Chú thích:

[1] :  Nguyễn Vũ Tuấn Anh - nhà nghiên cứu văn hoá, chuyên về nền văn hiến Lạc Việt. Ông còn là nhà Dịch học. Một trong những người kiên quyết khẳng định, Kinh Dịch là do người Việt cổ làm nên. Vào đây để đọc sách của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh: www.tuvilyso.com

[2] :  Hai quái trong Bát quái. Có tám quái cả thảy vì chúng được xây dựng nên từ hai vạch Âm Dương và có ba lớp như thế, nên số quái sẽ bằng 23 = 8. Với Càn-3 lớp Dương cả, Khôn-3 lớp Âm cả, Đoài-2 Dương dưới và 1 Âm trên, Cấn-2 Âm dưới và 1 Dương trên, Chấn-1 Dương dưới hai Âm trên, Tốn-1 Âm dưới hai Dương trên, Ly-2 Dương trên dưới và vạch Âm giữa, Khảm-2 Âm trên dưới và vạch Dương giữa.

[3] : Hậu Thiên Bát Quái tương truyền do ông Chu Văn Vương dựng nên khi bị Trụ Vương giam cầm ở Dữu Lý. Các quái trong Hậu Thiên Văn Vương được phân bố như sau: Khảm-Bắc, Càn-Tây Bắc, Đoài- Tây, Khôn-Tây Nam, Ly-Nam, Tốn-Đông Nam, Chấn-Đông, Cấn-Đông Bắc.

[4] : Hà Đồ: tương truyền do vua Phục Hy nhìn thấy nó mà vẽ nên hai vạch Âm Dương. Đồng thời dựng nên Tiên Thiên Bát Quái. Hà đồ là một đồ số có các cặp số (được vẽ số nhỏ trong, số to ngoài) sau: 1-6, 2-7, 3-8, 4-9. Với 1-6 đối với 2-7, 3-8 đối với 4-9.

[5]: Tiên Thiên Bát Quái. Các quái trong Tiên Thiên phân bố như sau: Khôn-Bắc, Cấn-Tây Bắc, Khảm- Tây, Tốn-Tây Nam, Càn-Nam, Đoài-Đông Nam, Ly-Đông, Chấn-Đông Bắc. Thật ra phương vị không quan trọng. Chúng tôi chép như thế để bạn đọc biết vị trí tương xứng của các quái mà thôi.

[6] : Lạc Thư. Ma phương 3x3, tổng các số hàng ngang hàng dọc và chéo đều bằng 15. Các số từ 1-9 được xếp như sau (ở đây để tiện theo dõi vấn đề liên quan đến Dịch học, chúng tôi cũng phân các ô của Lạc Thư theo tám hướng: 5 ở giữa, 1-Bắc, 6-Tây Bắc, 7- Tây, 2-Tây Nam, 9-Nam, 4-Đông Nam, 3-Đông, 8-Đông Bắc.

[7] : Nguyễn Thiếu Dũng. Người viết một loạt bài chứng minh Kinh Dịch là di sản của người Việt. Link tham khảo: http://web.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2005/4/4/80330.tno  và http://web.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2005/10/26/126878.tno

[8] : Kim Định. Linh mục triết gia người Việt. Người viết nhiều về triết lý Việt cổ. Người viết cuốn “Gốc rễ triết Việt”.

[9] : Pithagor(600-590BC). Nói đến Pithagor, chắc hẳn ai trong chúng ta đều nghĩ đến định lý Pithagor về tam giác vuông: a2 + b2 = c2. Đúng vậy, ông nghiên cứu về Hình học và Toán học nói chung. Ông đã những cống hiến to lớn cho Toán học và ngày nay chúng ta có thể nói Pithagor là người đặt nền móng cho Toán học hiện đại. Trả lời cho thuyết duy vật(materialism) của phái Milet, Pithagor và các học trò của ông nghiêng hẳn về duy tâm(idealism). Aristote viết về trường phái Pithagor như sau: “Những người theo phái Pithagor nghiên cứu toán học đã cho rằng tất cả mọi vật là những con số…Và vạn vật trong vũ trụ là những gam nhạc và những con số.”.

[10] : Menly P. Holl-Cuộc đời và triết học của Pithagor. http://obretenie.narod.ru/txt/pifagor/holl.htm

[11] : Khổng An Quốc: Dịch gia Trung Hoa đời Tây Hán. Cháu 12 đời của Khổng tử. Người đầu tiên cho rằng Hệ Từ Truyện do Khổng tử viết ra.

[12] : Phục Hy. Vua thời thái cổ của Trung Quốc.

[13] : Hệ Từ Hạ. Tương truyền do Khổng Tử viết. Giả thuyết này do ngài Khổng An Quốc đưa ra. Khổng Tử viết Hệ Từ Truyện gồm hai phần Hệ từ hạ truyện và Hệ từ thượng truyện để giải nghĩa rõ hơn các trùng quái trong Kinh Dịch (khi xủ quẻ ta sẽ được một trùng quái và từ trùng quái này sẽ nhận được một giải thích về kết quả của vấn đề ta đặt ra trước khi xủ).

[14] : Truyền thuyết trăm trứng trăm con. http://www.dunglac.net/kimdinh/KinhHung2-01.htm

[15] : Thái Cực đồ là đồ hình người Trung Hoa, người Việt Nam, Hàn Quốc vẽ nên để chỉ Thái Cực khi đã chia ra thành lưỡng nghi. Đồ hình Trung Hoa hay các dân tộc khác có chua thêm hai vòng tròn nhỏ vào để điễn đạt ý trong Âm có Dương trong Dương có Âm.

Đồ hình của Việt Nam không có hai vòng tròn mà hình của hai nghi giống như hai con Nòng Nọc xoắn vào nhau.

[16] : Đại Vũ. Một trong những ông vua thời Thái cổ Trung Hoa.

[17] : Chu Văn Vương. Người bị vua Trụ giam ở Dữu Lý. Tương truyền chính ông ta làm nên Hậu Thiên Bát Quái như bây giờ. Đây cũng là nhà vua dấy binh chống lại nhà Thương và xây dựng nên triều Chu.

[18] : Trừ Mê Tín và Dịch học khái quát. Có thể tham khảo ở link sau: www.tuvilyso.com

[19] : Trùng quái. Danh từ và động từ. Danh từ: đó là một quái kép do hai quái đơn chồng lên nhau. Hay đó là một quái được thành lập từ 6 lớp Âm Dương. Như vậy, có 64 Trùng quái. Động từ: việc đặt chồng hai quái đơn lên nhau gọi là trùng quái.

[20] : Tư Mã Thiên Sử Ký. Quyển Sử ký do sử gia Tư Mã Thiên thời Hán viết. Vì khẳng khái và trung thực, ông đã bị vua hoạn. Ông đã viết nên quyển Sử ký bất hủ. Trong đó, lần đầu tiên viết về Khổng Tử và Lão Tử. Đề cao Khổng tử như bậc thầy thiên hạ. Ngay thiên viết về Khổng tử gọi là Khổng tử thế gia (gần như ngang hàng vua).

[21] : Muốn hiểu thêm về những thuyết và những tranh cãi về những ông tổ của Kinh dịch ngay giữa những người Trung Hoa với nhau, mời quý vị độc giả đọc thêm sách của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh “Tìm lại cội nguồn Kinh Dịch” trong tủ sách của www.tuvilyso.com .

[22] : Kinh Diệc. Có nhiều học giả cho rằng từ Việt xuất phát từ việc người Việt cổ đã nghĩ họ là giống chim diệc (bây giờ là một loài cò). Chim Diệc ngày xưa có thể là một loài chim trĩ rất đẹp. Và hình của chúng được khắc nhiều trên trống đồng và lông của chúng được người Việt cổ lấy làm trang phục hay trang sức. Vì thế, bản văn gói gọn triết lý dân Diệc gọi là Kinh Diệc, sau này du nhập vào Trung Hoa, người Trung Quốc gọi trại lại là kinh Dịch. Có người còn cho Kinh là đất Kinh nơi khởi thủy của dòng giống Lạc Việt vì thế triết lý của người Việt có tên là Kinh Diệc (đất Kinh người Diệc).

[23] : “Con cóc là cậu ông Trời”. Xem trong http://www.webtretho.com/w/index.php?nID=978

[24] : Thần Nông. Người Trung Hoa cho rằng Thần Nông là một trong Ngũ Đế (Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Thiếu Hiệu (Đế Nghiêu) và Chuyên Húc(Đế Thuấn)) của họ. Tuy nhiên, Thần Nông có ngữ pháp tiếng Việt; nếu theo ngữ pháp tiếng Trung thì phải là Nông Thần. Người Việt Nam lại cho Thần Nông là thủy tổ của họ, dưới đây là một đoạn huyền sử trong Tuyển tập văn chương nhi đồng của Doãn Quốc Sỹ được đăng trên http://www.ducavn.com/: Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ), gặp một nàng tiên lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải.

Kinh Dương Vương xuống thủy phủ, cưới con gái vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm tức là Lạc Long Quân.

[25] : Đoạn này được trích ra từ sách“Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ”, Lê Trọng Khánh, Viện Văn Hoá xuất bản, 1986.

[26] : Aristotle (384-322BC). Triết gia Hy lạp thời cổ đại.

[27] : Nicolaus Copernicus (19/02/1473---24/05/1543). Nhà thiên văn học Ba Lan. Ông có công trình ghiên cứu về sự chuyển động của các thiên thể “Về sự quay chuyển của các thiên thể”. Ông là người đầu tiên cho rằng, Trái đất quay quanh Mặt trời.

[28]: Làng tranh Đông Hồ. Nổi tiếng về nghề vẽ tranh dân gian. Làng nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ,, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

[29]: Sơn Tinh Thủy Tinh. Truyện cổ tích Việt Nam. http://www.webtretho.com/w/index.php?nID=959

[30]: Luận ngữ: sách do Khổng tử viết về đạo Nho (đạo Khổng), trong đó có chú trọng đến thuyết chính danh.

[31]: Sáng Thế Ký.   http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible/sangthe/sangthe.htm

[32]: Phật Như Lai(566-486BC). Ngài còn có danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật. Tục danh của Ngài là Tất Đạt Đa Cồ Đàm (sa. Siddhārtha Gautama).  Ngài là Thái tử của vương quốc thuộc dòng họ Thích Ca. Năm 29 tuổi, Ngài từ bỏ tất cả để đi tìm đường giải thoát diệt khổ. Đến năm 35 tuổi, sau 49 ngày thiền định Ngài đã đạt được chánh giác. Sau đó Ngài giảng đạo và thành lập đạo Phật (Buddism). http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BA%A1t-%C4%91a_C%E1%BB%93-%C4%91%C3%A0m

[33]: Đạo Đức Kinh . Đây là tác phẩm triết học vĩ đại của Trung Hoa, tương truyền do Lão Tử viết. Tư Mã Thiên là người đầu tiên viết về Lão Tử. Trong Sử ký, thiên 63: Lão Tử, Trang Tử, Thân Bất Hại, Hàn Phi có viết: “ Lão tử là người làng Khúc Nhân, hương Lệ, huyện Hỗ nước Sở; họ Lí, tên là Nhĩ, tự là Đam làm quan sử. Giữ kho chứa sách của nhà Chu.”. Hiện nay có nhiều thuyết cho rằng nước Sở thời Xuân Thu cũng nằm trong văn minh Việt cổ-Nam Man. Trống đồng Việt Nam đã chứng tỏ được là người Việt cổ đã biết về Dịch từ lâu. Những tư tưởng của Lão Tử trong Đạo đức Kinh cũng có nhiều điểm tương đồng với Kinh Diệc. Chương 42, Đạo Đức Kinh có viết: “Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh vạn vật. Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư.”. Đạo là Thái cực sinh ra 1 lớp: tức 1 lớp Dương và Âm. Sau đó chồng tiếp lớp 2 thành Tứ Tượng và thêm lớp 3 thành bát quái. Bát quái sinh ra vạn vật. Tuy nhiên đấy chỉ là ý kiến chủ quan của người viết.

[34]: Trùng quái bất dịch là trùng quái mà hình tượng của nó vẫn không đổi nếu quay một góc 180.

[35]: Các cặp Đoài Tốn, Chấn Cấn gọi là các cặp điên đảo dịch vì bản thân một quái trong cặp không phải là quái bất dịch nhưng hai quái chồng lên nhau lại nhận được trùng quái bất dịch.

[36]: Bảng trùng quái cụ thể có thể xem trong sách “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, Nguyễn Vũ Tuấn Anh. http://vanhoalacviet.com/index.php?&act=news&CODE=02&id=97

[37] : Chương 11 sẽ nói thêm về nòng và nọc; tính nọc và tính nòng.

[38] : Rồng theo chúng tôi nghĩ là thần tượng hóa của con cá sấu. Và ông thần thủy dưới hình cá sấu này được gọi tên là Nọc Nòng Quân. Sau này, vì rồng tượng trưng cho Hậu Thiên nên người ta mới lấy từ mang tính nòng là Nòng để nói tắt chữ Nọc Nòng Quân. Và chúng ta có chữ Rồng. Vì thế xin đừng nhầm khi nói Nước tượng trưng cho nghi Nọc của thời Hậu Thiên mà vật tượng trưng cho Nước là Rồng lại mang tính Nòng. Thực ra rồng là chữ viết tắt của Nọc Nòng Quân và có Nọc đọc đầu tiên.

[39] : Trong truyện Thần Nam Thần Nữ còn cho thấy mối liên quan chặc chẽ giữa bà Nữ Oa-ông Oa (tứ tượng)-Kinh Dịch. Ông Tứ Tượng nếu vẽ qua Hà Đồ như phần III, chương 9 sẽ cho ra con cóc hay là sinh thực nam.

[40] : Có lần vô tình chúng tôi đã đọc được trên mạng một bài giải thích: Kinh là đất Kinh, Dịch là Diệc. Kinh Dịch mà người Trung Hoa đọc là yi jing thật ra là bản văn của dân tộc Việt đất Kinh làm ra. Chúng tôi quên mất nguồn dẫn liệu nhưng cũng đưa vào đây để bạn đọc rộng đường suy ngẫm.

[41] : tư liệu được dẫn từ: http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=2678&page=2 , tác giả Đạo Kỳ

[42] : tư liệu được dẫn từ: http://web.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2005/4/4/80330.tno , tác giả Nguyễn Thiếu Dũng.

[43] : Xem thêm chương 11.

[44] : Bát quái Văn Vương cũng có Khảm (Bắc), Ly(Nam), Chấn (Chính Đông) nhưng Đoài nằm chính Tây.

[45] : Kinh Dịch Mã Vương Đôi: Năm 1970, các nhà khảo cổ Trung quốc đã khai quật một số ngôi mộ cổ ở Mã Vương Đôi, Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc và tìm thấy một số cổ văn trong đó có Bạch Thư Chu Dịch và 2 bản Lão Tử. Theo Giáo sư Lâu Vũ Liệt, Bạch thư Hệ Từ là tối cổ và đáng tin cậy hơn, còn Hệ từ (hiện nay) là do các học giả Trung Quốc cuối đời Chiến Quốc biên soạn và chỉnh lý. Lý Học Cần và Chu Bá Côn cho rằng đó là hai truyền bản bất đồng và không có mối quan hệ trước sau. Giáo sư Trương Đại Niên đi xa hơn khi ông khẳng định, Dịch truyện hiện hành là truyền bản của Điền Hà, còn Bạch Thư Chu Dịch là truyền bản người nước Sở. Tất cả các học giả trên thế giới đều công nhận bản Dịch văn này có niên đại xưa nhất (thế kỷ 2 trước công nguyên). Mọi văn bản trong ngôi mộ ở Mã Vương Đôi là sớm hơn vài thế kỷ so với các bản sớm nhất được công nhận.

Xem thêm: + Kinh Dịch, cấu hình tư tưởng Trung quốc. của Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh, nhà xuất bản khoa học xã hội, 1999. ++ http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_D%E1%BB%8Bch