Những bài
cùng tác giả
Mức chuẩn nghèo của thế giới hiện nay là thu nhập
bằng hoặc ít hơn 1,25 đô la Mỹ/người/ngày (tức
khoảng 600.000 đồng Việt Nam/người/tháng), còn mức
nghèo khổ của châu Á là 1,35 đô la Mỹ/người/ngày
(khoảng 650.000 đồng/người/tháng). Báo cáo của Ngân
hàng Thế giới (WB): trên thế giới còn đến 1,4 tỉ
người sống dưới mức nghèo khổ…
Ngày 27-8-2008, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
công bố cả nước hiện còn 13,08% hộ nghèo, giảm 1,75%
so với năm 2007 (SGGP, 28-7-2008). Chuẩn nghèo áp
dụng cho giai đoạn 2006-2010 ở Việt Nam là những
người nghèo có thu nhập bình quân từ 200.000-260.000
đồng/tháng. Năm 2006, theo tính toán của UNDP, trong
khi toàn xã hội đang được hưởng lợi từ sự tăng
trưởng kinh tế, thì người nghèo ở Việt Nam được
hưởng lợi ít nhất, chỉ bằng 76,6% so với mức trung
bình; trong khi đó người giàu được hưởng lợi hơn hẳn
là 115%. Trước khi “chuẩn nghèo” được xem xét trước
tình hình kinh tế khó khăn từ đầu năm 2008 đến nay,
chuẩn “hết nghèo” áp dụng ở nước ta là thu nhập hơn
180.000, 220.000, 250.000 đồng/tháng ứng với từng
khu vực vùng núi hải đảo, nông thôn , thành thị.
Như vậy chuẩn nghèo của ta tính chung cỡ 1/2 chuẩn
nghèo tuyệt đối (trên thế giới) thì hộ nghèo đã là
22% (1) và chắn chắn thực tế sẽ còn lớn hơn khi áp
dụng mức chuẩn nghèo chung của thế giới. Các em bé
bán vé số, đánh giày ngày kiểu gì một ngày cũng kiếm
được vài chục ngàn xem như đã thoát nghèo (!?). Như
vậy có nghĩa là cái "chuẩn nghèo" của Việt Nam ta so
với chuẩn nghèo của thế giới vẫn còn là một khoảng
cách, mặc dù trước đó "chuẩn nghèo" của Việt Nam đã
thấp hơn rất nhiều (100.000 và 150.000 đồng ở mỗi
khu vực khác nhau ).
Với "chuẩn nghèo" mới này, cái ngưỡng phấn đấu vào
cuối năm nay còn khoảng 1,1 triệu hộ nghèo sẽ miễn
cưỡng "vượt" lên mức gấp 3 tức 4,6 triệu hộ. “Con số
4,6 triệu hộ nghèo theo chuẩn mới kia, chúng ta nên
mừng hay nên lo ?” là câu hỏi của những ai quan tâm
đến vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nước ta . Lấy thí dụ
như trường hợp Hà Nội , Phó Giám đốc Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội Hà Nội Lê Tuấn Hữu, sau hợp
nhất, cho biết chuẩn nghèo của Hà Nội (cũ) và Hà Tây
(cũ) còn ở mức khác nhau., rằng "Chúng tôi đang đề
xuất chuẩn nghèo mới của khu vực thành thị Hà Nội là
500.000 đ/người/tháng, nông thôn là 330.000
đ/người/tháng". Hiện tại, chuẩn nghèo đang áp dụng
với Hà Nội (cũ) là 350.000 đ/người/tháng đối với khu
vực thành thị và 270.000 đ/người/tháng với khu vực
nông thôn. Chuẩn nghèo của Hà Tây (cũ) theo mức
chung của cả nước ở mức 260.000 và 200.000đ.Theo kế
hoạch từ nay đến cuối năm, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo
của Hà Nội sẽ là 1,6% so với mức 1,95% hiện nay của
Hà Nội (cũ) và 8,47% của Hà Tây (cũ). Thành phố Hồ
chí Minh đã đề xuất một chuẩn nghèo cao hơn ” điều
chỉnh tiêu chí thu nhập đối với người nghèo tại
thành phố giai đoạn 2009 - 2015 lên mức bình quân
dưới 12 triệu đồng một người một năm đối với các
quận nội thành, 10 triệu đồng đối với các huyện
ngoại thành” mặc dù từ đầu năm 2004, TP HCM đã nâng
mức chuẩn nghèo theo tiêu chí thu nhập bình quân 6
triệu đồng một người một năm (tương đương một USD
một người một ngày) cao gấp đôi so với chuẩn nghèo
cả nước. Đến năm 2006, Ban chỉ đạo XĐGN TP HCM đã
nhìn thấy sự không hợp lý của mức chuẩn nghèo hiện
tại.(2) .
Từ năm 2006-2010,chuẩn nghèo áp dụng cho khu vực
nông thôn là 200.000 đồng/người/tháng và khu vực
thành thị là 260.000 đồng/người/tháng. Phương án
chuẩn nghèo này được đánh giá phù hợp với mức sống
và thu nhập của dân cư nói chung, cũng như thu nhập
của 20% nhóm nghèo nhất; phù hợp với tốc độ tăng của
chuẩn nghèo trong cả quá trình từ năm 1996-2005; đảm
bảo được khả năng huy động nguồn lực thực hiện mục
tiêu dự kiến và đáp ứng được yêu cầu từng bước tiếp
cận và hội nhập quốc tế. Dự báo về tình trạng nghèo
năm 2006, khi áp chuẩn nghèo mới, cả nước sẽ có 4,6
triệu hộ nghèo, chiếm 26,3% tổng số hộ cả nước.Tỷ lệ
hộ nghèo ở khu vực thành thị sẽ
khoảng 10%, trong khi tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông
thôn là 31%. Cơ cấu hộ nghèo giữa các khu vực thành
thị - nông thôn đồng bằng - nông thôn miền núi là:
10% - 42% -48%, tương ứng. Tỷ lệ hộ nghèo của nhóm
dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi là 75%.

Chợ của người giàu(siêu thị)
Trong bối cảnh hiện nay, dự kiến mức tăng trưởng
kinh tế 2008 chỉ 7%, trong khi chỉ số CPI có thể cao
hơn 25%(lạm phát gần 30%), thì mức chuẩn nghèo cũ
dường như như không còn phù hợp. Đây cũng là lý do
chính khiến Bộ LĐ-TB-XH đề xuất với Thủ tướng Chính
phủ cho phép điều chỉnh chuẩn nghèo cập nhật theo
chỉ số CPI (tức là mức chuẩn nghèo phải tăng lên ít
nhất bằng mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng). Bởi
nếu không tăng lên, thì chuẩn nghèo hiện nay chỉ còn
trên danh nghĩa. ông Ngô Trường Thi, Phó Cục trưởng
Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ LĐ-TB-XH: "Chuẩn nghèo ở nông
thôn là thu nhập dưới 200.000đ/người/tháng. Trước
đây, 200.000 mua được 30kg gạo, thì nay chỉ còn
20kg, có nghĩa là đời sống của người nghèo đi xuống.
Nếu chúng ta không điều chỉnh thì vô hình chung,
chúng ta đã loại một số đối tượng khó khăn ra khỏi
đối tượng được thụ hưởng chính sách". Lạm phát vẫn
diễn biến phức tạp và đối tượng chịu ảnh hưởng nhất
chính là người nghèo. Thế nhưng tỉ lệ hộ nghèo trong
những năm gần đây liên tục giảm - điều này được Viện
Khoa học lao động và xã hội chỉ ra là không phản ánh
đúng thực tế chuẩn nghèo(3) . Theo tờ trình của Viện
khoa học lao động và xã hội, căn cứ vào tốc độ tăng
giá thời kỳ 2006 - 2008, năm 2008 dự kiến chuẩn
nghèo đối với thành thị là 390.000 - 400.000
đồng/tháng, nông thôn là 300.000 - 310.000
đồng/tháng. Nếu áp dụng chuẩn nghèo này, tỉ lệ hộ
nghèo sẽ không còn giảm mà phải tăng (thay vì 13,83%
theo dự kiến sẽ là lên tới gần 17% trong năm 2008).
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhanh, năm 2007 là
12,63%, 6 tháng đầu năm 2008 là 18,44%, ước tính cả
năm 2008 từ 24,5-28,5%, làm cho giá trị thực của
chuẩn nghèo giảm xuống(nghĩa là số hộ nghèo sẽ tăng
cao). Để bảo đảm đúng giá trị thực của chuẩn nghèo
như khi đã ban hành thì phải tính thêm vào chuẩn
nghèo chỉ số CPI từ năm 2007 và năm 2008.
Sau khi thống nhất với Tổng cục Thống kê, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
đã đề xuất phương án điều chỉnh chuẩn nghèo theo
phương án: Chuẩn nghèo điều chỉnh giá năm 2008 sẽ
bằng chuẩn nghèo hiện nay cộng với chỉ số giá CPI
trong 2 năm 2007-2008 (khi xây dựng đã ước tính chỉ
số năm 2006 là 6,5%); nếu cập nhật giá, giá trị
chuẩn nghèo sẽ tăng khoảng 40-45% so với chuẩn nghèo
hiện tại.
Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, Phương án 1: Chuẩn nghèo được cập nhật chỉ số
CPI năm 2007 (12,63%) và năm 2008 (dự kiến là
24,5%). Do vậy chuẩn nghèo được cập nhật chỉ số CPI
năm 2007 (12,63%) và năm 2008 (dự kiến là 24,5%).
Chuẩn nghèo được tính ở 2 khu vực: Nông thôn-những
hộ có mức thu nhập bình quân từ 270.000
đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình
quân từ 360.000 đồng/ người/tháng trở xuống là hộ
nghèo. Theo phương án này, dự báo tỷ lệ hộ nghèo của
cả nước đến cuối năm 2008 khoảng 15-16%, tương ứng
với 2,9-3,1 triệu hộ. Với Phương án 2, chuẩn nghèo
được cập nhật theo chỉ số CPI năm 2007 (12,63%) và
năm 2008 (dự kiến là 27,5%)(4)
Theo mức đề xuất mới, chuẩn hộ nghèo khu vực nông
thôn là thu nhập bình quân dưới 300.000đ/người/tháng
trở xuống và với khu vực thành thị là dưới 390.000đ.
Một dự báo khác nói rằng, tỷ lệ hộ nghèo trong cả
nước sẽ tăng thêm khoảng 17%, tương ứng với 3,4
triệu hộ, lệch gần 1 triệu hộ so với con số 4,6
triệu hộ. Dù vậy các chính sách giảm nghèo và đảm
bảo an sinh xã hội sẽ phải chịu thêm áp lực là điều
không thay đổi(5). Trong khi đó, bản phúc trình“Bối
cảnh kinh tế Thế giới và dự báo chỉ tiêu vĩ
mô năm 2009” của Bộ Kế hoạch - đâù tư cho biết
tình trạng tái nghèo ở khu vực nông thôn và
miền núi gia tăng, và tỉ lệ hộ nghèo ở Việt
Nam cuối năm 2008 sẽ là khoảng 14,5%, cao hơn
chỉ tiêu nhà nước đặt ra là 11 đến 12%.”. Bản
phúc trình nói đến thời điểm 20/6/2008, cả
nước có tới 452,5 ngàn lượt nhân khẩu bị
thiếu đói - tức là tăng gần 60% so với cùng
kỳ năm trước - tập trung chủ yếu ở khu vực
Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ(6).

Chợ của người nghèo(chồm hổm)
Thay lời kết
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt phân tích ”Trong suốt hai
thập niên đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ
lực để xóa đói giảm nghèo. Tỉ lệ người nghèo, tính
theo chuẩn mực quốc tế (có mức sống dưới 1
USD/ngày), đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 14,7% năm
2007. Một số viên chức quốc tế đã đánh giá cao những
nỗ lực của VN. Nhưng những đánh giá ấy chủ yếu dựa
trên các báo cáo trong nước và chúng ta hiểu khoảng
cách giữa thực tế và báo cáo là còn đáng kể. Tôi nhớ
cách đây không lâu, báo chí phát hiện thêm rất nhiều
nhà tranh vách đất ở một số địa phương mà theo báo
cáo trước đó đã "100% ngói hóa". Mặt khác, dù phần
lớn dân chúng đã "thoát nghèo" nhưng chỉ cần sau một
mùa bão lụt, sau một đợt rét hại, những thành quả
kinh tế mà những người dân này tần tảo để có lại gần
như bị xóa sạch. Tôi vừa đến một số vùng như vậy và
không khó lắm để thấy người nghèo đang chiếm một tỉ
lệ lớn thế nào, đang phải sống vất vả ra sao”. Ông
cho rằng “Người nông dân chịu thiệt một cách trực
tiếp trong quá trình công nghiệp hóa. Mỗi khi có
những nhà máy, những khu công nghiệp, đô thị mọc
lên, những phúc lợi xã hội mà sự phát triển mang lại
cho nông dân chỉ chiếm một giá trị rất nhỏ so với
lợi nhuận mà đất đai của nông dân đem lại cho những
tầng lớp khác."Công nghiệp hóa" theo kiểu tiếp nhận
những đầu tư, chủ yếu khai thác lao động giá rẻ, tuy
có giải quyết được công ăn việc làm có tính nhất
thời cho một số lao động thiếu việc làm, về lâu dài
không thể nào thay đổi địa vị nghèo khó của nông
dân.Trong khi đó, sự trả giá về mặt tinh thần là rất
lớn vì đa số những nông dân này đang phải ly hương,
ly gia để có việc làm. Công nghiệp hóa, đô thị hóa
của chế độ ta mà không nhất quán quan điểm, không
xuất phát từ người nghèo (số đông người nghèo) thì
chúng ta không tránh khỏi càng làm sâu sắc thêm
khoảng cách giữa hai tầng lớp giàu, nghèo”(7)

Công nhân đình công ở Đồng nai

Người nghèo ở đô thị
Thực tế của tình hình kinh tế và đời sống của nhân
dân trong những tháng đầu năm 2008 càng thể hiện
điều nầy rất rõ nét khi hàng chục sân golf, khu du
lịch…đua nhau nhảy vào đăng kí để “chiếm đất” và nhà
nước trung ương cũng như địa phương không giải đáp
nhu cầu tái định cư và tạo nghề mới cho người nông
dân bị giải tỏa(8). Giáo sư Tô Duy Hợp, chuyên gia
về nghèo đói, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam khẳng
định tỉ lệ nghèo đói ở Việt Nam có thể tới 50%, bao
gồm cả nhóm tái nghèo, nếu áp dụng theo chuẩn nghèo
quốc tế” ( của Ngân hàng Thế giới) (9). GS Hợp đã có
lý nếu chúng ta nhìn vào tỷ lệ tăng giá các mặt hàng
lương thực, thực phẩm chiểm tỷ trọng 80%(và hơn thế
nữa) trong rổ hàng hóa của người nghèo năm 2008 so
cùng kỳ với năm 2007 đã tăng trên 44% . Theo TS Lê
Đăng Doanh “Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam được coi là
cao nhất ở châu Á..Lạm phát cao là do chính sách của
Việt Nam chứ không thể coi là do tác động của thế
giới…”.
Trong vòng 2 tháng qua, lạm phát đã có dấu hiệu
giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ nầy đã tăng ở mức quá cao
tháng bảy là 27,04%, một tháng trước đó là 26,8% và
tháng năm là 25,2%. …So với một năm trước, giá lương
thực tăng tới 44,15%. Giá nhà và vật liệu xây dựng
tăng 27,4%. Giá vận tải tăng“25,6%” (10)

“tăng lương giảm lao động ngoài giờ”
Rõ ràng vấn đề “ăn” của người nghèo trong đó có tầng
lớp công nhân lao động theo lương công nhật hay ở
khu công nghiệp, chế xuất ngày càng bị bóp lại, chi
phí sinh hoạt ở đô thị buộc họ phải bỏ việc trở về
quê (qui hương) hay biểu tình đòi tăng lương liên
tục trong ba năm nay với qui mô ngày càng
lớn(11).Chính điều nầy đã tạo ra cơn sốt thiếu hụt
công nhân trầm trọng và gây không ít hoang mang cho
giới chủ đầu tư nước ngoài(12) trong khi vốn FDI
đăng ký trong năm nay có thể lên đến mức 62 tỷ đô
la. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, giám đốc Viện nghiên cứu
phát triển Hà Nội cảnh báo rằng “Con số các cuộc
đình công càng ngày càng gia tăng có lẽ đã làm tổn
thương nặng nề đến hình ảnh của Việt Nam và làm nản
chí những người hiện đang muốn đầu tư vào đây, họ
chắc sẽ tự hỏi rằng không biết cả thị trường lao
động lẫn đất nước này có ổn định hay không”(xem chú
thích 11).

công nhân đòi tăng lương ở Bình Dương
Vấn đề “an sinh xã hội” đã được đề cập khá nhiều kể
từ nạn lạm phát bột phát, đời sống của nhân dân nói
chung và của tầng lớp công nhân, nông dân trở nên
khốn đốn vì vật giá leo thang, nền kinh tế phát
triển chậm lại buộc mọi người phải “thắt lưng buộc
bụng” nhưng hơn 72% dân số là người nghèo ở địa
phương là người chịu thiệt thòi nhât.
Bằng mọi khả năng có thể, cần có giải pháp hạ thấp
mặt bằng giá cả trong đời sông kinh tế quốc dân bằng
cách giảm thiểu toàn bộ nhân tố cấu thành nền kinh
tế “bong bóng”--đặc biệt là nhu yếu phẩm, gạo, xăng
dầu, lãi suất cho vay của ngân hàng…hiện nay vẫn còn
ở mức cao, trong khi đó giá điện, dịch vụ công cộng,
thuế, phí công cộng… có khả năng tăng cao trong năm
2009—là điều cơ bản nay vẫn chưa được tính đến mặc
dù giá dầu thô trên thế giới đã giảm hẳn, ở mức
80-90 USD/thùng so với mức 145 USD/thùng so với
tháng 8, giảm thiểu sức ép của lạm phát lên đời sống
người dân chính là phương cách để xóa đói giảm nghèo
hiệu quả nhất. Việc duy trì mức sống cao hiện nay
càng làm cho sự phân hóa giàu-nghèo dãn ra rộng hơn,
những thành tích về xóa đói giảm nghèo trong hơn 10
năm qua sẽ thụt lùi hay triệt tiêu khi hiện tượng
tái nghèo trở nên phổ biến vì lạm phát, mọi nổ lực
của chính phủ sẽ mất tác dụng tích cực trong đó vấn
đề học hành, khám chữa bệnh của người nghèo vùng sâu
vùng xa, cao nguyên càng ngày càng bi đát. Hơn thế
nữa, nạn ô nghiễm môi trường, môi sinh trầm trọng ở
mọi nơi mà những người nghèo sống bên sông, quanh
những nhà máy gây ô nhiễm, khói bụi độc hại là tầng
lớp dễ bị thương tổn nhất mà thí dụ điển hình gần
đây nhất là nông-ngư dân bên dòng sông Thị Vải ở
tỉnh Đồng Nai, nông dân sinh sống dọc theo sông Hồng
ở tỉnh Phú Thọ…và nhiều địa phương, thành phố khác
phải chăng là điều quá ư bình thường ? Những người
nghèo liệu phải đi đâu, về đâu, thành “lưu dân” khi
bị đuổi việc, di dời vì giải tỏa và nghề nông, ngư
nghiệp đã bao đời để sinh nhai nay không còn…là câu
hỏi chưa có lời giải thỏa đáng hiện nay.
Hồng Lê Thọ
10/10/2008
________________________________________________________________________
Phụ lục
05/09/2008
Điều chỉnh chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo điều chỉnh giá năm 2008 sẽ bằng chuẩn
nghèo hiện nay cộng với chỉ số giá CPI trong 2 năm
2007-2008.
Sau khi thống nhất với Tổng cục Thống kê và Bộ Kế
hoạch và đầu tư, với hai phương án điều chỉnh chuẩn
nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã kiến
nghị Thủ tướng cho phép điều chỉnh chuẩn nghèo giai
đoạn 2006-2010 theo phương án 2 với 300.000
đồng/người/tháng đối với nông thôn và 390.000
đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về
việc xem xét điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn
2006-2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã
phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư nghiên
cứu đề xuất phương án chuẩn nghèo trình Thủ tướng
phê chuẩn theo chỉ số thực tế giá cả của năm 2008.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn nghèo
hiện nay của nước ta được ban hành từ năm 2005 (theo
QĐ số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng
Chính phủ). Chuẩn nghèo này được tính toán dựa vào
nhu cầu chi tiêu cơ bản của lương thực thực phẩm
(nhu cầu ăn hàng ngày) và nhu cầu chi tiêu phi lương
thực thực phẩm (mặc, nhà ở, y tế, giáo dục, văn hoá,
đi lại, giao tiếp xã hội).
Theo phân tích của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội): Chi cho nhu cầu ăn khoảng
60% tổng chi tiêu và 40% dành cho phi lương thực,
thực phẩm. Cách tính này để thuận lợi cho việc điều
chỉnh, rà soát và tiết kiệm chi phí, nhận diện hộ
nghèo ở các địa phương cơ sở, chuẩn nghèo được
chuyển đổi tính theo thu nhập bình quân đầu người
của các hộ gia đình.
Nhưng do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhanh, năm
2007 là 12,63%, 6 tháng đầu năm 2008 là 18,44%, ước
tính cả năm 2008 từ 24,5-28,5%, làm cho giá trị thực
của chuẩn nghèo giảm xuống. Để bảo đảm đúng giá trị
thực của chuẩn nghèo như khi đã ban hành thì phải
tính thêm vào chuẩn nghèo chỉ số CPI từ năm 2007 và
năm 2008.
Sau khi thống nhất với Tổng cục Thống kê, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
đã đề xuất phương án điều chỉnh chuẩn nghèo theo
phương án: Chuẩn nghèo điều chỉnh giá năm 2008 sẽ
bằng chuẩn nghèo hiện nay cộng với chỉ số giá CPI
trong 2 năm 2007-2008 (khi xây dựng đã ước tính chỉ
số năm 2006 là 6,5%); nếu cập nhật giá, giá trị
chuẩn nghèo sẽ tăng khoảng 40-45% so với chuẩn nghèo
hiện tại.
Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, Phương án 1: Chuẩn nghèo được cập nhật chỉ số
CPI năm 2007 (12,63%) và năm 2008 (dự kiến là
24,5%). Do vậy chuẩn nghèo được cập nhật chỉ số CPI
năm 2007 (12,63%) và năm 2008 (dự kiến là 24,5%).
Chuẩn nghèo được tính ở 2 khu vực: Nông thôn-những
hộ có mức thu nhập bình quân từ 270.000
đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình
quân từ 360.000 đồng/ người/tháng trở xuống là hộ
nghèo. Theo phương án này, dự báo tỷ lệ hộ nghèo của
cả nước đến cuối năm 2008 khoảng 15-16%, tương ứng
với 2,9-3,1 triệu hộ. Với Phương án 2, chuẩn nghèo
được cập nhật theo chỉ số CPI năm 2007 (12,63%) và
năm 2008 (dự kiến là 27,5%).
Theo đó chuẩn nghèo cụ thể như sau: Khu vực nông
thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 300.000
đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Đối với khu
vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân từ
390.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Theo
phương án này, dự báo tỷ lệ hộ nghèo cả nước đến
cuối năm 2008 khoảng 16,5-17,5%, tương ứng với
3,2-3,4 triệu hộ.
Tuy nhiên, một quan chức của Cục Bảo trợ xã hội cho
biết: “Tổng cục Thống kê còn đề xuất phương án cao
hơn là 310.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông
thôn; 390.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành
thị.
Kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo như
sau: đối với chính sách giảm nghèo tác động trực
tiếp tới hộ nghèo (y tế, giáo dục) các bộ ngành chức
năng sẽ tính toán cụ thể kinh phí tăng thêm và bổ
sung từ năm 2009; đối với các chính sách liên quan
đến đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số, đề nghị Uỷ
ban Dân tộc căn cứ vào chuẩn nghèo mới tính toán đề
nghị bổ sung kinh phí thực hiện.
Theo VNEconomy
http://saga.vn/Sukiendoanhnghiep/taxsocresp/12884.saga

Một cảnh nghèo ở ven đô

Lên thành phố bán báo dạo đã thoát nghèo ?

Bà mẹ quê
Chú thích:
(1) VietnamNet: http://vietnamnet
(2) “ Chính sách thoát nghèo chưa bền vững “
http://www.baodatviet.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=12023.vn/chinhtri/2006/04/557465/
(3)
http://dantri.com.vn/kinhdoanh/Lam-phat-dang-bop-meo-chuan-ngheo/2008/9/250242.vip
(4) TBKTVN, www.molisa.gov.vn.
(5)
http://www.vtv.vn/VN/TrangChu/TinTuc/CKX/2008/7/24/171065/
(6)
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080829_viet_econ_report.shtml
(7)
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=44124.
(8) xem “Mặc chiếc áo quá khổ ?” HLT Vietsciences
Free. fr
“Theo Vietnam News, hơn 140 sân golf ở Việt Nam,
hiện đang được sử dụng hoặc được dự trù xây dựng, sẽ
lấy mất ít nhất 50 000 ha đất canh tác. Trong khi
đó, do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, đất
canh tác ở Việt Nam, trong thời gian từ 2000 đến
2006, đã giảm từ 4,5 triệu ha xuống còn 4,1 triệu
ha. Hàng ngàn nông dân đã bị mất đất và phương tiện
sinh sống do các dự án xây dựng sân golf. Họ chỉ
được các nhà thầu bồi thường với giá rẻ mạt, khoảng
2 hoặc 3 đôla một mét vuông.
Sân golf cũng gây tác hại nặng nề về môi trường, vì
theo một chuyên gia thuộc Trung tâm Công nghệ Môi
trường ở Cần Thơ, một sân golf 18 lỗ tiêu thụ mỗi
ngày khoảng 5 000 mét khối nước, bằng mức tiêu thụ
của 20 000 hộ gia đình, đồng thời sử dụng gấp ba lần
khối lượng thuốc trừ sâu phân bón và các hóa chất
khác dùng cho nông nghiệp”.
(9) “Sắp điều chỉnh đúng 'chuẩn nghèo'?”
(10)
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080829_viet_econ_report.shtml
(11) “Giá cả tăng cao, đình công liên tiếp xảy ra”
Đó là giải thích của nhiều đại biểu tham gia hội
nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao
động Việt Nam khóa IX, khai mạc ngày 25/7 tại Hà
Nội. Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 354 cuộc
đình công và ngừng việc tập thể, tăng hơn 200 cuộc
so với cùng kỳ năm 2007.
http://www.vnexpress.net/GL/Viec-lam/2008/07/3BA04D6D/?q=1
“Vì sao công nhân đình công?”
“Làn
sóng đình công vẫn tiếp diễn”
“Các cuộc đình công đòi tăng lương tại Việt Nam có
dấu hiệu nổ lớn
12. “Lao động Việt Nam đình công đòi tăng lương; các
nhà máy của nước ngoài là nạn nhân nặng nề nhất với
các cuộc bãi công gia tăng” Roger Mitten, Thông tín
viên của Straits Times(Singapore) --số báo ngày
14/4/2008-- tại Việt Nam.
”Những công nhân đang đình công oán trách chính phủ
đã cản trở một cách bất công đối với họ trong cuộc
đấu tranh đòi hỏi mức tiền lương đủ sống, trong khi
đó lại nhắm mắt làm ngơ khi những giới chức hàng đầu
của đảng tùy tiện đưa ra những thỏa thuận dễ dãi cho
các nhà đầu tư và nhận lại những tỉ lệ hoa hồng hậu
hĩ”.
http://www.viet-studies.info/kinhte/vietnamese_workers_striking_Bandich.htm
|