Những bài cùng tác giả
Từ một
năm nay liên tiếp có tin
nhiều khu gang thép được cấp
phép đầu tư và liên tiếp có
báo động sẽ có thừa công
suất gang thép. Trong bài
này chúng tôi xin trình bày
những cơ sở lý luận dẫn tới
một chiến lược sản xuất gang
thép ở Việt Nam.
Một chút kỹ
thuật
Để có thép sản phẩm cuối
cùng1
từ quặng sắt có hai cách :
chế tạo gang từ quặng sắt
trong lò cao hay khử oxy
trực tiếp.
Nếu chế
tạo thép từ quặng sắt thì
phải nghiền quặng và than
thành bột, trộn quặng với
than coke rồi đốt than trong
một lò cao ở nhiệt độ trên
2.000°C. Ở nhiệt độ đó, sắt
chảy lỏng thành gang, nghĩa
là sắt với một dung dịch
carbon của than. Để khử
carbon xuống tới độ
carbon
của thép thì người ta đổ
gang lỏng vào một nồi lò và
thổi khí oxy để đốt carbon
có thừa. Mặc dù đã có nhiều
tiến bộ, nhưng phương pháp
này tiêu thụ than và sinh ra
xỉ, khí dioxyd carbon và
nhiều bụi.
Nếu chế
tạo thép bằng phương pháp
khử oxy trực tiếp thì người
ta gây ra một hồ quang để
nung chảy trong một nồi lò
quặng sắt có hàm lượng sắt
trên 60 phần trăm hay sắt
vụn. Quy ra sản lượng thép
phương pháp này ô nhiễm
tương đối ít hơn và dùng
tương đối ít năng lượng hơn
vì không có những khâu
nghiền quặng và nghiền than.
Ngoài ra phần lớn năng lượng
tiêu thụ là điện năng.
Cả hai
phương pháp tạo ra thép lỏng
thô.
Người ta
đổ thép lỏng vào một lò phản
ứng ở nhiệt độ 1.200°C đến
1.800°C, trộn với những kim
loại phụ gia để có hợp kim
thép đúng theo yêu cầu của
khách hàng. Khâu này gọi là
khâu tinh luyện. Sau khi đạt
được hợp kim có đặc tính hóa
học thích hợp người ta đúc
liên tục hợp kim hãy còn
lỏng vào khuôn để có những
phôi với mặt cắt hình chữ
nhật hay hình tròn. Khâu này
ô nhiễm khí quyển khá nhiều
và tiêu thụ nhiều năng lượng
dưới dạng điện và khí đốt
hay dầu. Nhưng quy ra sản
lượng thép thì gây ra ít ô
nhiễm và tiêu thụ ít năng
lượng hơn là khâu chế tạo
thép lỏng thô.
Khi thép
nguội tới nhiệt độ khoảng
800°C, người ta cán những
phôi thành những tấm hay
những thanh có hình dáng và
kích thước gần bằng những
sản phẩm cuối cùng. Khâu này
gọi là khâu cán nóng. Trong
quy trình cán nóng hay sau
quy trình đó, người ta có
thể nung ram lại những phôi
để thép đạt được những đặc
tính cơ học mong muốn. Khâu
này gây ra ô nhiễm khí quyển
và tiêu thụ năng lượng dưới
dạng điện và khí đốt hay
dầu. Quy ra sản lượng thép
thì gây ra ít ô nhiễm và
tiêu thụ ít năng lượng hơn
là khâu tinh luyện.
Sau khi
để phôi thép nguội tới nhiệt
độ chung quanh, người ta cán
lại thành những tấm hay
thanh sản phẩm cuối cùng.
Khâu này gọi là khâu cán
nguội. Thực ra khâu này
thuộc ngành cơ khí. Do đó,
quy ra sản lượng thép khâu
này tiêu thụ năng lượng và ô
nhiễm tương tự như một quy
trình cơ khí.
Người ta
có thể xây dựng một tổ hợp
gang thép bao gồm tất cả
những khâu kể trên. Nhưng
người ta cũng có thể :
-
mua
thép thô rồi làm lỏng
lại để sản xuất những
tấm và thanh thép sản
phẩm cuối cùng từ khâu
tinh luyện thép,
-
mua
những thoi thép đã được
tinh luyện để sản xuất
những tấm và thanh thép
sản phẩm cuối cùng từ
khâu cán nóng,
-
mua
những phôi thép để cán
nguội thành những tấm và
thanh thép sản phẩm cuối
cùng.
Khởi đầu
sản xuất từ dạng thép gần
sản phẩm cuối cùng bao nhiêu
thì, quy ra sản lượng thép,
sẽ ô nhiễm và tiêu thụ năng
lượng ít bấy nhiêu. Vì thế
mà khi nghiên cứu một dự án
thì phải biết sẽ khởi đầu
sản xuất thép kể từ khâu
nào. Cộng công suất thép của
những dự án khác nhau là
không có ý nghĩa gì cả khi
thiết kế một chiến lược cho
ngành gang thép.
Những lý do
phải sản xuất thép ở Việt
Nam
(a) Thỏa mãn nhu cầu quốc nội
Chính phủ
Việt Nam và Hiệp hội Thép dự
báo nhu cầu thép sẽ là như
sau2 :
(triệu tấn
\ năm) |
2010 |
2015 |
2020 |
2025 |
Chính phủ |
10 - 11 |
|
|
24 - 25 |
Hiệp hội Thép |
10 |
15 |
20 |
|
Theo USGS
(U.S. Geological Survey, Cơ
quan Khảo sát Địa chất Hoa
kỳ)3
thì sản lượng do những cơ sở
gang thép ở nước ta là :
(tấn) |
2002 |
2006 |
Gang |
146.000 |
300.000 |
Thép thỏi |
409.000 |
1.000.000 |
Thép cán |
2.503.000 |
4.000.000 |
Theo
những số liệu đó thì sản
lượng gang thép nội địa chưa
thỏa mãn được nhu cầu của
kinh tế. Nếu kết cấu kinh tế
tương lai sẽ tạo ra nhu cầu
dự báo và nếu nhất thiết
phải dùng thép sản xuất ở
Việt Nam thì chúng ta cần
phải tăng cường mạnh khả
năng sản xuất.
(b) Tận dụng tài nguyên
mỏ
Nguyên
liệu cơ bản của ngành gang
thép là quặng sắt, than coke
và năng lượng điện.
Về điện
thì hiện nay chúng ta thiếu
công suất. Trước mắt chúng
ta đang phải nhập khẩu điện
và không có tài chính để lắp
ráp thêm công suất đáp ứng
nhu cầu. Trừ khi doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư ồ
ạt vào những cơ sở sản xuất
điện, những nhà máy gang
thép tương lai sẽ không có
điện để chạy.
Về than
thì ở miền Bắc và miền Trung
có lải rải vài mỏ than và mỏ
sắt. Mỏ sắt và mỏ than không
xa nhau mấy. Tỉnh Quảng Ninh
là vùng mỏ than lớn, nhưng
đó là than anthracit chỉ
dùng để đốt thành năng lượng
nhiệt. Một bể mỏ than ở Hưng
Yên vừa được khám phá, nhưng
chưa biết rõ trữ lượng và
loại than nào. Ở Thái Nguyên
và gần biên giới Việt Trung
có một vài mỏ than coke nhỏ.
Về quặng
sắt thì cũng lải rải có vài
mỏ sắt. Mỏ tương đối quan
trọng ở Thái Nguyên. Ở Thạch
Khê, tỉnh Hà Tĩnh, một vùng
mỏ có vẻ quan trọng vừa được
phát hiện. Thỉnh thoảng một
vài địa phương phát hiện
thêm một mỏ khoáng vật cần
được định giá thêm4.
Bờ bể
nước ta có nhiều nơi để xây
hải cảng đủ sâu để tàu mang
nhiên liệu, than coke và
quặng sắt từ nước ngoài cập
bến. Vậy chúng ta có thể tận
dụng những tài nguyên mỏ eo
hẹp của chúng ta và bổ túc
bằng cách mua từ nước ngoài
những nguyên liệu chúng ta
thiếu để chạy những nhà máy
gang thép xây trên lãnh thổ
nước ta.
(c) Tận dụng nguồn nhân
lực
Điểm tới
hạn của một nhà máy gang
thép5
phải tính đến một triệu tấn
mỗi năm. Nhưng điểm tới hạn
của một nhà máy chỉ cán thép
theo nhu cầu có thể xuống
tới 20.000 tấn mỗi năm.
Một nhà
máy gang thép cần đến rất
nhiều nhân công. Có tổ hợp
lên đến một hai vạn người.
Nhưng số nhân công lớn đó là
do tầm vóc của nhà máy. Nếu
lấy tỷ lệ một nhân công của
một nhà máy gián tiếp mang
lại việc làm cho mười người
khác và một người đi làm
nuôi hai người khác thì một
tổ hợp gang thép sẽ nuôi
sống hai mươi vạn đến hơn
nửa triệu người.
Nhưng một
tổ hợp lớn cũng chỉ cần đến
khoảng một trăm cán bộ quản
lý và kỹ thuật còn những
người khác chỉ cần biết đọc
biết viết và một vài ngày
huấn luyện là đủ. Như vậy có
nghĩa là một nhà máy gang
thép tạo ra nhiều công ăn
việc làm nhưng tham gia ít
vào việc thành lập một xã
hội tri thức.
Những cản
trở của ngành gang thép Việt
Nam
(a) Ô nhiễm
Trong số
những ngành công nghiệp,
ngành gang thép là ngành ô
nhiễm môi trường và tiêu thụ
năng lượng nhiều nhất.
Chọn khai
triển ngành gang thép là
chọn gia tăng ô nghiễm môi
trường và gia tăng nhu cầu
năng lượng. Một tổ hợp sản
xuất càng sáp nhập nhiều
khâu sản xuất ở mạn ngược
chu trình chế biến bao nhiêu
thì càng ô nhiễm môi trường
và càng tiêu thụ năng lượng
bấy nhiêu.
(b) Thiếu vốn đầu tư
Công
nghiệp gang thép thuộc loại
công nghiệp nặng nên có
cường độ tư bản cao6,
có thể nói là cường độ tư
bản cao nhất trong số những
ngành công nghiệp nặng. Như
viết ở trên, so với những cơ
sở công nghiệp khác, nhà máy
gang thép khác có điểm tới
hạn cao. Suy ra ngành gang
thép cần đến rất nhiều vốn.
Về vốn
đầu tư thì chúng ta vẫn đang
phải gọi vốn nước ngoài dưới
mọi hình thức để khai triển
mọi ngành công nghiệp. Ngành
gang thép tiêu thụ nhiều
điện. Hiện nay chúng ta vẫn
phải chịu cảnh bị cắt điện
tràn lan mà Tổng công ty
Điện lực Việt Nam thiếu vốn
để đầu tư giải quyết nạn này7.
Chúng ta không có vốn để xây
những nhà máy điện dành
riêng cho ngành gang thép.
Đó là chưa kể đến những hạng
mục nghiền quặng, nghiền
than, lò cao, lò luyện thép,
các xưởng cán nóng cán nguội
và các phương tiện thuyên
chuyển.
Vậy nếu
muốn khai triển ngành gang
thép thì chúng ta không có
cách nào khác hơn là phải
kêu gọi những xí nghiệp gang
thép và ngân hàng quốc tế
đầu tư. Có người chê rằng có
những tập đoàn tài chính
không có kinh nghiệm về gang
thép cũng đệ đơn8.
Điểm này không quan trọng
mấy. Nếu có tiền thì thuê
chuyên gia cần thiết. Những
ngân hàng đầu tư quốc tế
quen làm như vậy và đã thành
công.
(c) Thị trường bất ổn
Thép là
một sản phẩm cơ bản
(commodity) thiết yếu cho
mọi ngành công nghiệp. Như
mọi sản phẩm thiết yếu giá
thị trường quốc tế lên xuống
mau vì đầu cơ. Như mọi sản
phẩm cơ bản, nhu cầu và khả
năng sản xuất của thế giới
biến đổi theo chu kỳ. Trong
số những ngành công nghiệp,
ngành gang thép là ngành có
thị trường bất ổn nhất, bất
ổn hơn là thị trường dầu
khí.
Với một
điểm tới hạn cao, với cường
độ tư bản cao, một tổ hợp
gang thép chỉ có thể là một
cơ sở lớn với vốn cố định
khổng lồ. Ngoài ra, một khi
đã đầu tư rồi thì vốn sẽ bị
cầm chân trong cả chục năm,
có thể đến hơn nửa thế kỷ.
Bây giờ giá thép niêm yết
cao. Nhưng nếu thị trường
thế giới đổi chiều một chút
là sẽ có nhiều xí nghiệp
gang thép gặp khó khăn. Theo
các chuyên gia về thị trường
gang thép thì những công ty
sản xuất dưới 10 triệu tấn
thép mỗi năm sớm muộn sẽ phá
sản hay sáp nhập vào một tập
đoàn lớn hơn.
Những chọn
lựa chiến lược
Khi thiết kế một chiến lược
kinh tế thì phải đặt hai câu
hỏi :
(a) khai
triển ngành kinh tế này để
làm gì ?
(b) nếu
không khai triển ngành đó
thì có thể làm gì khác có
lợi hơn hay không ?
Nói rằng
mỗi người Việt Nam chúng ta
bình quân mỗi năm tiêu thụ
ngần này cân thép hay nói
rằng nước Việt nam xếp hạng
này hạng nọ về gang thép chỉ
là những nhận xét chứ không
thể là những chỉ tiêu để lập
ra một kế hoạch kinh tế
được.
(a) Kết cấu công nghiệp
quốc gia
Nhu cầu
một nguyên liệu của một nước
tùy ở kết cấu kinh tế của
nước đó. Trung Quốc là nước
tiêu thụ than và thép nhiều
nhất vì nước này là một quốc
gia công xưởng sản xuất hơn
nửa sản lượng thiết bị gia
dụng của thế giới (tủ lạnh,
máy giặt, máy truyền hình,
máy vi tính,…). Người
Singapore không cần đến
nhiều thép vì kinh tế nước
họ dựa trên dịch vụ tài
chính, kho chứa phi hải quan
và các công nghệ cao.
Nếu chúng
ta muốn trở thành một quốc
gia công xưởng cạnh tranh
với Trung quốc thì nhu cầu
năng lượng và thép dự báo sẽ
cao và rất có thể những dự
báo của Chính phủ và Hiệp
hội Thép nêu trên là những
dự báo khiêm tốn. Ngược lại,
nếu chúng ta tập trung vào
những ngành kinh tế khác như
là nông nghiệp, công nghiệp
lắp ráp, công nghệ cao, dịch
vụ,… thì nhu cầu về năng
lượng và thép sẽ khiêm tốn
hơn là những dự báo trên.
Nếu tham
vọng của chúng ta chỉ vĩnh
viễn là một quốc gia công
xưởng thì có thể phải khai
triển một ngành gang thép
vững mạnh thuộc hạng nhất
nhì thế giới. Nhưng nếu
chúng ta coi tình trạng một
quốc gia công xưởng chỉ là
một giai đoạn tạm thời trước
khi trở thành một quốc gia
công nghệ tiên tiến thì
không nên đầu tư nhiều vào
những tổ hợp gang thép. Theo
kinh nghiệm các nước Bắc Mỹ
và Âu châu, một khi đã đặt
chân vào ngành này thì phải
mấy chục năm mới rút khỏi
được.
(b) Kim ngạch xuất khẩu
và môi trường
Nhiều
người đề nghị phải khai
triển ngành gang thép để tạo
công ăn việc làm cho dân, để
có thép mà xuất khẩu và gia
tăng kim ngạch xuất khẩu.
Chúng ta không có nguyên
liệu thì xây hải cảng nước
sâu để nhập khẩu quặng và
than chạy nhà máy. Chúng ta
không có vốn thì kêu gọi
nước ngoài đầu tư.
Xây một
tổ hợp gang thép mà không có
quặng và than coke là một
việc rất dễ : chỉ cần xây
một hải cảng nước sâu để tàu
chở những nguyên liệu đó có
thể cập bến. Nhiều tổ hợp
gang thép đang vận hành có
hiệu quả như vậy. Về vốn đầu
tư thì, hiện nay, xu hướng
những xí nghiệp xuyên quốc
gia các nước hậu công nghiệp
là chuyển tiềm năng sản xuất
sang những nước ổn định về
chính trị, có giá lương thấp
và dễ dãi về bảo vệ môi
trường. Việt Nam là nước lý
tưởng trên ba phương diện đó
nên họ đang ồ ạt lập hồ sơ
xin xây những tổ hợp gang
thép khổng lồ.
Nếu tham
vọng của chúng ta chỉ là để
có công ăn việc làm cho một
số lớn công nhân không có
tay nghề thì phải kêu gọi
đầu tư nước ngoài vào ngành
gang thép. Nhưng giá phải
trả là môi trường sẽ bị xâm
phạm nghiêm trọng và người
lao động được tuyển sẽ không
có triển vọng tiến thân
thành lao động chuyên môn.
(c) Mua hay tự sản suất
Một bài
toán mà mọi kỹ sư phải giải
thường ngày là mua những gì
mình cần dùng hay tự sản
xuất lấy. Nếu tự sản xuất mà
đắt hơn giá thị trường thì
nên mua lại của những xí
nghiệp có khả năng sản xuất
rẻ hơn.
Những
ngành công nghiệp đang phát
triển mạnh ở nước ta như là
xây dựng, đóng tàu, cơ khí ô
tô, cơ điện thiết bị gia
dụng,… cần đến rất nhiều
thép. Với xu hướng toàn cầu
hóa, đâu cần phải có nhà máy
đặt trên lãnh thổ mình thì
mới có thể bảo đảm an ninh
cung ứng một sản phẩm thiết
yếu. Hiện nay chúng ta có
khả năng sản xuất để xuất
khẩu với những tỷ số lề lớn
như là cơ khí, hàng may mặc,
thực phẩm, thiết bị gia
dụng,… Chúng ta có thể khai
triển những ngành đó để xuất
khẩu và có ngoại tệ mua thép
mà công nghiệp chúng ta cần
đến. Ngoài ra chúng ta chỉ
cần nhập khẩu những phôi
thép để cán lại. Như thế
chúng ta ô nhiễm môi trường
và tiêu thụ năng lượng ít
hơn.
Ngành
đóng tàu cần đến rất nhiều
thép và Vinashin tìm liên
doanh để xây nhà máy gang
thép là một việc có thể hiểu
được. Nhưng Vinashin đang
phải đi vay vốn lưu hành để
đóng tàu và thi hành những
hợp đồng đã ký. Trên phương
diện công nghiệp, xây một
nhà máy cán những thỏi thép
mua từ những xí nghiệp khác
là đủ rồi. Tại sao lại chi
vốn để lao vào một nghề mà
Vinashin không chuyên ?
Những dự án đã được cấp
phép hay đang xét duyệt
Với tình trạng lạm phát hai
số chính phủ đã phải rà xét
lại những dự án đầu tư và
ngưng hay hủy bỏ nhiều dự án
để giữ lại những dự án thực
sự cần thiết và khả thi. Đây
là một dịp để xét lại những
dự án gang thép và Phó thủ
tướng Hoàng Trung Hải đã ra
chỉ thị thẩm định các dự án
đang hoặc sắp đầu tư vào
ngành thép9.
Đọc trên
mạng Internet những bản tin
trong nước từ đầu năm 2008
cho đến nay, trong chín
tháng, ngoài những dự án nhà
máy cán thép và những dự án
mở rộng những tổ hợp gang
thép sẵn có, chúng tôi kiểm
kê được :
-
hai
dự án tổ hợp gang thép
cùng với những bến cảng
và nhà máy điện phụ trợ
đã được cấp phép, một ở
Ninh Thuận, một ở Hà
Tĩnh, tổng cộng 17,7 tỷ
Mỹ kim, công suất 29,4
triệu tấn/năm, 4.850 ha
mặt đất và mặt biển,
-
một
dự án ở Khánh Hòa đang
được xét duyệt, 5 tỷ Mỹ
kim, công suất 10 triệu
tấn/năm,
-
một
dự án ở Quảng Ngãi đối
tác nước ngoài tuyên bố
dự định lập hồ sơ xin
đầu tư, 5 tỷ Mỹ kim,
công suất 6 đến 10 triệu
tấn/năm, 1.000 ha đất,
2.000 tới 3.000 lao
động,
-
một
dự án đối tác nước ngoài
tuyên bố dự định lập hồ
sơ xin đầu tư, ở một địa
điểm chưa xác định, tổng
cộng 5 tỷ Mỹ kim, công
suất 10 triệu tấn/năm.
Tổng cộng
năm dự án này là vốn đầu tư
32,7 tỷ Mỹ kim, công suất
55,4 đến 59,4 triệu tấn/năm,
ít nhất 5.850 ha mặt đất và
mặt biển, nhưng chúng tôi
ước lượng khoảng 10.000 ha.
Chúng tôi
không có cơ sở gì để nghi
vấn năm dự án trên và các
chủ đầu tư thiếu nghiêm túc.
Posco, chủ đầu tư dự án ở
Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh
Hòa, là một tập đoàn gang
thép Hàn Quốc lớn với khả
năng sản xuất 30 triệu
tấn/năm. Những consortium
khác gồm bới một số tập đoàn
công nghiệp và tài chính có
tên tuổi. Như viết ở một
phần trên, không có kinh
nghiệm trong ngành gang thép
không phải là một trở ngại
để đầu tư có hiệu quả vào
ngành này. Vì dự án cần
nhiều vốn quá họ phải hùn
vốn trong một consortium để
chia sẻ rủi ro. Trong
consortium họ sẽ chỉ định
một hội viên đóng nhiếu vốn
hay có tay nghề làm hội viên
dẫn đầu (chef de file). Nếu
cần, họ sẽ thuê một công ty
thiết kế tư vấn cho họ.
Những lo
âu của chúng tôi là như
sau :
1. Những
con số về vốn đầu tư và công
suất cho thấy rằng cả năm dự
án đều mang vốn 5 tỷ Mỹ kim
và xin từ 1.000 đến 2.000 ha
đất và mặt biển cho mỗi công
suất 10 triệu tấn/năm. Những
tỷ số đó tương xứng với
những tỷ số đăng trên sách
báo chuyên môn quốc tế.
Chúng tôi không được đọc chi
tiết những hồ sơ xin phép
đầu tư. Nhưng những tỷ số
trùng nhau như vậy cho phép
chúng tôi nghi rằng một số
hồ sơ sẽ không được dẫn tới
cùng vì chỉ là những quả
bong bóng người ta tung ra
để thử.
Thực vậy,
trong giới tài chính đầu tư
quốc tế, người ta thường
tung ra một số hồ sơ để thử
xem có đối tác nào phản ứng
không. Nếu có đối tác phát
tín hiệu thuận thì họ đi
tiếp và sẽ đi tiếp cho tới
thực hiện dự án nếu đối tác
liên tục phát tín hiệu mong
muốn dự án được thực hiện.
Nhiều khi có một tay, không
ai biết tông tích từ đâu,
"đi một tua", nghĩa là tung
ra một hồ sơ rất hấp dẫn rồi
biến đi mất sau khi nước chủ
nhà động viên tất cả quan
chức để nghiên cứu dự án.
Năm ngoái, chúng tôi được
tin dự án Nghi Sơn, tỉnh
Thanh Hóa, vốn đầu tư 26 tỷ
Mỹ kim, công suất 150
tấn/năm, 50.000 lao động10.
Trước những con số vĩ đại
như vậy, chúng tôi nghi hồ
sơ không nghiêm túc. Với sự
giúp sức của một số
Việt-Kiều bên Mỹ, chúng tôi
có thử tìm xem tập đoàn
Eminence, chủ đầu tư, là
những ai. Nhưng chúng tôi
không gom được một tý thông
tin nào cả.
2. Với
nhu cầu gang thép lớn như
hiện nay, nhiều công ty và
ngân hàng đổ vốn vào ngành
này. Họ thấy Việt Nam là một
nơi làm ăn dễ dãi thì họ đến
đầu tư. Nhưng, nếu một chục
năm nữa gió đổi chiều, giá
thép trên thị trường quốc tế
giảm xuống, thì họ không
ngần ngại rút lui để đầu tư
vào ngành khác hay/và ở nước
khác. Như viết ở một phần
trên, triển vọng những tổ
hợp gang thép này sẽ ngưng
hoạt động không phải là một
giả thuyết có tính cách hàn
lâm. Đó chỉ là hậu quả của
xu hướng toàn cầu hóa.
Lúc đó
khí quyển xung quanh nhà máy
sẽ trong sạch hơn, nhưng vẫn
còn cả nghìn hecta đất và
mặt biển đã bị ô nhiễm mà
không biết bao giờ mới hồi
phục. Lúc đó ai sẽ nghĩ tới
số phận những công nhân cũ
của nhà máy ? Dù đã được
tuyển từ tuổi rất trẻ, sau
nhiều năm lao động, những
người này sẽ là những người
cao tuổi. Sau khi bị khai
thác với đồng lương rẻ mạt
vì nhà máy không đòi hỏi
phải có kỹ năng cao và sau
nhiều năm không có dịp luyện
tập trí não, khả năng chuyển
nghề của những người này sẽ
là như thế nào ?
Kết luận
Mọi việc
đều có khía cạnh thuận và
nghịch. Không khai triển
nhiều ngành gang thép không
có nghĩa là không quan tâm
đến ngành đó.
Dù sao
chúng ta cũng có một số mỏ
sắt mặc dù trữ lượng những
mỏ đó không lớn mấy. Xuất
khẩu quặng sắt thì không có
lợi bằng xuất khẩu thép. Vậy
chúng ta cũng phải kêu gọi
nước ngoài đầu tư vào tối đa
hai tổ hợp gang thép. Nhưng
không cho phép họ đầu tư vào
những dự án phải nhập khẩu
quặng sắt và khi nào những
mỏ sắt cạn hết thì tìm cách
mời họ dời cơ sở sản xuất
của họ sang nước khác.
Ngành
luyện kim tiến bộ mau :
những đặc tính của thép và
hợp kim thép về sức bền và
kháng hoen rỉ được cải tiến
liên tục. Những ngành công
nghiệp của chúng ta phát
triển mạnh. Do đó nhu cầu
thép tăng mạnh cùng với đòi
hỏi sử dụng hữu hiệu thép và
hợp kim thép. Nếu chúng ta
muốn chất lượng sản phẩm
công nghiệp của chúng ta
được cải thiện liên tục thì
phải có một đội ngũ kỹ sư am
hiểu những vấn đề sản xuất
và sử dụng kim loại và những
vật liệu mới. Vật liệu mới
là một ngành ưu tiên của
chính phủ. Nhưng đặt vào
danh sách ưu tiên một một
công nghệ thì chưa đủ. Chúng
tôi đề nghị lập một trung
tâm nghiên cứu trung ương về
sản xuất và sử dụng kim
loại.
Trở thành
số một hay số hai thế giới
trong một ngành công nghiệp
không phải là một vinh
quang. Vinh quang là trở
thành một quốc gia giàu
mạnh, dân sống ấm no trong
một môi trường tự nhiên lành
mạnh. Với mục đích đó, khai
triển ngành gang thép không
phải là một việc cốt yếu.
Chú thích
1 Trong bài chúng
tôi gọi sản phẩm cuối
cùng là sản phẩm cuối
cùng của một nhà máy
thép, nghĩa là những tấm
hay thanh thép giao cho
những nhà máy khác để
chế tạo những sản phẩm
khác.
5 Điểm tới hạn của
một cơ sở sản xuất là
công suất tối thiểu để
cho nhà máy có thể vận
hành và sinh lợi. Dưới
công suất đó thì thu
hoạch không đủ để trang
trải những chi phí cố
định.
6 Cường độ tư bản là
tỷ số vốn cố định trên
giá trị gia tăng hàng
năm của một ngành kinh
tế. Cường độ lao động là
tỷ số lao động (tính
bằng nhân lực hay tổng
số lương hàng năm) trên
giá trị gia tăng hàng
năm của một ngành kinh
tế. Hai tỷ số này dùng
để lập chiến lược kinh
tế cho một nước. Một
quốc gia thiếu vốn nhưng
đông dân thì tránh những
ngành có cường độ tư bản
cao và ưu đãi những
ngành có cường độ lao
động cao.
Đã đăng trên Diễn
Đàn Forum |