Trạng Quỳnh - dân - thần

 

Quỳnh khi c̣n bé độ bảy tám tuổi, chơi nghịch đă khác người, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng, Quỳnh lại tinh ranh; trẻ con trong làng mắc lừa luôn. Một hôm trời tháng tám, sáng trăng, Quỳnh chơi với lũ trẻ ở sân, bỗng Quỳnh bảo:

- Chúng bay làm kiệu tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người đầu to bằng cái bồ.

Lũ trẻ tưởng thật, tranh nhau làm kiệu rước Quỳnh đi bảy, tám ṿng quanh sân, mệt thở không ra hơị Quỳnh thấy thế bảo:

- Đứng đợi đây, tao đi châm lửa soi cho mà xem.

Lũ trẻ sợ quá, không dám xem, chỉ những đứa lớn ở lạị Quỳnh lấy lửa thắp đèn xong đâu đấy, rồi tḥ đầu che ngọn đèn, bảo lũ trẻ:

- Ḱa! Trông vào vách kia ḱa! Ông to đầu đă ra đấy!

Anh nào cũng nh́n nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ thật. Lũ trẻ biết Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiệu đền. Quỳnh chạy vào trong buồng đóng kín cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn.
 

***

 

Một hôm, nhà có giỗ, làm thịt lợn mời khách khứa đông lắm. Thấy Quỳnh hay nghịch, ai cũng cḥng ghẹo chơị Đương lúc Quỳnh xem làm thịt lợn, có một ông Tú tên lá Cát thường tự phụ hay chữ chạy đến béo tai, bảo:

- Tao ra một câu đối, đối được tao tha cho:
- Lợn cấn ăn cám tốn

Quỳnh đối ngay:

- Chó khôn chớ cắn càn

Ông Tú lại ra một câu nữa, câu này có ư tự phụ ḿnh là ông Tú:

-
Trời sinh ông Tú Cát

Quỳnh lại đối:

- Đất nứt con bọ hung

Ông Tú phải lỡm, tịt mắt. Mọt người cười ầm cả lên.

***

 

Đồn rằng Quỳnh sinh cùng thời với Thị Điểm. Quan Bảng sinh ra thị Điểm, dạy học tṛ đông lắm. Quỳnh ngày ngày giả vờ đến xem b́nh văn, để ngấp nghé cô Điểm. Học tṛ biết ư, vào thưa với quan Bản, ngài bắt vào hỏi. Quỳnh thưa:

- Tôi là học tṛ, thấy trường quan lớn b́nh văn, tôi đến nghe trộm.

Quan Bảng nói:

- Ta biết hết rồi, anh đừng giả danh học tṛ mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học tṛ th́ ta ra cho một câu đối, không đối được th́ đánh đ̣n!

Quỳnh vâng. Quan Bảng ra một câu:

- T
hằng quỷ ôm cái dấu, đứng cửa khôi nguyên

Quỳnh ứng khẩu đối ngay:

-
Con mộc dựa cây bàng, ḍm nhà bảng Nhăn

Quan Bảng thấy Quỳnh xuất khẩu thành chương có bụng yêu, giữ Quỳnh lại nuôi ăn học. Quỳnh học tấn tới lắm, kỳ nào văn cũng được đọc. Từ ngày trường quan Bảng có Quỳnh, bao nhiêu học tṛ danh sĩ đều phải nhận Quỳnh tài giỏi hơn cả. Quan Bảng thấy Quỳnh học giỏi, có ư muốn gả cô Điểm cho, mà cô Điểm nghe cũng thuận. Quỳnh biết rằng cô Điểm vào tay ḿnh rồi, thoả được ước nguyền, song tính tinh nghịch, cứ đùa cợt luôn. Cô Điểm đứng đắn, thùy mị không ứa chớt nhả, Quỳnh lại càng ghẹo dai.

 

***

 

Một cô gái ở thôn Hoằng Tŕ có con trâu chết đă ba ngày, trâu trương lên thối um mà bọn chức dịch trong làng vẫn cứ làm khó dễ, chưa cho chôn. Cô đợi măi không được, bèn mang đơn lên tŕnh quan huyện.
Trên đường đi, đến một chỗ lầy lội, cô gặp một anh chàng ra dáng học tṛ. Anh kia hỏi thăm biết chuyện, mượn cô lá đơn xem lỡ tay đánh rơi xuống bùn. Cô gái bắt đền. Anh học tṛ liền đem giấy bút ra, thảo ngay tờ đơn khác cho cộ Đơn rằng:

Ta là gái goá kẻ tŕ
Nếu trâu không chết việc chi lụy đờỉ
Lội đồng váy hếch đơn rơi
Ta phải cậy người mần lại đơn ni
Quan tri ơi hỡi quan tri!
Xác trâu chết để ba ngày thối hoăng
Xét đơn phải xử công bằng
Không th́ búc... cho thằng mần đơn.


Anh kia viết xong, cô gái thật thà cầm đơn vào tŕnh quan. Xem xét chữ nghĩa và lời lẽ, viên tri huyện nghi hoặc, hỏi cô gái ai là người cô đă nhờ viết đơn. Cô gái kể rơ mọi chuyện chuyện đă xẩy ra trên đường. Tri huyện lặng người, biết ngay kẻ đó là Trạng Quỳnh chứ không ai khác. Tuy tức v́ bị chửi xỏ, quan cũng đành chấp thuận cho cô gái kia được về chôn trâu mà không phải nộp phạt.

 

***

 

Quỳnh có người bạn làm giáo thụ xứ Bắc Ninh. Vợ sống ở quê thuộc làng Nam Ngạn, tỉnh Thanh Hoá. Người vợ xa chồng, thỉnh thoảng ngứa nghề, tằng tịu với mấy tay chức dịch trong làng. Đă thế, nghe ai nhắc đến phu quân, lại c̣n giả vờ ghen bóng ghen gió.

Ông giáo thụ ở xa, quanh năm cặm cụi dậy dỗ mấy đứa học tṛ nhỏ. Lương bổng của ông chẳng được bao nhiêu, bởi thế ông tiêu xài tằn tiện, chẳng dám ăn uống ǵ. Khổ như thế mà ba, bốn năm ông mới dám về thăm quê một lần.

Không may năm ấy thiên tai mùa màng thất bát, kiếm cái ăn đă khó th́ đám học tṛ lấy đâu ra tiền trả tiền học. Năm ấy cũng là kỳ hẹn ông giáo về thăm nhà, ông giáo thụ không đủ lộ phí nên đành thất hứa với vợ, nằm ĺ ở tỉnh Bắc. Bà giáo thụ suốt ruột, phần lại mong tiền, nhờ người nhà đi t́m. Tên người nhà đi t́m đến nơi, kể ông nghe vài thứ, ông bảo nó đưa về cho bà hộ lá thư, chứ c̣n việc về th́ không thành. Trong thư, ông than vắn, thở dài, hẹn với vợ sang năm th́ may ra có thể về được.

Tên người nhà mang thư trở về. Trên đường đi, t́nh cờ lại cùng đường với Quỳnh. Hai người tṛ chuyện vui vẻ nhân đấy hắn khoe lá thư nọ với Quỳnh. Xem thư, Quỳnh biết việc thầy giáo thụ, ngẫm thấy t́nh cảnh thật vừa đáng thương, vừa đáng trách. Quỳnh lựa lúc đánh tráo lá thư, thay vào đó một bài thơ do ḿnh đặt rạ

Thơ rằng:

Này lời giáo thụ gởi về quê
Nhắn nhủ bà bay chớ ngứa nghề
Cơi Bắc anh mang thằng củ lẳng
Miền Nam em giữ cái trai he
Hăy c̣n vương vít như hang thỏ
Hay đă ṭ ho quá lỗ trê
Dù có thế nào đành chịu vậy
Hai ba năm nữa đợi anh về .

 

***

 

Làng của Quỳnh có hai thôn, trong những thôn ấy có lắm kẻ giầu có nhưng biếng nhác, cậy thần cậy thế nên chẳng ai dám động tới chúng. Bọn này quanh năm suốt tháng chỉ biết hết đàn đúm rượu chè rồi lại cờ bạc ăn chơị Đă thế, chúng lại hiếu danh, thường nhờ cậy hoặc nịnh nọt người có quyền thế giúp cho chúng chút phẩm hàm để trở nên ông nọ bà kia mà vênh váo với đờị

Một hôm, Quỳnh ở kinh đô về thăm nhà, nghe kể về bọn ấy, liền sai gia nhân gọi bọn vô công dồi nghề đó đến, bảo:

- Ta đang có thời cơ giúp được các ông trở thành ông nọ bà kia đấỵ Nếu muốn th́ mau mau về thu xếp chập tối lại đây cùng ta đánh chén rồi sáng mai cùng chẩy kinh luôn thể.

Cả bọn mừng quưnh, lậy lấy lậy để rồi ba chân bốn cẳng chạy về nhà. Chúng cứ tưởng rằng ḿnh như đă là "ông nọ bà kia" rồ nên vừa bước chân vào nhà, có kẻ đă la toáng với vợ:

- C̣n đứng đó nh́n cái ǵ hả? Có mau vào thu xếp đồ đạc cho tôi đi hầu quan trên không nào!

Mấy mụ vợ biết chuyện, cũng thấy sướng rơn trong bụng y như thể đă là các bà lớn rồi vậỵ Vội vàng xếp khăn áo cho các ông lên đường vào kinh đô mà chộp lấy cái thời cơ bằng vàng này!

Chỉ một lúc sau, bọn chúng đă tề tựu tại nhà Quỳnh với đầy đủ khăn gói, hành trang. Chẳng ai bảo ai, cả bọn giành phần nhau nấu nướng bầy tiệc. Đến khi trời vừa tối th́ mâm bàn cũng xong. Ôi thôi, biết bao là món ngon vật lạ bầy đầy bàn, mâm nào mâm nấy ú ụ. Sau đó cả bọn ngồi vào đánh chén, rượu rót tràn lan, tất cả đều vui mừng phấn chấn v́ sắp trở nên ông nọ bà kiạ Đến gần khuya th́ cả bọn say khướt, có tên say mềm nhũn cả người ra, nằm la liệt như chết rồi, lúc ấy, Quỳnh bèn sai gia nhân cơng tên nọ về nhà tên kiạ Trời tối om om, chập chà chập choạng, các bà vợ không để ư ǵ cả, luôn mồm mắng nhiếc anh chàng say mà cứ tưởng là chồng ḿnh "sướng đời chưa!", rồi ôm thốc vào buồng mà lục đục cả đêm!

Sáng hôm sau th́ thật là toá hoả! Cả bọn đều té ngửa và ôm đầu kêu trời, nhất là mấy bà th́ thiếu điều đào đất mà chui xuống cho đỡ xấu hổ.

Việc đến tai Quỳnh ,Quỳnh cười bảo:

- Th́ tôi đă giúp cho thành "Ông nọ, bà kia," rồi c̣n ǵ nữa .
 

***

 

Phía trước nhà Quỳnh là một cánh đồng sâu rộng vài chục mẫu. Thuở c̣n sống ở quê, hàng ngày muốn đi tắt sang làng bên hoặc vào lối xóm, Quỳnh phải vượt một chặng lầy tới mười săi nước. Mùa mưa, mẹ con người kéo te bên hàng xóm có chiếc thuyền thúng nhỏ, thường chở giúp "ông Cống" qua chỗ lội, không lấy tiền.

Thấm thoát mười năm trôi qua.

Khi đă ra làm quan ở kinh đô và tiếng Trạng đă vang danh khắp nơi, một lần về thăm quê Quỳnh gặp lại bà hàng xóm. Bà phàn nàn:

- Ông Trạng ơi, tôi hiếm hoi chỉ có một đứa con trai. Cái thằng năm xưa vẫn chở thúng đưa ông qua chỗ lội ấy, nay sắp phải lo vợ cho nó mà một đồng một chữ không có. Tôi chẳng biết vay mượn ở đâu, ông có cách ǵ giúp mẹ con tôi với!

Tiếng tăm Trạng lừng lẫy thật, nhưng làm quan thanh liêm như ông, thời buổi ấy nuôi miệng cũng đă khó. Thương người mẹ nghèo hiếm hoi, nhưng biết t́m cách ǵ để bà ta có tiền cưới vợ cho con bây giờ? Bỗng Quỳnh hỏi bà hàng xóm:

- Này mẹ con nhà bác lâu nay vẫn c̣n chở thúng đấy chứ?

- Thưa ông Trạng, không chở th́ lấy ǵ mà ăn? Có điều khách ít lắm, ngày chỉ được một, hai chuyến góp vào tiền kéo te bán tép, may ra mới đủ đong gạo!

Quỳnh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

- Thôi được, bác cứ về bỏ trầu xin cưới cho cháu đi. Tôi bấm độn đoán biết thế nào quăng đầu tháng sau mẹ con bác cũng kiếm được khoản tiền kha khá!

Bà hàng xóm buồn bă nghĩ ông Trạng nói cho vui câu chuyện.

Giữa cánh đồng nước sâu nổi lên một cồn đất cao. Mấy hôm nay người ta thấy trên cồn đất hiện lên một cái cḥi lợp lá gồi h́nh tứ giác, nóc phất phới ngọn cờ xanh đuôi nheo.

Chẳng rơ nguyên cớ từ đâu, người ta kháo nhau: "Trạng Quỳnh ở kinh về thăm quê dựng lều thơ trên g̣ giữa đồng nước để xướng, họa liền trong ba ngày".

Người nọ truyền người kia, nhưng kẻ khá giả trong làng, trong xă rủ nhau đi xem.

Những người đến đầu tiên thất vọng ngay. Họ ghé mắt nh́n vào trong chẳng thấy lầu thơ đâu cả, chỉ thấy một đống thù lù như h́nh người trùm chăn kín mít. Phía vách bên trên dán tờ giấy điều có hàng chữ:

"Trạng đang lột ... cha đứa nào nói với đứa nào!".

Tự nhiên tốn tiền đ̣, mất công toi, bao nhiêu người bực ḿnh ngán ngẩm. Toán người này về, vừa đặt chân lên cũng ngại câu chửi, chẳng ai buồn nói với ai, đă thấy toán khác, rồi toán khác nữa, lũ lượt kéo tới, ṭ ṃ ra.

Người đi hỏi:

- Ơở ngoài ấy có ǵ hay không?

Người về đáp:

- Trạng lột ... cha đứa nào nói với đứa nào!

Kỳ lạ thật! Trạng lột ... lại cấm không ai được nói với ai. Thế th́ chắc phải có cái ǵ bí mật lạ lùng lắm!

Thế là một đồn mười, mười đồn trăm ... Buổi đầu, đồn xướng họa thơ, chỉ thu hút đám người hâm mộ chữ nghĩa. Nhưng buổi sau thêm tiếng đồn Trạng lột ... thôi th́ bất kể trẻ già, trai gái ai cũng muốn tận mắt được xem.

Mẹ con người hàng xóm đông khách quá, mẹ một thúng, com một thúng, thu tiền đ̣ đếm mỏi tay không xuể...

Mấy hôm sau, Quỳnh đến bảo với người mẹ:

- Bây giờ chắc bác thừa tiền cưới dâu rồi. Hăy bảo con trai bác đi dỡ cái "lều thơ" mang lá gồi và tre nứa về, nối thêm bếp mà làm cỗ!

Bấy giờ hai mẹ con và dân làng mới rơ mẹo của ông Trạng cứu người nghèo. Để tỏ ḷng kính trọng, người ta gọi luôn cái cồn kia là cồn Trạng lột.

Hiện nay vẫn c̣n di tích ở giữa cánh đồng sâu xă Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.

***

 

Ở vùng Quỳnh dạy học có một lăo trọc phú rất dốt nhưng lại thích nói chữ. Thỉnh thoảng, lăo ḷ ṃ sang nhà Quỳnh mượn sách, bảo là về đọc, nhưng Quỳnh biết hắn chỉ đem cất vào xó. Một lần, thấy hắn lấp ló ngoài cổng, quỳnh vội vác ngay chiếc chơng tre ra sân, cởi áo nằm phơi bụng. Lăo trọc phú bước vào, thấy lạ, liền hỏi:

- Thầy cống làm ǵ thế ?

Quỳnh đáp :

- À, có ǵ đâu ! Hôm nay trời nắng, tôi đem sách ra phơi cho khỏi mốc !

- Thế sách ở đâu ?

Quỳnh chỉ vào bụng :

- Sách ở trong này này !

Biết ḿnh bị đuổi khéo, tên trọc phú lủi thủi ra về, trong ḷng tức lắm. Lần khác, hắn cho người sang mời Quỳnh đến nhà, để rửa mối nhục cũ, hắn cũng bắt chước, cởi trần trùng trục rồi nằm phơi bụng ra giữa nắng mà đợi khách. Quỳnh vừa bước vào, hắn cất giọng nhái:

- Hôm nay trời nắng, tôi đem sách ra phơi cho khỏi mốc.

Bỗng Quỳnh cười toáng lên, lấy tay sờ vào thân ḿnh hắn, nói:

- Láo toét ! Bụng ông th́ làm quái ǵ có sách mà phơi chứ !

Lăo trọc phú trố mắt kinh ngạc :

- Sao thầy biết ?

Quỳnh cuối xuống vỗ nhẹ vào cái bụng đầy mỡ núc ních nói :

- Ông nghe chứ, bụng ông nó đang kêu "bộp, bộp "đây này ! Cơm, gà, cá, lợn... toàn những thứ khó tiêu đầy cả ruột thế này th́ c̣n chỗ đâu mà chứa sách cơ chứ ! Thôi, ngồi dậy mà mặc áo vào nhà đi thôi !

Lăo trọc phú cứng họng, không c̣n biết đối đáp như thế nào, bèn lồm cồm ngồi dậy, vào nhà một cách miễn cưỡng

 

***

 

Quỳnh nghe nói cách nơi ḿnh dạy học một vài dặm có một tượng đá rất thiêng, bèn hỏi học tṛ:
- Pho tượng ấy mang tên vị thần nào mà dân chúng ai cũng sợ như thế?

Anh học tṛ thưa:

- Tŕnh thầy, không thần phật nào cả. Đấy là pho tượng một người đàn bà ở truồng, người ta gọi là tượng "Bà Banh"

- Tượng ấy h́nh thù như thế nàỏ Anh học tṛ có vẻ xấu hổ, nói:

- Pho tượng ấy trông kỳ cục lắm thầy ạ! Đầu nghiêng về một phía, miệng cười tủm tỉm, Cổ quấn mấy ṿng chuỗi hạt, chân đi giầy bắt chéo, c̣n hai tay chỉ vào "chỗ ấy" bên cạnh tượng có đặt một chiếc chày đá.

Quỳnh bực ḿnh hỏi:

- Sao không đập vỡ quách đi cho rồỉ Để cái của nợ ấy đứng trêu ngươi làm ǵ?

- Thưa, "Bà Banh" dữ vía lắm ạ! Ai đi qua đấy, muốn yên lành th́ phải lặng lẽ đến cầm chiếc chầy đá, đâm vào bộ phận kia một cái, mà phải làm việc đó rất kính cẩn. Những ai không làm hoặc chọc ghẹo tượng th́ khi về đến nhà thế nào cũng bị méo miệng, trẹo tay, vẹo cổ...

Một hôm, Quỳnh đến tận nơi có tượng Bà Banh để xem thực hự Quỳnh đến bên tượng, lấy chầy đá quẳng đi, đoạn cầm bút đề tám câu thơ lên bụng tượng:

Khéo đứng ru mà đứng măi đây
Khen ai đẽo đá tạc nên mày
Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt
Dưới chân đứng chéo một đôi giầy
Cởi váy phất cờ trêu ghẹo tiểu
Để đồ bốc gạo thử thanh thầy
Có thiêng sao chẳng ngồi toà ngọc?
Khéo đứng ru mà đứng măi đấy!


Bài thơ Quỳnh viết xong chưa ráo mực, mồ hôi tượng đá đă vă ra như tắm. Từ đấy, không c̣n ai nghe nói rằng "Ba Banh" thiêng nữa .

***

 

 Gặp khoa thi, Quỳnh ra ứng thị Đường đi qua đền Sông, Quỳnh vào yết Chúa, xin Chúa phù hộ cho, đỗ th́ xin trả lễ. Quỳnh ra thi, quả nhiên đỗ thật. Vinh qui về, Quỳnh mua một con ḅ mẹ, một con ḅ con, đem đến lễ, Quỳnh quỳ xuống lạy, rồi dắt con ḅ mẹ đến buộc vào tay ngai mà khấn rằng:

-
Chúa có ḷng thương phù hộ cho Quỳnh được đỗ, nay gọi là có một con ḅ để trả lễ. Xin Chúa nhận chọ Chúa là chị, xin lễ con lớn, c̣n con nhỏ, em xin đem về khao dân.

Nói rồi, dắt con ḅ vè. Con ḅ mẹ thấy dắt mất con đi, lồng lên chạy theo, làm ngai Chúa đổ lổng chổng, long gẫy cả. Quỳnh cười nói:

-
Chị thương em nghèo, trả không lấy, th́ em xin đem về vậỵ

Nói rồi dắt cả hai mẹ con ḅ về.

 

***

Lại một lần Qùynh vào yết đền, thấy chúa có nhiều tiền, trông sướng mắt, định vaỵ Quỳnh khấn:

-
Em độ này túng lắm, chị có tiền để không, xin cho em vay để em buôn bán, kiếm ít lờị

Nói rồi, khấn đài âm dương: "Sấp th́ chia tư, chị cho em vay một phần, ngửa th́ chia ba, chị cho một phần, chị mà thuận cho một nửa th́ xin nhất âm nhất dương." Thấy đằng nào Quỳnh cũng vay được, mà ư Chúa th́ không muốn cho vay, v́ biết được là cho vay, Quỳnh sẽ không trả, liền cứ làm cho hai đồng tiền quay tít, chẳng sấp mà cũng chẳng ngửạ Quỳnh thất thế vỗ tay reo:

-
Tiền múa Chúa cười, thế là chị bằng ḷng cho em vay cả rồi!

Nói xong, vác hết cả tiền về .