Chú thích:

[11] : Khổng An Quốc: Dịch gia Trung Hoa đời Tây Hán. Cháu 12 đời của Khổng tử. Người đầu tiên cho rằng Hệ Từ Truyện do Khổng tử viết ra.

[12] : Phục Hy. Vua thời thái cổ của Trung Quốc.

[13] : Hệ Từ Hạ. Tương truyền do Khổng Tử viết. Giả thuyết này do ngài Khổng An Quốc đưa ra. Khổng Tử viết Hệ Từ Truyện gồm hai phần Hệ từ hạ truyện và Hệ từ thượng truyện để giải nghĩa rõ hơn các trùng quái trong Kinh Dịch (khi xủ quẻ ta sẽ được một trùng quái và từ trùng quái này sẽ nhận được một giải thích về kết quả của vấn đề ta đặt ra trước khi xủ).

[14] : Truyền thuyết trăm trứng trăm con. http://www.dunglac.net/kimdinh/KinhHung2-01.htm

[15] : Thái Cực đồ là đồ hình người Trung Hoa, người Việt Nam, Hàn Quốc vẽ nên để chỉ Thái Cực khi đã chia ra thành lưỡng nghi. Đồ hình Trung Hoa hay các dân tộc khác có chua thêm hai vòng tròn nhỏ vào để điễn đạt ý trong Âm có Dương trong Dương có Âm.

Đồ hình của Việt Nam không có hai vòng tròn mà hình của hai nghi giống như hai con Nòng Nọc xoắn vào nhau.

[16] : Đại Vũ. Một trong những ông vua thời Thái cổ Trung Hoa.

[17] : Chu Văn Vương. Người bị vua Trụ giam ở Dữu Lý. Tương truyền chính ông ta làm nên Hậu Thiên Bát Quái như bây giờ. Đây cũng là nhà vua dấy binh chống lại nhà Thương và xây dựng nên triều Chu.

[18] : Trừ Mê Tín và Dịch học khái quát. Có thể tham khảo ở link sau: www.tuvilyso.com

[19] : Trùng quái. Danh từ và động từ. Danh từ: đó là một quái kép do hai quái đơn chồng lên nhau. Hay đó là một quái được thành lập từ 6 lớp Âm Dương. Như vậy, có 64 Trùng quái. Động từ: việc đặt chồng hai quái đơn lên nhau gọi là trùng quái.

[20] : Tư Mã Thiên Sử Ký. Quyển Sử ký do sử gia Tư Mã Thiên thời Hán viết. Vì khẳng khái và trung thực, ông đã bị vua hoạn. Ông đã viết nên quyển Sử ký bất hủ. Trong đó, lần đầu tiên viết về Khổng Tử và Lão Tử. Đề cao Khổng tử như bậc thầy thiên hạ. Ngay thiên viết về Khổng tử gọi là Khổng tử thế gia (gần như ngang hàng vua).

[21] : Muốn hiểu thêm về những thuyết và những tranh cãi về những ông tổ của Kinh dịch ngay giữa những người Trung Hoa với nhau, mời quý vị độc giả đọc thêm sách của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh “Tìm lại cội nguồn Kinh Dịch” trong tủ sách của www.tuvilyso.com .