Mạc Đĩnh Chi

  

Mạc Đĩnh Chi tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sống vào khoảng đầu thế kỷ XIV, không rơ năm sinh và mất.
   
   Tục truyền làng ông có một g̣ đất lớn, vốn là khu lăng tẩm đă lâu đời, cây cối mọc um tùm, rậm rạp thành rừng, hươu khỉ rất nhiều. Một bữa mẹ ông vào đó kiếm củi, bị một con khỉ độc hiếp rồi có mang. Bố ông tức giận, cải trang làm đàn bà đi kiếm củi và giết chết con khỉ ấy. Được vài hôm, ở chỗ xác con khỉ bỗng thấy mối đùn lên thành một ngôi mộ. Sau đấy ít lâu th́ bố ông mất, lúc hấp hối dặn người nhà chôn ḿnh vào chỗ mộ con khỉ.

     Khi Mạc Đĩnh Chi sinh ra, tướng mạo vô cùng xấu xí: lùn, đen, mồm rộng, mũi tẹt, trán dô. Người làng thường bảo đó là con tinh khỉ nghiệm vào. Nhưng ông lại rất thông minh, ngay từ nhỏ đă nổi tiếng thần đồng. Đời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), ông đi thi, văn bài làm trội hơn mọi người nhưng v́ mắt mũi xấu xí nên nhà vua không muốn cho ông đỗ. Ông bèn dâng bài phú" Ngọc tỉnh lên "( Hoa sen trong giếng ngọc) để nói lên cái phẩm giá thanh cao của ḿnh. Trong bài phú có những câu như:
   
 
... Phi đào lư chi thô tục, 
phi mai trúc chi cô hận, 
phi tăng pḥng chi cẩu kỷ, 
phi Lạc thổ chi mẫu đơn, 
phi Đào lệnh đông ly chi cúc, 
phi Linh Quân cửa uyển chi lan.
Năi Thái Hoa phong đầu ngọc tỉnh chi liên...


         Nghĩa là:
         Chẳng phải như đào trần, lư, tục ; chẳng phải như trúc cỗi, mai gầy
         Cẩu kỳ pḥng tăng khó sánh ; mẫu đơn đất Lạc nào b́
         Giậu đào lệnh cúc sao ví được; vườn Linh Quân, lan sá kể ǵ


    Đó là giống sen trong giếng ngọc ở đầu núi Thái Hoa          

     Vua xem xong bài phú, tỏ ư rất cảm phục, liền cho Mạc Đĩnh Chi đỗ trạng nguyên . Về sau ông làm tới chức tả bộc xạ ( thượng thư) và là ông quan thanh liêm, được nhân dân rất yêu mến

 

***

Hồi sang sứ triều Nguyên, một hôm Mạc Đĩnh Chi cùng với phái bộ triều Nguyên đi chơi. Tới gần một cái cầu, chẳng may Trạng Việt nam bị sa hố, phái bộ đều chạy lại để đỡ ông dậy. Để đùa vui, họ ra cho ông một vế câu đối:

Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tư đạo
(Nghĩa là: Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng)

     Cái khó của câu này là ở chỗ dùng toàn tên người ghép lại (1).

     Mạc Đĩnh Chi nh́n quanh nom thấy ở bên kia sông có cái đ́nh dưới chân núi, nhân thế chỉ tay thẳng đ́nh mà đối:

Đại đ́nh, anh thạch, vọng chi nghiễm nhược Thai sơn
(Nghĩa là: Đ́nh to, đá vững, nhác nom như thể Thiên Thai)

     Câu này cũng dùng toàn tên người ghép lại như ở câu trên (2) mà lại có ư khoáng đạt hơn nhiều.

     Một lần nữa, người Nguyên lại phải khâm phục tài văn học của Mạc Đĩnh Chi.

Chú thích:
- Can Mộc: Đoàn Can Mộc- một nhân vật đời Chiến quốc
- Hoành Cừ: tên hiệu của Trương Tải- một triết gia đời Bắc Tống
- Lục Gỉa: người nước Sở, giỏi biện luận, từng giúp Hán Cao Tổ
- Tương Như: Lạn Tương Như, một nhân vật nổi tiếng đời Chiến quốc.
- Tự Đạo: Gỉa Tự Đạo, người nước Tống, một quyền thần chuyên chế.
- Đại đ́nh: một biệt hiệu của Thần Nông
- An Thạch: Vương An Thạch, một nhân vật nổi tiếng đời Tống
- Vọng Chí: người đời Hán, làm phụ chính cho Hán Nguyên đế.

***

Hồi Mạc Đĩnh Chi sang sứ nhà Nguyên thường hay cưỡi lừa đi rong chơi các phố.

     Một hôm, mải ngắm cảnh hàng phố, đang nghênh ngang trên lưng lừa, bỗng chạm phải ngựa của một người ở phía trước mặt đi tới. Người ấy tức ḿnh liền đọc một câu rằng:

Xúc ngă kỵ mă, Đông di chí nhân dă, Tây di chí nhân dă?
(nghĩa là: Chạm ngựa ta cưỡi, là người rợ phương Đông hay là người rợ phương Tây?)

     Từ chữ "đông di" trở đi là lấy ở sách Mạnh Tử, có ư khinh rẻ, cho Mạc Đĩnh Chi là kẻ mọi rợ, man di.

     Mạc Đĩnh Chi thấy người đó có thái độ kẻ cả như vậy, bực lắm, bèn đáp lại rằng:

Át dư thưa lư, Nam phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư?
(Nghĩa là: Ngăn lừa ta ngồi, hỏi người phương Nam mạnh hay người phương Bắc mạnh?)

     Từ chữ "Nam phương" trở đi là lấy ở sách Trung Dung. Câu này lời lẽ rất ngang tàng, ư bảo rằng chưa chắc người phương Bắc đă hẳn là mạnh hơn người phương Nam, chưa biết "mèo nào cắn mỉu nào?".

     Người Nguyên nghe Mạc Đĩnh Chi trả lời, biết gặp phải tay cứng cổ, ra roi cho ngựa đi thẳng, không dám hoạch hoẹ ǵ nữa.

***

 

Năm Hưng Long thứ 16 (1308), Mạc Đĩnh Chi sang sứ nhà Nguyên, ông có hẹn ngày ấy ngày nọ th́ phái bộ sẽ đến cửa ải để viên quan nhà Nguyên mở cửa đón. Chẳng may hôm lên đường gặp phải mưa gió, thành ra sai hẹn. Lúc tới nơi th́ trời tối, cửa ải đă đóng. Mạc Đĩnh Chi nói măi, người Nguyên cũng không chịu cho qua. Sau họ vứt từ trên ải xuống một vế câu đối, bảo hễ đối được th́ mở cửa ải:

Qúa quan tŕ, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.

Nghĩa là:

Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan.

      Thật là một câu đối hiểm hóc, trong có mười một chữ mà riêng chữ quan nhắc lại tới bốn lần. Chữ quá nhắc lại 3 lần. Mạc Đĩnh Chi cảm thấy rất khó đối, nhưng nếu im lặng th́ e mất thể diện. Ông bèn nhân cái chuyện khó đối ấy, ứng khẩu đọc lên một câu rằng:

Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối

Nghĩa là:

Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin tiên sinh đối trước.

      Tưởng đă bí, thế mà lại hoá ra có một câu đối hay. Người Nguyên phải chịu Mạc Đĩnh Chi là có tài ứng biến, liền tức tốc mở cửa ải để ông đi.

 

***

Mạc Đỉnh Chi sang sứ Triều Nguyên, lúc vào bệ kiến, vua Nguyên muốn thử tài văn chương của Trạng và cũng muốn ḍ tiết khí của viên bồi thần bằng một câu đối. Vua Nguyên đọc:


"Nhật hoả vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ"

      Nghĩa là: Mặt trời vừa lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vừng trăng.

       Mạc Đỉnh Chi biết là Vua Nguyên kiêu hănh, tự xem ḿnh là mặt trời, và coi Việt Nam như là mặt trăng, ban ngày nhất định phải bị mặt trời thôn tính, ông bèn ứng khẩu đối ngay:

Nguyệt cung linh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô

       Nghĩa là: Trăng là cung; sao là đạn, chiếu tối  bắn rơi mặt trời

      Câu ra đă giỏi mà câu đối lại c̣n tài hơn. Vua Nguyên nghe đối biết ḿnh đă bị trả miếng rất đau, nhưng cũng hết sức kính phục Mạc Đỉnh Chi, bèn thưởng cho Trạng Việt Nam rượu ngon và rất nhiều vàng lụa.

 

 

 

***

 

Một lần nọ, người Nguyên lại giở tṛ đánh đố chữ. Họ liền viết bốn câu thơ sau và thách Mạc Đỉnh Chi giải:

Nhất diện lưỡng mi,
Nhất sấu nhất ph́
Nhất niên nhất nguyệt
Nhất nhật tam kỳ

      Có nghĩa là: Một mặt đôi mày, một gầy một béo, một năm một tháng, một ngày ba lần.

      Thật là ngô nghê khó hiểu, vậy mà Mạc Đỉnh Chi chỉ đưa mắt ngó qua đă có thể giảng rằng đó là chữ bát. V́ chữ bát tựa đôi lông mày; chữ bát có một nét to một nét nhỏ; chữ bát là tám: mỗi năm chỉ có một tháng tám; chữ bát là tám cũng đồng âm với chữ bát là bát đựng đồ ăn.; do đó mỗi ngày dùng bát ăn ba lần.

     Thế là cả mấy lần chơ chữ, đều bị Mạc đỉnh Chi đối đáp trôi chảy cả, Người Nguyên lấy làm phục ông lắm và thường có ư ví ông như Án Tử đời Xuân Thu.