Truyện Kiều hiện nay

Franz Faber phổ biến 'Truyện Kiều" thành công ở Đức

B́a Truyện Kiều bằng tiếng Đức.

"Mang trong ḷng cảm xúc về con người và đất nước VN, tôi đă không cầm được nước mắt khi đọc Truyện Kiều. Một thời gian dài, tôi đă bồi hồi xao xuyến về nó. Thế rồi, tôi quyết định dịch tác phẩm ra tiếng Đức", nhà báo Franz Faber thổ lộ.

Cuối năm 1955, từ Hà Nội trở về Berlin, Franz Faber nói với vợ: "Em ơi, anh đă phải ḷng một cô gái Việt Nam!". Và ông kể cho bà Irene câu chuyện nàng Kiều. Irena cũng xúc động không kém ǵ chồng. Bà quyết định học tiếng Việt để giúp chồng dịch nghĩa những phần trọng yếu của thi phẩm vĩ đại mà chồng bà mang từ Việt Nam về.

Sau đó, ông Faber đă tranh thủ từng giờ, từng phút để làm việc. Ông xin gặp các học giả VN như Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh... để tham khảo nội dung từng điển tích và từ vựng. Thậm chí, ông c̣n về tận làng Tiên Điền, quê Nguyễn Du, để t́m hiểu. 

Theo Faber, cái khó nhất là làm sao lột tả được vẻ đẹp ngôn ngữ mà Nguyễn Du đă sử dụng tài t́nh. Dịch những câu thơ lục bát sang tiếng Đức mà vẫn giữ được nhịp điệu quả là khó. Đă vậy, mỗi từ trong Truyện Kiều lại hàm chứa một nội dung rộng lớn hơn bản thân nó. Faber nói: "Chẳng hạn, mở đầu thi phẩm là hai từ Trăm năm, không thể hiểu đơn giản đó là một con số. Ở đây có mối quan hệ hài ḥa giữa các đặc điểm của sự vật về h́nh thức, màu sắc và số lượng. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đă 10 lần viết Trăm năm và mỗi lần như vậy, đ̣i hỏi một cách dịch khác. Cho dù ở trường hợp nào, thi sĩ cũng hàm ư nói đến độ dài của đời người".

Faber tâm sự: "Tôi biết rơ, dịch Truyện Kiều là tự nguyện đón nhận một công việc cực kỳ khó. Song điều rất đáng thổ lộ là, càng đi sâu vào công việc, tôi như càng bị cuốn hút vào thân phận nàng Kiều, người con gái tài hoa mà lắm nỗi truân chuyên. Khi đă nắm được cốt truyện, bối cảnh lịch sử, tôi càng tự hỏi ḿnh: Phải chăng đó là điển h́nh của bao thế hệ phụ nữ bị dập vùi dưới chế độ phong kiến. Đấy chẳng những là câu chuyện của một mối t́nh trong sáng, thủy chung, mà c̣n là tấm gương của ḷng dũng cảm, của niềm hy vọng và của cuộc đấu tranh không mệt mỏi v́ một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn".

Đồng thời với việc dịch Truyện Kiều, Franz Faber cũng tổ chức nhiều cuộc tọa đàm về thơ ca cổ điển VN, đặc biệt về Nguyễn Du và Nguyễn Trăi. Ở tuổi 85, mái tóc trắng xóa, nhà báo Faber thổ lộ: "Với Truyện Kiều và nền văn học cổ điển ưu tú của VN, tôi đă có một quăng đời thật đẹp".

Nhà báo Franz Faber là người đầu tiên dịch Truyện Kiều sang tiếng Đức (năm 1964). Từ đó đến nay, Truyện Kiều đă được tái bản 3 lần tại Đức vào các năm 1976, 1980 và 2000.

   16/06/2003 (Theo Nhân Dân)

Nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều ở Thái Lan

B́a Truyện Kiều.

Lần đầu, một nghiên cứu so sánh về cuộc đời và sự nghiệp hai đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và Sun-thon Phu (Thái Lan) từ góc độ sử học, ngôn ngữ và văn chương đă được giới thiệu tại giảng đường khoa Ngữ văn, Đại học Chulalongkorn.

Trong công tŕnh của ḿnh, nhà nghiên cứu Ponpen Hăntracun của Đại học Sinlapakorn đă làm nổi bật chủ nghĩa nhân đạo cao cả thông qua đối chiếu, phân tích những điểm tương đồng và khác nhau trong tư tưởng, đề tài và phong cách sáng tạo của hai tác giả đặt trong tương quan chặt chẽ với những biến động xă hội của hai nước giai đoạn thế kỷ 18-19. Sun-thon Phu (1786-1855) là nhà thơ vĩ đại của dân tộc Thái Lan, danh nhân văn hóa thế giới cho đến nay vẫn có ảnh hưởng trong đời sống văn hóa Thái Lan hiện đại.

Cả Truyện Kiều và tác phẩm Phra Aphai Mani đều có ảnh hưởng lớn trong ḷng mỗi dân tộc Việt Nam và Thái Lan, không chỉ từ sự hoàn mỹ nghệ thuật mà c̣n bởi tính giản dị, gần gũi, dễ đi vào ḷng người.

31/12/2002 (Theo TTXVN)

Truyện Kiều được dựng thành vở ballet 

Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam sẽ cho ra mắt vở ballet "Thuư Kiều" vào đầu năm sau. Đây là lần đầu tiên, câu chuyện bi thương của nàng Kiều được chuyển thể sang nghệ thuật múa. Dưới đây là cuộc tṛ chuyện với NSND Công Nhạc, tác giả kịch bản và biên đạo múa cho tác phẩm độc đáo này.

- Có nhiều ư kiến cho rằng, ông đang "liều ḿnh" khi làm vở ballet "Thuư Kiều", ông nghĩ sao?

- Những người thầy của tôi và nhiều biên đạo khác từng ấp ủ mơ ước dựng Kiều nhưng họ không có cơ hội làm v́ nhiều lư do. Tôi muốn thay họ thực hiện mong muốn ấy. Bên cạnh đó, điều kiện bây giờ có thể cho phép và tôi cũng muốn thử sức ḿnh. Chúng tôi đă tập hợp được một đội ngũ nghệ sĩ với tŕnh độ biểu diễn cao để dựng vở.

- Thuư Kiều trên sân khấu múa sẽ như thế nào?

- Tôi cũng đang cố gắng tưởng tượng h́nh ảnh Thuư Kiều được chuyển thể bằng nghệ thuật múa. Nhưng dù thế nào th́ cũng sẽ t́m được ngôn ngữ múa thích hợp cho nàng Kiều, có thể là ngôn ngữ ballet dân tộc kết hợp với hiện đại. Mục đích của tôi là phải dàn dựng làm sao để Kiều không nói nhưng vẫn dễ hiểu.

- Ai sẽ viết nhạc cho vở ballet của ông?

- Tôi đă nhờ nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam đảm nhận, anh ấy từng viết giao hưởng truyện Kiều, bởi vậy sẽ hiểu được phần nào khi viết cho ballet. Chúng tôi sẽ bàn bạc và thống nhất để anh Nam sáng tác phù hợp với ngôn ngữ múa.

01/06/2002  (Theo Văn Hóa)

Lần đầu tiên truyện Kiều lên hợp xướng

Không chỉ là một tác phẩm văn học nổi tiếng, giờ đây, truyện Kiều được bước vào lĩnh vực âm nhạc. CD có tên "Hợp xướng truyện Kiều" với 3 chương, 12 đoạn, vừa ra mắt công chúng TP HCM.

Hợp xướng độc đáo này do nhạc sĩ của phong trào văn nghệ quần chúng Vũ Đ́nh Ân sáng tác. Bằng âm nhạc, tác giả miêu tả gia thế và tài sắc nàng Kiều, đoạn Kiều gặp và đính ước với Kim Trọng, bán ḿnh chuộc cha, gặp Thúc Sinh…

Một bản Kiều cổ mới được phát hiện

Nhà sưu tập Nguyễn Khắc Bảo mới sưu tập được 4 cuốn Truyện Kiều bằng chữ Nôm, trong đó một cuốn có niên đại 1879.

Điều đặc biệt là bản này lại gần gũi với những bản Kiều được in bằng chữ quốc ngữ đang phổ biến hiện nay. Truyện in khổ nhỏ, dày hơn 100 trang, một số trang đầu và cuối đă bị người đời sau thay bằng các trang chép tay. Ở cuối cuốn truyện có ghi cơ sở in nhưng chỉ có hai chữ Văn Đường. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đă bị mất một chữ Quán ở đầu, bởi Quán Văn Đường là nơi đă in một bản Kiều vào năm 1879. Nhưng, so sánh giữa hai bản đó th́ thấy có vài chỗ khác nhau, nên nhiều người lại nghĩ chúng không thể được in ra cùng một nơi được.
Cho đến nay, tổng cộng đă có 34 bản Kiều được phát hiện, với nhiều chỗ không hoàn toàn trùng khớp với nhau, thậm chí là rất khác biệt. Theo ông Bảo, có lẽ Truyện Kiều đă bị sao chép khá nhiều vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 bởi các bản Kiều ra vào thời điểm này rất khác nhau.

(Theo Thể Thao Văn Hoá, 29/08/2001).

 

 

 

Một bản Kiều cổ mới được phát hiện

Nhà sưu tập Nguyễn Khắc Bảo mới sưu tập được 4 cuốn Truyện Kiều bằng chữ Nôm, trong đó một cuốn có niên đại 1879.

Điều đặc biệt là bản này lại gần gũi với những bản Kiều được in bằng chữ quốc ngữ đang phổ biến hiện nay. Truyện in khổ nhỏ, dày hơn 100 trang, một số trang đầu và cuối đă bị người đời sau thay bằng các trang chép tay. Ở cuối cuốn truyện có ghi cơ sở in nhưng chỉ có hai chữ Văn Đường. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đă bị mất một chữ Quán ở đầu, bởi Quán Văn Đường là nơi đă in một bản Kiều vào năm 1879. Nhưng, so sánh giữa hai bản đó th́ thấy có vài chỗ khác nhau, nên nhiều người lại nghĩ chúng không thể được in ra cùng một nơi được.
Cho đến nay, tổng cộng đă có 34 bản Kiều được phát hiện, với nhiều chỗ không hoàn toàn trùng khớp với nhau, thậm chí là rất khác biệt. Theo ông Bảo, có lẽ Truyện Kiều đă bị sao chép khá nhiều vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 bởi các bản Kiều ra vào thời điểm này rất khác nhau.

(Theo Thể Thao Văn Hoá, 20/3/2001).

 

Cuốn truyện kiều khổng lồ



Nhà thư pháp Phạm Kế đang giới thiệu cuốn Truyện Kiều khổng lồ tại Hà Nội.

Sau khi đă xuất hiện và gây ấn tượng sâu sắc cho du khách tại Festival Huế 2002. Đầu tháng 11, cuốn Truyện Kiều khổng lồ đă xuất hiện tại Hà Nội.

Toàn bộ 3254 câu thơ trong Truyện Kiều đă được các nghệ nhân, họa sĩ, nhà thư pháp người Huế chép lên giấy khổ 120x160 cm, đóng thành cuốn sách dày 220 trang gồm sáu tranh phụ bản, nặng 75 kg.

Nhà thư pháp Phạm Kế -một trong những tác giả thực hiện cuốn sách- cho biết:

Chép Truyện Kiều của Nguyễn Du lên sách khổ lớn bằng lối viết chữ nghệ thuật thư pháp, các ông muốn thể hiện sự trân trọng đối với một tài sản văn hóa lớn của dân tộc.
 (vnExpress)