Đoàn Thị Điểm

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)

Đoàn thị Điểm là nhà thơ Việt nam. Hiệu Hồng Hà nữ sĩ. Con của Đoàn Doăn Nghi . Em danh sĩ Đoàn Doăn Luân.

Tổ quán vốn ở xă Hiến Phạm, huyện Văn giang, xứ Kinh Bắc. Sau, bà và mẹ về ở với anh ở huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là Hải Hưng)

Năm 16 tuổi, Thượng thư Lê Anh Tuấn muốn xin bà làm con nuôi   rồi ngỏ ư muốn tiến bà vào cung chúa Trịnh., nhưng chỉ ở ít lâu bà xin về. Cùng với anh cần cù học tập trở nên người sành văn chương.

Người anh mất, bà đảm nhận gánh nặng gia đ́nh. Bấy giờ bà đă nhiều tuổi mà vẫn chưa lấy chồng. Nhiều người đến hỏi, trong đó có cả những kẻ quyền quư (như công tử làng Họach Trạch là Nhữ Đ́nh Toản; Thượng thư làng Kim Lũ....), bà đều từ chối.

Năm 37 tuổi, bà lập gia đ́nh với Tiến sĩ Nguyễn Kiều, người làng Phú xá, huyện Từ liêm. Năm 1748, ông được cử làm Tham thị ở Nghệ an. Ngày cùng chồng lên đường đến nhiệm sở mới, bà bệnh nặng rồi mất ở Nghệ an ngày 11/09/ 1748.

 

Tác phẩm:

Chinh phụ ngâm (bản dịch)

Truyền kỳ tân phả  (hay Tục truyền kỳ)

 

Giai thoại về  bà:

    Bà Đoàn thị Điểm là người có sắc đẹp, có lời nói văn hoa, có cử chỉ tao nhă, nên bà nổi danh rất sớm.

     Năm bà 16 tuổi, thượng thư Lê Anh Tuấn nghe tiếng bà sành thơ Nôm, Lê Anh Tuấn muốn thử tài. Lúc bà mới đến nhà, ông bèn ra đầu đề:

Một ngày không thấy như là ba thu

và bảo bà vịnh thơ quốc âm. Bà Điểm liền ngâm rằng:

Những màng mây khắc giang cầm hạc
Ngỡ đă và phen đổi lá ngô.

     Lê Anh Tuấn khen ngợi không ngớt rồi ngỏ ư muốn tiến bà vào cung chúa Trịnh. Nhưng bà không bằng ḷng, bèn lại cùng anh là Doăn Luân dời nhà ở tới chỗ người cha đang dạy học ở làng Lạc Viên, huyện Yên Dương, tỉnh Kiến An để tránh trước những sự không hay có thể xảy ra v́ việc từ hôn ấy.

 

Năm bà Đoàn thị Điểm 25 tuổi (1730) th́ thân phụ mất ở nơi dạy học. Bà cùng mẹ và anh đưa linh cửu về quê mai táng; rồi đó ba mẹ con lại tới ngụ cư ở làng Vơ Ngại, huyện Đường Hào (Mỹ Hào) tỉnh Hưng Yên.

     Bấy giờ, bà Điểm thường thay anh trong việc thù tiếp các tân khách. Bà vốn là cô gái tài sắc, lại giỏi về khoa giao tiếp, nên tiếng tăm bà lừng lẫy khắp nơi. Người ta đồn rằng: khi bà Điểm giúp anh tiếp khách, tuy "dâng rau muối mà hơn cả trân tu". Do đó khách đến thăm anh bà đă nhiều, mà những khách "phong lưu công tử" đến để ḍm ngó bà cũng lắm.

     Khi ấy có hoàng giáp Vũ Diệm, người làng Thổ Vượng (Hà tĩnh) với các bạn là tiến sĩ Nhữ Đ́nh Toản ở xă Hoạch Trạch (Hải dương) và tiến sĩ Nguyễn Công Thái ở làng Kim Lũ (Hà Đông) cùng kéo nhau đến nhà bà Điểm. Các "thầy giám" được bà Điểm tiếp đăi rất lịch sự, bà cho người bưng khay trầu ra mời, trên khay có để một bức hoa tiên viết một câu đối:

Đ́nh tiền thiếu nữ khuyến tân lang.

    Hai chữ thiếu nữ ở đây có hai nghĩa: "gió nhẹ" hoặc "cô gái". Hai chữ tân lang là "cây cau" th́ đồng âm với hai chữ tân lang là "chàng rể". Bởi vậy, vế đối cũng có thể hiểu theo hai nghĩa. Một là: trước sân có gió thoảng phất cây cau. Một là: trước sân có cô gái mời chàng rể.

     Các thầy đọc xong vế đối, rồi sáu mắt ngó nhau, chẳng ai đối lại được. Thế là trầu cũng chẳng kịp ăn, ư định cḥng ghẹo cũng tiêu tan hết; các thầy đành nhă nhặn gửi lời chào bà chủ rồi vội vă rút lui...