Tử vi âm lịch: Con thỏ Trung Quốc trở thành con mèo Việt Nam ra sao

 

 

Hai quốc gia cùng sử dụng lịch hoàng đạo với biểu tượng của 12 con vật — chuột, hổ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lợn. Nhưng người Việt lại thay con thỏ với con mèo và con bò bằng con trâu.

Lý do chính xác tại sao họ lại thay thế những con vật này thì vẫn không được rõ, nhưng một vài học giả nói rằng sự khác biệt này có thể bắt nguồn từ nhữnng huyền thoại khi kiến tạo lịch hoàng đạo.

Một trong câu chuyện này là Đức Phật mời các con vật đến để cùng thi bơi sang một con sông và 12 con vật nào đến bờ trước sẽ được vinh dự có tên trong cuốn lịch.

Vì không biết bơi, hai người bạn thân chuột và mèo bèn quyết định quá giang bằng cách cưỡi trên lưng trâu. Nhưng khi chúng gần đến đích, loài gặm nhấm này đã trở mặt đẩy mèo xuống nước — và hai loài này từ đấy đã trở thành kẻ thù không đội trời chung.

Câu chuyện của người Việt thì khác một tí. Theo họ, Ngọc hoàng Thượng đế đã tổ chức cuộc đua. Và trong phiên bản của mình, con mèo thì biết bơi.

“Có những giải thích về nhân chủng và văn hoá,” Philippe Papin, một chuyên gia về lịch sử Việt Nam tại Ecole Pratique des Hautes Etudes ở Paris nói.

Nhưng vì có nhiều người Việt mang gốc gác Trung Quốc, cách giải thích tốt nhất là về phương diện ngôn ngữ, ông nói.

“Tiếng Trung Quốc gọi thỏ là ‘mao’, phát âm nghe giống như ‘mèo’ trong tiếng Việt (Có lẽ ông Philippe Papin đã nhầm thỏ, phát âm Trung Quốc là “thố”, và mèo, phát âm Trung Quốc là “miêu”. Nếu thế thì suy luận của ông không có ý nghĩa về sự trại âm – ND). Khi ngữ âm thay đổi, ý nghĩa cũng thay đổi theo,” Papin nói.

Cho dù nguyên nhân của sự tách biệt này là gì, người Việt ngày nay không quan tâm đến việc đưa những biểu tượng hoàng đạo của mình đi đúng với cách dùng của Trung Quốc.

“Đối với người Việt, không bắt chước hoàn toàn Trung Quốc là một vấn đề danh dự quốc gia,” theo Benoit de Treglode thuộc Học viên Nghiên cứu Đông nam Á Đương đại ở Bangkok.

“Hình thức khác biệt trong mô phỏng này có thể được tìm thấy trong suốt nền văn hoá Việt Nam,” ông nói thêm.

Chính trị cũng đóng một vai trò trong mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Hà Nội đối với một số tranh chấp lãnh thổ kéo dài.

“Chúng tôi không biết chính xác việc lựa chọn mươi hai con giáp này xảy ra như thế nào,” Đào Thanh Huyền, một nhà báo độc lập tại Hà Nội nói.

Nhưng “giờ đây những từ “Trung Quốc” và “người Trung Quốc” có thể trở thành nguồn gốc của những nghi ngại và thậm chí dẫn đến tranh cãi, nhiều người Việt không muốn giống người láng giềng của mình, mặc dù đúng là ngớ ngẩn khi quan trọng hoá vấn đề này.”

Hoàng Phát Triệu, một diễn viên về hưu người Việt, nói rằng đồng bào của ông chỉ đơn giản thích mèo hơn là thỏ.”

“Đa số người Việt là nông dân,” diễn viên 76 tuổi này nói. “Thỏ chẳng liên quan gì đến nông dân Việt Nam, trong khi mèo luôn là người bạn tốt của nông dân, cố gắng bắt chuột phá hoại mùa màng.”

Khi Việt Nam đánh dấu Tết Nguyên Đán của mình vào thứ Năm, những ai sinh vào năm con Mèo, Ngựa hoặc Gà sẽ cẩn thận để không là người đầu tiên xông đất vào nhà — vì bị cho là xui xẻo.

“Theo lời thầy bói thì năm nay là năm trung bình,” cô Huyền nói. Tuy nhiên cô hy vọng rằng chồng và con trai mình, cả hai đều mang tuổi con Chó, sẽ làm cho năm nay trở nên lý thú hơn là lời dự đoán buồn tẻ và đầy thất vọng.

“Mọi người đều biết chó và mèo đối nghịch ra sao,” cô nói, cho thấy mọi người đều ước vọng lời tiên đoán tử vi đi theo hướng mình mong muốn.

Ít nhất về mặt này thì người Trung Quốc và người Việt đều giống nhau.

Diên Vỹ (Theo AFP)

 

Horoscope lunaire: comment le Lapin chinois est devenu le Chat vietnamien

 
HANOI, 3 février 2011 (AFP) - L'Asie célèbre ce jeudi avec faste et gourmandise l'entrée dans l'année du Lapin, mais le Vietnam, jamais en reste d'une touche de distinction vis-à-vis de son encombrant voisin chinois, n'en fait qu'à sa tête. Il entre dans l'année du Chat.

Les deux calendriers zodiacaux sont très similaires, avec pour seule autre différence le Buffle vietnamien à la place du Boeuf chinois. Les autres - Rat, Tigre, Dragon, Serpent, Cheval, Chèvre, Singe, Coq, Chien et Cochon - leur sont communs.

Bien malin qui pourrait expliquer l'origine d'un schisme que certains datent de quelques siècles, d'autres de plus de deux millénaires.

Mais plusieurs ouvrages renvoient à une légende fondatrice commune, selon laquelle Bouddha aurait convié les animaux à participer à une course pour choisir les douze représentants du Zodiac éternel.

Le Chat et le Rat, alors amis, se seraient réfugiés sur le dos du boeuf pour traverser le fleuve. Mais à l'approche de la rive, le fourbe rongeur aurait poussé le chat dans l'eau, déclenchant ainsi une ancestrale inimitié.

Au Vietnam dit-on, ce serait plutôt l'Empereur de Jade, un dieu taoïste, qui aurait organisé la compétition. Mais le Chat, cette fois, savait nager...

"On peut utiliser les explications anthropologiques et culturelles", tempère Philippe Papin, historien à l'Ecole pratique des hautes études (EPHE) à Paris.

Mais l'explication la plus probable est linguistique, alors qu'une majorité du Vietnamien contemporain vient du Chinois. "Mão en chinois (lapin) se rapproche de mèo en Vietnamien (chat). Il s'agit d'un glissement du sens en suivant la pente du son, comme souvent".

Légende, histoire ou langue, peu importe. Nul, au Vietnam, ne songerait à s'aligner sur l'Empire du Milieu. Car la Chine a occupé le Vietnam pendant pas moins de mille ans. Et si ce dernier en a gardé des mots, des génies et mille autres choses, il n'en cultive pas moins un profond besoin de distinction.

"C'est une question d'honneur national de n'avoir pas copié la Chine en tout point", souligne Benoît de Tréglodé, directeur de l'Institut de recherche sur l'Asie du Sud-Est contemporaine (Irasec). "Cette forme d'imitation dans la distinction est présente partout dans la culture vietnamienne".

"Le chat est plus proche des Vietnamiens que le lapin", relève de façon plus prosaïque Hoang Phat Trieu, un comédien de 76 ans à la retraite . "La plupart des Vietnamiens sont des paysans et le lapin n'a rien à voir avec eux, alors que le chat a toujours été leur allié, en tuant les rats qui détruisent les récoltes".

Aujourd'hui, la politique s'en mêle. Pékin et Hanoï s'affrontent sur des questions territoriales et certains dissidents accusent le pouvoir vietnamien d'avoir cédé des terres à l'ennemi.

"Il y a des héritages qu’on reçoit comme ça, passivement, sans poser de questions", avoue Dao Thanh Huyen, une journaliste indépendante. Mais "maintenant que les mots +Chine+ et +chinois+ peuvent devenir sources de polémique ou même de dispute, beaucoup de Vietnamiens sont contents de ne pas +être+ comme le voisin".

Ce jeudi, au Vietnam, les natifs de l'année du Rat, du Cheval ou du Coq - en conflit avec le Chat - étaient priés de ne pas pénétrer les premiers dans une demeure pour ne pas attirer le mauvais sort.

Mais au Vietnam comme en Chine, pour le coup, chacun s'accommode comme il peut des prédictions astrologiques. "Cette année est une année moyenne, selon les voyants", explique Huyen. "Mais j’ai déjà un antidote, ou plutôt deux: mon mari et mon fils sont Chien. Et on sait que Chat et Chien..."
 

 
AFP

 

 

                  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org