Hoa Bươm Bướm là tác phẩm thứ
sáu của Võ Hồng do Lá Bối xuất bản, tác phẩm dày ngót 300 trang, trình bày
và ấn loát đẹp, giá 85 đồng.
Sau trang cuối "Hoa bươm
bướm" (nxb Lá Bối 1966), ý nghĩ đầu tiên của người đọc không hướng thẳng
về tác giả mà sẽ hướng tới một vấn đề vẫn thường đặt ra cho những người làm
văn nghệ hôm nay: đó là vấn đề đề tài của tác phẩm.
Đã từ lâu, những người quan tâm
tới sinh hoạt văn nghệ vẫn nhắc lại không ngừng một câu hỏi: Tại sao những
người làm văn nghệ Việt Nam lại có vẻ xa lạ với những gì đã và đang xảy ra
trên đất nước này suốt ngoài hai chục năm qua? Câu hỏi được giải đáp bằng
nhiều cách và tất nhiên nó cũng biểu thị nhiều điều. Ở đây, có thể nói ngay,
câu hỏi đã biểu thị rõ rệt một ao ước mãnh liệt: "sự hiện diện của những tác
phẩm lớn", hay ngược lại, đã gián tiếp tố cáo một tình trạng sinh hoạt văn
nghệ chưa có nhiều khởi sắc, hứa hẹn.
Vì hầu hết trong số người nêu
câu hỏi trên đã có vẻ ngầm đồng ý với nhau ở một điểm: những gì mà dân tộc
này sống trải trong một phần tư thế
kỷ qua
chính là những yếu tố lớn mạnh cho sinh hoạt văn nghệ.
Những cực nhọc, gian nan trong
một giai đoạn lịch sử vừa bi thảm vừa hào hùng đã chứa đựng ở bên trong một
sự sống mãnh liệt khả dĩ làm lớn nổi
những tác phẩm đề cập tới nó, dựng thành bằng nó.
Ý nghĩa thứ hai được biểu thị
qua câu hỏi trên là cho tới giờ này, những người làm văn nghệ Việt Nam dường
như vẫn chưa tìm nổi một đất đứng mà theo đám đông là hợp tình, hợp lý.
Trước những quằn quại, hờn đau của dân tộc, những người làm nghệ thuật và
quê hương còn xa cách quá! Đã có nhiều người làm văn nghệ phát biểu rằng
không thể đòi hỏi hay bắt buộc họ nghĩ và viết như thế này, hay thế khác. Họ
lý luận bản chất làm văn nghệ là vô chính phủ. Khi họ cảm nghĩ và đề cập một
vấn đề nào thì đó là họ tự nguyện trong sự tự do hoàn toàn. Lý luận này còn
được củng cố thêm bằng những tỉ dụ như thời gian sáng tác của những tác phẩm
lẫy lừng cỡ "93" của Victor Hugo hoặc "Chiến Tranh và Hòa Bình" của Tolstoi,
"Thủy Hử" của Thi Nại Am hoặc "Tam Quốc Chí" của La Quán Trung. Những tác
phẩm lẫy lừng đó đã đề cập những biến cố có thời gian
khởi diễn xa cách với thời gian sống của người viết. Để cho xui trót,
có người còn cho rằng những biến cố lịch sử chỉ có thể làm lớn cho những tác
phẩm nghệ thuật sau một thời gian lắng đọng dư âm. Kể ra thật khó mà quả
quyết rằng trong hai quan điểm trên, quan điểm nào hoàn toàn xác thực và
quan điểm nào hoàn toàn lầm lạc. Bởi vì chính ngay giữa lòng cuộc chiến
chính ngay trong những phút giây bị
dày vò
đau đớn nhất, nhiều người làm văn nghệ vẫn thành công rực rỡ. Đó là trường
hợp của Saint Exupéry, của Lỗ Tấn. Những người này đã không chờ đợi một thời
gian lắng đọng mà đề cập thẳng vào những điều họ đang phải trải qua, đang
phải chứng kiến. Remarque của Đức
hay Sartre của Pháp cũng là những
người có thể nêu ra làm thí dụ.
Nhưng dù sao khi câu hỏi được
nêu ra: tình trạng phân ly giữa những người làm văn nghệ và quê hương đã
được gián tiếp xác nhận. Tác phẩm của Võ Hồng xuất hiện sau một số tác phẩm
của Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Văn Xuân và một vài tập truyện được gọi là Truyện
thời chiến hầu như để chứng tỏ đã có một số người không còn muốn kéo dài
tình trạng phân ly đó. Những người làm văn nghệ Việt Nam đã nói lên những
thực tế là không hề có chuyện bỏ rơi quê hương, chia tay với dân tộc. Niềm
đau của xứ sở này vốn đã không được chọn
lựa với một số người khác. Và như thế, vấn đề có thể coi là đã được giải
quyết ổn thỏa, ít ra là trên phương diện nguyên tắc.
Nhưng, với những người sau này,
người đọc đã nhận được những gì cũng như nền nghệ thuật xứ sở đã nhận được
những gì? Để trả lời, chúng ta hãy trở lại với Hoa Bươm Bướm.
Thời gian của Hoa Bươm Bướm là
những năm cuối cùng của cuộc thế chiến thứ hai, và cũng là những năm đầu của
cuộc kháng chiến Việt Nam.
Không gian của Hoa Bươm Bướm là
một vùng bao gồm một số tỉnh Nam và Tây Nam Trung Phần.
Trong thời gian và không gian
đó, người dân Việt thuộc mọi tầng lớp đã sống ra sao, cảm nghĩ ra sao và
kinh (kinh = đi qua) qua những cảnh
ngộ nào? Với ngót 300 trang giấy, Võ Hồng đã cố gắng đem đến một lời giải
đáp. Nhưng trên màn ảnh lớn, người xem nhận thấy rằng kẻ thu hình đã
cảm nhận và chọn lựa để chỉ ghi lại
cảnh sống của một lớp người. Đó là cảnh sống của một lớp người trẻ có học
thức, có gia thế vững vàng. Khi sóng gió ào tới Việt Nam, hết thảy những
người này còn đang cặm cụi trau dồi dưới những mái trường Đại Học. Rồi hoàn
cảnh và thời thế đẩy họ vào những gặp gỡ và cuộc sống. Trong cuộc sống đó có
một điều khá đặc biệt là sự nhiệt thành của tuổi trẻ đã bị đè hẳn xuống dưới
một bóng mây uể oải vĩ đại. Những
nhân vật của Võ Hồng như Quý, như Luân, như Mai Trang… đã xuất hiện với tất
cả sự mệt mỏi ngay từ giây phút đầu tiên của một giai đoạn lịch sử nhiều sôi
động. Họ bị cuốn hút vào
© NhavanVoHong