Các đại học khác đang để mắt đến kế hoạch làm tăng số người học của Harvard

Vietsciences- Nguyễn Hải          19/12/2007
 
Những bài cùng tác giả

Other Colleges Eye Harvard's Plan to Increase Affordability   Các đại học khác đang để mắt đến kế hoạch làm tăng số người học của Harvard

By Susan Kinzie

Washington Post Staff Writer
Wednesday, December 12, 2007; Page A08

The day after Harvard University announced changes to make the school more affordable for middle-class and upper-middle-class families, some higher education officials said yesterday that they would begin discussions within their schools about how to compete with that program.

The race to lure the best students and ease the ever-rising cost of a college education has already sparked dramatic changes in financial aid, of which Harvard's plan to reduce what families earning less than $180,000 would pay is the most recent example.

Yesterday, the California Institute of Technology announced that it will wipe out loans for the neediest students, those from families earning $60,000 or less, providing grants instead. That follows a model in place at some other elite schools.

Officials at Pomona College said that California school is about to announce a major financial aid initiative, as well, and the Yale student newspaper yesterday quoted President Richard C. Levin as saying the university will unveil major changes to its financial aid in January. A Yale spokeswoman declined to comment on the report.

In the past several years, schools including Harvard, Princeton, the University of North Carolina and the University of Virginia have rolled out generous financial aid plans to cover costs for low-income students.

Harvard upped the ante Monday by including help for better-off families. Starting next fall, it will no longer require students to take educational loans and no longer include home equity in calculating what a family should pay toward tuition and room and board. The school also announced a new sliding scale to determine what percentage of income families earning as much as $180,000 would be expected to pay.

Princeton, which eliminated loans and initiated some similar changes several years ago, is "delighted that our peers are addressing the challenges faced by middle- and upper-middle-income families," said spokeswoman Cass Cliatt. Harvard's plan, unlike Princeton's, clearly lays out a standard formulation of what families can expect to pay, and Cliatt wrote in an e-mail that university officials will discuss "the features of Harvard's new plan . . . in the context of what we've done."

Don Crewell, the director of financial aid at CalTech, said, "One of the things I will be looking at over the next couple of months is: What would it cost to do something similar to what Harvard is doing?" He noted, though, that Harvard's $35 billion endowment made a big difference in creating such a program. "They're sitting on $30 billion; we're sitting on close to 2 [billion]. There's a big difference, obviously."

At the University of California at Berkeley, Chancellor Robert Birgeneau, who chairs a committee on financial aid, said, "Certainly in the context of my committee, we [the committee] will use Harvard as an example and try to convince state government to provide us the resources to do something that -- if not identical -- at least moves us in the direction Harvard had moved in."

 

 

Susan Kinzie

Washington Post, 02/12/2007

Một ngày sau khi Đại học Harvard tuyên bố những thay đổi về điều kiện theo học cho các gia đình có thu nhập trung bình và trên trung bình, một số viên chức đại học hôm qua đã nói là họ sẽ bắt đầu bàn cãi trong đại học của mình về cách thức làm sao để cạnh tranh với kế hoạch (chương trình) đó.

Cuộc đua để chiêu dụ các sinh viên tài giỏi và làm nhẹ bớt chi phí [đào tạo] không ngừng tăng của giáo dục đại học đã và đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong trợ giúp tài chính, mà ví dụ gần đây nhất là chương trình (kế hoạch) của Harvard về việc giảm [học phí] cho các gia đình có thu nhập dưới 180.000 USD [/năm (?)].

Hôm qua, Viện Công nghệ California (CalTech) đã tuyên bố là Viện sẽ xoá tiền vay nợ cho những sinh viên cần tiền nhất, những người thuộc gia đình có thu nhập 60.000 USD hoặc thấp hơn, thay vào đó là chuyển thành tài trợ (học bổng). Việc đó là phỏng theo cái mô hình tại vài đại học tinh hoa khác.

Các viên chức của Trường đại học Pomona đã nói là trường California cũng sắp tuyên bố một sáng kiến về tài trợ, và tờ báo sinh viên của [đại học] Yale hôm qua đã trích lời của Chủ tịch Richard C. Levin nói rằng đại học này sẽ tiết lộ những thay đổi chính về tài trợ vào tháng Giêng [2008]. Nữ phát ngôn viên của Yale đã từ chối dẫn giải về báo cáo đó.

Trong nhiều năm qua, các trường đại học kể cả Harvard, Princeton, Đại học Bắc Carolina và Đại học Virginia đã và đang đưa ra các kế hoạch tài trợ rộng rãi đủ để bù đắp học phí cho các sinh viên có thu nhập thấp.

Trường đại học Harvard thứ hai trước cũng đề cập đến việc giúp đỡ các gia đình khá giả. Bắt đầu vào mùa thu tới, trường đại học này sẽ không đòi hỏi sinh viên vay tiền học và cũng sẽ không đề cập đến vốn tài sản gia đình trong việc tính toán cách thức mà một gia đình phải trả học phí, tiền phòng và tiền ăn. Trường đại học cũng sẽ công bố một thang tính mới để xác định số phần trăm lợi tức mà các gia đình có thu nhập đến 180.000 USD sẽ phải trả.

Đại học Princeton, đã bỏ hẳn tiền vay và đã khởi sự những thay đổi tương tự cách đây nhiều năm, “lấy làm sung sướng là những gì chúng tôi làm đang đụng đến những thách thức mà các gia đình có thu nhập trung bình và trên trung bình phải đương đầu,” nữ phát ngôn viên Cass Cliatt nói. Chương trình của Harvard, không giống như chương trình của Princeton, trình bày rõ ràng phương thức chuẩn mà các gia đình có thể trả, và Cliatt đã viết trong một điện thư là các viên chức đại học sẽ bàn luận “các điểm chính trong kế hoạch mới của Harvard… dựa theo bối cảnh của những gì mà chúng tôi đã và đang làm.”

Don Crewell, giám đốc tài trợ của CalTech, đã nói, “Một trong những điều mà tôi sẽ xem xét trong vài tháng tới là: Cái giá phải trả để làm cái tương tự như Harvard đang làm là bao nhiêu?” Tuy nhiên, ông ta đã lưu ý là số tiền tài trợ 35 tỉ mà Harvard có được sẽ là sự khác biệt to lớn trong việc tạo ra một kế hoạch như vậy. “Họ ngồi trên 30 tỉ, chúng tôi ngồi trên gần 2 tỉ. Dĩ nhiên đó là sự khác biệt lớn.”

Tại Đại học California ở Berkeley, Hiệu trưởng Robert Birgeneau, chủ trì uỷ ban tài trợ, đã nói, “Chắc là trong uỷ ban của tôi, chúng tôi sẽ dùng Harvard như là một ví dụ và sẽ cố thuyết phục chính phủ tiểu bang cung cấp cho chúng tôi nguồn tài nguyên để làm cái gì đó - nếu không tương tự như vậy – có thể đẩy chúng tôi theo hướng mà Harvard đã đi.”

 

 

© http://vietsciences.org   và  http://vietsciences.free.fr  Nguyễn Hải