Vai trò của Đại học 1

Vietsciences- Ts Marcus Storch -  Nguyễn Xuân Xanh dịch          17/01/2009

 

Những bài cùng tác giả

Thụy Điển (Suède, Sweden) nằm trên cùng, giữa Norway và Finland

 

Vua Suède Carl XVI Gustaf, cháu gọi Nữ hoàng Victoria là bà cố

Hoàng hậu Silvia

TS. Marcus Storch

 

Đây là diễn văn khai mạc Nobel của TS. Marcus Storch, Chủ tịch Hội đồng Quỹ Nobel, tại lễ phát giải thưởng vào ngày 10 tháng 12 năm 2008 tại Stockholm, Thụy Điển. Thật không phải thừa khi nghe lại vai trò của đại học trong thời toàn cầu hóa được ông trình bày dưới cái nhìn của một người của Quỹ Nobel. Cám ơn Quỹ Nobel cho phép chuyển ngữ và phổ biến.

Kính thưa Nhà Vua, Kính thưa Hoàng Hậu, Thưa Các Nhà được vinh danh, Thưa Quý Bà, Quý Ông,

Thừa lệnh của Quỹ Nobel, tôi vui mừng được chào đón Quý Vị tại Buổi lễ Phát GiảiNobel của năm nay. Đặc biệt tôi muốn chào đón các Nhà được vinh danh, và gia đình họ tại buổi lễ này mà mục đích của nó là để vinh danh các Nhà được giải và những đóng góp của họ cho khoa học và văn học. Chúng tôi xin gửi những lời chào mừng nồng nhiệt đến Giáo sư Nambu, người không thể đến Stockholm được.

Martti AhtisaariVừa mới hôm nay tại Oslo, nhà được giải Hòa bình Martti Ahtisaari được vinh danh “vì các nỗ lực quan trọng của ông, trên nhiều lục địa và hơn ba thập kỷ, để giải quyết các cuộc khủng hoảng thế giới.”

Thể theo ý nguyện của Alfred Nobel, nhiệm vụ của Quỹ Nobel – thông qua các viện xét giải – là chọn lựa những người trong lãnh vực khoa học và văn hóa đã có những đóng góp lớn nhất vào sự tiến bộ nhân loại. Do đó nhiệm vụ của chúng tôi không phải là tiên đoán tương lai, mà mô tả tốt nhất theo khả năng mình những gì đã xảy ra.

Điều này không ngăn cản chúng tôi mô tả những kinh nghiệm chúng tôi đã thu thập được trong hơn 100 năm qua từ khi Quỹ Nobel được thành lập. Nền tảng của sự phát triển con người là tri thức. Những đóng góp quan trọng nhất làđến từ các đại học. Cho nên một cách lôgíc nếu chúng ta cố gắng mô tả làm thế nào một đại học có thể hoàn thành nhiệm vụ của nó một cách tốt nhất.

 

 

Như tôi nhìn thấy, một đại học có ba nhiệm vụ chính:

1. Là ký ức của xã hội

2. Là mũi nhọn của xã hội, và

3. Là tấm gương phê phán của xã hội.

Xin cho phép tôi được bình luận về ba nhiệm vụ này.

Để là ký ức của xã hội, nó đòi hỏi sự chuyễn tiếp đến thế hệ kế tiếp những gìchúng ta tri thức hôm nay.

Trong Alice in Wonderland, Lewis Carroll đã nói: “Bạn cần phải chạy nhiều mà bạn có thể, mới giữ được mình nguyên tại cùng vị trí.” Tri thức chúng ta – cái nền tảng – tăng trưởng liên tục, điều đó có nghĩa là những yêu cầu để chuyển tải tri thức hôm nay tăng lên không ngừng. Nếu không tăng trưởng được nguồn lực của các đại học bằng một cách nào đó để chúng ta giữ vững được nền tảng, thì chúng ta sẽ không thể thỏa mãn được nhiệm vụ cơ bản. Hệ lụy sẽ là một xã hội đình trệ.

Ngày nay, nhân loại không nghi ngờ gì nữa đang đối mặt với các thách thức tăng lên hơn bao giờ hết, và các nghiên cứu mũi nhọn đang và sẽ đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, xét một cách toàn cầu. Điều này bao hàm khả năng kích thích, tinh luyện và thu hút những nhà nghiên cứu hôm nay cũng như những sinh viên giỏi nhất, nghĩa là các nhà nghiên cứu của tương lai. Nhưng các đại học cũng phải có sự khoáng đạt cho phép các học trình được theo đuổi một cách tương đối tự do giữa các ngành học khác nhau.

Đại học Berlin khoảng 1900. Đại học này được thành lập 1810, theo tinh thần của Humboldt, là tự do học, tự do dạy, và thống nhất việc giảng dạy và nghiên cứu.
Người thầy giỏi trước nhất phải là người thầy nghiên cứu giỏi. Khoa học phải được xem là “cái chưa tìm được hết, cái không bao giờ tìm được ra trọn vẹn, và chúng takhông ngừng đi tìm nó. Một khi người ta chấm dứt việc đi tìm khoa học, hay tự nghĩrằng, khoa học không cần được tạo ra từ chiều sâu của tinh thần (trí tuệ), mà chỉ cần được thu thập xếp hàng dài, thì lúc đó tất cả sẽ bị mất mát một cách không gì cứuvãn được…và nếu vẫn tiếp tục, khoa học sẽ biến thành một ngôn ngữ rỗng.” (W.v.Humboldt)

Trong những năm đại học, nhiều nhà được vinh danh của chúng tôi trong các ngành khoa học cũng đã từng học các đề tài nhân văn. Sự kích thích qua lại này đã chứng minh có ý nghĩa lớn lao trong việc giành được sự thành đạt. Trong lúc đó, để là một đại học thành công, nó đòi hỏi một quy mô tối thiểu. Khuynh hướng trong nhiều quốc gia là tạo ra một số các đại học mới ngày càng nhiều, và do đó làm mỏng đi các nguồn lực luôn luôn giới hạn của chúng ta, gây nguy cơ các đại học không thể chu toàn nhiệm vụ của mình được.

Nhiều chuyên gia cho rằng có hai loại nghiên cứu – loại nghiên cứu tốt và nghiên cứu xấu. Có nhiều sự thật trong nhận định đó. Một cách tiếp cận khác là chúng ta nói có loại nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Đại thể, nghiên cứu cơ bản hoạt động không cần ược định trước, trong khi nghiên cứu ứng dụng hoạt động với các mục tiêu được định trước. Cả hai đều quan trọng và là điều kiện tiên quyết của nhau.

Những tiến bộ lớn đem lại lợi ích cho nhân loại phần lớn xuất phát từ nghiên cứu cở bản, điều được minh họa – một cách đặc biệt – bởi danh sách của các Nhà được vinh danh trước đây và bây giờ. Nghiên cứu ứng dụng sử dụng các tiến bộ này. Một trong những nhà sáng lập Giải Lasker, Cô Mary Lasker, đã nói: “Nếu bạn nghĩ nghiên cứu là tốn kém, thì hãy bịnh đi sẽ biết.” Rất tiếc, khuynh hướng hôm nay là phần tổng nguồn lực của chúng ta được dành cho nghiên cứu cơ bản ngày càng ít đi. Giáo sư Gunnar Öquist, Thư ký thường trực của Hàn lâm viện khoa học Thụy Điển, gần đây đã viết: “Quan niệm rằng, chính sách nghiên cứu cần phải được hướng theo các nhu cầu của khu vực thương mại,chứng tỏ những người biện minh cho một sự phát triển như thế không hiểu gì về những thách thức nhân loại đang đương đầu. Nó cũng thiếu luôn sự hiểu biết về tiềm năng vốn có trong hệ thống nghiên cứu khoa học.” Nghiên cứu cơ bản là nhân tố quan trọng nhất và duy nhất làm cho chúng ta có khả năng đối phó với các thách thức mà nhân loại đangphải đối phó. Chúng ta phải chăng đang đi trên con đường đúng đắn?

Nhiệm vụ thứ ba là tấm gương phê phán của xã hội. Trong thế kỷ 20, và đặc biệt sau những sự kinh hoàng của Thế chiến thứ hai, nhu cầu xác định các quyền con người tăng lên trên bình diện quốc tế. Và chính xác hôm nay, chúng ta kỷ niệm sinh nhật thứ 60 của tuyên bố bởi Liên Hiệp Quốc về Tuyên Ngôn Phổ Quát về các Quyền Con người vàongày 10 tháng 12, 1948. Rất ít quốc gia thực hiện tất cả 30 điều khoảng của Tuyên ngôn.

Mặc dù thế, chúng ta có thể nghi nhận rằng hồ sơ này – mà tác giả chính của nó là RenéCassin, người được trao giải thưởng Nobel 40 năm trước – thiết lập một chuẩn mực quantrọng có thể dùng đế đấu tranh chống lại những sự bất công và áp bức. Một trong những điểm chính yếu của quyền con người là tự do tập hợp và trao đổi tri thức. Một khuynh hướng gây rối là ngày càng có nhiều hạn chế về tự do ngôn luận, và do đó về các cơ hội để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, có thể được thấy rõ trong số tình huống ngày càng tănglên trên thế giới. Có một nguy cơ nghiêm trọng, đó là những sự phát triển trên thế giới cóthể đi vào hướng, đối với tất cả chúng ta, sai lạc.

Tôi đã đưa ra các nguy cơ tôi nhìn thấy trong cách xử lý những thách thức lớn mà nhân loại đang gặp phải. Điều tích cực là chính chúng ta sẽ xác định chúng ta muốn hành động thế nào. Sự lựa chọn chiến lược của chúng ta sẽ đòi hỏi cả hai, tri thức và can đảm./.

======

1 Tựa đề do người dịch tự đặt

13.1.2009

            ©  http://vietsciences.free.frr  và http://vietsciences.org    Nguyễn Xuân Xanh