Thể thơ Ngũ ngôn

Vơ Hồng Bé Làm Thơ

 

Hạ Uyên kêu tôi:

- Thầy ơi, có cái bài thơ này đây, trong cuốn Giảng văn cũ của má con. Thơ ǵ mà ngó ốm nhách.

- Sao lại có thơ ốm nhách ? Thơ hay thơ dở chớ sao lại có thơ mập ốm ?

Mỗi câu chỉ có 5 chữ nên bài thơ ngó dài ngoẵng. Đây con đọc cho thầy nghe:

Giỏi thay Trần Quốc Toản

Tuổi trẻ dư can đảm

Dốc bụng báo hoàng ân

Cả gan b́nh quốc nạn

- À, biết rồi. Tại mỗi câu chỉ có năm chữ. Đây thầy hỏi em: bảy chữ, chữ Nho gọi là Thất ngôn, vậy năm chữ gọi là ... ?

- Tứ ngôn.

- Trật lất. Tứ mới có bốn. Ngũ mới là năm. Thể thơ vừa rồi là thơ Ngũ ngôn.

Hạ Uyên nài nỉ:

- Thầy bày cho con đi! Thầy dạy con ...

- Không dạy cũng biết. Dễ lắm. Cứ bài Thất ngôn, con cắt bỏ hai chữ đầu của mỗi câu. Thử lấy bài "Heo...Gà" làm thí nghiệm.

Hạ Uyên chạy lục kiếm bài thơ. Rồi dơng dạc đọc:

 

Trong vườn Địa đàng:

 

Gấu   Sói      Nai     Voi     Cá      Cọp    Beo

Trâu  Ḅ      Chó    Chuột Ngựa  Dê      Heo

Vịt    Gà     Ngan   Ngỗng Cu       C̣     Cút

Cá     Ốc     Cua     Tôm    Cá      Mực   Mèo

Tôi không ngờ kết quả hấp dẫn hơn tôi đă nghĩ, nên tôi bảo: Ngũ ngôn hóa nuôn bài tả bé Nu.

Hạ Uyên không đợi nài:

 

Tả bé Nu:

 

Bé Nu chân ngắn bụng tṛn vo

Tuổi rưỡi mà đă thuộc chữ O

Rất thích mức gừng, ưa vặn khóa

Trở trời hết sốt lại ngồi ho.

 

Sang bài "Trăm hoa khoe sắc". Đang ở thể Thất ngôn luật Bằng vần Bằng mà cắt thành Ngũ ngôn th́ hoá thành luật Trắc vần Bằng. Hạ Uyên đọc:

 

 

Trăm hoa khoe sắc

 

Sen     Đào   Huệ   Cúc    Trúc    Mai     Lan

Vạn    Thọ    Hồng Nhung Thược Dược  Trang

Mỏm   sói     Tầm   xuân  Lài     Cẩm    Chướng

Phù   dung   Dạ       lư      Bụt    Ngâu    Xoan.

 

Không bỏ lỡ bài thơ tặng, Hạ Uyên cố ư đọc to cho chị và anh nghe:

 

 

Chị thân thương của em

 

Chị cả    ở nhà quen gọi Trúc

Học về   chịu khó lo bếp núc

Cơm, canh  xào, nấu, luộc, quay, ram ...

Bưng lên  anh Hải tha hồ xúc.

 

Sau một giây im lặng, tôi nói:

 

- Vậy đó, muốn làm thơ Ngũ ngôn th́ cứ theo cái cấu trúc Thất ngôn, cắt bỏ 2 chữ đầu. Hôm nay thầy thêm 3 cách hiệp vần khác, do ảnh hưởng của cách hiệp vần trong thơ Pháp. Đó là:

 

1: Chữ chót của câu 1 hiệp vần với chữ chót của câu 2

    Chữ chót của câu 3 hiệp vần với chữ chót của câu 4

 

2: Chữ chót của câu 1 hiệp vần với chữ chót của câu 3

    Chữ chót của câu 2 hiệp vần với chữ chót của câu 4

 

3: Chữ chót của câu 1 hiệp vần với chữ chót của câu 4

    Chữ chót của câu 2 hiệp vần với chữ chót của câu 3

 

Nghe th́ rùm beng. lộn đầu. Áp dụng ngay th́ thấy dễ. Nào, nói là làm. Em làm 4 câu Ngũ ngôn, hiệp vần theo cách thứ nhất (tạm gọi là Vần liền). Đề: "Tả em Cuội".

 

 

Tả em Cuội

 

Da trắng và mắt trong

Tóc nâu và môi hồng

Nhỏ mà ưa chải chuốt

Chữ O đọc không thuộc.

 

Áp dụng hiệp vần theo cách thứ hai (tạm gọi là Vần chéo). Đề: "Tả con chó nâu".

 

 

Con chó nâu của em

 

Vừa sủa vừa chạy lui

Giữ nhà cái kiểu đó

Tối: xó bếp ngủ vùi

Vậy cũng lănh chức chó.

 

Áp dụng hiệp vần theo cách thứ ba (tạm gọi là Vần ôm). Đề: "Ngày rằm lên chùa". Kết quả:

 

 

Ngày rằm lên chùa

 

Rằm theo Ngoại lên chùa

Nghe tiếng kinh tiếng

Xạc xào nghe tiếng gió

Chốc chốc tiếng chuông khua.

 

Khi sắp chia tay Hạ Uyên bảo tôi:

- Thầy bày luôn cho con thể Tam ngôn.

- Là cái ǵ ?

- Tam nghĩa là ba. Thơ Thất ngôn cắt đi 2 chữ thành Ngũ ngôn. Nay thơ Ngũ ngôn ta cắt đi 2 chữ th́ ắt thành Tam ngôn.

Tôi cười:

- Em có ư hay đó. Nhưng tổ tiên ḿnh th́ gọi nôm na nó là Ḥ vè b́nh dân. Như ở quê thầy trẻ nhỏ thường hát:

                              

                           

                               

                                                  

Tập tầm vông 

Chị lấy chồng

Em ở vá 

 

Chị ăn cá

Em ăn xương

Chị nằm giường

Em nằm đất

Chị mút mật

Em nút ve

Chị ăn chè

Em liếm chén

 

Nh́n xuống đồng hồ thấy đă năm giờ rưỡi, tôi liền cười vừa cuối đầu chào:

Thôi, em về

Lo cơm tối

Nói say mê

Ta cũng mỏi.