Những người chống Pháp

Nguyễn An Ninh      Tuổi Trẻ

 

Thứ Bảy, 20/06/2009, 17:35 (GMT+7)
 

Nhân NXB Văn Học và Trung tâm Nghiên cứu quốc học chuẩn bị xuất bản bộ sách Nguyễn An Ninh - tác phẩm dày hơn 1.300 trang, TTCT trích đăng một số bài báo của nhà báo Nguyễn An Ninh (ký nhiều bút danh) từng gây chấn động dư luận hồi thập niên 1920.

Những người chống Pháp

TTCT - Những người đại diện xứng đáng của dân tộc An Nam ở đâu rồi? Những người đại diện xứng đáng của dân tộc An Nam là ai? Có bao nhiêu người đại diện xứng đáng của dân tộc An Nam, tức là những người biết những nguyện vọng, những yêu cầu và những đau khổ của dân tộc An Nam và có thể hi sinh vì dân tộc này?

Nguyễn An Ninh trong Khám lớn Sài Gòn Một số tác phẩm của Nguyễn An Ninh - Ảnh tư liệu
 

Thực tế suy cho cùng, chính quyền có lý khi cấm người An Nam nói đến chính trị, bởi vì tại cái đất này không có chính trị. Ở đây chỉ có nhà cầm quyền làm vua mà thôi:

- Đó là duy trì ở đất nước này sự sợ hãi và cuộn mình lại của những người chiến bại trước những người đi chinh phục. Sự sợ hãi và sự cuộn mình lại được người ta gọi là trật tự.

- Đó là nắm đấm thực dân, được đặt tên là chính quyền để giữ gìn trật tự.

 

 

 

“Ở Nam bộ những năm trước 1930 có một người có công đánh thức cả một thế hệ thanh niên còn mê ngủ”, đó là lời nhận xét của giáo sư Trần Văn Giàu dành cho nhà cách mạng yêu nước Nguyễn An Ninh - người sáng lập tờ Tiếng Chuông Rè (La Cloche Fêlée) và cũng là nhà báo VN đầu tiên công khai vạch tội thực dân Pháp trên cơ quan ngôn luận của mình. Nguyễn An Ninh còn là người thứ hai sau Nguyễn Ái Quốc đã góp phần đưa chủ nghĩa cộng sản vào VN.
Về phần chính sách, khoản này mới được du nhập từ một vài năm gần đây, ai cũng biết thực tế đó là cái gì rồi.  

Thật vậy, từ lâu người ta đã nói đến chính sách đồng hóa; rồi khi xuất hiện một số tham vọng nơi người bản xứ, người ta lại nói đến chính sách hợp tác. Từ khi ra mắt, một tờ báo địa phương của An Nam chỉ làm công việc nịnh hót ông đốc tơ Cognacq và tên Darles và những người giống họ, dầu sao cũng đã dám định nghĩa chính sách hợp tác này là: thỏa mãn những tham vọng của anh và... của tôi. Chỉ có định nghĩa ngắn gọn này thôi cũng đáng giá so với những bài diễn văn dài.

Liên kết! Hợp tác! Người ta muốn liên kết với ai? Người ta muốn hợp tác với ai?... Thái độ của những người cai trị cho tới nay đã chẳng tạo thuận lợi cho việc sản sinh những nhân vật có thể hợp tác với họ sao? Hoặc họ chỉ nuôi dưỡng những tên tay sai được trang sức lòe loẹt bằng những mề đay và băng lụa danh dự để làm cho những tên ngu xuẩn hoặc một số tên cảnh sát vừa mới đổ bộ tin rằng người ta không chỉ hứa suông tại xứ sở này mà thôi đâu.

Nhưng hãy thôi, bởi vì chúng ta sẽ có những dịp khác để bàn sâu vấn đề những người cộng tác với chính sách “đề huề”, vấn đề dân tộc An Nam với những người đại diện thật sự và những người đại diện chính thức của dân tộc, tóm lại, về vấn đề chứng tỏ rằng cái mà người ta gọi là chính sách “đề huề” cũng chỉ là cái mẹo để lừa.

Bởi vì để có sự “đề huề” phải có hai yếu tố, thế mà một trong hai yếu tố này không có tại xứ sở này, hay đúng hơn yếu tố này không đáng kể và là yếu tố ma. Vào những dịp khác chúng ta sẽ nói về chủ nghĩa quốc gia là gì đối với người An Nam và khi chúng ta nói về vấn đề này và phơi bày thái độ của chính quyền đối với nó, độc giả của chúng tôi sẽ không cần ai chứng minh để được thuyết phục rằng người ta đã nói dối để giấu giếm những điều mà nước Pháp sẽ xấu hổ khi biết sự thật.

Bí mật của mọi nền chính trị tồi có lẽ là nói dối cho hay.

Những người đại diện xứng đáng của dân tộc An Nam ở đâu rồi? Những người đại diện xứng đáng của dân tộc An Nam là ai? Có bao nhiêu người đại diện xứng đáng của dân tộc An Nam, tức là những người biết những nguyện vọng, những yêu cầu và những đau khổ của dân tộc An Nam và có thể hi sinh vì dân tộc này?

 

NGUYỄN TỊNH

(N.T.B. dịch)

 

            http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org