Trường Caltech và người thầy Richard Feynman

Vietsciences- Trịnh Xuân Thuận     9/04/2004
 

Những bài cùng tác giả

... Tháng  9 năm 1967 khi đến Caltech tôi khám phá một cách thán  phục phẩm chất của lối giáo dục  và nghiên cứu tại đây. Ðúng  là  một nơi nghiên cứu Khoa  học  ngoại lệ. Với 800 sinh viên được chọn từ  những trường  trung  học và đại học  ưu tú  nhất của nước Mỹ, thì có  400 giáo sư và  nhà  nghiên cứu. Và  không  phải bất cứ  ai: những  nhà  nghiên cứu tiếng  tăm trên thế giới, những  vị "leader"  trong  ngành của  họ, và  năm giải Nobel ! Ông  có nhận thấy vậy không?  Phần  lớn trong  số các giáo sư là  hội viên của Hàn  lâm viện Mỹ. Trên campus có  những  nhà vật lý vĩ đại, như Richard Feynman (1918-1988), giải Nobel Vật lý 1965 và  một trong  những  người lập ra ngành Lượng từ Ðiện từ (Electromagnétique du Quantum) , hay Murray Gell-Mann (1929-), giải Nobel Vậyt 1969, khám phá ra Quark (thành phần căn  bản của  vật chất)Nhưng  định mệnh thứ  ba đưa đẩy   là trên campus có  bóng  của Edwin Powell Hubble (1889-1953)  bay lượn, bởi vì  nơi đó, tại Pasadena là chỗ mà ông đã làm tất cả  những  nghiên cứu lớn về  bản chất của thiên  hà và sự  bành trướng của vũ trụ, những  nghiên cứu  được  làm trong  những  năm 1920-1930 đã sản sinh ra thuyềt Big Bang. 

Murray Gell-Mann

Edwin Powell Hubble

 Richard Feynman

 

Ðể  làm việc  này, ông đã dùng  kính thiên  văn 2,5 mét của  Caltech trên  núi Wilson. Ngoài ra, từ đầu thế  kỷ,  trường đã có lần  luơt những  kính thiên văn  lớn nhất thế  giới, và năm 1967, khi tôi đến ,  trường đã có kính thiên  văn  rất chiến đường  kính 5 mét trên  núi Palomar. Chuyện này cũng  vậy, khi đến đo tôi mới biết.

 

Ông đã rơi nhằm đúng nơi mà ông cần để  học  ngành vật lý Thiên thể, và  không  chủ  định!

Vâng, sự tình cờ (nhưng  phải chăng đó là sự tình cờ?)  đã làm nên việc . Rất nhiều khám phá quan trọng  về  vũ trụ  đã làm tại đó, bởi vì  các kính thiên  văn  này đã  lôi cuốn các  nhà  nghiên cứu lớn. Năm 1963, Marteen Schmidt, giáo sư tại Caltech, đã khám phá  ra những  quasars, là  những thiên thể  ở biên giới vũ trụ đã  chiếu ánh ánh sáng tuyệt diệu. Năm 1967,  ông đã  trị vì ngành Thiên  văn thật sống động trên campus.

  Thật là  một nơi lý tưởng để  nảy sinh thiên hướng cho một thanh niên  19 tuổi đang vô cùng  khát khao tìm hiểu mọi thứ.  Thật là xúc động khi được  đắm mình trong tất cả  những  khám phá này và được  những  giáo sư dạy cho chúng tôi  học những công trình của  chính họ, và như chúng  tôi không  quá  mười lăm người cho mỗi lớp nên chúng tôi được  tiếp xúc  thật gần gũi với từng  giáo sư, cả  những  vị  nổi danh nhất ! Thật là tuyệt vời! Thế là  tôi đã đổi thay, là  kẻ bưóc  ra từ một h thống giáo dục  Pháp trong đó thầy giáo và  học trò  luôn giữ một khoảng cách. Thí dụ  như tôi chẳng  hạn, tôi hoàn toàn ngạc  nhiên khi thấy Richard  Feynman, một trong  những  đỉnh cao của  ngành Vật lý  hiện  tại, trả  lời một cách kiên  nhẫn những  câu do  những  đứa  bé mười chín  tuổi hỏi ông. Ông  tranh luận và  pha trò với chúng tôi. Ðó  là  chưa  kể  sự tự do lạ thường mà chúng tôi có được. Tôi vô cùng  ngạc  nhiên khi thấy sinh viên  đến  bằng  chân  trần, ăn  mặc  lôi thôi đến dự giờ do một Nobel giảng  dạy! Nhưng  nói cho cùng, sao lại không đuợc? Sau lần chấn động đó, tôi bắt đầu thích môi trường  quá phong phú  cho sự  nảy nở tài năng của  mỗi người, bất kể  hình thức  hay tầng  lớp xã  hội. Và đặc  ân tối cao là  chúng tôi có  thể gõ bất cứ cửa nào và   bất cứ  lúc  nào,  tất cả  những  đầu óc  vĩ  đại đó sẽ thong thả trả  lời  cho chúng tôi từng  câu hỏi!

 

Feynman mà  ông  kể, là  một trong  những nhà  Vật lý Hiện đại khổng  lồ. Ông vừa  mới mất. Ông  là người phổ biến  Khoa  học thiên  tài và đã gợi nên một số lớn không  thể tưởng những thiên hướng cho  các  nhà  vật lý.

Tình yêu của  ông  dành cho Vật lý thật dễ lây. Ông liên  kết giữa tài  nghiên cứu hiếm có và khoa sư phạm đặc biệt.

 

Chúng  tôi muốn  biết hơn  về  những giờ giảng của  ông. Ông  đối với học trò   như thế  nào?

Ông  luôn  làm cho bầu không  khí  bớt căng thẳng  bằng cách kể  một chuyện  vui đùa hay một giai thoại dễ thương, làm chúng  tôi thoải mái ngay tức khắc Tôi không  hề thấy nơi ông một thái độ trịch thượng dù nhỏ. Ông coi trọng  chúng tôi. Tôi nghĩ  rằng  đó  là  nhờ  ông được giáo dục, bởi vì lúc  còn  nhỏ, ông  không ngừng  hỏi cha  ông. Cha  ông  phải ngưng  mọi việc để trả  lời cho ông  ngay. Tôi nghĩ  rằng  ông yêu chuộng những  câu hỏi liên tục nơi  lớp trẻ rồi ông thích hỏi những  câu bắt bí.  Ðó  là  một giáo sư ngoại hạng. Ông có quan điểm hoàn toàn  của riêng  ông về  việc  dạy Vật lý.

Ông  luôn  nhìn  thiên  nhiên  bằng  đôi mắt mới lạ, ngây thơ, diễn  dịch lại theo cách của  riêng  ông. Ông  không  hề  đi theo con đường  mòn và  luôn  đặt lại câu hỏi cho những  ý tường đã được công nhận. Ông có một trực giác  khác thường về  những  hiện tượng vật lý. Khi ông  tấn công  một vấn đề, ta có  cảm giác rằng  ông đã có  ngay câu trả  lời và lập luận cho hợp lý tiếp theo đó chỉ dùng để trực giác của  ông tựa lên. Ðiều  này không  phải không gây  khó  khăn cho  những  người mới bắt đầu, đáng  thương  như chúng tôi.  Bài giảng của  ông  như ảo thuật. Ông giảng cho chúng tôi bằng  cả  sự giản dị và  sáng tỏ đáng  ngạc  nhiên. Chúng tôi co  cảm giác như đã hiểu thấu hoàn toàn như bằng sự thẩm thấu: thiên  nhiên   tổ chức  như thế  nào, những ngôi sao tiến triển  ra sao, nước  chảy ra sao, những  nguyên tử được hình thành như thế  nào. Ông  làm cho chúng tôi thông  minh trong  lúc  ông  dạy, nhưng  khổ thay khi chúng tôi trở  về  phòng, một mình trước bài ghi, chúng  tôi trở  nên  khô cạn! Chúng  tôi còn  lâu lắm mới có  được thiên  tài như ông. Cuối cùng  trườn  đại học  mới thấu hiểu rằng  cách dạy của  ông thích ứng với những  nhà  vật lý  hơn là  sinh viên bước đầu đại học. Ngày nay, những  bài giảng  dạy của  ông  được  in ra và  dùng làm sách tham khảo cho các  nhà  vật lý trên  thế giới.

 

Ðiều này có thể  là một kinh nghiệm đáng ngại vì tưởng  mình là  "ngon"  khi có  mặt Feynman nhưng khi trở về phòng thì chẳng  biết làm gì  hết.

Vây, với những  sinh viên  mới chưa có  đối đầu với những  kinh nghiệm nơi phòng thí  nghiệm, khi luyện những  con toán, những  phương trình khó đến  chóng  mặt, có  lẽ đó  không  phải là phương  pháp tốt nhất để  học  Vật lý, nhưng  nói chung thật mê  hoặc  khi nghe  ông, khi nhìn thấy ông nhấn  mạnh mỗi câu bằng những cái bỉu môi đầy ý vị. Ông  kích đông  lòng  phấn  khởi thật lạ lùng và  là thần tượng  của  tất cả  mọi sinh viên không  những họ  ngưỡng  mộ vì tài năng  khoa  học của  ông  mà luôn cả  sự sống động  phi thường. Ông  sống  hết mình, chơi trống  bongo (nơi trang  đầu tiên của  sách giáo khoa  Vật lý của  ông  có  hình ông đang chơi dụng cụ  này), chải chuốt, thích đàn  bà đẹp. Thêm nữa  là  ông  khôi hài độc địa lắm. Năm 1989 khi ông  mất sau  khi cố chống  trả  bịnh cancer trong thời gian  lâu, cả  campus  đã khóc. Người nào may mắn được tiếp xúc với ông, nhớ  lại sự  hiện  diện rực rỡ đầy phẩm chất thật lạ  lùng. Ðể  thưởng thức  nhân  vât ngoại hạng  này hơn ,  tôi các  bạn đọc quyển tự truyện, đã dịch ra tiếng  Pháp. Ông có  muốn cười không, ông  Feynman?

 

Và cho dù  ông  ấy như thế, vậy mà  ông  lại không trở thành nhà  vật lý. Cái gì  đã  khiến  ông  thành nhà  vật  lý thiên thể?

Ông  biết không, trong  các trường  đại học Mỹ, người ta chọn  môn "majeur" làm môn  sinh hoạt chính chẳng  hạn  như trường  hợp tôi, đó là  môn  Vật lý. Nhưng ở Caltech, thiên đường  khoa  học  ở  mức cao nhất, người ta  dạy mọi ngành khoa  học, Sinh học, Ðịa chất học.. vân vân.. và   lẽ  dĩ  nhiên Thiên  văn  học. Tôi tìm hiểu mỗi ngành một chút và  tự  hỏi sẽ  làm luận án cho lĩnh vực  nào. Theo tôi, chủ đề nghiên cứu chủ  yếu  nhất là vật lý những  phần tử cơ bản (particules élémentaires). Ðó là  lĩnh vực của  những  ông  chúa tể của campus,  hai ông  giải Nobel Richard  Feynman và  Muray Gell-Mann. Năm 1963 giáo sư Muray cùng với một giáo sư khác của  campus vừa  mới đề  nghị hạt quark như là  viên  gạch cơ bản  hất của  vật chất. Với hạt quark, Gell-Mann có thể  xây dựng một lý thuyết để  giải thích những  tính chất của  nhiều phần tử  vật chất bắt đầu sinh sôi nảy nở trong  những  máy gia tốc dùng năng  lượng  cao...  Tôi bị  mê hoặc bởi mọi thứ  khai triển  này.

Tuy nhiên một lĩnh vực  khác  cũng  lôi cuốn tôi, Thiên  văn  học. Trước  tiên, có  lẽ  vì  bóng của Hubble - người đã  khám phá  ra những thiên  hà và  sự  bành trướng  vũ  trụ- phất phơ trên  campus, nhưng  cũng  vì  phần đông  các  giáo sư vật lý của  tôi cũng  làm ngành Vật lý thiên thể  và  hay nói về  nó trong  giờ dạy của  họ.

 Hai lần thực  hành mà  tôi làm trong hai  mùa  hè 1967 và 1968 đã  ảnh hưởng  đến  tôi vô cùng  sâu đậm. Vì  cần tiền  để sinh sống, tôi làm việc  mùa  hè. Tôi tìm một summer job, như ở  Mỹ  người ta  nói. Một hệ thống trợ cấp -hay grants - thuê  tạm thời các sinh viên  để  làm những con toán hay những thí  nghiệm và, lẽ đương  nhiên trong một nơi như Caltech không  phải dễ  gõ  cửa  giáo sư nào để  làm môn nghiên cứu mà  tôi thích. Việc  làm đầu tiên của  tôi ở trong  phòng  thí  nghiệm của William Fowler (1911-1995), một Nobel Vật lý (1983)  khác, cha  đẻ của  ngành Vật lý Thiên thể  Hạch nhân.

 Chính ông đã giải thích  những  nguyên  tố  nặng  như thế  nào, những  nguyên tố nặng  hơn Hydrogen  và  Helium, và  chúng  làm ra căn  bản của  đời sống, được chế  tạo từ  những  ngôi sao.

 

Trang web nói về Gs. Feynman (Tiếng Anh)

Võ Thị Diệu Hằng dịch  từ quyển Trinh Xuan Thuan un astrophysicien - Entretien avec Jacques Vauthier nxb Beauchesne-Fayard  từ trang 8 đến trang  13.

©  http://vietsciences.org http://vietsciences.free.fr Trịnh Xuân Thuận