuyệt đối
 
Giáo sư Phạm Duy Hiển

Một bài học xương máu đối với Việt Nam khi quyết định phát triển điện hạt nhân, đó là trường hợp của Philippines. Năm 1976 họ đã bỏ ra 2,3 tỉ đôla để xây dựng nhà máy điện hạt nhân Bataan 621MW. Đến năm 1984, mặc dù nhà máy đã gần hoàn thành nhưng vẫn phải đóng cửa vì hàng loạt lý do an toàn như nguy cơ động đất và địa điểm xây dựng nhà máy quá gần núi lửa Pinatubo. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực nội địa của Philippines cũng chưa đủ nên sẽ phải nhập chuyên gia từ quốc gia mình mua công nghệ. Đồng thời nguồn uranium cũng đang khan hiếm, giá thành lại cao… Cộng hưởng tất cả những lý do đó, Chính phủ Philippines quyết định thà vứt đi hàng tỉ USD tiền đóng thuế của dân chứ nhất định không vận hành nhà máy điện hạt nhân. Họ nghèo và thiếu điện như ta mà vẫn quyết định như vậy đấy. Nhưng tại sao họ làm, rồi tại sao họ bỏ? Trong số những người có trách nhiệm, ai sẽ là người giải thích tại sao Philippines làm như vậy?”.
 Dư luận nhìn chung đều cho rằng, cũng như việc khai thác bauxite, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam là “lợi ít hại nhiều‘(chưa kể những cái hại đó bao gồm nhiều khía cạnh và sẽ ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều thế hệ), rằng Việt Nam chưa đủ sức và cũng chưa thật sự cấn thiết phải khai thác bauxite hoặc xây dựng nhà máy điện hạt nhân bằng

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/issues-concerning-the-project-of-nuclear-plan-in-vn-sbs-11202009074101.html

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org