Chú thích:

[28]: Làng tranh Đông Hồ. Nổi tiếng về nghề vẽ tranh dân gian. Làng nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ,, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

[29]: Sơn Tinh Thủy Tinh. Truyện cổ tích Việt Nam. http://www.webtretho.com/w/index.php?nID=959

[30]: Luận ngữ: sách do Khổng tử viết về đạo Nho (đạo Khổng), trong đó có chú trọng đến thuyết chính danh.

[31]: Sáng Thế Ký.   http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible/sangthe/sangthe.htm

[32]: Phật Như Lai(566-486BC). Ngài còn có danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật. Tục danh của Ngài là Tất Đạt Đa Cồ Đàm (sa. Siddhārtha Gautama).  Ngài là Thái tử của vương quốc thuộc dòng họ Thích Ca. Năm 29 tuổi, Ngài từ bỏ tất cả để đi tìm đường giải thoát diệt khổ. Đến năm 35 tuổi, sau 49 ngày thiền định Ngài đã đạt được chánh giác. Sau đó Ngài giảng đạo và thành lập đạo Phật (Buddism). http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BA%A1t-%C4%91a_C%E1%BB%93-%C4%91%C3%A0m

[33]: Đạo Đức Kinh . Đây là tác phẩm triết học vĩ đại của Trung Hoa, tương truyền do Lão Tử viết. Tư Mã Thiên là người đầu tiên viết về Lão Tử. Trong Sử ký, thiên 63: Lão Tử, Trang Tử, Thân Bất Hại, Hàn Phi có viết: “ Lão tử là người làng Khúc Nhân, hương Lệ, huyện Hỗ nước Sở; họ Lí, tên là Nhĩ, tự là Đam làm quan sử. Giữ kho chứa sách của nhà Chu.”. Hiện nay có nhiều thuyết cho rằng nước Sở thời Xuân Thu cũng nằm trong văn minh Việt cổ-Nam Man. Trống đồng Việt Nam đã chứng tỏ được là người Việt cổ đã biết về Dịch từ lâu. Những tư tưởng của Lão Tử trong Đạo đức Kinh cũng có nhiều điểm tương đồng với Kinh Diệc. Chương 42, Đạo Đức Kinh có viết: “Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh vạn vật. Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư.”. Đạo là Thái cực sinh ra 1 lớp: tức 1 lớp Dương và Âm. Sau đó chồng tiếp lớp 2 thành Tứ Tượng và thêm lớp 3 thành bát quái. Bát quái sinh ra vạn vật. Tuy nhiên đấy chỉ là ý kiến chủ quan của người viết.

[34]: Trùng quái bất dịch là trùng quái mà hình tượng của nó vẫn không đổi nếu quay một góc 180.

[35]: Các cặp Đoài Tốn, Chấn Cấn gọi là các cặp điên đảo dịch vì bản thân một quái trong cặp không phải là quái bất dịch nhưng hai quái chồng lên nhau lại nhận được trùng quái bất dịch.

[36]: Bảng trùng quái cụ thể có thể xem trong sách “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, Nguyễn Vũ Tuấn Anh. http://vanhoalacviet.com/index.php?&act=news&CODE=02&id=97