Tài liệu sử dụng trong phần phỏng vấn của Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI ngày 11/06/2011
Thay mặt Nhóm Nghiên cứu Văn hoá Đồng Nai Cửu Long (NCVHĐNCL) Úc châu, chúng tôi trân trọng kính chào thính giả Đài Phát thanh Quốc Tế Pháp (Radio France Internationale, RFI) và toàn thể cộng đồng người Việt trên thế ǵới.
Nhóm Nghiên cứu VHĐNCL Úc châu được thành lập với mục đích bảo tồn và phát huy nền văn hoá đặc thù của vùng đất ĐNCL. Ngoài công tác biên khảo về các lănh vực lịch sử, thơ văn, ngôn ngữ, nghệ thuật, di tích, con người... liên quan đến vùng ĐNCL, Nhóm c̣n quan tâm đến sự phát triển bền vững của vùng châu thổ đồng bằng Cửu Long VN(ĐBCLVN) và tôi phụ trách phần nghiên cứu về những biến đổi trong khu vực sông Cửu Long.
Trong những năm gần đây, chúng ta đă nghe rất nhiều về những tác động tiêu cực, có thể gây ra, từ các đập thủy điện thượng nguồn trên hạ lưu sông Cửu Long; tuy nhiên thử hỏi những kế họach phát triển nông nghiệp hiện nay của VN trong phạm vi của châu thổ có gây ra những tác động tiêu cực nào trên môi trường ĐBCLVN hay không?
Đây là câu hỏi tôi hân hạnh đóng góp để giải đáp qua phần tŕnh bày sau đây về “Một số vấn đề về môi trường gây ra bởi sản xuất nông nghiệp trong châu thổ ĐBCLVN”
Sông Cửu Long là một trong những con sông quốc tế vĩ đại chảy qua 6 quốc gia Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên và Việt Nam, có nguồn tài nguyên phong phú với khối thủy sản nước ngọt dồi dào nhứt thế giới, nếu được khai thác đúng cách sẽ góp phần phát triển nền kinh tế của các quốc gia trong lưu vực.
Từ 1986 Trung Quốc đă bắt đầu khai thác nguồn nước sông Cửu Long với chương tŕnh xây đập thủy điện trên ḍng chính ở thượng nguồn vùng Vân Nam; 4 đập đă được đưa vào sử dụng và 4 đập khác hoặc đang xây hay nằm trong kế hoạch.
Một cách dí dỏm, tự ví ḿnh như ”Những b́nh phát điện của khu vực Đông Nam Á” Lào và Cao Miên phát hoạ kế hoạch xây 11 đập thủy điện trên ḍng chính hạ lưu sông Cửu Long. Vào tháng 9/2010 chánh phủ Lào tiến hành thủ tục xây đập thủy điện Xayaburi, một trong 6 đập ở thượng Lào. Điều này tạo ra nhiều lo ngại và phản đối của đa số dân chúng sống trong vùng hạ lưu sông Cửu Long.
Nếu những kế hoạch kỹ nghệ hóa ḍng nước sông Cửu Long ở thượng nguồn có thể gây ra những hậu quả bất lợi cho sản xuất nông ngư nghiêp và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vùng ĐBCLVN, th́ sự phát triển rất nhanh chóng trong thời gian qua và hiện nay, về kinh tế nông nghiệp của chính vùng châu thổ, cũng tạo nên sức ép nặng nề lên môi trường thiên nhiên, v́ các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng được tiến hành ào ạt, nhưng thiếu quan tâm đến những tác động gây ra cho môi trường.
*****
Điều kiện thiên nhiên của châu thổ ĐBCLVN tạo ra nhiều cơ hội thuận tiện nhưng đồng thời cũng gây ra không ít khó khăn cho cuộc sống của người dân trong lưu vực. ĐBCLVN liên tục trải qua những biến đổi; tuy nhiên đáng kể nhứt là trong khoảng thời gian sau 1975, mà nhịp độ, tầm vóc và không gian của những biến đổi đă gia tăng một cách đáng kể; những thay đổi này được thúc đầy bởi nhu cầu chánh trị lẫn kinh tế và được thực hiện qua các chương tŕnh phát triển các cơ sở hạ tầng.
Mặc dù một số đề án thực sự đem lại những lợi ích về mặt kinh tế cho người dân, đúng theo mục đích, nhưng ảnh hưởng đến môi trường thường không được t́m hiểu hay để ư đến.
Trong số những chương tŕnh phát triển ĐBCLVN có hai kế hoạch đáng kể về nông nghiệp:
- kiểm soát và phân phối nguồn nước
- khai thác vùng ven biển của châu thổ ĐBCLVN
A. Ảnh hưởng tiêu cực của kế hoạch kiểm soát và phân phối nguồn nước
Trồng lúa là sinh hoạt kinh tế hàng đầu của vùng châu thổ ĐBCLVN. Hơn 90% đất nông nghiệp được dùng để trồng lúa, góp phần đáng kể vào nền kinh tế của VN: sản xuất hơn 50% tổng sản lượng lúa gạo toàn quốc và biến VN thành một trong số các quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Lúa bắt đầu được trồng ở châu thổ đồng bằng Cửu Long ngay sau đợt định cư đầu tiên của người VN vào đầu thế kỷ 18, dần dần lan rộng ra trên toàn thể châu thổ và phát triển nhanh chóng nhờ hệ thống kinh đào, được thiết lập từ hậu bán thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20. Tuy nhiên hệ thống thủy lợi chỉ được áp dụng, khi chế độ tập thể hóa nông nghiệp ra đời, sau khi chiến tranh VN chấm dứt. Trong những thập niên 1970’s và 1980’s, ngành nông nghiệp thâm canh được phát triển nhanh chóng trên toàn vùng châu thổ và khuynh hướng này ngày càng được khuyến khích, tiếp theo chánh sách đổi mới được ban hành vào năm 1986, định hướng VN theo kinh tế thị trường. Do đó những vùng đất phèn rộng lớn ở Đồng Tháp, khu Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau, từ trước không thể sử dụng cho canh tác nông nghiệp, nay được cải biến để trồng lúa, nhờ mạng lưới kinh đào được bành trướng. Những giống lúa có năng xuất cao được chọn lựa, thêm vào đó là sử dụng phân bón, hoá chất nông nghiệp kết hợp với những kỹ thuật canh nông cải tiến, giúp nâng cao năng xuất.
Trước thập niên 1990’s, công tác điều ḥa thủy lợi c̣n phân tán; điển h́nh là những biện pháp kiểm soát lũ lụt thường được dành cho những vùng đất rộng từ 100ha đến 1000 ha, bao bọc bởi những kinh đào cấp 1 và 2; kinh đào cấp 3 được dùng để dẫn và tháo nước cho những vùng nhỏ hơn 100ha. Sau đó với Kế hoạch Tổng thể Mekong (Mekong Master Plan) những tiểu vùng có ranh giới rơ rệt cho từng khu vực với diện tích từ 10.000ha đến 100.000ha được thiết lập, đó là các tiểu vùng: Nam Măng Thít, Quản Lộ Phụng Hiệp, Bà Linh Tà Liêm, Tiệp Nhất và Ô Môn Xà No.
Phát triển các cơ sở hạ tầng nhằm kiểm soát và phân phối nguồn nước trong châu thổ ĐBCLVN để gia tăng sản xuất nông nghiệp được thực hiện qua 3 loại công tŕnh khác nhau: đào kinh, đắp đê bao và thiết kế các cống thủy lợi.
a. Đào Kinh
Kinh đào có nhiều chức năng như:
- dẫn nước từ sông chánh đến khu vực canh tác
- làm khô đồng ruộng và
- rút nước lũ từ các khu trồng trọt ra các sông chánh và biển
- Khi những kế hoạch kiểm soát nguồn nước được đưa vào xử dụng, kinh đào c̣n có thêm chức năng tháo xả acid từ những vùng đất phèn.
- Ở vùng biển, kinh rạch là đường dẫn nước mặn cần thiết cho rừng đước và nuôi trồng thủy sản.
Kinh cấp 1 dẫn nước từ những nguồn nước thiên nhiên (sông chánh, biển) đến những vùng nằm trong kế hoạch kiểm soát nguồn nước; kinh cấp 2 nối liền kinh cấp 1 và kinh cấp 3 dẫn nước ra, vào các cánh đồng.
b. Đê bao
Đê được đắp lên từ đất đào kinh hay từ đất nạo vét những đường nước thiên nhiên. Tác dụng của đê bao là đề pḥng, tŕ hoăn nước tràn ngập vào các cánh đồng hay lũ lụt ở vùng ven biển.
c. Cống thủy lợi
Nước chảy ra vào các con kinh được kiểm soát bằng các cống thủy lợi. Chức năng của cống thay đổi tùy theo nơi:
- Ở vùng trên của châu thổ, như Đồng Tháp, Châu Đốc, Long Xuyên là những vùng bị ngập lụt sâu và kéo dài, cống được dùng để ngăn chận nước lụt từ sông chánh tràn vào các cánh đồng vào đầu mùa lụt cho đến khi vụ lúa hè-thu được thu hoạch xong.
- Ngược lại ở vùng
ven biển, cống thủy lợi có hai tác
dụng:
- kềm chế nước lụt và
- tháo nước từ các cánh đồng vào mùa mưa và ngăn nước mặn vào các cánh đồng vào mùa khô.
I. Ảnh hưởng trên sông chánh và kinh đào
1. Vào mùa lũ
Trong điều kiện thiên nhiên, nước lũ tăng từng bực, bắt đầu ở thượng nguồn tràn dần xuống hạ nguồn của châu thổ. Mực nước tiếp tục dâng cao trên sông chánh, lên đến ngang mặt bờ sông và từ từ tràn bờ, bao phủ các cánh đồng. Tiếp đó toàn thể bề mặt của đồng bằng châu thổ trở thành trục lộ chánh để nước di chuyển xuống phần dưới của châu thổ.
Kế hoạch kiểm soát và phân phối nguồn nước làm thay đổi tiến tŕnh thủy học tự nhiên này trong châu thổ ĐBCLVN. Kinh đào và đê bao đă phân chia môi trường châu thổ thành từng mảnh, khiến cho mô h́nh của ḍng chảy thay đổi và động tính của “nước tràn bờ” trở nên phức tạp.
Những cấu trúc dùng kiểm soát nguồn nước làm gián đoạn tiến tŕnh “nước tràn bờ”:
a. Ở những vùng trồng lúa 3 mùa
Đê bao ngăn chận hoàn toàn “nước tràn bờ” và nước lũ với khối lượng lớn bị giữ lại trong các ḍng sông và kinh đào chánh.
Trong các sông chánh, nước chảy mạnh hơn nên làm sạt bờ và làm biến dạng các con sông; ngoài ra các chất rắn và chất trầm tích to hạt được vận chuyển xuống hạ nguồn khiến những đoạn sông ở hạ nguồn bị bồi lắng và cạn dần; trong trường hợp này, th́ chỉ một trận lụt nhỏ cũng đủ làm cho các vùng ở hạ nguồn bị ngập lụt trầm trọng và gây nhiều thiệt hại, v́ ở đây không có những đê pḥng lụt.
Theo kết quả nghiên cứu của “Australian Mekong Resource Centre, Sydney University”, th́ từ sau khi hệ thống đê bao được thiết lập ở các vùng phía trên châu thổ, th́ một số băi đất ngầm đă xuất hiện trên các đoạn sông thuộc hạ nguồn, và rơ ràng hơn nữa là một trong hai cửa sông B́nh Thủy, nằm cách Cần Thơ 5km về phía Tây đă bị bồi lấp. Thêm vào đó mặc dù mực nước ở phần trên của châu thổ tại Tân Châu, trong những năm gần đây xuống thấp hơn trước kia, nhưng mực nước sông Hậu ở Cần Thơ ngược lại lên cao khoảng 20cm; điều này cho thấy, có thề là đọan này của sông Hậu đă bị làm cạn bởi chất trầm tích, đúng ra nếu không có đê bao đă bồi lấp các cánh đồng nằm ở phần trên của châu thổ.
Trong lịch sử nhân loại, rất nhiều trường hợp và bài học được rút ra từ nhiều hệ thống châu thổ khác nhau trên thế giới như sông Hoàng (Trung Quốc), sông Mississipi (Hoa Kỳ), sông Hồng (VN)... và những ḍng sông cạn, khi gặp trận lụt lớn, ḍng nước đột nhiên chuyển hướng, bất chợt tạo ra những trận lũ, trong khoảnh khắc tàn phá nhiều khu vực đông dân, gây thiệt hại trầm trọng về nhân mạng lẫn tài sản.
b. Ở các vùng trồng lúa 2 mùa
Vào lúc cao điểm của trận lụt, nước lụt tràn các bờ đê; tuy nhiên do bề mặt của châu thổ gồ ghề v́ các đê bao, nên nước lũ di chuyển rất chậm xuống phần dưới của châu thổ. Nếu gặp phải một trân lụt lớn như vào tháng 9 tháng 10 năm 2000 th́ lụt sẽ kéo dài và nước ngập rất sâu.
2. Vào mùa khô
Trong điều kiện thiên nhiên, sau cao điểm của mùa nước lụt, mực nước sông chánh hạ thấp, và khối nước tích trữ trong các cánh đồng vào mùa lũ sẽ chảy ngược ra và cung cấp nước cho các con sông chánh vào đầu mùa khô; nhờ thế mà thủy lượng của ḍng sông chánh ở hạ nguồn giảm sút không đáng kể so với thượng nguồn.Tuy nhiên do ảnh hưởng của đào kinh cấp 1 để rút nước từ sông chánh, khiến thủy lượng của các con sông trở nên giảm sút vào mùa khô và tiếp tục giảm dần dọc theo hạ nguồn.
Trồng thêm lúa trên những vùng đầm lầy ngậm phèn ở Đồng Tháp và Khu Tứ giác Long Xuyên, gây ra những ảnh hưởng đáng kể, làm giảm thủy lượng của ḍng sông chánh, v́ một khối lượng khổng lồ nước từ các con sông chánh được thu rút để rửa đất tháo phèn.
Hậu quả của tác động này là kéo dài thời gian nước biển xâm nhập vào nội địa và phạm vi ngập mặn bành trướng. Những dữ kiện được thu thập từ thập niên 1980’s đến nay cho thấy thời gian nước mặn xâm nhập vào các sông Tiền, sông Hậu đă kéo dài thêm; thực thế những vùng nhiễm mặn, mỗi năm càng rộng lớn hơn như nhận thấy ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và cả đến Hậu Giang trong 2 năm gần đây. Nước biển xâm nhập sâu hơn vào châu thổ ĐBCLVN khó tránh khỏi v́ trong tương lai sẽ có thêm nhiều kế hoạch kiểm soát và phân phối nguồn nước được thực hiện, thêm vào đó là dân số ngày càng gia tăng, tiếp theo là đô thị hóa và kỹ nghệ hoá vùng châu thổ sẽ tạo thêm sức ép lên nguồn nước. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ĐBCLVN bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi các đập thủy điện và các hồ chứa ở thượng nguồn Cửu Long.
II. Ảnh hưởng trên vận chuyển và phân phối khối lượng phù sa
Trong điều kiện thiên nhiên, toàn vùng châu thổ mỗi năm được phù sa bồi lấp nhờ “lũ tràn bờ”; tuy nhiên trong những năm gần đây bị hạn chế hay hoàn toàn bị chận đứng từ khi có các đê bao. Sự gián đọan bồi lấp này làm năng xuất nông nghiệp của đất bị giảm sút (phù sa làm đất ph́ nhiêu, cung cấp oxygen làm đất không bị dẽ cứng, giúp rễ mọc tốt, hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời tránh phóng thích khí SH2 có hại cho mùa màng).
“Lũ tràn bờ” bị ngăn chận, phù sa được giữ lại trong sông chánh và kinh rạch. Ở những kinh lớn nước chảy mạnh có thể di chuyển phù sa ra khỏi sông chánh. Đó là trường hợp kinh đào cấp 1, dọc theo khu Tứ giác Long Xuyên, đă rút và chuyên chở một khối lượng đáng kể chất trầm tích mịn của sông Hậu ra vịnh Thái Lan; hậu quả là lượng phù sa mịn chảy ra biển Đông đă giảm đi một cách rơ rệt, khiến bờ biển phía Đông và mũi Cà Mau không c̣n được bồi lấp nhanh chóng như trước.
III. Ảnh hưởng do cải tạo đất phèn
Một trong những mục đích của các dự án kiểm soát và phân phối nguồn nước là đào kinh nhằm:
- gia tăng khối nước ngọt rút từ các sông chánh và dùng để cải tạo các khu vực đất phèn
- cải thiện hệ thống tháo nước phèn bị ứ đọng ở nhiều nơi trong châu thổ.
- Đây là trường hợp được áp dụng ở Đồng Tháp. So với những năm 1980’s, th́ hiện nay ¾ vùng đất ngậm phèn đă được cải biến và thời gian ngậm phèn giảm từ 6 tháng xuống c̣n 3 tháng mỗi năm.Tuy nhiên công tác làm giảm độ tác hại của nước phèn chỉ có hiệu quả tại chổ, v́ các kinh đào một mặt giúp cải thiện đất đai trong vùng, nhưng mặt khác làm gia tăng khối lượng acid phóng thích từ vùng đất phèn ra môi trường. Như ở Đồng Tháp, nước sông Tiền được dùng để rửa phèn vùng đất phía Tây và lượng phèn xả ra theo ḍng nước chảy về hướng Đông trước khi đổ vào sông Vàm Cỏ Tây. Khối lượng acid phóng thích vào sông Vàm Cỏ Tây gia tăng từ khi có chương tŕnh kiểm soát và phân phối nguồn nước ở Đồng Tháp. Từ những kinh nghiệm thu thập được trong việc cải biến đất phèn ở vùng Hunter River nằm dọc bờ biển phía Đông thuộc tiểu bang NSW Australia, th́ theo ước tính, hằng năm cải tạo đất phèn ở châu thổ ĐBCLVN có thể phóng thích đến hàng trăm ngàn tấn acid sulphuric vào các kinh rạch, hủy diệt rất nhiều sinh vật và những hệ môi sinh trong vùng.
IV. Ảnh hưởng trên phẫm chất nguồn nước
Những thay đổi về thủy tính của ḍng nước, di chuyển của các chất trầm tích cùng với dân số trong vùng gia tăng và trồng lúa thâm canh đă tạo ra những ảnh hưởng có tính tích luỹ làm cho phẫm chất nguồn nước trở nên tồi tệ hơn.
Nước ở kinh rạch gần vùng xả phèn, có tính acid rất cao, chỉ số pH từ 2.5 – 4.0, ngoài ra c̣n chứa nhiều độc tố như các kim loại nặng Fe, Al, Cd, chất hữu cơ, hóa tố N, P, thuốc trừ sâu và mầm gây bệnh có từ phân người và chất phế thải trong nông trại. Ngoại trừ 2 sông Tiền và Hậu, gần như toàn thể nguồn nước mặt của ĐBCLVN đều có chứa chất hữu cơ và các hoá tố. Nguồn nước ô nhiễm khiến thỉnh thoảng cá nuôi trong các bè trên sông vùng Hồng Ngự, Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ bị chết hàng loạt.
Ở những nơi trồng lúa 2 mùa, vào lúc cao điểm của lũ lụt, nước lũ tràn bờ tom góp chất phế thải từ các hộ gia cư, chất bẩn rắn và các chất ô nhiễm khác; đến khi nước ở sông chánh bắt đầu rút, nước ở các cánh đồng vẫn không thoát kịp, do đó người dân trong vùng phải sống chung với nguồn ô nhiễm trong suốt thời gian nước lụt, điều này gây nguy hại cho sức khỏe của cư dân.
V. Ảnh hưởng trên môi sinh
Kế hoạch qui mô kiểm soát và phân phối nguồn nước làm
- giảm dần diện tích của những vùng có hệ sinh thái gần như thiên nhiên (v́ một số đất ở khu Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp giờ đây được đưa vào canh tác)
- Đào kinh, đắp đê
bao, đặt cống thủy lợi đă phân lô và
ngăn chia hệ sinh thái của châu thổ
ĐBCLVN:
- ngăn cản sự vận chuyển tự nhiên của ḍng nước và phù sa
- ngăn cản sự hoán trú của sinh vật và các cây mầm (loài cá trắng không thể lên đồng ruộng để sinh sản và tăng trưởng vào mùa lũ v́ các đê bao)
- thay đổi môi trường sinh sống của sinh vật (nạo vét kinh khiến ḷng sông có h́nh dạng và độ sâu nhứt định không thích hợp cho sự sinh tồn của một số thủy sinh vật)
- loại bỏ dần dần tính đa dạng sinh học của môi trường: chỉ những sinh vật có tính thích ứng cao mới có thể tồn tại trong môi trường ngày càng thiếu an toàn.
B. Khai thác vùng ven biển châu thổ ĐBCLVN
Vùng ven biển châu thổ ĐBCLVN có ít người định cư v́ điều kiện sinh sống nơi đây rất khắc nghiệt do nước mặn, đất phèn và nước bị ứ đọng. Ở đây canh tác cổ truyền được điều chỉnh để thích hợp với những thay đổi theo mùa của môi trường: trồng lúa vào mùa mưa và nuôi tôm vào mùa khô.
Hiện nay nhờ công tŕnh thủy lợi nên ở vùng đất nằm trong kế hoạch kiểm soát và phân phối nguồn nước, lúa được trồng 2-3 mùa mỗi năm; c̣n dăy đất nằm giữa bờ biển và ranh giới của vùng đất này, được dùng để nuôi tôm dựa vào nguồn tài nguyên thiên (nước mặn).
I. Nuôi tôm
Nuôi trồng thủy sản là một phần trong cuộc sống nông nghiệp lâu đời của người dân vùng châu thổ ĐBCLVN. Từ 1980’s, ngành nuôi tôm quảng canh trong ao được bành trướng nhanh chóng, tuy nhiên do kỹ thuật kém, nên năng xuất giảm dần. Để bù đấp vào những giảm sút về lợi tức, một số nông dân bỏ những ao cũ, phá thêm rừng, đào thêm những ao mới; điều này đưa đến hậu quả là cả một khu rừng đước trở thành vùng đất hoang đầy cỏ dại. Trong khoảng thời gian từ 1983 đến 1995, Cà Mau và Bạc Liêu mất một nửa diện tích rừng đước.
II. Trồng lúa thủy lợi
Thiết kế cống ngăn nước mặn và chuyển ḍng nước sông Hậu để ngọt hoá bán đảo Cà Mau giúp thiết lập tiểu vùng Quản Lộ Phụng Hiệp và nhờ đó mà lúa được trồng 2-3 mùa mỗi năm thay v́ chỉ 1 mùa như trước kia. Diện tích trồng lúa thủy lợi tiếp tục được tăng thêm trong tương lai nhờ vào các công tŕnh thủy lợi khác; ở Bạc Liêu có kế hoạch mở rộng diện tích trồng lúa đến những vùng đất trước đây bị ngập mặn suốt năm.
III. Ảnh hưởng tiêu cực của nuôi tôm và các kế hoạch thủy lợi trên môi trường
- Đào kinh nuôi tôm đem chất trầm tích từ ngoài biển vào bồi lấp vùng ven biền hai bên bờ kinh cũng như đào ao nuôi tôm, đất đào lên dùng đắp bờ ao: hai động tác này làm cho mặt đất của một số nơi vùng ven biển trở nên cao thêm, điều kiện này không thích hợp cho sự sinh tồn của một số các loại cây có tác dụng giữ đất chống sạt lỡ bờ biển v́ thế các cây mấm, cây đước bị chết dần.
- Nước xả dơ bẩn từ các ao nuôi tôm và acid phóng thích từ đất ngậm phèn của các bờ ao làm cây đước c̣i cọc.
- Đặt cống ngăn nước mặn để trồng lúa thủy lợi, làm mất đi môi trường nước lợ, khiến các cây dừa nước, cây đước mọc dọc theo bờ kinh bị hủy diệt.
- Những ảnh hưởng tiêu cực nêu trên dẫn đến t́nh trạng sạt lỡ bờ biển rất trầm trọng như nhận thấy ở Vĩnh Châu, Bạc Liêu.
- Ngoài ra những kinh đào dọc theo bờ biển phía Đông (dùng để dẫn nước vào các ao nuôi tôm) làm gián đoạn hệ thống chuyên chở phù sa dọc theo bờ biến, khiến khối lượng trầm tích chuyển xuống phía Nam để bành trường mũi Cà Mau cũng bị giảm dần.
- Chuyển một khối nước khổng lồ từ sông Hậu để ngọt hoá bán đảo Cà Mau và trồng lúa 2-3 mùa, làm trầm trọng thêm t́nh trạng nước mặn xâm thực vào các vùng hạ nguồn châu thổ vào mùa khô.
- Bành trướng kế hoạch trồng lúa thủy lợi đến những vùng ngập mặn vĩnh viễn sẽ làm giảm diện tích nuôi tôm của một số người dân trong vùng, v́ thế có thể tạo ra những xung đột trong xă hội - gây ra bởi mâu thuẫn trong sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất và nước) - đe doạ khả năng sinh tồn của người dân địa phương.
C. Kết luận và Đề nghị
Phát triển các cơ sở hạ tầng, để gia tăng sản xuất nông nghiệp tạo ra một số vấn đề cho môi trường châu thổ ĐBCLVN; đây là hậu quả của những lỗi lầm, không nhận ra châu thổ ĐBCLVN là một hệ thống gồm nhiều hệ môi sinh khác nhau nhưng có tính liên kết. Chận đứng khả năng bồi lấp của lũ lụt và hủy diệt rừng đước thật sự đă chấm dứt khuynh hướng bồi lấp thiên nhiên nhằm bành trướng diện tích của châu thổ, lấn biển để đần dần biến đổi môi trường nước mặn trở thành ngọt. Ở những khu đầm lầy của châu thổ, “nước ngập tràn bờ mang phù sa bồi lấp vùng đất thấp ngậm phèn, một h́nh thức cải tạo tự nhiên đất đai. Nếu những cơ chế thiên nhiên cải thiện môi trường này bị hủy bỏ, th́ trong tương lai, châu thổ ĐBCLVN khó tránh khỏi những vấn đề về môi trường và kinh tế liên quan đến đất mặn, đất phèn.
Ở xứ Úc, Murray-Darling là một hệ thống gồm ba sông Murray, Darling và Murrumbidgee với ḍng nước được 5 tiểu bang và 1 lănh thổ sử dụng. Từ nhiều thập niên trước đây, một khối nước quá lớn đă dành cho sản xuất nông nghiệp; điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở Adelaide, một thành phố hạ nguồn và nguồn nước ở đây ngày càng mặn hơn. Để giải quyết t́nh trạng khó khăn này, cắt giảm khối nước dành cho nông nghiệp là một trong những biện pháp được chánh phủ Úc đem ra thi hành. Đây là bài học cho VN ? và liệu kế hoạch cắt giảm nguồn nước sử dụng trong nông nghiệp, cũng cần được áp dụng cho ĐBCLVN? thí dụ như tái qui hoạch các vùng trồng trọt, khuyến khích nông dân trồng những loại hoa màu thích hợp với đất phèn như khóm, khoai từ, cây điều, tràm, ở vùng Đồng Tháp, Tứ giác Long Xuyên và Cà Mau v.v giúp tiết kiệm một khối nước khổng lồ dùng để rửa đất xả phèn.
Do ảnh hưởng tàn phá rừng ngập mặn của nuôi tôm quảng canh và hủy hoại các loài cây có chức năng che chở bờ biển chống sạt lỡ gây ra bởi các cống ngăn mặn, thiết tưởng nhà cầm quyền địa phương và trung ương cần có những biện pháp thích ứng để bảo vệ và duy tŕ các khu rừng ven biển v́ nếu không, bờ biển phía Đông sẽ trở nên trơ trọi, gây nhiều thiệt hại cho người dân trong vùng khi gặp thiên tai.
Để bảo đảm ĐBCLVN được tăng trưởng một cách bền vững, đề nghị trong tương lai các kế hoạch phát triển vùng châu thổ phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc và dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế (được Ủy hội Mekong sử dụng) để đánh giá những lợi ích lẫn tổn hại mà chương tŕnh có thể đem lại, đặc biệt đối với môi trường của toàn vùng châu thổ cùng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, tác động của các đập thủy điện thượng nguồn và những thay đổi nhanh chóng trên mặt xă hội.
Thành thật cám ơn và trân trọng kính chào