Ống nước sông Đà ơi, đừng vỡ nữa tội người dân lắm!!!

Vietsciences- Hồng Lê Thọ                      01/10/2015

 

Những bài cùng tác giả

Những bài cùng đề tài

 

Giá nước tăng theo... số lần ống nước vỡ

Theo báo Lao Động , ở thời điểm hiện tại (cuối tháng 9/2015), một khu vực rộng lớn của Hà Nội bao gồm các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Từ Liêm… nơi người dân phụ thuộc vào đường ống nước sông Đà, lại đang ở trong thảm cảnh… mất nước.

Đường ống nước sông Đà là một trong những đường ống cấp nước chính của thủ đô liên tục xảy ra sự cố kể từ khi lắp đặt và đưa vào vận hành năm 2012. Ngay năm đầu tiên vỡ 1 lần, năm 2013 vỡ 3 lần, năm 2014 vỡ tới 5 lần và cho đến tháng 9.2015 là vỡ lần thứ 6, lần vỡ gần nhất là ngày 25.9 vừa qua. Tổng cộng trong 4 năm vỡ đường ống nước đến 15 lần. Mỗi lần vỡ ống là hàng vạn gia đình rơi vào cảnh khốn đốn, nhất là những gia đình ở những khu tập thể cũ tại Hà Nội dùng đường nước này.

Hãy nhìn vào khu tập thể cơ khí, ngõ 192 đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) vừa trải qua những ngày "náo loạn" do mất nước 3 ngày như thế nào. "Sau mỗi lần vỡ như vậy, giờ đầu nước chảy về đục như nước sông, bà con lại phải hì hục cọ rửa thau bể chứa" - một người dân ở đây than vãn. Ông Lâm Phương Đông (nhà A4 - Tập thể cơ khí) bức xúc: "Chất lượng nước sạch khó chấp nhận. Mất nước liên miên, giữa thủ đô mà có ngày phải dành từng chậu nước chỉ để đánh răng, rửa mặt".

Những tiếng kêu cầu cứu của người dân có đến tai các vị đang cầm cân nẩy mực ở Quốc hội, Chính Phủ hay gần nhất là lãnh đạo Thành phố Hà nội, liệu họ có đau lòng trước thảm cảnh mà người dân phải chịu đựng để xắn tay vào cuộc thật sự hay chỉ nói vài câu xoa dịu "rút kinh nghiệm" ? Nếu việc này xảy ra ở Nhật Bản thì tôi tin chắc rằng không những Tổng Giám đốc công ty cấp nước thành phố và ban lãnh đạo mà cả ông Chủ tịch Tp Tokyo cùng đứng ra từ chức để nhận trách nhiệm trước nhân dân, nhà nước lập ủy ban nghiên cứu phương án sửa chữa khẩn cấp và có chính sách đền bù thỏa đáng đối với những thiệt hại do mất nước gây nên!!!

Tiền mất mà tật cứ "mang"?

Lý giải về việc tăng giá nước, phía Cty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội cho rằng dù tăng tới gần 20% nhưng nếu trung bình mỗi gia đình sử dụng 15-16m3 mỗi tháng thì sau khi tăng giá, số tiền trả thêm của mỗi hộ gia đình chỉ là 15.000-20.000 đồng/tháng. "Đây là con số không cao và chấp nhận được"(1) một lãnh đạo công ty nước sạch cho biết.

Ngoài ra Cty Nước sạch HN cũng đưa ra hàng loạt lý do: Việc tăng trên được tính toán trên cơ sở các yếu tố thay đổi chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó có việc tăng do sự thay đổi cơ chế chính sách, biến động của thị trường như phí bảo vệ môi trường tăng 6 lần; chi phí điện từ 2010-2015 tăng bình quân 10%/năm; chi phí tiền lương từ 2009-2015 tăng bình quân 30%/năm...

Ông Nguyễn Anh Việt - Giám đốc Cty CP Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Viwaco - còn khẳng định, mặc dù tăng thêm 19% nhưng giá nước sinh hoạt tại Hà Nội (và cả ở TPHCM) vẫn ở mức rất… rẻ. Cũng theo lãnh đạo Cty này thì dù giá nước tăng thêm 19% vẫn chưa bù đắp lại được mọi chi phí, nên Viwaco chưa đầu tư mở rộng, mà chỉ sửa chữa những hư hỏng nhỏ, đầu tư những hạng mục cơ bản trong quá trình cung cấp dịch vụ(2) Như vậy gần 1000 tỷ đồng để sửa chữa đường ống nước hiện nay là lấy từ đâu hay chính người Hà Nội phải tạm ứng?

 

 

Ông nước sông Đà vào TP Hà Nội lại vỡ nữa, lần thứ 15 rồi  kể từ ngày 4/2/2012 đến nay mặc dù cơ quan cấp nước chạy đôn chạy đáo tìm chỗ "bit" lại, làm 70,000 người Hà Nội điêu đứng ngày đêm, không biết đối phó ra sao, đang loay hoay chống đỡ thì nhận một "quả đấm" khá nặng nề: tiền nước sẽ bắt đầu tắng kể từ ngày 1/10/2015. Thế là thế nào? Có người hỏi thật thà: nếu giá nước lên như vậy thì nguồn nước sông Đà có ổn định hay…không có gì đảm bảo, chuyện tiền nước và chuyện đường ống "ổn định" là hai việc khác nhau, việc ai nấy lo chăng?

Ông Hoàng Thế Trung, Phó TGĐ Công ty liên doanh An Khánh, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà (BQLDA nước sông Đà) cho rằng, vẫn phải chờ kết quả từ cơ quan giám định của Bộ Xây dựng mới biết trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến vấn đề đường ống nước Sông Đà thường xuyên gặp sự cố. (Sự cố vỡ ống làn thứ 6)Ảnh: N. Nam

 

Khi đường ống vỡ lân thứ 6(25/4/20124) ông Hoàng Thế Trung, Phó TGĐ Công ty liên doanh An Khánh, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà (BQLDA nước sông Đà) cho rằng’ quá trình đầu tư xây dựng, dự án gặp thuận lợi vì cùng thời điểm thi công, dự án đường Láng - Hòa Lạc cũng được thực hiện nên việc gia cố, xử lý nền đất yếu không được thực hiện để tiết kiệm chi phí.Các hạng mục của dự án đã được thi công đều tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Chất liệu các loại ống dẫn sử dụng đều được thực hiện đúng quy trình tư vấn và kiểm tra của cơ quan chức năng. Chúng tôi không xử lý nền đất yếu ở những khu vực đường ống đi qua, bởi ban quản lý và nhà thầu thi công tuyến đường Láng-Hòa Lạc đã xử lý rồi. Chúng tôi đã họp nhiều lần, tìm hiểu, rồi phân tích chán rồi, thậm chí tranh cãi với nhau nhưng cũng chưa tìm được nguyên nhân"…( 3) nghĩa là ông nầy đổ tội cho bà kia nhưng sự thể đã đến lần thứ 15(và chuyển sang lần thứ 16 như báo Thanh Niên[4] vừa đưa tin) thì chẳng biết các quan lớn chức năng còn biện bạch thế nào nữa đây hay cũng chỉ "xin lỗi" như Phó Chủ tịch TPHà Nội và vẫn giao cho đơn vị thi công cũ Tổng công ty Vinaconex "chịu trách nhiệm" sữa chữa?

 

Trong chưa đầy 6 năm vận hành, "công trình vàng" đã vỡ đến 15 lần và nhiều khả năng sẽ vỡ tiếp.

 

Được biết để giải quyết vấn đề này, trên thực tế từ lần vỡ thứ 9 (vào tháng 7/2014), UBND TP. Hà Nội đã đồng ý để Tổng công ty Vinaconex đầu tư xây dựng tuyến đường ống nước sạch sông Đà số 2. Tuy nhiên, đến bây giờ, sau lần vỡ thứ 13, dự án này vẫn chưa được thực hiện...Ông Võ Nguyên Phong – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cũng khẳng định "nếu tháng 10 tới Vinaconex không khởi công tuyến đường ống dẫn nước sạch sông Đà số 2, thì giải pháp dự phòng giao dự án cho Công ty nước sạch Hà Nội. Bởi, Dự án đã liên tục bị lùi thời gian khởi công, từ tháng 9/2014, đến tháng 8/2015, và hiện giờ là tới tháng 10/2015(5)  đây là lời cầu xin tha thiết của hàng chục vạn người ngày đêm trông ngóng, chực chờ để ổn định cuộc sống đang ngày càng bấp bênh, khốn khổ vì thiếu nước! 1.500 tỉ đồng cho tuyến ống số 1 xem như không hiệu quả và sự ngờ vực của người dân tăng cao khi Vinaconex tiếp tục thi công tuyến ống số 2 (nâng công suất truyền tải nước từ sông Đà về Hà Nội lên 600.000 m3/ngày đêm) nhưng cho đến nay, sau 1 năm thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, dự án đường ống số 2 vẫn chưa thể khởi công"(6) Mặc dù ngày 19/8, tại cuộc họp giữa Ban Tuyên giáo Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội và các đơn vị liên quan thông tin rõ sự cố vỡ đường ống truyền dẫn nước sạch sông Đà từ Hòa Bình về Hà Nội lần thứ 13, ông Trương Quốc Dương – Phó Tổng Giám đốc Công ty Viwasupco đã hứa trước dư luận đến tháng 10 tới chắc chắn sẽ khởi công tuyến đường ống dẫn nước sạch sông Đà số 2. Dự kiến đến cuối tháng 5/2016, tuyến đường ống nước sạch số 2 này sẽ hoàn thành(?!) Để không xảy ra những sự cố vỡ đường ống, đơn vị này sẽ làm đường ống bằng vật liệu tốt hơn. Về việc từ khi có quyết định xây dựng tuyến ống số 2 đến khi khởi công quá lâu, suốt thời gian đó người dân liên tiếp chịu cảnh bị ngừng cấp nước do vỡ ống, ông Nguyễn Văn Tốn, TGĐ Vinaconex giải thích: "Lâu là do luật. Luật bắt phải chuẩn bị từng việc một, hết việc nọ đến việc kia, không thể làm sai luật được. Tóm lại, để khởi công được tuyến ống này thì phải chuẩn bị nhiều bước và những việc gì cần làm thì chúng tôi đã làm được rồi". Theo ông tổng giám đốc, chất liệu đường ống dùng để thi công lần này là gang dẻo (tuyến số 1 bằng ống sợi thủy tinh). Hiện tại, trong nước không sản xuất được ống gang nên phải đấu thầu quốc tế rộng rãi. Công ty đang bán hồ sơ thầu và đến ngày 30-9 sẽ mở thầu. "Chúng tôi cũng là người bị thiệt hại nhiều. Người dân mà bị ngừng cấp nước trong vòng 1 ngày cũng không ảnh hưởng lắm. Còn những đợt ngừng cấp nước kéo dài thì do bên phân phối chứ có phải do chúng tôi đâu. Chúng tôi chỉ ngừng cấp nước để xử lý trong vòng 1 ngày, chưa bao giờ xử lý sang ngày thứ 2 cả. Luật cũng cho phép được ngừng cấp nước trong vòng 1 ngày. Giờ cứ xem lại khi đường ống nước vỡ đến khi sửa chữa xong hết bao nhiêu giờ, còn người dân không có nước trong bao nhiêu ngày thì sẽ biết là do ai" - ông Tốn phân trần như một người ngoài cuộc hay kẻ "bị nạn"(7)

Đường ống nước sông Đà vỡ lần thứ 15

Vừa ngấp nghé tăng giá nước, đường ống sông Đà lại vỡ

Giá nước sắp thành "bản sao" của giá điện

Lý luận tăng giá nước, Hà Nội hết lo vỡ đường ống

Toàn cảnh vỡ đường ống nước sông Đà

Dân khốn khổ vì thiếu nước, Hà Nội ‘khẩn cấp’ làm đường ống

 

Đường nước sông Đà còn vỡ đến bao giờ?

Đường ống nước sông Đà vỡ lần thứ 15

Vừa ngấp nghé tăng giá nước, đường ống sông Đà lại vỡ

Lý luận tăng giá nước, Hà Nội hết lo vỡ đường ống

Cuộc sống của người dân bị đảo lộn vì đường ống nước sông Đà vỡ nhiều lần.

 

Ý kiến của người dân thủ đô về giá nước

Chị Nguyễn Thị Hoa (Thái Thịnh): "Quá phiền toái, mệt mỏi vì thiếu nước"

Tổng thu nhập cả gia đình chưa đến 7 triệu đồng, trong khi đó chúng tôi phải nuôi hai con ăn, học vô cùng tốn kém. Chưa kịp "hoàn hồn" vì tiền điện tăng, nay lại nghe tin tiền nước tăng… Theo như tính toán của tôi thì từ tháng 10 tới, mỗi tháng chúng tôi cũng phải mất thêm ít nhất là dăm ba chục nghìn tiền nước. Các "ông ý" bảo là số tiền ấy là không đáng kể, "có thể chịu được", đó là bởi các "ông ý" không ở trong hoàn cảnh như NLĐ chúng tôi. Thực tế, có những lần mất nước dài ngày, gia đình tôi phải mang quần áo đến nhà người thân tắm, giặt nhờ, rất phiền toái và mệt mỏi. K.Y.M ghi

Ông Dương Đức Hạnh (CNLĐ nghỉ hưu ở Nhân Chính): "Chúng tôi đang phải "trả giá" cho sự yếu kém của ngành nước?"

Nếu lý luận là "kinh tế thị trường - thuận mua vừa bán" thì phải tính sòng phẳng đi: Tôi ký hợp đồng mua nước của anh, thì anh phải đảm bảo lúc nào cũng cung cấp đủ nước, nước phải đảm bảo chất lượng; đằng này, dăm bữa nửa tháng lại mất nước - có khi kéo dài đến hàng tuần, mà ngành nước vẫn "im như thóc", chỉ tuyên bố là bị vỡ đường ống nước sông Đà, không có nước sản xuất, thế là xong trách nhiệm! Mặc người dân chạy đôn, chạy đáo tắm nhờ, giặt nhờ… Đó là chưa kể đến việc, đôi khi nước có mùi gỉ sắt hoặc mùi clo rất nặng - không ít thì nhiều đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Như thế, chẳng khác nào chúng tôi đang phải "trả giá" cho những việc làm yếu kém của ngành nước. V.N ghi

Chị N.T.Q (viên chức đang thuê trọ tại đường Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy): "Tăng giá thì phải tăng chất lượng nước"

Hiện gia đình tôi đang chịu mức giá nước là 18.000 đồng/khối. Một tháng, vợ chồng tôi và con dùng hết khoảng 5-6 khối nước, tính ra hết khoảng 100.000 đồng. Việc tăng giá nước mỗi tháng gia đình tôi lại phải mất thêm một số tiền nữa. Chúng tôi đề nghị, tăng giá nước thì cũng cần phải sòng phẳng với khách hàng là phải đảm bảo chất lượng nước cũng như cung cấp đầy đủ nước cho khách hàng.

T.Thảo ghi(8)

 

Điệp khúc vỡ ống, mất nước còn ám ảnh người dân Thủ đô đến bao giờ? 

Ngày 23.6/2014, trải qua 7 lần vỡ ống, dư luận đã đặt ra câu hỏi "tại sao Vinaconex - một trong những doanh nghiệp nhà nước - tầm lớn, có uy tín trong lĩnh vực xây dựng ở nước ta, đã thi công không biết bao nhiêu công trình xây dựng lớn nhỏ trên khắp mọi miền đất nước lại mắc phải những "sai lầm" chết người như vậy? Vì sao Vinaconex lại lựa chọn loại ống do Công ty cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex (thuộc Vinaconex) để thi công đường ống nước sông Đà khi sản phẩm này chưa chứng minh được độ bền vững, an toàn mặc dù Việt Nam đã có bộ tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến ống composites? Phải chăng ở đây đã có sự "bắt tay", móc ngoặc giữa nhà thầu – nhà cung cấp vật liệu và đơn vị tư vấn, giám sát?"(9) Theo Bộ trưởng, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là năng lực của nhà thầu kém, chủ đầu tư thiếu trách nhiệm... và đặc biệt, tại nhiều dự án có sự "bắt tay" giữa đơn vị thi công với nhà thầu giám sát để rút ruột công trình nên dẫn tới tình trạng chất lượng công trình thấp, hư hỏng nhiều!(như trên) "một dự án có vốn đầu tư lên tớ 1.500 tỉ đồng, mới đưa vào sử dụng được không lâu đã hỏng lên, hỏng xuống"(như 8). Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng thừa nhận, việc công trình nghìn tỷ thường xuyên gặp sự cố có phần trách nhiệm của TP khi chưa phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để kiểm tra, giám sát về thiết kế, thi công dự án, nhất là tuyến đường ống…Theo ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, trong cuộc họp cuối tuần qua, lãnh đạo TP đã huy động tất cả các đơn vị có năng lực, tổ chức thi công tuyến ống độc lập từ Hòa Lạc về vành đai III Hà Nội nhằm giảm áp cho tuyến ống sông Đà hiện nay. Phương án là vừa thiết kế, vừa thi công, vừa hoàn thiện trong thời gian 70 ngày song phải bảo đảm chất lượng, an toàn tuyệt đối, rằng "Hà Nội cam kết, sẽ giám sát chặt chẽ mọi khâu, từ thiết kế tới thi công, nghiệm thu tuyến ống số 2 này, đảm bảo chất lượng và an toàn trong quá trình vận hành sau này, không để tái diễn tình trạng lo vỡ, bục ống như tuyến số 1 hiện nay" như lãnh đạo Sở Xây dựng nhấn mạnh [10] nhưng đảm bảo đó cũng đã vượt qua lần thứ 10 khi đường ông lại vỡ tiếp(!) Bà Bùi thị An(đại biểu quốc hội Việt Nam khoá 13) đặt vấn đề" "Trách nhiệm ở đây chắc không chỉ dừng ở trách nhiệm kinh tế hay hành chính nữa, mà có thể làm rõ nếu đủ cơ sở có thể truy cứu trách nhiệm hình sự của cá nhân liên quan"vi với một công trình lớn, rất quan trọng, tiêu tốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng của dân, liên quan trực tiếp đến 70 nghìn hộ dân mà chỉ giao duy nhất một đơn vị vừa thiết kế, vừa thi công, giám sát như vậy là điều rất bất thường. Có phải vì anh "vừa đá bóng, vừa thổi còi", cho nên khi xảy ra sự cố lại không thể quy trách nhiệm cụ thể được (11)

Đường ống nước sông Đà đoạn qua huyện Thạch Thất, TP Hà Nội vỡ hôm 26-9Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG

 

Điệp khúc "Vỡ vỡ vỡ" nghe 15 lần nên quan chức cũng đã quen, còn người dân ở thủ đô thì mệt mỏi rã rời, âm thầm chịu đựng và biết kêu la vào ai nữa đây? "Cuộc sống thường nhật trong hơn 2 năm (tháng 4/2012 đến tháng 7/2014) gắn liền với xô, chậu hứng từng giọt nước hay gọi xe bồn mua nước – thứ xa xỉ phẩm với giá cắt cổ và không có cơ hội được mặc cả mặt hàng "có chết cũng phải mua".

Người dân vẫn đang chống chọi với cảnh thiếu nước từng ngày (Ảnh: Infonet)

Nụ cười hài hước đầy ủy khuất của những công dân Thủ đô một lần nữa được dịp thể hiện. Nhiều người trong cuộc tiếp xúc cử tri của Chủ tịch UBND TP Hà Nội – Nguyễn Thế Thảo bảo UBND TP phải trao kỷ lục Guinness cho "công trình thế kỷ" này. Những người vui tính ấy cho rằng: Chưa thấy bao giờ, chưa thấy ở đâu một công trình quan trọng và cấp thiết cho một lượng lớn người dân đô thị mà liên tiếp gặp sự cố lặp đi lặp lại như thế. Kỷ lục Việt Nam e không còn xứng tầm với những gì mà công trình do Công ty Vinaconex thực hiện nữa mà phải là kỷ lục thế giới mới đủ tầm "vinh danh". Tuy nhiên, những sự hài hước ấy cũng vẫn còn hơi sớm vì số lần vỡ của đường ống nước sông Đà vẫn chưa dừng lại. Từ 9 lên 10 vào ngay gần dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi (15/1/2015) và nhảy lên con số 11 vào ngày 21/7/2015. Con số này liên tục "phi mã" trong thời gian gần đây: lần thứ 12, lần thứ 13 và "vỡ òa" trong 2 ngày liên tiếp (25 và 26/9) để đạt "con số trong mơ": Lần thứ 15! "

Mọi việc chưa có hổi kết và vấn đề "tại ai tại ả" này rút cuộc cũng do ông trời nữa chăng? Xin "Đừng để niềm tin của dân vỡ vụn như đường ống nước sông Đà"(12)

Rõ ràng công trình này vỡ nhanh, vỡ nhiều đến nỗi, sau lần vỡ thứ 13, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội – ông Lê Văn Dục cho rằng: "Không ai dám chắc đường ống nước sông Đà không tiếp tục xảy ra sự cố. Do vậy người dân cần sử dụng tiết kiệm, tích trữ nước sinh hoạt. 

Nghe ông Dục phát biểu mà nhiều người dân Hà Nội nghỉ mình đang sống ở một đâu đó rất xa Hà Nội: Một sa mạc khô cằn ở tận Trung Đông? Hay một nơi hẻo lánh ở cao nguyên Gobi? Nhưng có vẻ cũng rất giống mình lạc ngoài đảo hoang giữa đại dương mênh mông toàn là nước mặn ngoài Thái Bình Dương"(13)

"Đời sống xô chậu" của người dân Hà Nội mỗi khi đường ống sông Đà bị vỡ.

Vinaconex lên tiếng vụ cựu GĐ dự án nước sông Đà bị bắt

Khởi tố hai nguyên giám đốc QBL dự án nước sông Đà

Vỡ ống nước Sông Đà: Vinaconex phải chịu trách nhiệm

Vinaconex và 10 lần vỡ ống, mất nước

Vinaconex tái hứa về thời gian khởi công đường ống nước số 2

Vỡ ống nước sạch sông Đà: Lộ "bí mật" khó tin của Vinaconex

Hồng Lê Thọ (tổng hợp từ các báo)
10/2015

 

Chú thích:

 

(1)Hà Nội tăng giá nước sạch từ 1.10: Chưa hết khổ thiếu nước, lại lo tăng giá

http://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/264607/ha-noi-tang-gia-nuoc-sach-tu-1-10--chua-het-kho-thieu-nuoc--lai-lo-tang-gia.html

 

(2) "Tù mù" khắc phục sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà

http://www.vba.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=9874:tu-mu-khc-phc-s-c-v-ng-ng-nc-song-a&catid=59:dien-dan&Itemid=191

 

(3) "Điệp khúc" vỡ đường ống nước ở Hà Nội bao giờ mới dừng? http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/91-3863-diep-khuc-vo-duong-ong-nuoc-o-ha-noi-bao-gio-moi-dung.html

(4) Đường ống nước sạch sông Đà vỡ "lần thứ 16"

http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/duong-ong-nuoc-sach-song-da-vo-lan-thu-16-613413.html

 

(5)Đường ống nước sông Đà số 2: Thất hẹn liên tục

http://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/264407/duong-ong-nuoc-song-da-so-2--that-hen-lien-tuc.html

 

(6) Ống nước vỡ 15 lần, cán bộ né trách nhiệm

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/ong-nuoc-vo-15-lan-can-bo-ne-trach-nhiem-20150927214739216.htm

    Vỡ ống nước Sông Đà, Vinaconex bị truy cứu hình sự?

http://vietq.vn/vo-ong-nuoc-song-da-vinaconex-bi-truy-cuu-hinh-su-d37358.html

(7) Hà Nội tăng giá nước sạch từ 1.10: Chưa hết khổ thiếu nước, lại lo tăng giá

 http://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/264607/ha-noi-tang-gia-nuoc-sach-tu-1-10--chua-het-kho-thieu-nuoc--lai-lo-tang-gia.html

 

(8) Đường ống nước sông Đà 7 lần vỡ: Phải chăng là vì 'lợi ích nhóm'? http://petrotimes.vn/duong-ong-nuoc-song-da-7-lan-vo-phai-chang-la-vi-loi-ich-nhom-187676.html]

(9) Ống nước vỡ 15 lần, cán bộ né trách nhiệm

 

http://thongtinthoidai.vn/thoi-su/ong-nuoc-vo-15-lan-can-bo-ne-trach-nhiem.html

(10) Vỡ ống nước Sông Đà, Vinaconex bị truy cứu hình sự?

http://vietq.vn/vo-ong-nuoc-song-da-vinaconex-bi-truy-cuu-hinh-su-d37358.html

 

(11)Đường ống quái quỷ" hay kỷ lục… "người ngoài hành tinh"?

http://docbao.info/xa-hoi/duong-ong-quai-quy-hay-ky-luc-nguoi-ngoai-hanh-tinh-2/

Ngày 8/5/2015, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an bắt tạm giam ông Hoàng Thế Trung, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án nước Sông Đà về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 229 Bộ luật Hình sự. Cùng với ông Trung, ông Trần Cao Bằng, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần ống cốt sợi thuỷ tinh Vinaconex cũng bị khởi tố và chờ ngày xét xử.

Tuy nhiên, có lẽ trách nhiệm không chỉ dừng lại ở một số cá nhân, tập thể. Nhiều người đặt vấn đề trách nhiệm của chính UBND TP Hà Nội trong việc thẩm tra, quyết định dự án và chỉ đạo khắc phục sự cố. 

(12)Đừng để niềm tin của dân vỡ vụn như đường ống nước sông Đà

http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Dung-de-niem-tin-cua-dan-vo-vun-nhu-duong-ong-nuoc-song-Da/2147560967/111/

 

(13) như (10)

 

 

            ©  http://vietsciences.free.fr    Hồng Lê Thọ