Chú thích:

 

[37] : Chương 11 sẽ nói thêm về nòng và nọc; tính nọc và tính nòng.

[38] : Rồng theo chúng tôi nghĩ là thần tượng hóa của con cá sấu. Và ông thần thủy dưới hình cá sấu này được gọi tên là Nọc Nòng Quân. Sau này, vì rồng tượng trưng cho Hậu Thiên nên người ta mới lấy từ mang tính nòng là Nòng để nói tắt chữ Nọc Nòng Quân. Và chúng ta có chữ Rồng. Vì thế xin đừng nhầm khi nói Nước tượng trưng cho nghi Nọc của thời Hậu Thiên mà vật tượng trưng cho Nước là Rồng lại mang tính Nòng. Thực ra rồng là chữ viết tắt của Nọc Nòng Quân và có Nọc đọc đầu tiên.

[39] : Trong truyện Thần Nam Thần Nữ còn cho thấy mối liên quan chặc chẽ giữa bà Nữ Oa-ông Oa (tứ tượng)-Kinh Dịch. Ông Tứ Tượng nếu vẽ qua Hà Đồ như phần III, chương 9 sẽ cho ra con cóc hay là sinh thực nam.

[40] : Có lần vô tình chúng tôi đã đọc được trên mạng một bài giải thích: Kinh là đất Kinh, Dịch là Diệc. Kinh Dịch mà người Trung Hoa đọc là yi jing thật ra là bản văn của dân tộc Việt đất Kinh làm ra. Chúng tôi quên mất nguồn dẫn liệu nhưng cũng đưa vào đây để bạn đọc rộng đường suy ngẫm.

[41] : tư liệu được dẫn từ: http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=2678&page=2 , tác giả Đạo Kỳ

[42] : tư liệu được dẫn từ: http://web.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2005/4/4/80330.tno , tác giả Nguyễn Thiếu Dũng.

[43] : Xem thêm chương 11.

[44] : Bát quái Văn Vương cũng có Khảm (Bắc), Ly(Nam), Chấn (Chính Đông) nhưng Đoài nằm chính Tây.

[45] : Kinh Dịch Mã Vương Đôi: Năm 1970, các nhà khảo cổ Trung quốc đã khai quật một số ngôi mộ cổ ở Mã Vương Đôi, Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc và tìm thấy một số cổ văn trong đó có Bạch Thư Chu Dịch và 2 bản Lão Tử. Theo Giáo sư Lâu Vũ Liệt, Bạch thư Hệ Từ là tối cổ và đáng tin cậy hơn, còn Hệ từ (hiện nay) là do các học giả Trung Quốc cuối đời Chiến Quốc biên soạn và chỉnh lý. Lý Học Cần và Chu Bá Côn cho rằng đó là hai truyền bản bất đồng và không có mối quan hệ trước sau. Giáo sư Trương Đại Niên đi xa hơn khi ông khẳng định, Dịch truyện hiện hành là truyền bản của Điền Hà, còn Bạch Thư Chu Dịch là truyền bản người nước Sở. Tất cả các học giả trên thế giới đều công nhận bản Dịch văn này có niên đại xưa nhất (thế kỷ 2 trước công nguyên). Mọi văn bản trong ngôi mộ ở Mã Vương Đôi là sớm hơn vài thế kỷ so với các bản sớm nhất được công nhận.

Xem thêm: + Kinh Dịch, cấu hình tư tưởng Trung quốc. của Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh, nhà xuất bản khoa học xã hội, 1999. ++ http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_D%E1%BB%8Bch