Loạn vì lợi nhuận

Vietsciences- Nguyễn Xuân Hãn           06/06/2008
 

Những bài cùng tác giả

Trước thềm năm học mới , hoặc thi cử, thị truòng sách giáo dục lại có động thái bất thường, ngoài việc tăng giá sách thêm 10%, vấn nạn “in lâu” sách giáo khoa (SGK), sách tham khảo (STK) vẫn loạn đến mức báo động. Nguyên nhân ở đâu? Để góp phần ổn định thị trường sách phục vụ cho giáo dục đào tạo, được coi là quốc sach hiện nay, xin chia sẻ với bạn đọc một vài suy nghĩ

Từ thực tiễn

Theo Cục xuất bản, năm 2005 tổng số xuất bản phẩm và phát hành trong toàn quốc là 249.205 triệu bản, sách giáo dục có 4.991 cuốn , và 210,027 triệu bản chiếm 84,2% lượng in ấn của cả nước. Tỉ lệ (sách và giáo trình đậi học so với sach phổ thông) là 0,033%. Tỉ lệ này kéo dài hàng chục năm nay

Sách giáo khoa hiện rất đa dang. Lớp 1, trước đây có 2-3 môn, nay có 7 môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức, Mỹ Thuật, Âm Nhạc, Thủ công, Tự nnhiên xã hội. Kèm theo các sách cho 7 môn học trên, có 8 cuốn nữa được thiết kế để học sinh viết vào một lần rồi bỏ đi, như sách Vẽ, Mỹ thuật, Đạo đức, Bài tập Đạo đức, Toán, Bài tập Toán, Thủ công , Bài tập tiếng Việt, như vậy thật lãng phí.

STK cũng được in ấn phát hành vô tội vạ, và nhiều sai sót về kiến thức. Tổng số STK ở bậc phổ thông theo số liệu điều tra qua Cty phát hành sách tại Hà Nội, là 3120 cuốn. Hiện có 2711 STK cho 12 khối lớp , và 409 STK để luyện thi. Cụ thể, Lớp 1 có 59 cuốn, lớp 2 (85c); Lớp 3 (109c) ; Lớp 4 (147c) lớp 5 (180c); lớp 6 (202c); lớp 7 (199c), lớp 8 (288c); Lớp 9 (357c); Lớp 10 (394c); Lớp 11 (442c); Lớp 12 (148), vân vân.

Rõ ràng thị trường sách giáo dục không được Nhà nước quản lý và điều tiết, kể cả kiểm soát về chuyên môn..Lượng học sinh phổ thông khoảng 18-19 triệu em trong tổng số 22 triệu HS&SV của cả nước khá ổn định Vì lợi nhuận, sách ở bậc phổ thông làm HS bội thực, còn ỏ bậc ĐH, Nhà nước để các trường tự bơi. Đói sách học chay suốt 20 năm đổi mới, chưa hề có phương hướng nào khắc phục. Theo Tổng cục thống kê Nhà nước, năm 2004, người dân đã phải bỏ ra hơn 2000 tỷ đồng để mua sách học. Dự chi của Nhà nước cho đợt thay sách ở bậc phổ thông từ 2002 đến 2009 là 2 tỷ USD.
 

Nguyên nhân

Ngành Xuất bản–In ấn và Phát hành, kể cả bán lẻ trong thời bao cấp có mối quan hệ hữu cơ với nhau, và được đặt trong sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Chuyển sang kinh tế thị trường, mối liên kết lỏng lẻo và “đứt khúc” , sách được thả nổi cho thị trường. NXBGD là 1 trong gần 60 NXB chiếm hơn 80% lượng xuất bản phẩm của cả nước hàng chục năm nay. Tại các nước có kinh tế thị trường phát triển khi môt Cty chiếm 30% thị phần, thì Nhà nước đã “chăm sóc” để điều tiết, làm cho thị trường phát triển đúng hướng.

Thay sách một môn học NXBGD có thể thu lãi cả triệu USD. Chỉ tính riêng cho môn tiếng Việt đã they lãi rất lớn. Sách tiếng Việt có 2 tập. Giá một tập là 9.800đ. Năm 2002 có 1,7 triệu em vào lớp 1. Doanh thu riêng việc thay môn học này NXBGD thu về 33,32 tỷ đồng. Theo các chuyên gia, trừ thu lao cho tác giả, tiền giấy in và phát hành, Lãi NXBGD thu về khoảng 30 tỷ, hơn 2 triệu USD. Kể từ đó cuốn SGK này liên tục được xuất bản Năm 2008, hai tập môn tiếng Việt được tái bản , có giá là 21.400 đ/bộ. Số lượng phát hành in trên bìa sách là 240.000 cuốn (chắc còn xa với con số thực tế). Số tiền thu về là 5,136 tỷ đồng, NXBGD hàng năm thu lợi, mà hầu như không phải đầu tư thêm. Hàng năm in mới vài chục tựa sách cho việc thay SGK ở các cấp, và tái bản hàng trăm tựa sách . Tiền lãi hàng năm của NXBGD ước đoán phải hàng trăm tỷ đồng/năm..

STK được chia làm 2 loại: Thứ nhất, STK bổ trợ cho SGK phổ thông (giải toán hay bài văn mẫu) mà công luận gọi “tham khảo để ngu đi”, lẽ ra phải được ngăn chặn, nhưng rất tiếc ở ta lại được thao túng, và loạn vì lợi nhuận; Thứ hai, loại tham khảo để nâng cao kiến thức và phổ biến kiến thức khoa học, được khuyến khích ở mọi nước, ở ta lại khan hiếm. Lý do có nhiều, nhưng ít lợi nhuận, nên không nơi nào nhận in và phát hành. Sách đại học cũng trong thảm trạng như vậy Giá STK thường đắt hơn giá SGK từ 5 đến 10 lần (Báo Lao Động cuối tuần Số 35 ngày 9/9/2007) . Học sinh vào lớp 1, mới sáu bẩy tuổi, số lượng SGK và STK đã trên 70 cuốn, thì đây là bảo vệ trẻ em hay ta đang hành hạ trẻ em vì lợi nhuận?

Giải pháp

Dù chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản cũng đều có kế hoạch và thị trường. Chủ nghĩa xã hội cũng có kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản cũng có sự khống chế bằng kế hoch. Từ một nước nghèo tiến tới một nước giầu có, không thể không có tính toán cân nhắc và thiếu kế hoạch . Các thị trường liên quan đến sự nghiệp giáo dục, nếu buông lỏng để tự phát và tự do . sẽ là thị trường không đúng hướng . bất lợi cho sự nghiệp trồng người

Ba cục bướu dị dạng ( liên quan đến sách, thi cử và học thêm tràn lan) trong giáo dục mà GS Hoàng Tụy kiến nghị cắt bỏ, thì cục bướu liên quan đến sách trong giáo dục phổ thông là cục bướu nguy hiểm nhất, cần phải cắt bỏ đầu tiên. Tại sao? Nếu có các bộ SGK chuẩn , ổn định chất lượng sử dung lâu dài như các nước, và thi cử theo các bộ sách này , việc học thêm sẽ giảm.

Hiện đại hoá kinh nghiệm quý báu về xây dung chương trình giáo dục và biên soạn trong ngoài nước , thành tựu khoa học công nghệ hiên nay thì CT-SGK chuẩn hoàn toàn có thể làm xong trong một năm. Vong đời sử dụng SGK, có chế tài được Quốc hội thông qua, it nhất 10 năm. Tăng cường vai trò quản lý và điều tiết cua Nhà nước, thị trường sách cũng sẽ ổn định , nền giáo dục nước nhà nhờ thế sẽ thoát khỏi những rào cản hiện nay.
Vấn đề còn lại là con người và tổ chức, người chúng ta có, miễn là biết chọn đúng.

======

Năm 2008, theo Báo cáo của Bộ GD-ĐT, số 147/BC-BGD-ĐT, ký ngày 26/5/2008 gửi Quốc hội, môn tiếng Việt, NXBGD in và phát hành là 1.530.000 cuốn, giá 2 tập là 21.400 đ/ bộ. Tổng thu của NXBGD cho rieng môn học này là 32,742 tỷ đồng. Nếu theo con số ghi ở bìa sách 240.000 cuốn, nên số thu là 5,136 tỷ đồng, vênh nhau là 27, 606 tỷ đông. Số liệu này chứng tỏ năm nào NXBGD cũng tái bản lại hầu như toàn bộ SGK ở bậc phổ thông (!?).Chưa nói Báo cáo SAI với thực tế, thì số tiền thu của dân là quá lớn, khi người dân còn rất nghèo.

Văn nghệ trẻ
Số 22(604) Chủ nhật, Ngày 1-6-2008
 

©  http://vietsciences.org http://vietsciences.free.fr Nguyễn Xuân Hãn