Sự liên quan giữa Giáo dục - Kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam. Một số đề xuất thực hiện.

Vietsciences- Phạm Quang Phi                  06/01/2010

 

Những bài cùng tác giả

I. Giáo dục (du học 2 chiều) và kinh tế (sản xuất hàng loạt) của Trung Quốc:

“Đào tạo du học” là ngành công nghiệp khói trắng cuả các quốc gia có thế mạnh về tiềm năng. Nó được coi là công nghiệp không sử dụng đến tài nguyên, không gây ô nhiễm đến môi trường. Mà lợi nhuận, nó không những đem lại học phí cho ngành giáo dục mà nguồn hoạt phí khá lớn cuả lưu học sinh đem đến. Đó là lý do mà “Đào tạo du học” được coi trọng ở một số nước có nền giáo dục phát triển.

Học sinh, sinh viên du học không những phải đóng khoản học phí nhiều hơn sinh viên bản điạ, mà sinh hoạt cuả họ hàng ngày cũng là nguồn chi tiêu rất lớn, góp phần nâng cao đời sống xung quanh cho dân bản điạ.

Đi đầu cho “đào tạo du học” ở những năm đầu, giữa thế kỷ XX đến nay là các nước: Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc, Nhật…

Mới đây, Trung Quốc với điều kiện: có nền “văn hoá huyền bí – lâu đời”, “nền kinh tế trỗi dậy”, “xã hội dần đi vào ổn định”. Dựa vào những lợi thế đó mà kế hoạch, chiến lược cho giáo dục đi kèm song song với các lợi thế trên. Đặc biệt là, “đào tạo du học” theo sát với thương mại, mậu dịch kinh tế.

Thành quả cuả giáo dục, đào tạo du học đã và đang là tiềm năng chiến lược: “Đưa con người đi trước – thương mại hàng hoá theo sau” đang được phát huy có hiệu quả.

Là một nền kinh tế mới trỗi dậy – chưa có chiều sâu. Xong, họ rất biết cách chinh phục, khai thác tiềm năng từ các quốc gia khác. Đặc biệt là các nước “đang, mới đi lên phát triển và kém phát triển”. Lợi dụng những điểm yếu kém, lúng túng cuả các quốc gia này để xuất khẩu trình độ văn hoá, lao động phổ thông; là hậu thuẫn, được điều phối bởi số lượng du học sinh, doanh nghiệp, nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn được đào tạo từ trong nước hoặc được đào tạo ở các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển mà họ có chế độ phù hợp.

Để làm được những điều này, ngành giáo dục đặc biệt là chính sách “đào tạo du học 2 chiều” cuả họ gắn liền với công nghiệp phát triển hàng hoá là đi đầu.

Dựa vào những mục tiêu, lợi thế cuả Trung Quốc đối với Việt Nam và kinh nghiệm cuả họ đã làm thành công với các nước khác mà họ đã và đang thực hiện mục đích tại Việt Nam.

Trung Quốc đưa người thông qua giáo dục và hàng hoá thông qua những hiệp ước, quan hệ, thương mại đến Việt Nam:

* Quan niệm giáo dục với “Du học 2 chiều” cuả TQ đối với VN:

Là một quốc gia có lợi thế hơn hẳn ta về mọi mặt. Giáo dục cuả họ đã đi sâu vào tiềm thức cuả Việt Nam cả về lịch sử và hiện đại. Ảnh hưởng văn hoá cổ đại cuả họ và trên nghìn năm đô hộ cuả Trung Quốc đã đi sâu vào giáo dục cuả ta.

Hơn thế, những thập niên gần đây, họ lại khẳng định được mình đối với thế giới về nhiều mặt.

Chính sách giáo dục cuả Trung Quốc đối với Việt Nam theo 3 hình thức: Du học toàn phần, Liên kết đào tạo (1+3, 2+2, 3+1), trao đổi sinh viên.

Quan niệm cuả Trung quốc đối với sinh viên theo học 3 chương trình: Mục tiêu mà họ có 3 hình thức đó, là chỉ để đưa ngôn ngữ, kinh tế thương mại, du lịch cuả Việt Nam nhằm đưa con người đi trước, thương mại hàng hoá theo sau. Và chiếm lĩnh thị trường, có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, là xuất khẩu được số lượng kiến thức lao động phổ thông sang nước ngoài có mức lương cao hơn trong nước họ.

Điều này, được chứng tỏ thành công ở các nước như: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và đang thực hiện ở các nước Châu Phi, Lào, Cambodia và đặc biệt là Việt Nam.

* Lợi thế về tiềm năng kinh tế:

Hậu thuẫn cho giáo dục mà mục tiêu cuả họ chính là bành trướng kinh tế. Lợi thế cuả Trung Quốc về tiềm năng kinh tế giúp ngành giáo dục phát triển, đặc biệt là “đào tạo du học 2 chiều” để đưa hàng hoá, phổ biến ngôn ngữ, xuất khẩu lao động.

Từ khi TQ áp dụng chính sách mở cửa theo tiêu chí: Hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư và sản xuất hàng loạt. Theo định hướng phát triển kinh tế ven đường bờ biển để thuận tiện cho đưa hàng hoá xuất khẩu ( vận tải đường biển thuận tiện và rẻ hơn so với các vận tải khác). Họ còn lấy lại được hai thành phố Hồng Kông, Ma Cao; là hai trung tâm thành phố mậu dịch phát triển vào loại hàng đầu thế giới từ các nước thực dân cũ.

Đến nay, chính sách sản xuất hàng loạt cuả TQ đang thực sự phát huy và có hiệu quả to lớn, có tầm ảnh hưởng đến kinh tế thế giới:

Dựa vào đặc thù cuả 3 loại túi tiền trên thế giới mà họ đã sản xuất 3 chủng loại hàng hoá phù hợp:

+ Loại 1: Theo tiêu chuẩn, kiểm nghiệm, nghiên cứu công nghệ chuẩn cuả hãng.

Đây là loại sản phẩm đánh vào túi tiền cuả các “đại gia”. Đặc biệt là những sản phẩm công nghệ, những sản phẩm theo tiêu chuẩn cuả hãng được phục vụ những người có nhiều tiền. Hàng loại này, chủ yếu được tiêu thụ ở các nước phát triển đặc biệt như: Mỹ, Nhật, Châu Âu.

+ Loại 2: Theo tiêu chuẩn cuả công ty:

Sản xuất theo tiêu chuẩn kiểm nghiệm sản phẩm cuả hãng hoặc mua lại công nghệ, ủy quyền qua hãng.

Những sản phẩm do công ty sản xuất ra, chủ yếu phục vụ những người tiêu dùng hạng trung. Những nước đang phát triển sử dụng những mặt hàng do các công ty sản xuất ra theo số lượng đông. Những mặt hàng này, thị trường tiêu thụ rộng nhất.

+ Loại 3: Loại sản phẩm mà không thông qua hãng kiểm nghiệm (hàng điạ phương, ĐNA).

Loại mặt hàng này sản xuất ra với mục đích cung cấp cho những người có thu nhập thấp, không có đủ túi tiền để sử dụng 2 loại mặt hàng trên. Thị trường lớn cho loại sản phẩm này là những nước chuẩn bị đi lên đang phát triển, kém phát triển, đời sống nhân dân còn nghèo. Mà do nhu cầu thiết yếu chạy theo.

Sản phẩm này, đòi hỏi cần có nhân lực rẻ, nguyên liệu dựa vào công nghệ tái chế, tinh chế cao.

II. Kinh nghiệm từ các nước, Việt Nam đang thuộc vào nhóm mục tiêu số một cuả Trung Quốc:

+ Nước ta là một nước láng giềng sát vách cuả họ.

+ Là một nước, nền công nghiệp vẫn còn non yếu mà tài nguyên khá dồi dào.

+ Bắt đầu mở cửa gia nhập WTO, cần cả con người lẫn hàng hoá.

+ Trung Quốc đang có tham vọng lớn cả về kinh tế lẫn quốc phòng.

+ Dễ đưa người và hàng hoá bằng nhiều hình thức sang Việt Nam nhất.

Đẩy mạnh hợp tác đối ngoại, giáo dục, đào tạo thương mại, mậu dịch, ngoại ngữ, du lịch…

Từ lâu, kinh nghiệm đưa người sang các nước đang phát triển, bắt đầu hội nhập quốc tế đã gặt hái cho TQ rất nhiều thành công, với chiến lược: Người đi trước – hàng hoá theo sau.

* Mục tiêu, những việc TQ đang làm đối với Kinh tế VN:

Trung Quốc đã, đang xâm nhập thị trường VN cả về người và hàng hoá như thế nào?: 

Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến VN qua những mối quan hệ hợp tác từ Chính phủ hai nước và dựa trên luật thương mại khi chúng ta gia nhập WTO, hiệp ước ASEAN 10+. Những ngành kinh tế mũi nhọn trong nước còn non yếu, nên đã bị TQ chiếm lĩnh (Giao thông, Thủy điện, Khai khoáng...).

Các doanh nghiệp lớn, tập đoàn TQ đến VN, đã tạo bước đà cho rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ của TQ kéo sang (chủ yếu là dịch vụ…). Trong 3, 4 năm gần đây, Sài Gòn đã là nguồn gốc; thì các tỉnh miền Bắc Việt Nam đang bắt đầu du nhập hàng loạt doanh nghệp cá nhân vừa và nhỏ của TQ thành lập ra. Có cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp. Sản phẩm mà họ mang đến chủ yếu là được vận chuyển từ các xưởng ở nội điạ trong nước họ mang sang qua nhiều hình thức. Số lượng các doanh nghiệp kiểu này, sang Việt Nam rất đông. Doanh nghiệp nhỏ TQ sang tham khảo thị trường, khởi nghiệp đó thất bại về nước nhiều, xong ở lại cũng không ít.

Còn các doanh nghiệp nhỏ cuả Việt Nam lại là các nhà tiêu thụ lớn, dịch vụ cấp 3 cuả các doanh nghiệp Trung Quốc đối với thị trường Việt Nam.

“Các tay chèo lái (doanh nghiệp) cho con thuyền Việt Nam chịu ảnh hưởng, phụ thuộc vào các doanh nghiệp Trung Quốc”:

Đã từ lâu, ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp nặng, khai khoáng… cuả Việt nam đã chịu ảnh huởng, tác động rất lớn cuả các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới. Nhà nước chỉ kêu gọi thông qua hợp tác kinh tế đối ngoại.

Các doanh nghiệp được bảo hộ cuả nhà nước ta hiện nay, do chuyển đổi cơ chế sang cổ phần nhà nước hay bán cổ phần tư nhân, đã bị ảnh hưởng từ lối mòn cũ, dần dần lao vào suy sụp. Do quản lý yếu kém, kỹ thuật, công nghệ lạc hậu. Đây cũng chính là tạo điều kiện cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thế chân.

Vì giáo dục, nghiên cứu, sản xuất ta còn quá yếu mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả Việt Nam chỉ dừng ở dịch vụ, đại lý - nằm chờ đợi, phụ thuộc.

Đó là sức ỳ mà “các tay chèo lái cho con thuyền Việt Nam chịu ảnh hưởng, phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc mới đây”.

Trong khi đó, nguồn chất xám của Việt Nam lại được xếp vào tốp hàng đầu thế giới. Bằng chứng là Việt Nam có không ít các nhà khoa học tầm cỡ thế giới; hay các cuộc thi quốc tế cuả học sinh, sinh viên ở lĩnh vực nào chúng ta cũng đạt kết quả cao.

Đó là cọ sát về trí tuệ. Còn sản phẩm ứng dụng thực tiễn ta lại chỉ dám phục vụ trong nước mà không dám đưa ra thị trường thế giới.

* Ảnh hưởng cuả “Du học 2 chiều” đối với Việt Nam:

Quan niệm cuả Phụ huynh và sinh viên:

Du học, có 3 hình thức: Do chính phủ đài thọ, do trường trong nước hoặc tổ chức khác đài thọ và tự túc.

Xong, chủ yếu trên 90% lưu học sinh cuả Việt Nam đến Trung Quốc du học là do tự túc.

Từ nhận thức, sự ảnh hưởng cuả kinh tế, văn hoá Trung Quốc đến Việt Nam ngày càng lớn. Việt Nam bắt đầu ra nhập WTO, ASEAN mở cửa, đã tạo lòng tin cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là các phụ huynh họ nhận thức để yên tâm gửi gắm con cái sang TQ học tập với mức học phí, sinh hoạt rẻ nhất so với những nước đào tạo du học khác.

Đó chính là yếu tố tạo nên làn sóng du học sinh Việt Nam đến Trung Quốc lưu học. Đã góp phần thổi mạnh hơn cho hai cơn bão “Trung Quốc xâm nhập thị trường Việt Nam” và “Các tay chèo lái doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng, phụ thuộc vào các doanh nghiệp Trung Quốc”.

Giáo dục với hình thức Du học toàn phần, liên kết, ký gửi chính là những hình thức mà TQ đã, đang áp dụng đối với VN chỉ là vỏ bọc bên ngoài.

Kinh nghiệm từ: Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines… Và đặc biệt đang là Việt Nam, CHDCND Triều Tiên, Lào, Cambodia, các nước châu Phi.

Đối với tổ chức quốc tế ASEAN vừa có “Hiệp ước ASEAN 10+ ”, nhưng theo kinh nghiệm, và những việc làm cuả Trung Quốc lại chính là “Trung Quốc +10”.

Ảnh hưởng cuả giáo dục, kinh tế TQ đến Việt Nam, đòi hỏi yêu cầu cấp thiết cho Việt Nam là xây dựng hệ thống nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu, hỗ trợ ứng dụng, cầu nối chia sẻ tài liệu cho các cá nhân, doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng cuả Trung Quốc.

III. Một số đề xuất thực hiện:

Việt Nam cần có sự cân bằng về cái nhìn để tránh tình trạng bị bao phủ tầm nhìn, ảnh hưởng đến lâu dài. Và theo sát vòng xoáy mà Trung Quốc đã tạo ra cần:

Thành lập nhóm nghiên cứu, hệ thống kiểm soát, tác động đến các yếu tố trên.

“Nghiên cứu 2 nhóm, người Việt Nam biết tiếng Trung và người Trung Quốc biết tiếng Việt” cho 4 đối tượng:

Nhóm 1: Người Trung biết tiếng Việt

+ Những lưu học sinh Trung Quốc tại Việt Nam học tiếng việt, các ngành khác.

+ Những doanh nghiệp TQ sang Việt Nam kinh doanh.

Nhóm 2: Người Việt Nam biết tiếng Trung

+ Những lưu học sinh, học sinh tại Việt Nam học tiếng Trung

+ Những doanh nghiệp Việt Nam liên kết với doanh nghiệp Trung Quốc.

Nâng cao vai trò cầu nối thông tin, nghiên cứu ở nhiều vị trí:

Các trường đại học trong nước có số lượng lưu học sinh Trung Quốc rất đông.

Các trường Đại học tại Trung Quốc có số lượng sinh viên Việt Nam chiếm đa số: Đại học Sư phạm Quế Lâm (trên 500 người), ĐH Dân tộc Quảng Tây (trên 500 người), ĐH Vũ Hán (trên 500 người), Chưa kể Tứ Xuyên, Nam Kinh, Bắc Kinh, Vân Nam… mỗi trường cũng xấp xỉ 500 người.

Quang Phi

Chủ nhiệm. TT Nghiên cứu ICQ

 

            ©  http://vietsciences.free.fr  và http://vietsciences.org    Phạm Quang Phi